- 1Nghị định 12/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài
- 2Nghị định 19/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa
- 3Nghị định 189/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương
BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2010/TT-BCT | Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2010 |
VỀ VIỆC CẤP MÃ SỐ NHÀ SẢN XUẤT HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa;
Bộ Công Thương quy định việc cấp Mã số nhà sản xuất hàng dệt may xuất khẩu (MID) sang Hoa Kỳ như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:
Thông tư này quy định việc cấp mã số nhà sản xuất (MID lần đầu khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ cho các nhà nhà sản xuất hàng dệt may xuất khẩu.
Việc đăng ký và và làm thủ tục cấp mã MID được thực hiện tại các phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực trực thuộc Bộ Công Thương và do Bộ Công Thương uỷ quyền tại các Sở Công Thương địa phương (quy định tại Phụ lục 1).
Điều 3. Hồ sơ, thủ tục và thời gian cấp mã MID
1. Hồ sơ đề nghị cấp mã số MID
a. Đơn đăng ký mã số nhà sản xuất (MID) hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ (quy định tại Phụ lục 2);
b. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư, hoặc giấy phép kinh doanh: 01 bản sao
c. Đăng ký mã số thuế : 01 bản sao
d. Biên bản kiểm tra năng lực sản xuất hàng dệt may (quy định tại Phụ lục 3) do Sở Công Thương địa phương chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư lập.
2.Hồ sơ thủ tục và thờ gian cấp mã MID
Việc cấp mã MID được thực hiện không quá 03 giờ làm việc kể từ khi Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực phải trả lại hồ sơ kèm theo thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 4. Kê khai mã số nhà sản xuất (MID):
Các nhà sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ phối hợp với nhà nhập khẩu hoặc môi giới hải quan xác định mã (MID) theo quy định.
1.Thương nhân khi làm thủ tục xuất khẩu kê khai mã MID vào ô số 1 trên tờ khai xuất khẩu của Hải quan (sau tên và địa chỉ người xuất khẩu) và ô số 23 trên Hoá đơn thương mại (sau tên và địa chỉ nhà sản xuất) theo đúng mã MID đã đăng ký tại Phòng Quản lý XNK khu vực và chịu trách nhiệm về việc kê khai này.
Thương nhân kinh doanh thương mại thuần tuý, không trực tiếp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu khi xuất khẩu uỷ thác phải kê khai mã MID của thương nhân sản xuất lô hàng xuất khẩu.
2. Thương nhân lập tờ khai xuất khẩu của Hải quan riêng theo từng nhà sản xuất.
3. Mã MID điền sai mã số nước sản xuất và của các thương nhân kinh doanh thương mại thuần tuý sẽ được coi là không hợp lệ và Hải quan Hoa Kỳ sẽ từ chối nhập cảng.
4. Tra cứu thông tin: Thông tin hướng dẫn chi tiết tạo lập mã số của nhà sản xuất (MID) tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này.
Điều 5. Kiểm tra năng lực sản xuất hàng dệt may
1. Nguyên tắc kiểm tra
Kiểm tra kịp thời, không báo trước (thương nhân chỉ được báo trước nhiều nhất 02 giờ đồng hồ trước khi Đoàn đến), trừ trường hợp thương nhân tự đề nghị kiểm tra.
Tổ chức Đoàn kiểm tra
Sở Công Thương làm đầu mối, chủ trì phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư thành lập Ban kiểm tra liên ngành kiêm nhiệm, trong đó mỗi cơ quan trên sẽ có ít nhất 02 thành viên (có thể thay thế nhau) tham gia trong các Đoàn kiểm tra liên ngành;
Đoàn kiểm tra liên ngành được thành lập trong số thành viên của Ban kiểm tra liên ngành kiêm nhiệm. Trưởng đoàn phải là lãnh đạo cấp phòng/ ban trở lên của Sở Công Thương. Sở Công Thương ra quyết định thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành cho từng thương nhân khi có văn bản đề nghị của Bộ Công Thương hoặc của thương nhân.
3. Thủ tục và nội dung kiểm tra:
Khi làm việc với thương nhân, Trưởng đoàn trao 01 bản chính Quyết định của Sở Công Thương về thành lập Đoàn kiểm tra thương nhân đó.
Đoàn xác định năng lực sản xuất hàng may mặc của thương nhân và cập nhật vào Biên bản kiểm tra theo mẫu số 2 kèm theo Thông tư này.
Công tác kiểm tra được tiến hành theo đúng quy định, không được sách nhiêu, gây trở ngại cho sản xuất của thương nhân.
Yêu cầu thương nhân nghiêm chỉnh chấp hành quy định kiểm tra, cử đại diện có thẩm quyền hợp tác với Đoàn ngay khi nhận được thông báo qua điện thoại hoặc khi Đoàn đến cơ sở. Thương nhân phải cung cấp toàn bộ hồ sơ về quản lý, máy móc, thiết bị, lao động và đưa Đoàn kiểm tra trực tiếp tại tất cả các kho, xưởng, ký xác nhận vào biên bản kiểm tra.
Biên bản kiểm tra được lập thành 05 bản: 01 bản bản do thương nhân lưu giữ, 01 bản do Sở Công Thương lưu giữ, 01 bản do Sở Kế hoạch và Đầu tư lưu giữ, 01 bản gửi về Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu và 01 bản gửi về Vụ Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 05 tháng 6 năm 2010.
2. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với nội dung Thông tư này.
3. Trong qua trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, thương nhân và các bên liên quan phản ánh về Bộ Công Thương để kịp thời xử lý./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
DANH SÁCH CÁC PHÒNG QUẢN LÝ XUẤT NHẬP KHẨU KHU VỰC
(Kèm theo Thông tư số 16/2010/TT-BCT ngày 20 tháng 4 năm 2010 của Bộ Công Thương)
TT | Tên các Phòng QL XNK KV | Địa chỉ | Mã vùng | Tel | Fax | |
1 | Bình Dương | 27 đường Thống Nhất, khu CN Sóng Thần, thị trấn Dĩ An, tỉnh Bình Dương | 06503 | 737359 | 737358 | xnkbinhduong@moit.gov.vn |
2 | Bình Trị Thiên | Tầng 1, số 02 đường Tôn Đức Thắng, TP. Huế. | 054 | 3617248 | 3817831 | xnkbinhtrithien@moit.gov.vn |
3 | Cần Thơ | 19-21 Lý Tự Trọng, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ | 07103 | 830761/733983 | 830778/733984 | xnkcantho@moit.gov.vn |
4 | Đà Nẵng | 132 Nguyễn Chí Thanh, huyện Hải Châu, TP. Đà Nẵng | 05113 | 229644 | 826044 | xnkdanang@moit.gov.vn |
5 | Đồng Nai | Phòng 4.5, Ban Quản lí các KCN Đồng Nai, Lô 1 KCN Biên Hòa II, Biên Hòa, Đồng Nai | 06133 | 892200/995073 | 892200 | xnkdongnai@moit.gov.vn |
6 | Hà Nội | 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội | 043 | 2205456/2205457 | 2205523 | xnkhanoi@moit.gov.vn |
7 | Hải Dương | Số 14 phố Bắc Sơn, Thành phố Hải Dương | 0320 | 3852603 | 3853 899 | xnkquangninh@moit.gov.vn |
8 | Hải Phòng | Phòng 318 tòa nhà Trung tâm Thương mại Sholega 275 Lạch Tray, Q.Ngô Quyền, TP.Hải Phòng | 031 | 3746781 | 3821202 | xnkhaiphong@moit.gov.vn |
9 | Hồ Chí Minh | 35-37 Bến Chương Dương, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh | 083 | 8294569 | 8212780 | xnktphochiminh@moit.gov.vn |
10 | Lạng Sơn | 9A Lý Thái Tổ, phường Đông Kinh, Tp.Lạng Sơn | 0253 | 877650/875493/710917 | 875493 | xnklangson@moit.gov.vn |
11 | Lào Cai | Tầng 1 trụ sở khối 7 - Đại lộ Trần Hưng Đạo - Phường Nam Cường - TP. Lào Cai | 0203 | 821264/824024 | 820173/824040 | xnklaocai@moit.gov.vn |
12 | Nghệ An | 70 Nguyễn Thị Minh Khai, Tp.Vinh, tỉnh Nghệ An | 0383 | 561501/845245 | 843578 | xnknghean@moit.gov.vn |
13 | Quảng Ninh | Truc sở liên cơ quan, số 2, phường Hồng Hà, TP Hạ Long | 0333 | 658344 | 658344 | xnkquangninh@moit.gov.vn |
14 | Thái Bình | 144 Lê Lợi, Tp. Thái Bình | 0360 | 831268 | 831047 | xnkthaibinh@moit.gov.vn |
15 | Thanh Hóa | Tầng 2,Khu đô thị mới Đông Hương, TP. Thanh Hóa. | 0373 | 3757616 | 3727036 | xnkthanhhoa@moit.gov.vn |
16 | Tiền Giang | 17 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Tp.Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang | 0733 | 880510/882201 | 872265 | xnktiengiang@moit.gov.vn |
17 | Vũng Tàu | 213 đường Ba Cu, TP.Bà Rịa, Vũng Tàu | 0643 | 816733 | 816733 | xnkvungtau@moit.gov.vn |
18 | Khánh Hoà | Khu liên cơ II, số 4 đường Phan Chu Trinh, TP Nha Trang, Tỉnh Khánh Hoà | 058 | 3822703 | 3824218 | xnkkhanhhoa@moit.gov.vn |
(Kèm theo Thông tư số 16 /2010/TT-BCT ngày 20 tháng 4 năm 2010 của Bộ Công Thương)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
…., ngày… tháng…. năm….
Kính gửi: Phòng Quản lý XNK khu vực...
ĐĂNG KÝ MÃ SỐ NHÀ SẢN XUẤT (MID) HÀNG DỆT MAY
XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
1. Tên Thương nhân (tên đầy đủ):
2. Tên giao dịch giao dịch tiếng Anh:
3. Giấy đăng ký kinh doanh số: Cấp ngày:
4. Mã số XNK (Mã số Hải quan):
5. Điện thoại: Fax: Email:
6. Địa chỉ trụ sở chính:
7. Địa chỉ cơ sở sản xuất chính:
8. Tổng số thiết bị:
9. Mã số nhà sản xuất (MID) (do Phòng QLXNK cấp):
10. Làm thủ tục cấp phép xuất khẩu/C/O tại Phòng Quản lý XNK khu vực:
Thương nhân xin cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung kê khai trên.
Người đại diện theo pháp luật của thương nhân (Ký tên và đóng dấu) |
(Kèm theo Thông tư số 16 /2010/TT-BCT ngày 20 tháng 4 năm 2010 của Bộ Công Thương)
ĐOÀN KIỂM TRA LIÊN NGÀNH TỉnhThành phố: ....................... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Kiểm tra năng lực sản xuất hàng dệt may
Hôm nay, vào hồi .....h ngày ....tháng......năm......, Đoàn kiểm tra liên ngành gồm:
+ Ông/Bà ........................,
+ Ông/Bà ..........................,
Trên cơ sở không báo trước/báo trước tối đa 2 giờ đồng hồ trước khi đến/theo đề nghị của thương nhân, Đoàn đã đến kiểm tra Cơ sở sản xuất của Công ty: (tên thương nhân)..............................
Có địa chỉ tại..........................................................................................................................
Điện thoại………………….. Fax:.................... Giám đốc:……………………….........................
Người tiếp………………….……………..Chức vụ:………………….
+ Cơ sở sản xuất của thương nhân không tồn tại: | □ |
+ Cơ sở sản xuất của thương nhân đóng cửa, đã liên lạc với thương nhân nhưng không được: | □ |
+ Cơ sở sản xuất đang hoạt động, nhưng thương nhân từ chối tiếp Đoàn: | □ |
+ Đã tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất của thương nhân: cụ thể như sau: | □ |
I. Đoàn đã yêu cầu thương nhân cung cấp thông tin về cơ cấu vốn sở hữu của doanh nghiệp; các hồ sơ, chứng từ về máy móc, thiết bị, lao động
1. Giấy phép thành lập số:………………………………..ngày
2. Vốn Điều lệ:
3. Thương nhân đã đầu tư trang thiết bị may với tổng số vốn là ............
4. Loại hình doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp nhà nước: □
- Doanh nghiệp dân doanh: □
- Công ty cổ phần: □
- Công ty có vốn đầu tư nước ngoài:
+ Liên doanh: □
+ Công ty 100% vốn nước ngoài □
5. Cơ cầu sở hữu:
*Chủ sở hữu chính là ............................. chiếm ...........% vốn sở hữu,
Quốc tịch: ………………………………………………………………………..
*Các cổ đông khác ....... .............................................................. ....................................
......................................................................................................................% vốn sở hữu
Có sở hữu cổ phần trong doanh nghiệp dệt may khác: Có: □ Không: □
nếu có, là……………….......................................................................................................
có địa chỉ tại.........................................................................................................................
6. Hồ sơ, thiết bị:
- Cung cấp đầy đủ: □
- Cung cấp chưa đầy đủ: □
- Không có hồ sơ để cung cấp cho Đoàn: □
- Thiết bị mua trong nước có hoá đơn tài chính: □
- Thiết bị nhập khẩu có tờ khai hải quan: □
- Thiết bị thuê mua tài chính: □
- Thiết bị thuê của công ty khác (không phải do thuê mua tài chính): □
Tên, địa chỉ, điện thoại và tên lãnh đạo công ty cho thuê :.....................................
............................................................................................................................................
7. Lao động của Công ty:
Số lao động hiện tại trong hồ sơ nhân sự :................ , trong đó,
+ Số lao động ký Hợp đồng dài hạn (từ 1 năm trở lên): …………............................
(bằng chữ.................................................................................).
+ Số lao động thời vụ đang làm việc tại công ty: ……..…………………………….…
(bằng chữ..........................................................................)
II. Đoàn xuống xưởng để xác định năng lực sản xuất của thương nhân, cụ thể:
1. Tình hình nhà xưởng:
- Số nhà xưởng:…………………
- Tổng diện tích nhà xưởng:......................................
- Kho nguyên liệu: Diện tích:……..có thể trữ hàng để sản xuất trong ..…….. tháng
2. Số lao động hiện có tại thời điểm kiểm tra: …………
3. Năng lực máy móc, thiết bị:
* Tổng số lượng thiết bị thực tế được xác định tại các nhà, xưởng như sau:
STT | Loại thiết bị | Số lượng thiết bị | Số, ngày, Hoá đơn tài chính, tờ khai Hải quan nhập khẩu, hợp đồng thuê máy | |
Đang sản xuất | Đã lắp đặt, c.bị đưa vào SX | |||
1 | Máy may thẳng | |||
2 | Máy chuyên dùng | |||
2.1 | Vắt sổ | |||
2.2 | Máy 2 kim | |||
2.3 | Máy thùa khuyết | |||
2.4 | Máy vắt gấu | |||
2.5 | Loại khác | |||
3 | Máy cắt | |||
4 | Máy là hơi | |||
5 | Thiết bị khác (nếu có ) |
- Tổng số thiết bị không tính thiết bị khác (mục 5): ................... chiếc
- Tổng số thiết bị tính cả thiết bị khác: ................... chiếc, ( bằng chữ .........................
............................................................................................................................................
- Số dây chuyền sản xuất:................... dây chuyền. Trong đó:
…………công nhân/ chuyền, …………………máy/ chuyền
- Đánh giá chung về tình trạng thiết bị:
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
- Số thiết bị này có thể dùng để sản xuất được các chủng loại sản phẩm (Cat.):
III. Kiến nghị của thương nhân:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Đoàn kiểm tra liên ngành đã kết thúc công tác kiểm tra vào hồi .....h ngày ..............
Người đại diện theo pháp luật của thương nhân (chức vụ, ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu) | Trưởng Đoàn kiểm tra liên ngành (chức vụ, ký và ghi rõ họ tên) |
Chữ ký của các thành viên trong Đoàn kiểm tra:
QUY TẮC TẠO MÃ SỐ NHÀ SẢN XUẤT HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
(Kèm theo Thông tư số 16 /2010/TT-BCT ngày 20 tháng 4 năm 2010 của Bộ Công Thương)
I. Những nguyên tắc tạo mã số nhà sản xuất (MID- Manufacturer IDentification)
Mã số có thể dài tới 15 ký tự liền (không có khoảng trống giữa các số).
Nước sản xuất | Tên nhà sản xuất | Địa chỉ nhà sản xuất | Tên thành phố |
2 ký tự tên nước (theo ISO) | Tối đa 6 ký tự. | Tối đa 4 ký tự | 3 ký tự đầu của tên thành phố |
Hướng dẫn chi tiết cách xác định các ký tự trong MID như sau:
1. Nước sản xuất: sử dụng mã số chuẩn quốc tế ISO cho nước xuất xứ thực sự của sản phẩm.
Đối với Việt Nam là VN. Có một số ngoại lệ trong quy định với Canada vì mã số CA không phải là mã số nước cho Canada, có một bảng ký tự riêng cho các tỉnh của Canada.
2. Tên Nhà sản xuất: Sử dụng ba ký tự đầu tiên của mỗi từ trong hai “từ” đầu tiên của tên nhà sản xuất. Nếu tên công ty chỉ có một “từ” thì chỉ sử dụng 3 ký tự đầu tiên của từ đó.
Ví dụ:
Amalgamated Plastics Corp. sẽ là “AMAPLA;”
Bergstrom sẽ là “BER.”
Nếu trong tên công ty có viết tắt từ hai chữ trở lên, thì tất cả các chữ viết tắt đó được gộp lai coi là một từ.
Ví dụ:
A B C Company sẽ là “ABCCOM.”
O.A.S.I.S. Corp. sẽ là “OASCOR.”
Trong tên nhà sản xuất, các từ tiếng Anh như: a, an, and, of, và the được bỏ qua.
Ví dụ: “The Embassy of Spain” sẽ là “EMBSPA.”
Các phần của tên công ty có dấu gạch ngang được coi như một từ.
Ví dụ: “Rawles – Aden Corp.” sẽ là “RAWCOR.”
Một số tên sẽ bao gồm cả số, ví dụ:
“20th Century Fox” sẽ là “20TCEN”
“Concept 2000” sẽ là “CON200.”
Một số từ trong tên là danh từ chung, hoặc chỉ chức năng danh hoặc tính chất của nhà sản xuất thì không được dùng để tạo MID.
Ví dụ hầu hết các nhà máy dệt ở Macao đều bắt đầu bằng từ “Fabrica de Artigos de Vestuario” có nghĩa là “Factory of Clothing.” Đối với một nhà máy tên là “Fabrica de Artigos de Vestuario JUMP HIGH Ltd,” thì chỉ dùng các từ “JUMP HIGH” để xây dưng MID.
Đối với Việt Nam, nếu tên công ty là “Công ty trách nhiệm hữu hạn may mặc Trường Minh” thì chỉ có Trương Minh đựợc dùng để xây dưng MID và sẽ là “TRUMIN”.
3. Địa chỉ nhà sản xuất: Tìm số lớn nhất trong dòng địa chỉ và sử dụng tới 4 số đầu tiên
Ví dụ: “11455 Main Street Suite 9999” sẽ là “1145”.
Số phòng hay hộp thư bưu điện (PO Box) sẽ được sử dụng nếu nó chữ số lớn nhất
Ví dụ: “232 Main Street, Suite 1234” sẽ thành “1234”.
Nếu số trong địa chỉ được đánh vần ra, như là “One Thousand Century Plaza,” thì sẽ không có số nào trong phần này của MID.
Tuy nhiên, nếu địa chỉ là “One Thousand Century Plaza Suite 345,” thì con số sử dụng sẽ là “345.”
Nếu có dấu phẩy hay dấu gạch ngang giữa các số, thì hãy bỏ qua các dấu ngắt đoạn đó và sử dụng số còn lại. Ví dụ: “12,34,56 Alaska Road” and “12-34-56 Alaska Road” sẽ thành “1234.”
Nếu các số được phân chia bởi một khoảng trống, thì khoảng trống là một khoảng phân chia ranh giới và phần lớn hơn trong hai số sẽ được sử dụng. Ví dụ: “Apt. 509 2727 Cleveland St.” sẽ thành “2727.”
4. Tên thành phố: sử dụng 3 ký tự chữ cái đầu tiên từ tên của thành phố.
Ví dụ:
“Tokyo” sẽ thành “TOK,”
“St. Michel” sẽ thành “STM,”
“18-Mile High” sẽ thành “MIL,”
và “The Hague” sẽ thành “HAG.”
Chú ý rằng tất cả các con số trong dòng thành phố sẽ bị loại bỏ.
Đối với các quốc gia là một thành phố, tên của nước cũng gồm ba chữ cái đầu tiên, Ví dụ như Hồng Kông sẽ thành “HON,” Singapore sẽ thành “SIN,” và Macau sẽ thành“MAC.”
5. Những nguyên tắc chung khác:
Bỏ qua tất cả những dấu cách ngắt câu như dấu phẩy, dấu móc và các ký hiệu (ví dụ như &)
Bỏ qua tất cả các chữ viết tắt một chữ như chữ S trong “Thomas S. Delvaux Company.
Bỏ qua tất cả những khoảng chỉ dẫn trước bất kỳ một tên hay địa chỉ nào.
Dưới đây là một số ví dụ về tên các nhà sản xuất, địa chỉ và mã số MID tương ứng của họ.
LA VIE DE FRANCE FRLAVIE243BRE 243 Rue de la Payees 62591 Bremond, France 20TH CENTURY TECHNOLOGIES VE20TCEN5880CAR 5 Ricardo Munoz, Suite 5880 Caracas, Venezuela THE E.K. RODGERS COMPANIES GBEKRODLON One Hawthorne Lane London, England SW1Y5HO THE GREENHOUSE USGRE45BIR 45 Royal Crescent Birmingham, Alabama 35204 CARDUCCIO AND JONES AUCARJON88SID 88 Canberra Avenue Sidney, Australia N. MINAMI & CO., LTD. JPMINCO26KOB 2-6, 8-Chome Isogami-Dori Fukiai-Ku Kobe, Japan BOCCHACCIO S.P.A. ITBOCSPA61VER Visa Mendotti, 61 8320 Verona, Italy MURLA-PRAXITELES INC. GRMURINCATH Athens, Greece SIGMA COY E.X.T. ITSIGCOY1640SMY 4000 Smyrna, Italy 1640 Delgado COMPANHIA TEXTIL KARSTEN PTKAR2527LIS Calle Grande, 25-27 67890 Lisbon, Portugal HURON LANDMARK XOHURLAN1840WIN 1840 Huron Road Windsor, ON, Canada N9C 2L5 |
II. Áp dụng MID với toàn bộ các nhà sản xuất hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ:
MID của nhà sản xuất sẽ xác định xuất xứ của hàng hóa, do vậy để đảm bảo cấp MID cho toàn bộ các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ (kể cả phi hạn ngạch) đòi hỏi phải có việc xác minh sự tồn tại cơ sở sản xuất của doanh nghiệp đó.
Lưu ý: Thông báo chỉ dẫn của Hải quan Hoa Kỳ tại http://www.cbp.gov/linkhandler/cgov/import/textiles_and_quotas/tbts/TBT2005/tbt_05_027.ctt/tbt_05_027.doc có nêu: “Nếu chứng từ nhập khẩu có 2 ký tự đầu của MID không đúng với mã của nước có xuất xứ hàng hóa theo ISO, hoặc MID được cấu thành từ doanh nghiệp đã được xác định chỉ là doanh nghiệp kinh doanh hoặc đại lý đơn thuần chứ không phải là doanh nghiệp sản xuất, thì hàng hóa đó sẽ bị từ chối không được nhập cảng do xác định MID không chính xác.”
- 1Nghị định 12/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài
- 2Nghị định 19/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa
- 3Nghị định 189/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương
Thông tư 16/2010/TT-BCT về cấp mã số nhà sản xuất hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do Bộ Công thương ban hành
- Số hiệu: 16/2010/TT-BCT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 20/04/2010
- Nơi ban hành: Bộ Công thương
- Người ký: Nguyễn Thành Biên
- Ngày công báo: 06/05/2010
- Số công báo: Từ số 204 đến số 205
- Ngày hiệu lực: 05/06/2010
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết