Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/2019/TT-BTNMT | Hà Nội, ngày 11 tháng 9 năm 2019 |
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 59/2017/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen;
Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại,
Thông tư này quy định chi tiết khoản 5 Điều 13 Nghị định số 59/2017/NĐ- CP ngày 12 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, đa dạng sinh học và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại.
1. Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại (sau đây gọi là Hội đồng) do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập đối với từng hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Hội đồng có chức năng tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc xem xét hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại (sau đây gọi là Hồ sơ).
3. Các hoạt động của Hội đồng thực hiện thông qua Cơ quan thường trực thẩm định Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại (sau đây gọi là Cơ quan thường trực thẩm định). Trách nhiệm của Cơ quan thường trực thẩm định quy định tại
4. Hội đồng có quyền yêu cầu Cơ quan thường trực thẩm định cung cấp thông tin, tài liệu và những vấn đề liên quan đến Hồ sơ để nghiên cứu, thẩm định.
5. Thành viên Hội đồng hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật hiện hành.
6. Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 4. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng
1. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc thảo luận tập thể, công khai, biểu quyết và quyết định theo đa số.
2. Ý kiến của từng thành viên Hội đồng và ý kiến thẩm định của Hội đồng được thể hiện trong biên bản cuộc họp Hội đồng theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Hội đồng kết luận theo 01 trong 03 mức độ:
a) Đồng ý thông qua: khi có ít nhất hai phần ba thành viên Hội đồng có phiếu đánh giá đồng ý thông qua, trong đó phải có ít nhất 01 Ủy viên Phản biện;
b) Đồng ý thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung: khi có ít nhất hai phần ba số thành viên Hội đồng có phiếu đánh giá đồng ý thông qua hoặc đồng ý thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung, trong đó phải có ít nhất 01 Ủy viên Phản biện;
c) Không đồng ý thông qua: khi có trên một phần ba số thành viên Hội đồng có phiếu đánh giá không đồng ý thông qua hoặc cả 02 Ủy viên Phản biện có phiếu đánh giá không đồng ý thông qua.
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG
Điều 5. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng
Hội đồng có số lượng thành viên từ 07 đến 09 người, tổng số thành viên phải là số lẻ, trong đó:
1. Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc lãnh đạo của Cơ quan thường trực thẩm định.
2. Phó chủ tịch Hội đồng và Ủy viên thư ký là các công chức của Cơ quan thường trực thẩm định.
3. Các Ủy viên gồm đại diện của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các Bộ có liên quan; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi diễn ra hoạt động tiếp cận nguồn gen và các chuyên gia, cán bộ khoa học có chuyên môn phù hợp.
Điều 6. Trách nhiệm, quyền hạn của các thành viên Hội đồng
1. Ủy viên Hội đồng:
a) Xem xét nghiên cứu, đánh giá nội dung hồ sơ và các tài liệu liên quan do Cơ quan thường trực thẩm định cung cấp;
b) Tham gia các cuộc họp của Hội đồng, trường hợp không tham dự cuộc họp Hội đồng, có trách nhiệm gửi bản nhận xét đối với Hồ sơ cho Cơ quan thường trực thẩm định trước khi cuộc họp được tiến hành ít nhất 01 ngày làm việc;
c) Viết bản nhận xét và điền phiếu đánh giá theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03 và Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này; trình bày bản nhận xét tại cuộc họp của Hội đồng;
d) Có ý kiến tham gia tại cuộc họp Hội đồng; bảo lưu ý kiến trong trường hợp có ý kiến khác với kết luận của Hội đồng;
đ) Viết nhận xét về Hồ sơ đã được chỉnh sửa, bổ sung sau cuộc họp của Hội đồng khi có yêu cầu bằng văn bản của Cơ quan thường trực thẩm định;
e) Tham gia các hoạt động có liên quan đến hoạt động của Hội đồng khi Chủ tịch Hội đồng hoặc Cơ quan thường trực thẩm định yêu cầu;
g) Chịu trách nhiệm trước Cơ quan thường trực thẩm định và trước pháp luật về các ý kiến nhận xét, đánh giá đối với Hồ sơ và những nội dung công việc được phân công trong quá trình thẩm định; đảm bảo các quy định về bảo mật thông tin có trong Hồ sơ, quá trình thẩm định theo quy định của pháp luật và nộp lại các tài liệu này khi có yêu cầu của Cơ quan thường trực thẩm định sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
2. Chủ tịch Hội đồng:
Ngoài trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng quy định tại Khoản 1 Điều này, Chủ tịch Hội đồng còn có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:
a) Quyết định triệu tập cuộc họp của Hội đồng;
b) Điều hành cuộc họp của Hội đồng theo quy định tại
c) Xử lý các ý kiến được nêu trong cuộc họp của Hội đồng; kết luận cuộc họp của Hội đồng và chịu trách nhiệm về các kết luận của Hội đồng;
d) Ký biên bản cuộc họp của Hội đồng và chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, trung thực của các nội dung ghi trong biên bản các cuộc họp của Hội đồng.
3. Phó Chủ tịch Hội đồng:
Ngoài trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng quy định tại Khoản 1 Điều này, Phó Chủ tịch Hội đồng còn có trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng trong trường hợp được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền.
4. Ủy viên Hội đồng là đại diện của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi diễn ra hoạt động tiếp cận nguồn gen:
Ngoài trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng quy định tại Khoản 1 Điều này, Ủy viên Hội đồng là đại diện của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi diễn ra hoạt động tiếp cận nguồn gen còn có trách nhiệm cung cấp cho Hội đồng các thông tin, tài liệu liên quan đến nguồn gen được đề nghị tiếp cận tại địa phương; chịu trách nhiệm về các thông tin, tài liệu cung cấp cho Hội đồng.
5. Ủy viên Thư ký:
Ngoài trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng quy định tại Khoản 1 Điều này, Ủy viên Thư ký còn có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:
a) Cung cấp các mẫu bản nhận xét và phiếu đánh giá Hồ sơ cho các thành viên Hội đồng;
b) Trước cuộc họp của Hội đồng, báo cáo Chủ tịch Hội đồng về những nội dung chính của Hồ sơ trên cơ sở tự nghiên cứu và tổng hợp ý kiến của các thành viên Hội đồng;
c) Thông tin cho Hội đồng ý kiến nhận xét của các thành viên Hội đồng không tham dự cuộc họp của Hội đồng;
d) Ghi và ký biên bản cuộc họp Hội đồng, chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, trung thực của các nội dung ghi trong biên bản các cuộc họp của Hội đồng;
đ) Lập hồ sơ chứng từ phục vụ việc thanh quyết toán các khoản chi cho các hoạt động của Hội đồng;
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho hoạt động của Hội đồng theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng và Cơ quan thường trực thẩm định.
Điều 7. Điều kiện tiến hành cuộc họp Hội đồng
Cuộc họp Hội đồng được tiến hành khi đáp ứng đồng thời các yêu cầu sau đây:
1. Có sự tham dự của Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng khi được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền điều hành cuộc họp trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt.
Trường hợp Ủy viên thư ký vắng mặt có lý do, người chủ trì cuộc họp chỉ định 01 Ủy viên Hội đồng thực thi các trách nhiệm của Ủy viên thư ký tại cuộc họp và bàn giao lại kết quả cho Ủy viên thư ký.
2. Có sự tham gia của ít nhất hai phần ba tổng số Ủy viên Hội đồng theo quyết định thành lập và có ít nhất 01 Ủy viên phản biện.
3. Có sự tham gia của đại diện có thẩm quyền của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen hoặc người được ủy nhiệm bằng văn bản.
Điều 8. Trình tự tiến hành cuộc họp Hội đồng
1. Ủy viên Thư ký đọc quyết định thành lập Hội đồng, giới thiệu thành phần tham dự và trình bày tóm tắt về quá trình xử lý Hồ sơ.
2. Chủ tịch Hội đồng điều hành cuộc họp theo thẩm quyền được quy định tại
3. Đại diện có thẩm quyền của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen hoặc người được ủy nhiệm bằng văn bản trình bày những nội dung chính của Hồ sơ.
4. Các thành viên Hội đồng có ý kiến đề nghị làm rõ về các nội dung trình bày hoặc đặt câu hỏi; đại diện tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen hoặc người được ủy nhiệm bằng văn bản phản hồi, cung cấp bổ sung thông tin.
5. Ủy viên Hội đồng trình bày bản nhận xét, đánh giá về Hồ sơ; Ủy viên Thư ký đọc bản nhận xét của các thành viên Hội đồng vắng mặt (nếu có).
6. Các đại biểu tham dự cuộc họp phát biểu ý kiến (nếu có).
7. Hội đồng có thể họp riêng (do Chủ tịch Hội đồng quyết định) để thống nhất nội dung kết luận của Hội đồng.
8. Chủ tịch Hội đồng công bố kết luận của Hội đồng.
9. Các thành viên Hội đồng phát biểu nếu có ý kiến khác với kết luận của Chủ tịch Hội đồng.
10. Đại diện có thẩm quyền của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen hoặc người được ủy nhiệm bằng văn bản phát biểu (nếu có).
11. Chủ tịch Hội đồng tuyên bố kết thúc cuộc họp.
Điều 9. Trách nhiệm của Cơ quan thường trực thẩm định
1. Giao Tổng cục Môi trường làm Cơ quan thường trực thẩm định.
2. Cơ quan thường trực thẩm định có các nhiệm vụ sau đây:
a) Dự thảo và trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thành lập Hội đồng;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen cung cấp bổ sung các tài liệu liên quan trong trường hợp cần thiết và gửi đến các thành viên Hội đồng trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định thành lập Hội đồng;
c) Trong trường hợp cần thiết, lựa chọn tổ chức, cá nhân tư vấn trong nước và quốc tế có chuyên môn phù hợp, lấy ý kiến bằng văn bản về Hồ sơ;
d) Báo cáo kết quả xử lý hồ sơ và đề xuất Chủ tịch Hội đồng tổ chức cuộc họp Hội đồng;
đ) Tổ chức các cuộc họp của Hội đồng theo trình tự quy định tại
e) Thông báo bằng văn bản kết luận của Hội đồng cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen;
g) Kiểm tra, rà soát Hồ sơ đ được chỉnh sửa, bổ sung theo kết luận của Hội đồng; trong trường hợp cần thiết, gửi văn bản đề nghị một số thành viên Hội đồng cho ý kiến nhận xét về Hồ sơ sau khi chỉnh sửa;
h) Dự thảo văn bản báo cáo kết quả thẩm định Hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định về việc cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen;
i) Thanh quyết toán các khoản chi phục vụ cho các hoạt động của Hội đồng theo quy định của pháp luật;
k) Quản lý, lưu giữ hồ sơ và tài liệu có liên quan đến các cuộc họp của Hội đồng;
l) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ Tài nguyên và Môi trường giao liên quan đến quá trình thẩm định, cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 10 năm 2019.
1. Tổng cục Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và theo dõi việc thực hiện Thông tư này.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP TIẾP CẬN NGUỒN GEN ĐỂ NGHIÊN CỨU VÌ MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI, PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THƯƠNG MẠI
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2019/TT-BTNMT ngày tháng năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-BTNMT | Hà Nội, ngày tháng năm 201 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc thành lập Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại của tổ chức/cá nhân…
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Nghị định số 59/2017/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen;
Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Thông tư số /2019/TT-BTNMT ngày tháng năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường và Chánh Văn phòng Bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại của tổ chức/cá nhân... (sau đây gọi là Hội đồng) gồm các ông (bà) có tên sau đây:
1…….
……...
9…….
Điều 2. Hội đồng thẩm định có trách nhiệm tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc xem xét, thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại của tổ chức, cá nhân...
Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường và các cá nhân có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| BỘ TRƯỞNG |
MẪU BIÊN BẢN CUỘC HỌP HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP TIẾP CẬN NGUỒN GEN ĐỂ NGHIÊN CỨU VÌ MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI, PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THƯƠNG MẠI
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2019/TT-BTNMT ngày tháng năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| Hà Nội, ngày tháng năm 20… |
BIÊN BẢN CUỘC HỌP HỘI ĐỒNG
I. Thông tin chung về cuộc họp Hội đồng:
1.1. Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại của tổ chức/cá nhân… được thành lập theo Quyết định số... /QĐ-BTNMT ngày .../... /20... của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1.2. Thời gian và địa điểm cuộc họp:
- Thời gian: từ ... giờ ... ngày .../... /20... đến ... giờ... ngày .../... /20...
- Địa điểm: ………………………………………………………………………
1.3. Thành phần tham gia cuộc họp:
- Thành viên có mặt: chỉ cần ghi số lượng thành viên có mặt trên tổng số thành viên trong Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định.
- Thành viên vắng mặt: ghi đầy đủ số lượng, họ tên và chức danh trong Hội đồng thẩm định của các thành viên vắng mặt, lý do vắng mặt:
…
- Đại biểu tham dự (nếu có):
II. Nội dung và diễn biến cuộc họp Hội đồng:
Yêu cầu ghi theo trình tự diễn biến của cuộc họp Hội đồng thẩm định, ghi đầy đủ, trung thực các câu hỏi, trả lời, các ý kiến trao đổi, thảo luận của các bên tham gia cuộc họp Hội đồng thẩm định.
2.1. Ủy viên Thư ký thông báo lý do cuộc họp và giới thiệu thành phần tham dự; giới thiệu người chủ trì cuộc họp (Chủ tịch hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng trong trường hợp được Chủ tịch hội đồng ủy quyền) điều hành cuộc họp.
2.2. Tổ chức, cá nhân trình bày tóm tắt nội dung Hồ sơ:
2.3. Thảo luận, trao đổi giữa thành viên Hội đồng: ghi chi tiết và đầy đủ các nội dung trao đổi.
2.4. Ý kiến nhận xét về Hồ sơ: ghi chi tiết ý kiến của ủy viên phản biện và các ủy viên Hội đồng.
2.5. Ý kiến của các đại biểu tham dự (nếu có):
2.6. Ý kiến của Chủ tịch Hội đồng:
III. Kết luận cuộc họp Hội đồng:
3.1. Người chủ trì cuộc họp công bố kết luận của Hội đồng thẩm định: được tổng hợp trên cơ sở ý kiến của các thành viên Hội đồng, trong đó tóm tắt ngắn gọn những nội dung đạt yêu cầu của Hồ sơ, những nội dung của hồ sơ cần phải được chỉnh sửa, bổ sung.
3.2. Ý kiến khác của các thành viên Hội đồng (nếu có):
IV. Kết quả kiểm phiếu thẩm định:
4.1. Số phiếu đồng ý thông qua:
4.2. Số phiếu đồng ý thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung:
4.3. Số phiếu không đồng ý thông qua:
V. Người chủ trì cuộc họp tuyên bố kết thúc cuộc họp
Biên bản được hoàn thành vào hồi ... giờ ... ngày .../... /20... tại………./.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG | THƯ KÝ HỘI ĐỒNG |
BẢN NHẬN XÉT HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP TIẾP CẬN NGUỒN GEN ĐỂ NGHIÊN CỨU VÌ MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI, PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THƯƠNG MẠI
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2019/TT-BTNMT ngày tháng năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……., ngày tháng năm 20…
BẢN NHẬN XÉT HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP TIẾP CẬN NGUỒN GEN ĐỂ NGHIÊN CỨU VÌ MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI, PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THƯƠNG MẠI CỦA TỔ CHỨC/CÁ NHÂN…
I. Thông tin về thành viên Hội đồng:
1. Họ và tên (chức danh khoa học, học hàm, học vị): ……………………...
……………………………………………………………………………………………….
2. Cơ quan công tác: ……………………………………………………..
3. Chức vụ: ………………………………………………………………
4. Chức danh trong Hội đồng ……………………………………………...
II. Nội dung thẩm định:
1. Đánh giá các thông tin được cung cấp trong hồ sơ đề nghị:
TT | Nội dung | Thông tin cung cấp trong hồ sơ |
1. | Nguồn gen đề nghị tiếp cận | |
2. | Mục đích tiếp cận nguồn gen | |
3. | Bên cung cấp nguồn gen | |
4. | Bên tiếp cận nguồn gen | |
5. | Thời gian tiếp cận | |
6. | Địa điểm tiếp cận | |
7. | Cách thức tiếp cận | |
8. | Đưa nguồn gen ra nước ngoài | |
9. | Chuyển giao cho bên thứ ba (thay đổi và không thay đổi mục đích sử dụng) | |
10. | Điều khoản về chia sẻ lợi ích (bằng tiền và không bằng tiền) | |
11. | Thời gian hợp đồng | |
Đối với trường hợp tổ chức đề nghị là tổ chức, cá nhân nước ngoài, đánh giá thêm các thông tin sau: | ||
1. | Tên tổ chức khoa học công nghệ trong nước hợp tác | |
2. | Thông tin về hoạt động hợp tác | |
Đối với trường hợp nguồn gen tiếp cận thuộc danh mục tiếp cận, sử dụng có điều kiện: | ||
1. | Văn bản chấp thuận của bộ quản lý ngành, lĩnh vực | |
2. | Đánh giá về tình trạng bảo tồn và khai thác, sử dụng của nguồn gen đăng ký tiếp cận thuộc danh mục tiếp cận, sử dụng có điều kiện |
2. Sự phù hợp của nội dung Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích với các quy định hiện hành của pháp luật: ……………………………………
3. Nhận xét về việc đánh giá tác động (dự kiến) về tiếp cận nguồn gen đối với đa dạng sinh học, kinh tế và xax hội: ………………………………………..
4. Đánh giá năng lực thực hiện việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen của Bên tiếp cận nguồn gen:…………………………….
III. Kết luận và khuyến nghị:
1. Ý kiến kết luận đối với các nội dung thẩm định:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
2. Những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung, điều khoản cụ thể cần đề cập trong Giấy phép
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Thành viên Hội đồng |
PHIẾU ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP TIẾP CẬN NGUỒN GEN ĐỂ NGHIÊN CỨU VÌ MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI, PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THƯƠNG MẠI
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2019/TT-BTNMT ngày tháng năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| Hà Nội, ngày tháng năm 20… |
PHIẾU ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP TIẾP CẬN NGUỒN GEN ĐỂ NGHIÊN CỨU VÌ MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI, PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THƯƠNG MẠI CỦA TỔ CHỨC/CÁ NHÂN…
I. Thông tin về thành viên Hội đồng:
1. Họ và tên (chức danh khoa học, học hàm, học vị): ……………………...
2. Cơ quan công tác: ……………………………………………………..
3. Chức vụ: ………………………………………………………………
4. Chức danh trong Hội đồng ……………………………………………...
II. Các nội dung đánh giá, thẩm định hồ sơ:
- Những nội dung đ đạt được: ……………………………………............
……………………………………………………………………………………
- Những điểm còn tồn tại, cần chỉnh sửa, bổ sung: ………………………..
……………………………………………………………………………………
III. Kết luận:
a) Đồng ý thông qua1 b) Đồng ý thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung2 c) Không đồng ý thông qua3 | □ □ □ |
Nếu chọn mục b), đề nghị xác định rõ những nội dung nào cần phải chỉnh sửa, bổ sung:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Khuyến nghị về những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung, điều khoản cụ thể cần đề cập trong Giấy phép
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Thành viên Hội đồng |
_______________________________
1 Phiếu đánh giá đồng ý thông qua: khi các thông tin trong hồ sơ đáp ứng đầy đủ theo nội dung thẩm định, phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.
2 Phiếu đánh giá đồng ý thông qua với điều kiện bổ sung: khi các thông tin trong hồ sơ chưa đáp ứng đầy đủ các nội dung thẩm định tại mục II của Bản nhận xét (Phụ lục số 03), nhưng vẫn phù hợp với các quy định pháp luật
3 Phiếu đánh giá không đồng ý thông qua khi nội dung trong hồ sơ không phù hợp với quy định pháp luật và có căn cứ về việc vi phạm của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen.
- 1Quyết định 4137/QĐ-BVHTTDL năm 2012 thành lập Hội đồng thẩm định hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 2Quyết định 4138/QĐ-BVHTTDL năm 2012 về Quy chế tổ chức và hoạt động Hội đồng thẩm định hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 3Thông báo 5742/TB-BNN-KHCN của Hội đồng tư vấn thẩm định hồ sơ xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ công tác khảo sát, thiết kế dự án đầu tư xây dựng công trình (Đợt 2) thuộc Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực thành phố Hồ Chí Minh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Thông tư 07/2020/TT-BNNPTNT quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 5Thông tư 10/2020/TT-BTNMT quy định về báo cáo tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 6Công văn 10844/BTC-CST năm 2021 về ban hành văn bản quy định thu phí thẩm định cấp giấy phép môi trường do Bộ Tài chính ban hành
- 7Quyết định 3859/QĐ-BTNMT năm 2023 về Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 1Luật đa dạng sinh học 2008
- 2Quyết định 4137/QĐ-BVHTTDL năm 2012 thành lập Hội đồng thẩm định hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 3Quyết định 4138/QĐ-BVHTTDL năm 2012 về Quy chế tổ chức và hoạt động Hội đồng thẩm định hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 4Thông báo 5742/TB-BNN-KHCN của Hội đồng tư vấn thẩm định hồ sơ xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ công tác khảo sát, thiết kế dự án đầu tư xây dựng công trình (Đợt 2) thuộc Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực thành phố Hồ Chí Minh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Nghị định 59/2017/NĐ-CP về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen
- 6Nghị định 36/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- 7Thông tư 07/2020/TT-BNNPTNT quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 8Thông tư 10/2020/TT-BTNMT quy định về báo cáo tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 9Công văn 10844/BTC-CST năm 2021 về ban hành văn bản quy định thu phí thẩm định cấp giấy phép môi trường do Bộ Tài chính ban hành
- 10Quyết định 3859/QĐ-BTNMT năm 2023 về Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Thông tư 15/2019/TT-BTNMT quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Số hiệu: 15/2019/TT-BTNMT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 11/09/2019
- Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Người ký: Võ Tuấn Nhân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 825 đến số 826
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra