BỘ NỘI VỤ-BỘ TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM-TỔNG CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ |
Số: 16-TT-LB | Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 1964 |
Thi hành quyết định số 31-CP ngày 20-03-1963 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ của Bộ Nội vụ và Tổng Công đoàn Việt Nam đối với công tác bảo hiểm xã hội, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1964, Bộ Nội vụ phụ trách chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ trợ cấp hưu trí, trợ cấp thôi việc vì tai nạn lao động; vì mất sức lao động, trợ cấp chôn cất và tiền tuất đối với công nhân, viên chức Nhà nước (kể cả việc quản lý quỹ và quản lý các trại an dưỡng).
Trong quyết định số 62-CP ngày 10-04-1964; Hội đồng Chính phủ đã quyết định trích và giao cho Bộ Nội vụ quản lý 1% trong tỷ lệ 4,7% so với tổng quỹ tiền lương mà các cơ quan chính quyền và đoàn thể, các xí nghiệp, công trường; nông trường, lâm trường… của Nhà nước nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội, để Bộ Nội vụ đài thọ cho các khoản chi về:
- Trợ cấp khi công nhân, viên chức Nhà nước về hưu trí;
- Trợ cấp khi công nhân, viên chức Nhà nước mất sức lao động, bị tai nạn lao động hay bị bệnh nghề nghiệp mà phải thôi việc;
- Trợ cấp chôn cất và tiền tuất khi công nhân, viên chức Nhà nước chết;
- Các chi phí về công tác quản lý quỹ bảo hiểm xã hội và quản lý các sự nghiệp bảo hiểm xã hội do Bộ Nội vụ phụ trách.
Việc phân chia tỷ lệ 4,7% nói trên được thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1964.
Dưới đây, liên Bộ quy định một số điểm cụ thể về các việc thu chi thuộc phần quỹ bảo hiểm xã hội Nhà nước do Bộ Nội vụ quản lý (dưới đây gọi tắt là quỹ hưu, mất sức, tuất).
I. VIỆC MỞ TÀI KHOẢN VÀ TẬP TRUNG KINH PHÍ QUỸ HƯU, MẤT SỨC, TUẤT VÀO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM.
Quỹ hưu, mất sức, tuất là một quỹ độc lập thuộc ngân sách Nhà nước do Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm quản lý. Bộ Nội vụ phân cấp cho các Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý quỹ này ở các địa phương. Các Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố có trách nhiệm thu kinh phí đầy đủ và đúng thời hạn vào quỹ hưu, mất sức, tuất và hàng tháng gửi báo cáo về tình hình thu chi của quỹ về Bộ Nội vụ.
Để thực hiện việc thu và chi của quỹ hưu, mất sức, tuất, Bộ Nội vụ và Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố mở tài khoản Bảo hiểm Nhà nước, số hiệu chính thống nhất là 544. Tiền quỹ hưu, mất sức, tuất đều gửi vào tài khoản này và chịu sự quản lý tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ở các địa phương, số dư tối đa của tài khoản 544 do Bộ Nội vụ ấn định cho từng nơi, từng thời gian. Khi số dư vượt quá mức ấn định, số tiền vượt quá phải chuyển ngay về Bộ Nội vụ (tài khoản 544-01 Chi nhánh Ngân hàng Hoàn Kiếm Hà Nội).
Việc chuyển kinh phí thuộc quỹ hưu, mất sức, tuất được miễn lệ phí và bưu phí, trừ trường hợp chuyển tiền bằng điện.
(dưới đây gọi tắt là cơ quan. xí nghiệp)
Việc nộp kinh phí vào qũy hưu, mất sức, tuất được tiến hành theo điều 68 của điều lệ tạm thời về chế độ bảo hiểm xã hội đối với công nhân, viên chức Nhà nước.
Mỗi khi cơ quan, xí nghiệp rút các khoản tiền để trả lương hoặc để chi các khoản có tính chất tiền lương như đã quy định trong nghị định số 14-CP ngày 1/2/1961 của Hội đồng Chính phủ đều phải nộp vào qũy hưu, mất sức, tuất một khoản tiền bằng 1% so với số tiền thực rút. Đối với các cơ quan hành chính, sự nghiệp khoản 1% thuộc loại, khoản, hạng từng cơ quan và cho vào mục 5 “chi bảo hiểm xã hội” của mục lục ngân sách năm 1964; đối với các xí nghiệp thì tính vào giá thành sản phẩm.
Để thuận tiện cho việc nộp kinh phí, các cơ quan, xí nghiệp có tài khoản gửi thanh toán, tài khoản vãng lai và kinh phí hạn mức ở Ngân hàng Nhà nước khi đưa giấy tờ đến Ngân hàng Nhà nước để rút tiền trả lương hoặc để chi các khoản có tính chất tiền lương đều phải kèm theo giấy ủy nhiệm chi nộp vào qũy, mất sức, tuất một số tiền bằng 1% so với số tiền rút ra. Nếu trong một tháng mà phải rút nhiều lần để trả lương hoặc để chi các khoản có tính chất tiền lương hoặc để chi các khoản có tính chất tiền lương thì mỗi lần rút tiền đều phải nộp qũy hưu, mất sức, tuất một số tiền bằng 1% như đã quy định. Nếu đến Ngân hàng Nhà nước để rút các khoản tiền trên mà không kèm theo giấy ủy nhiệm chi nộp kinh phí vào qũy hưu, mất sức, tuất thì Ngân hàng Nhà nước không cho rút tiền.
Đối với các đơn vị có tài khoản ở Ngân hàng Kiến thiết thì mỗi khi rút tiền để trả lương hoặc để chi các khoản có tính chất tiền lương cũng phải làm ủy nhiệm chi nộp vào qũy hưu, mất sức, tuất số tiền bằng 1% so với số tiền rút ra. Nếu khi đến rút các khoản tiền nói trên mà không có ủy nhiệm chi nộp kinh phí vào qũy hưu, mất sức, tuất thì Ngân hàng Kiến thiết không cho rút tiền.
Đối với những khoản tiền để trả lương hoặc để chi các khoản có tính chất tiền lương được lấy ngay ở qũy cơ quan, xí nghiệp, không qua Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng Kiến thiết thì cũng phải đảm bảo nộp ngay vào qũy hưu, mất sức, tuất số tiền bằng 1% so với số tiền thực chi. Nếu quá thời hạn quy định vào quỹ hưu, mấy sức, tuất thì cơ quan, xí nghiệp chịu trách nhiệm và khoản tiền thiếu sẽ được Ngân hàng chuyển từ tài khoản của cơ quan, xí nghiệp sang tài khoản quỹ hưu, mất sức, tuất.
Các đơn vị trực thuộc các cơ quan trung ương đóng ở các địa phương có tài khoản tiền gửi thanh toán, tài khoản vãng lao và kinh phí hạn mức ở Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng Kiến thiết địa phương thì nộp kinh phí với Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố nơi đó. Những đơn vị trực thuộc trung ương công tác lưu động ở các địa phương hoặc đóng ở các địa phương nhưng vì lý do đặc biệt phải nộp kinh phí cùng với cơ quan chủ quản ở Trung ương thì cơ quan chủ quản cùng với Bộ Nội vụ thảo luận và quy định việc nộp kinh phí cho thích hợp.
Đối với các nhà ăn, nhà trẻ thuộc cơ quan, xí nghiệp nào thì cơ quan, xí nghiệp đó có trách nhiệm nộp kinh phí vào qũy hưu, mất sức, tuất. Cán bộ được cử đi học các lớp bồi dưỡng văn hóa, chính trị và nghiệp vụ,nếu vẫn lĩnh lương ở cơ quan, xí nghiệp, thì cơ quan, xí nghiệp vẫn tiếp tục nộp kinh phí vào qũy hưu, mất sức, tuất cho những người đó.
Đối với công nhân, viên chức thuộc Bộ Quốc phòng và cơ quan Công an nhân dân vũ trang sẽ có quy định riêng về việc nộp kinh phí và trả trợ cấp hưu, mất sức, tuất.
Bộ Nội vụ và Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức việc cấp sổ và trả trợ cấp hưu trí, trợ cấp thôi việc vì tai nạn lao động, vì mất sức lao động, trợ cấp chôn cất và tiền tuất.
Các khoản trợ cấp lần đầu cho những người được hưởng trợ cấp lâu dài và các khoản trợ cấp một lần cho những người không đủ điều kiện hưởng trợ cấp lâu dài thì Bộ Nội vụ và Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố lập giấy tờ trải qua các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước.
Những người hưởng trợ cấp hưu, mất sức, tuất khi di chuyển về cư trú ở địa phương nào thì mang giấy giới thiệu của cơ quan trả trợ cấp cũ đến đăng ký với Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đến để được tiếp tục lĩnh trợ cấp.
Về những khoản trợ cấp hưu trí, trợ cấp thôi việc vì mất sức lao động, vì tai nạn lao động, tiền tuất thì hàng quý các Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố lập danh sách những người hưởng trợ cấp gửi Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước để trả. Đối với những người về ở các nơi xa tỉnh, thành phố thì Chi nhánh Ngân hàng tỉnh, thành phố chuyển tiền về trả tại các Chi điếm ngân hàng gần nhất.
Khoản trợ cấp chôn cất đối với công nhân, viên chức còn đang công tác chết sẽ do Bộ Nội vụ hoặc các Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố nơi đăng ký trả. Nếu cần phải chi tiêu ngay về chôn cất thì cơ quan, xí nghiệp có công nhân, viên chức chết tạm ứng tiền rồi thanh toán với Bộ Nội vụ hoặc Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố. Trợ cấp chôn cất đối với những người đã về hưu trí, đã thôi việc vì tai nạn lao động, vì mất sức lao động chết sẽ do Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố nơi đăng ký trả. Đối với những người về ở các nơi xa tỉnh, thành phố, nếu cần phải có tiền để chi ngay về chôn cất thì Ủy ban hành chính huyện tạm ứng tiền rồi thanh toán với Ủy ban hành chính tỉnh, thánh phố.
Các khoản tiền tầu xe đi bệnh viện theo chế độ đã ban hành đối với những người hưởng trợ cấp hưu trí, trợ cấp thôi việc vì tai nạn lao động, vì mất sức lao động, và các khoản tiền sửa chữa và mua sắm chân tay giả… từ lần thứ hai trở đi đối với những người đã thôi việc vì tai nạn lao động thì do Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố nơi đăng ký trả.
IV. NHIỆM VỤ CỦA CÁC CƠ QUAN, XÍ NGHIỆP VÀ THỜI GIAN THI HÀNH
Tất cả các cơ quan, xí nghiệp đều phải đăng ký tại Bộ Nội vụ hoặc Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thánh phố trực thuộc trung ương để nộp kinh phí vào qũy hưu, mất sức, tuất và để dự trù số tiền trợ cấp cho công nhân, viên chức thuộc cơ quan, xí nghiệp và các cơ sở trực thuộc.
Hàng năm, hàng quý, các cơ quan, xí nghiệp lập và gửi cho Bộ Nội vụ hoặc Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố nơi đăng ký bản dự trù số kinh phí nộp vào quỹ hưu, mất sức, tuất của bản thân đơn vị và của các cơ sở trực thuộc nếu có, số công nhân, viên chức về hưu trí, thôi việc vì tai nạn lao động, vì mất sức lao động và số tiền trợ cấp trả cho những người đó. Hàng quý, các cơ quan, xí nghiệp có tài khoản riêng và có nộp kinh phí vào quỹ hưu, mất sức, tuất phải làm báo cáo về tình hình nộp kinh phí vào quỹ hưu, mất sức, tuất để gửi Bộ Nội vụ hoặc Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố nơi đăng ký.
Cách thức đăng ký và lập bảng dự trù năm, quý, lập báo cáo tình hình nộp kinh phí hàng tháng quý thành phố hướng dẫn cho các cơ quan, xí nghiệp.
Các cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan quản lý quỹ hưu, mất sức, tuất thi hành đúng thể lệ tài chính của Nhà nước, giám sát và đôn đốc các cơ quan, xí nghiệp nộp kinh phí vào quỹ hưu, mất sức, tuất.
Công đoàn các cấp, tuy không còn phụ trách công việc trợ cấp hưu trí, trợ cấp thôi việc vì tai nạn lao động, trợ cấp chôn cất và tiền tuất, nhưng vẫn có trách nhiệm giám sát, kiểm tra việc thi hành các chế độ trợ cấp này và đôn đốc việc nộp đủ và đúng thời hạn kinh phí vào quỹ hưu, mất sức, tuất.
Từng thời kỳ, Bộ Nội vụ, các Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố và các cơ quan Tài chính và Ngân hàng kiểm tra tình hình nộp kinh phí của các cơ quan, xí nghiệp vào quỹ hưu, mất sức, tuất. Những trường hợp vi phạm chế độ nộp kinh phí thì áp dụng điều 68 của điều lệ tạm thời về các chế độ bảo hiểm xã hội Nhà nước đã ban hành.
Tuy Bộ Nội vụ và các Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm quản lý các chế độ trợ cấp hưu trí, thôi việc vì tai nạn lao động, vì mất sức lao động, trợ cấp chôn cất và tiền tuất, những giữa Bộ Nội vụ và Tổng Công đoàn đã thỏa thuận từ ngày 01-01-1964 đến hết ngày 30-06-1964 Tổng Công đoàn vẫn thu đủ kinh phí theo tỷ lệ 4,7% so với quỹ tiền lương và trả toàn bộ các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội. Bắt đầu từ 01-07-1964, Bộ Nội vụ và các Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương mới đảm nhiệm các việc thu chi thuộc quỹ hưu, mất sức, tuất nói trên.
Như vậy, bắt đầu từ ngày 01-07-1964 trở đi, các cơ quan, xí nghiệp sẽ thực hiện việc nộp 1% so với quỹ tiền lương thực trả vào quỹ hưu, mất sức, tuất và cũng từ ngày 01-07-1964 trở đi, Bộ Nội vụ và các Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương mới cấp các sổ trợ cấp hưu trí, trợ cấp thôi việc vì tai nạn lao động, vì mất sức lao động, trợ cấp chôn cất, tiền tuất và thực hiện việc trả các trợ cấp trên qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Cách thức nộp kinh phí vào quỹ hưu, mất sức, tuất cũng như cách thức trả các trợ cấp đó sẽ do Bộ Nội vụ và các Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố hướng dẫn cụ thể. Thủ tục nộp kinh phí vào quỹ hưu, mất sức, tuất và nhận trợ cấp sẽ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH | KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ |
TM. BAN THƯ KÝ | KT. TỔNG GIÁM ĐỐC |
- 1Quyết định 31-CP năm 1963 về việc điều chỉnh một số nhiệm vụ giữa Bộ Nội vụ, Bộ Lao động, Bộ Công an, Bộ Y tế và Tổng Công đoàn Việt Nam do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 62-CP năm 1964 về việc trích một phần quỹ bảo hiểm xã hội giao cho Bộ Nội vụ quản lý do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 115/2013/TT-BTC Hướng dẫn bảo hiểm hưu trí và Quỹ hưu trí tự nguyện do Bộ Tài chính ban hành
Thông tư 16-TT-LB năm 1964 về việc nộp kinh phí bảo hiểm xã hội và trả các khoản trợ cấp hưu trí, trợ cấp thôi việc vì tai nạn lao động, vì mất sức lao động, trợ cấp chôn cất và tiền tuất do Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính - Ngân hàng Nhà nước - Tổng công đoàn ban hành
- Số hiệu: 16-TT-LB
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 06/06/1964
- Nơi ban hành: Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Tổng Công đoàn Việt Nam
- Người ký: Đào Thiện Thi, Nguyễn Văn Ngọc, Trần Dương, Nguyễn Minh
- Ngày công báo: 01/07/1964
- Số công báo: Số 19
- Ngày hiệu lực: 21/06/1964
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định