- 1Thông tư 13-LĐ-TT năm 1962 quy định nguyên tắc cấp phát, sử dụng và giữ gìn trang bị phòng hộ do Bộ Lao động ban hành
- 2Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
BỘ LAO ĐỘNG | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ ******* |
Số: 04-LĐ/TT | Hà Nội, ngày 13 tháng 02 năm 1961 |
VỀ TRANG BỊ BẢO HỘ LAO ĐỘNG CHO CÔNG NHÂN LÀM VIỆC TRÊN CÁC CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG
Kính gửi: | Các Bộ (trừ Bộ Ngoại giao) |
Thông tư số 18-LĐ/TT ngày 17-6-1958 của Bộ Lao động ấn định những nguyên tắc về trang bị bảo hộ lao động nhằm tạo điều kiện để công nhân làm việc được an toàn và đẩy mạnh sản xuất. Căn cứ vào thông tư trên, hầu hết các ngành sử dụng công nhân, sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động, đã ra những quy định cụ thể về trang bị bảo hộ lao động cho công nhân ngành mình.
Đến nay, nói chung việc trang bị bảo hộ lao động cho công nhân ở các xí nghiệp đã tiến hành tương đối tốt. Riêng đối với công nhân làm việc trên các công trường xây dựng thì việc trang bị bảo hộ lao động còn gặp những vướng mắc dưới đây:
- Ở các công trường xây dựng, tính chất sản xuất, điều kiện làm việc có những điểm không giống ở xí nghiệp, nhưng việc trang bị phòng hộ cũng thực hiện như ở xí nghiệp nên vài chỗ chưa phù hợp và chưa đủ để bảo đảm an toàn cho lao động.
- Có những nơi, công nhân làm nghề mới cần được trang bị về bảo hộ lao động, nhưng các ngành chưa nghiên cứu quy định kịp thời.
- Những công trường hoạt động ngắn hạn, hoặc giao khoán việc thường ít chú trọng đến trang bị bảo hộ lao động cho công nhân, cho là chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn không cần thiết phải trang bị hoặc cho là giao khoán công nhân phải tự túc về dụng cụ phòng hộ.
- Việc trang bị bảo hộ lao động cho công nhân làm một nghề trong những điều kiện như nhau chưa được thống nhất ở các công trường, có nơi trang bị nhiều, nơi trang bị ít.
Những thiếu sót trên đã gây nhiều trở ngại cho việc bảo vệ sức khoẻ của công nhân và đã có trường hợp xảy ra tai nạn vì công nhân không được trang bị dụng cụ phòng hộ cần thiết.
Để khắc phục những thiếu sót trên, căn cứ vào yêu cầu của các ngành quản lý xây dựng, Bộ Lao động ra thông tư này hướng dẫn cụ thể việc trang bị bảo hộ lao động cho công nhân trên các công trường xây dựng. Dưới đây là một số nguyên tắc mà các ngành, các công trường cần thực hiện đúng để việc trang bị bảo hộ lao động và sử dụng trang bị đạt được kết quả tốt.
1. Tất cả công nhân công trường làm những công việc cần được trang bị bảo hộ lao động đều được cung cấp dụng cụ cần thiết, không phân biệt hình thức trả lương và thời gian sử dụng.
Những công nhân công trường làm những công việc có tiêu chuẩn được cấp phát dụng cụ phòng hộ thì nhất thiết phải được trang bị theo quy định, không phân biệt là công nhân lĩnh lương tháng, lương khoán, lương công nhật, và thời gian làm việc dài hay ngắn. Đối với những công nhân làm khoán việc, công nhân ngoài biên chế, cơ quan sử dụng cũng phải cấp phát cho họ những dụng cụ phòng hộ cần thiết; khi đặt giá khoán, tiền công không được khấu trừ khoản chi phí về trang bị phòng hộ.
2. Công trường có trách nhiệm cung cấp trang bị bảo hộ lao động và bảo đảm cho công nhân có đủ dụng cụ cần thiết trong khi khi làm việc.
Đối với những công nhân làm những công việc có tiêu chuẩn được cấp phát các trang bị bảo hộ lao động, thì nhất thiết phải được công trường cung cấp đủ. Nếu chưa hết hạn sử dụng mà các trang bị đó hỏng hoặc mất, bất cứ lý do gì, công trường cũng phải cung cấp ngay những thứ khác. Trường hợp công nhân làm hỏng hoặc mất các trang bị không có lý do chính đáng, thì phải đền theo trị giá của trang bị lúc làm hỏng hay làm mất. Việc bồi thường nay do Ban chỉ huy công trường quyết định sau khi đã có sự thoả thuận của Ban chấp hành công đoàn cung cấp.
Để giúp cho việc sử dụng các trang bị phòng hộ được hợp lý, đề cao trách nhiệm của công nhân trong việc bảo quản và giúp cho việc lập dự trù mua sắm được dễ dàng, mỗi ngành sẽ ấn định cho từng loại dụng cụ phòng hộ một thời hạn sử dụng cho sát.
3. Công nhân khi làm việc bắt buộc phải mang những dụng cụ phòng hộ đã quy định và chỉ được sử dụng những dụng cụ đó trong khi làm việc.
Việc trang bị bảo hộ lao động nhằm đề phòng bệnh nghề nghiệp và đề phòng tai nạn cho công nhân. Vì vậy, khi làm việc, công nhân nhất thiết phải sử dụng những dụng cụ phòng hộ được cấp phát. Việc bảo quản các dụng cụ phòng hộ cũng cần được thực hiện tốt để tránh lãng phí. Cần đề cao ý thức bảo vệ của công và tinh thần tiết kiệm trong việc sử dụng các dụng cụ phòng hộ.
Để đạt được yêu cầu trên, ở mỗi công trường cần có nội quy sử dụng và bảo quản các dụng cụ phòng hộ.
Để việc trang bị bảo hộ lao động cho công nhân công trường làm cùng một nghề trong những điều kiện làm việc tương tự được thống nhất, Bộ Lao động ban hành kèm theo thông tư này một danh sách các loại công việc cần được trang bị và cách trang bị cho công nhân làm các công việc đó. Đối với những công việc khác chưa được ghi trong danh sách này, mà xét cần được trang bị thì ngành quản lý công trường sẽ báo cáo cho Bộ Lao động để cùng nghiên cứu quy định thêm.
Các ngành, các Ủy ban hành chính địa phương cần phổ biến rộng rãi Thông tư này cho tất cả các công trường thuộc quyền quản lý và hướng dẫn thi hành cho tốt.
Các Sở, Ty, Phòng Lao động có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Công đoàn kiểm tra, đôn đốc việc thi hành và báo cáo cho Bộ biết những khó khăn, mắc mứu để kịp thời nghiên cứu giải quyết.
K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG |
TIÊU CHUẨN TRANG BỊ BẢO HỘ LAO ĐỘNG CHO CÔNG NHÂN CÁC CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Thông tư của Bộ Lao động số 04 ngày 23 tháng 02 năm 1961)
Thứ tự | CÔNG VIỆC | CẦN ĐỀ PHÒNG | TRANG BỊ CẦN THIẾT | CHÚ THÍCH |
A. | Nề, đất đá, khuân vác | |||
1 | Trộn, đâm, xúc, đổ bê tông. Trộn vữa xây tường (làm bằng tay và máy). | Vôi, xi măng ướt bắn vào người, bụi xi măng khi tháo bao để trộn bê tông, vữa | Quần yếm vải xanh, găng vải, ủng cao su. | Khi tháo bao xi măng, vữa, cần có thêm khẩu trang. |
2 | Quét vôi cạo tường | Vôi, bụi | Khẩu trang, kính trắng. | Cần kính khi quét trần, cạo tường |
3 | Đục tường | Mảnh gạch, cát bắn vào mắt. | Kính trắng | |
4 | Tôi vôi (chuyên môn) | Hơi vôi bốc, nước vôi bắn vào người, bụi ảnh hưởng mắt | Khẩu trang, găng vải 5 ngón, kính trắng, yếm choàng | |
5 | Thợ xây theo kiểu lắp ráp | Đề phòng vấp vào các mối hàn lởm chởm, đề phòng ngã, sẩy tay (làm theo máy cần trục) | Giày vải, găng vải, dây an toàn, quần yếm | |
6 | Thợ nề sửa lò, trát lò gạch | Hơi nóng trong lò, bụi, chân bị nóng vì phải chui vào trong lò để trát | Quần áo vải xanh, mũ vải xanh, khẩu trang, kính trắng, giầy vải đế lốp | |
7 | Xây lò lớn, xây ống khói cao | Bụi, vôi, vữa văng vào người. Khi đẽo gạch mảnh gạch có thể bắn mạnh vào người hoặc rơi xuống chân | Quần yếm, giày vải, găng vải | Làm việc phải đẽo gạch nhiều cần có thêm kính trắng |
8 | Sàng cát, sỏi, than sỉ | Nhiều bụi | Khẩu trang | |
9 | Đập đá hộc | Mảnh đá văng mạnh, dễ sầy tay | Kính trắng, ghệt vải bạt che cả bàn chân | |
10 | Đập đá răm | Mảnh đá nhỏ văng nhiều, tay trái nhặt đá, mòn da | Kính trắng, khẩu trang, găng tay trái | |
11 | Bốc đá hộc | Sầy tay | Găng vải bạt | |
12 | Khuân vác sắt, gỗ | Sầy vai, tay | Găng tay đệm vải | |
13 | Công nhân bốc vác bao xi măng | Bụi | 1 mét khăn choàng vải xanh, khẩu trang | |
14 | Công nhân rũ bao, đóng bao, cấp phát xi măng | Bụi nhiều vào người và mặt mũi | Mũ công nhân, khẩu trang, kính trắng, quần áo làm việc | |
15 | Khoan đá bằng máy cầm tay | Máy rung động mạnh, phải giẫm lên đá lởm chởm, mảnh đá, bụi cát bay nhiều | Quần áo vải xanh, mũ công nhân, giày vải có cổ, găng vải, kính trắng, khẩu trang | |
16 | Khoan giếng | Cọ xát với kim loại, dây cáp. Bùn bắn vào người | Quần áo vải xanh, găng vải, mũ mây, ủng cao su, đệm vai | |
17 | Khảo sát địa chất, khảo sát địa hình | Làm lưu động ngoài trời hay qua lại những nơi rậm rạp, gai góc. Vác dụng cụ | Bi đông đựng nước, giày vải, áo mưa ngắn cỡ, mũ, xà cạp, găng vải, đệm vai vác dụng cụ | Khi lưu động không dựa vào nhà dân, mỗi cá nhân được cấp 2m vải bạt nằm, mỗi đơn vị cấp một lều vải bạt để ở. Khi lội qua suối cấp thêm phao và dây thừng. Khảo sát địa chất cấp thêm mũ mây |
18 | Đục lỗ mìn | Đá răm bắn vào tay, vào mắt | Găng vải, kính trắng, khẩu trang | |
B | Làm gạch, ngói | |||
19 | Xe đất, xúc đất vào máy nghiền | Bụi | Khẩu trang | |
20 | Điều khiển máy nghiền ép | Bụi, dầu mỡ | Quần áo vải xanh, mũ công nhân, găng vải | |
21 | Cắt, bắt gạch ướt ở máy | Đất ướt bắn vào người | Quần yếm vải xanh, mũ công nhân | |
22 | Phơi gạch ngói | Rát tay, nắng mưa, khi mưa cần đi lại che đậy gạch, ngói | Găng vải, áo mưa ngắn | |
23 | Đập gạch chịu lửa thành bột để xây rồi rây và đóng bao | Bụi gạch phòng sầy tay | Khẩu trang, mũ công nhân hoặc khăn vuông kính trắng, áo choàng xanh | |
24 | Đốt lò gạch | Bụi, hơi nóng, đi lại trên lò nóng | Quần yếm vải bạt, găng vải | |
25 | Công nhân điều khiển lò sấy Pê ton | Nóng và cỏ xát với khối Pê ton | Găng tay vải, giày vải | |
26 | Xếp gạch vào lò, ra lò | Nóng, bụi | Quần áo vải xanh, mũ công nhân, găng vải, kính trắng, khẩu trang, giày vải đế lốp. | |
27 | Vận chuyển than đốt lò | Bụi | Khẩu trang | Nếu đội thì thêm khăn vuông |
28 | Gọt, sửa gạch, ngói chín | Mảnh gạch, ngói bắn vào người | Yếm vải bạt, kính trắng, găng vải | |
C | Điều khiển các loại máy xây dựng | |||
29 | Kích, kéo | Lưu động ngoài trời, sát vai, sầy tay, giẫm lên gai góc, v.v… | Quần áo vải xanh, áo mưa ngắn, giày vải đế cao su, găng vải, đệm vải | |
30 | Tán ri vê bằng máy | Tiếng động mạnh, bụi cọ sát hoặc giẫm đạp lên mảnh kim loại nóng, sắc… | Quần áo vải xanh, mũ vải, găng vải, giày vải đế cao su | Nếu làm việc ở trong thùng kim loại lớn như chaudière, eiterne thì trang bị thêm kính trắng che kín mắt |
31 | Phun xi măng bằng máy | Xi măng bắn vào người | Quần áo vải xanh, mũ công nhân, găng vải, ủng, kính trắng, khẩu trang | |
32 | Điều khiển các máy làm đất (đào xúc, gạt, máy đóng cọc, máy lu) | Bụi, chói mắt, chân phải đạp côn luôn | Quần áo vải xanh, kính màu nhạt, khẩu trang, găng vải, giày vải, mũ công nhân | |
33 | Điều khiển xe cần cẩu các loại | Tay phải cọ xát nhiều với sắt, bị chói mắt khi nhìn lên cao | Găng vải, kính màu, mũ công nhân, quần yếm vải xanh | |
34 | Điều khiển cần trục tháp | Bụi, cọ xát với kim loại | Quần yếm vải xanh, mũ công nhân, găng vải, kính màu | |
35 | Móc cáp | Tay cọ xát vào kim loại, chói mắt | Găng vải, kính màu | |
36 | Cờ hiệu | Chói mắt | Kính màu | Khi phải nhìn lên cao, nhất là những ngày trời nắng |
37 | Điều khiển máy bơm nước | Dầu mỡ cọ xát với ống sắt, vác vòi nước | Quần yếm vải xanh, mũ công nhân, găng vải, đệm vai | |
38 | Thợ Elévateur | Phải leo trèo, tháo lắp | Găng vải, mũ công nhân, dây an toàn | |
39 | Lái ô tô Dumper không ca bin | Mưa bụi, tránh ngã | Kính màu, khẩu trang, mũ công nhân, áo đi mưa, thắt lưng vải hay da để buộc người vào ghế | Cần làm thêm ca bin cho những xe Dumper chưa có ca bin |
40 | Lái ô tô vận tải | Bụi | Khẩu trang | |
41 | Bảo quản và phân phối xăng, chì | Dễ bị nhiễm độc chì | Quần áo vải xanh may liền, mũ công nhân, găng cao su, khẩu trang, giày vải | Chỉ cần cấp những trang bị ghi ở bên cho công nhân nào phải trực tiếp nhiều với xăng, chì như tháo, rót, chuyển xăng từ thùng này qua thùng khác, v.v… |
D | Cơ khí, điện | |||
42 | Hàn điện | Tia lửa, ánh sáng chói, điện giật | Quần áo vải xanh dày, giày da có cổ đế cao su, găng tay da mềm. Mặt nạ hàn, kính màu thẫm che kín mắt | Khi làm việc ở chỗ ẩm ướt nhiều cần có ủng cao su |
43 | Hàn xì | Tia lửa, ánh sáng chói | Quần áo vải xanh dày, giày vải có cổ, găng vải, kính hàn che kín mắt | |
44 | Khoan, nguội, bào, phay | Mảnh kim loại, nước dầu, mỡ bắn vào người | Quần yếm vải xanh, mũ công nhân | |
45 | Tiện, điều khiển máy mài | Mảnh kim loại, nước, dầu mỡ có thể bắn vào mắt, vào người | Kính trắng, mũ công nhân, quần yếm vải xanh | |
46 | Rèn, uốn ống, uốn sắt (thợ chuyên môn) | Nóng, tia lửa bắn vào người, rát tay | Quần yếm vải xanh, giày vải có cổ, kính màu, găng vải | Nếu rèn vật lớn có thể cấp giày da |
47 | Gò tôn dày | Cọ xát nhiều với kim loại | Quần yếm vải xanh, găng vải | |
48 | Bắc giáo sắt, làm cốt sắt bê tông, lắp máy | Leo trèo, bốc vác, sắt thép va chạm vào người, ngồi đứng làm việc trên các thanh sắt, chui luồn vào những nơi hiểm hóc, chật vướng | Quần áo vải xanh, giày vải có cổ, đế có khía, găng vải, mũ mây, dây lưng an toàn | Dây lưng an toàn và mũ mây, chỉ cần dùng khi làm việc trên cao hoặc bên cạnh những chỗ mà sắt, thép, v.v… có thể rơi xuống đầu. |
49 | Thợ sửa chữa máy móc | Tháo lắp, khiêng máy, có khi làm dưới gầm máy bẩn, dầu mỡ, bụi | Quần áo vải xanh, mũ công nhân, găng vải | Khi làm dưới gầm máy được trang bị thêm kính, trèo cao thêm dây lưng an toàn |
50 | Sơn xì | Bụi sơn bay vào người, dễ nhiễm độc của các chất dùng để pha sơn | Quần áo vải xanh, mũ công nhân, mặt nạ chống hơi độc | |
51 | Sơn thường | Sơn bắn vào người | Quần áo vải xanh, mũ công nhân | |
52 | Cạo, gõ rỉ sắt | Bụi | Kính trắng, khẩu trang, găng vải | Làm ở chỗ bụi nhiều, cheo leo như gõ rỉ thành cầu, v.v… cần có thêm mũ vải, quần áo xanh, dây an toàn |
53 | Nấu và sử dụng nhựa đường, hắc ín | Nhựa nóng bắn vào người, hơi độc | Quần áo vải xanh, kính trắng, ủng cao su, găng vải | |
54 | Lắp ống (nước, hơi, dầu, gió) | Cọ xát với ống, leo trèo, khiêng vác | Quần yếm vải xanh, găng vải, giày vải có cổ, đệm vai | |
55 | Điều khiển máy phát điện và sửa chữa điện | Va chạm với điện | Găng cao su, giày đế cao su, mũ công nhân, quần yếm vải xanh | Nếu phải làm trên cao thì cấp thêm dây an toàn, túi đựng dụng cụ |
56 | Điện đường dây | Làm việc lưu động, va chạm với điện, leo trèo lên cột cao | Quần yếm vải xanh, mũ công nhân, găng tay cao su, giày đế cao su, bi đông, dây lưng an toàn, túi đựng dụng cụ | |
57 | Thợ cáp ngầm | Điện giật, bẩn có khi phải ngâm dưới nước | Quần áo vải xanh, mũ công nhân, găng tay cao su, ủng cao su | |
58 | Sửa chữa ắc quy | Hơi axít, chì | Quần áo vải xanh, mũ công nhân, găng cao su, yếm cao su, mặt nạ chống hơi độc cho người trực tiếp với axít. | |
59 | Đúc (nấu rót kim loại) | Ánh sáng chói, nóng, nước kim loại bắn vào người | Quần áo vải bạt, găng vải bạt, mũ công nhân, kính màu, giày da cao cổ | |
60 | Làm khuôn, sấy khuôn cát | Cát bụi vào người | Quần yếm vải xanh, khẩu trang | |
61 | Điều khiển máy tiện, bào, xẻ gỗ | Bụi, mùn cưa | Quần áo vải xanh, mũ công nhân, khẩu trang, kính trắng | Công nhân làm máy bào và xẻ gỗ cần có thêm găng tay bằng vải bạt mềm |
62 | Điều khiển máy cưa đĩa | Bụi mùn cưa, đề phòng gỗ bắn trở lại vào bụng | Quần áo vải xanh, mũ công nhân, khẩu trang, kính trắng, găng vải, yếm da cho bụng |
KHOẢN CHUNG
1. Ngoài những trang bị ghi ở trên, công nhân làm việc trong những kiện đặc biệt sẽ được trang bị thêm như sau:
a) Dây lưng an toàn và túi đựng dụng cụ khi phải làm việc ở trên cao.
b) Mũ an toàn khi phải làm việc ở những chỗ có thể bị gạch, gỗ, sắt, đá, v.v… trên cao rơi xuống bất ngờ.
c) Ủng cao su, khi phải làm việc lâu ở những chỗ có nhiều nước hoặc lội dưới rãnh bẩn.
d) Phao, khi phải qua hoặc làm việc trên sông nước.
2. Cán bộ kỹ thuật, khi trực tiếp với những việc trên cũng được trang bị như công nhân.
- 1Thông tư 178-BNT năm 1963 quy định chế độ trang bị bảo hộ lao động trong ngành ngoại thương do Bộ Ngoại thương ban hành
- 2Thông tư 313-BCNNh-CBLĐ-1964 quy định chế độ trang bị phòng hộ lao động trong Ngành công nghiệp nhẹ do Bộ Công nghiệp nhẹ ban hành
- 3Thông tư 13-LĐ-TT năm 1962 quy định nguyên tắc cấp phát, sử dụng và giữ gìn trang bị phòng hộ do Bộ Lao động ban hành
- 4Thông tư 18-LĐTT năm 1958 về việc trang bị bảo hộ lao động do Bộ Lao Động ban hành.
- 5Thông tư 3871-CN năm 1958 về việc tăng cường công tác bảo hộ lao động do Phủ Thủ tướng ban hành
- 6Chỉ thị 70-CT về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác bảo hộ lao động do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 7Chỉ thị liên bộ 02-CT_LBXD_CĐ năm 1991 về tăng cường công tác bảo hộ lao động trong ngành xây dựng do Bộ Xây dựng - Công đoàn Xây dựng ban hành
- 8Chỉ thị 25/1999/CT-BGD&ĐT về tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động trong ngành giáo dục đào tạo do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành
- 9Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
- 1Thông tư 13-LĐ-TT năm 1962 quy định nguyên tắc cấp phát, sử dụng và giữ gìn trang bị phòng hộ do Bộ Lao động ban hành
- 2Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
- 1Thông tư 178-BNT năm 1963 quy định chế độ trang bị bảo hộ lao động trong ngành ngoại thương do Bộ Ngoại thương ban hành
- 2Thông tư 313-BCNNh-CBLĐ-1964 quy định chế độ trang bị phòng hộ lao động trong Ngành công nghiệp nhẹ do Bộ Công nghiệp nhẹ ban hành
- 3Thông tư 13-LĐ-TT năm 1962 quy định nguyên tắc cấp phát, sử dụng và giữ gìn trang bị phòng hộ do Bộ Lao động ban hành
- 4Thông tư 18-LĐTT năm 1958 về việc trang bị bảo hộ lao động do Bộ Lao Động ban hành.
- 5Thông tư 3871-CN năm 1958 về việc tăng cường công tác bảo hộ lao động do Phủ Thủ tướng ban hành
- 6Chỉ thị 70-CT về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác bảo hộ lao động do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 7Chỉ thị liên bộ 02-CT_LBXD_CĐ năm 1991 về tăng cường công tác bảo hộ lao động trong ngành xây dựng do Bộ Xây dựng - Công đoàn Xây dựng ban hành
- 8Chỉ thị 25/1999/CT-BGD&ĐT về tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động trong ngành giáo dục đào tạo do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành
Thông tư 04-LĐ/TT năm 1961 về trang bị bảo hộ lao động cho công nhân làm việc trên các công trường xây dựng do Bộ Lao Động ban hành.
- Số hiệu: 04-LĐ/TT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 13/02/1961
- Nơi ban hành: Bộ Lao động
- Người ký: Nguyễn Đăng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 10
- Ngày hiệu lực: 28/02/1961
- Ngày hết hiệu lực: 14/07/1962
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực