Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2013/TT-BVHTTDL | Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2013 |
QUY ĐỊNH MỘT SỐ NỘI DUNG QUẢN LÝ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THI ĐẤU XE ĐẠP THỂ THAO
Căn cứ Luật Thể dục, Thể thao ngày 29 tháng 10 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao;
Căn cứ Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao;
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định một số nội dung quản lý tổ chức hoạt động thi đấu Xe đạp thể thao.
1. Thông tư này quy định một số nội dung quản lý tổ chức hoạt động thi đấu Xe đạp thể thao.
2. Xe đạp thể thao bao gồm: Xe đạp đường trường, Xe đạp địa hình, Xe đạp trong sân lòng chảo và Xe đạp vượt chướng ngại vật (BMX).
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động thi đấu Xe đạp thể thao tại Việt Nam.
1. Tổ chức, cá nhân đứng ra tổ chức giải thi đấu Xe đạp thể thao phải xây dựng Hướng dẫn kỹ thuật. Hướng dẫn kỹ thuật gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Sơ đồ kèm theo mặt cắt của đường đua có đánh dấu các điểm quan trọng trên đường đua;
b) Bản đồ chi tiết khu vực xuất phát, đích hoặc khu vực thi đấu.
2. Tổ chức, cá nhân đứng ra tổ chức giải thi đấu Xe đạp thể thao có trách nhiệm gửi Hướng dẫn kỹ thuật cho các tổ chức, cá nhân tham gia điều hành, thi đấu giải. Thời gian gửi Hướng dẫn kỹ thuật ít nhất 30 ngày trước ngày khai mạc giải.
Điều 4. Điều kiện chung về địa điểm thi đấu
1. Có đường đua, sân đua phù hợp với tính chất và quy mô của giải đấu theo quy định tại các
2. Địa điểm tổ chức thi đấu phải có khu vực khởi động, khu vực vệ sinh, thay đồ, để xe.
3. Đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ tại các địa điểm thi đấu và địa điểm tổ chức các buổi lễ chính thức theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Đường đua Xe đạp đường trường
1. Có các biển chỉ dẫn thông báo hướng, địa điểm, cự ly thi đấu, khoảng cách đến các điểm quan trọng: đích đến, điểm giải thưởng dọc đường, khu vực tiếp tế, đỉnh núi, đoạn đường xấu, đường hẹp, khu đông dân cư, cầu.
2. Đánh dấu và báo hiệu các chướng ngại vật trên đường đua.
3. Có hàng rào bảo vệ khu vực trước đích 300m và sau đích 100m.
Điều 6. Đường đua Xe đạp địa hình
1. Có các bảng báo hiệu đánh dấu đường đua theo quy định của Luật thi đấu Xe đạp thể thao.
2. Đánh dấu và báo hiệu các chướng ngại vật trên đường đua.
3. Đặt các vật liệu mềm hoặc đệm tại các khu vực có thể gây nguy hiểm cho vận động viên.
4. Có lưới hoặc hàng rào bảo vệ tại các khu vực nguy hiểm: vực, dốc đứng.
5. Khu vực an toàn ngăn cách giữa khán giả với đường đua rộng tối thiểu 2m và phải có hàng rào bảo vệ.
6. Có hàng rào bảo vệ khu vực trước đích 100m và sau đích 50m.
Điều 7. Sân đua Xe đạp lòng chảo
1. Sân đua trong nhà: Mặt sân được làm bằng gỗ, bằng phẳng và nhẵn. Đường đua có chiều rộng tối thiểu là 5m.
2. Sân đua ngoài trời: Mặt sân được làm bằng gỗ hoặc bê tông, bằng phẳng và nhẵn. Đường đua có chiều rộng tối thiểu là 5m.
3. Hành lang an toàn phía trong của đường đua có chiều rộng tối thiểu là 2,5m đối với sân đua có chiều dài ngắn hơn 250m, tối thiểu là 4m đối với sân đua có chiều dài từ 250m trở lên.
4. Mép ngoài của đường đua có hàng rào an toàn bao quanh. Chiều cao của hàng rào tối thiểu là 0,9m, không có những phần lồi ra, mầu sắc tương phản so với mầu sắc của đường đua.
Điều 8. Sân đua Xe đạp vượt chướng ngại vật (BMX)
1. Chiều dài đường đua từ 300m đến 400m (đo từ tâm đường đua), chiều rộng tối thiểu là 5m bao gồm các đoạn đường thẳng và các khúc cua nghiêng tạo thành đường đua.
2. Khu vực xuất phát được thiết kế cao hơn so với đường đua, có chiều rộng tối thiểu là 10m và chiều cao tối thiểu là 1,5m. Đoạn đường xuất phát có các làn đường xuất phát riêng.
3. Cửa xuất phát có chiều cao tối thiểu 0,5m với độ dốc không quá 90 độ (90o). Cửa xuất phát được thiết kế để có thể đỡ được bánh xe của vận động viên.
4. Mép ngoài của đường đua được sơn màu trắng. Hàng rào ngăn cách đường đua và khán giả được đặt cách đường đua tối thiểu là 2m, được làm bằng nhựa hoặc chất liệu có khả năng hấp thụ lực va đập từ vận động viên và xe thi đấu.
5. Có đoạn đường thẳng sau vạch đích để các vận động viên giảm tốc độ và dừng xe.
Điều 9. Điều kiện về trang thiết bị
1. Có thiết bị liên lạc cho các thành viên tổ chức và điều hành giải đấu.
2. Có máy quay phim ghi lại quá trình thi đấu.
3. Có phương tiện di chuyển cho các thành viên tổ chức, điều hành và các đội trong quá trình thi đấu.
4. Có các trang thiết bị phục vụ bộ phận trọng tài điều hành giải và hướng dẫn đoàn đua gồm: cờ, chuông, còi, bảng báo giờ, báo vòng, băng xuất phát, băng đích, thiết bị kiểm tra độ an toàn, kích thước và trọng lượng của xe thi đấu.
1. Vận động viên tham dự thi đấu phải có giấy chứng nhận đủ sức khỏe thi đấu thể thao của bệnh viện đa khoa từ cấp tỉnh trở lên theo quy định của Điều lệ giải.
2. Điểm cấp cứu có tối thiểu 01 xe cứu thương, 01 bác sỹ và 06 y tá.
3. Có đủ cơ số thuốc và dụng cụ để sơ cứu ban đầu.
4. Đối với các cuộc đua Xe đạp địa hình, phải bố trí điểm cấp cứu tại các khu vực nguy hiểm trên đường đua; đảm bảo thuận lợi cho xe cứu thương di chuyển.
Điều 11. Điều kiện về trọng tài
1. Trọng tài điều hành giải trong hệ thống giải thể thao thành tích cao cấp quốc gia phải được Liên đoàn Xe đạp -Mô tô thể thao Việt Nam công nhận và triệu tập làm nhiệm vụ.
Số lượng trọng tài mô tô: tối thiểu 1 trọng tài/5 vận động viên nhưng không được ít hơn 30 trọng tài mô tô.
2. Đối với các cuộc thi đấu do địa phương, ngành tổ chức: Trọng tài điều hành giải phải được Liên đoàn Xe đạp - Môtô thể thao địa phương hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công nhận và triệu tập.
Số lượng trọng tài mô tô tối thiểu là 25 trọng tài.
Điều 12. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân
1. Tổ chức, cá nhân đứng ra tổ chức giải thi đấu Xe đạp thể thao có trách nhiệm báo cáo hoặc xin phép tổ chức giải bằng văn bản với cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật.
2. Ban Tổ chức giải có trách nhiệm:
a) Xây dựng kế hoạch tổ chức, chương trình, lịch trình và lộ trình thi đấu; đảm bảo an toàn và các yêu cầu chuyên môn;
b) Phối hợp với các cơ quan Công an, Giao thông vận tải, Y tế, Thông tin – truyền thông và các cơ quan có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đảm bảo công tác an toàn, trật tự, công tác y tế, sơ cứu, cấp cứu trong quá trình thi đấu, công tác tuyên truyền, quảng cáo theo quy định của pháp luật.
3. Đối với các giải thi đấu được tổ chức tại Việt Nam nhưng có lộ trình đường đua đi qua nhiều quốc gia:
a) Tổ chức đứng ra tổ chức giải thi đấu Xe đạp thể thao có lộ trình đường đua đi qua quốc gia khác có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức; báo cáo và gửi văn bản xin phép tổ chức giải tới cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch; các Bộ, ngành liên quan theo quy định của pháp luật;
b) Đại diện của tổ chức, cá nhân được cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch ủy quyền làm việc trực tiếp với các cơ quan của nước bạn để thống nhất về kế hoạch phối hợp tổ chức, đảm bảo an toàn và các yêu cầu về chuyên môn;
c) Tổ chức, cá nhân đứng ra tổ chức giải có trách nhiệm phối hợp với cơ quan xuất cảnh, nhập cảnh của các quốc gia có đoàn đua đến, đi qua đảm bảo việc thực hiện xuất cảnh, nhập cảnh cho người và các loại phương tiện của đoàn đua nhanh, gọn, đúng thủ tục quy định.
Điều 13. Báo cáo kết quả tổ chức thi đấu
Tổ chức, cá nhân tổ chức thi đấu Xe đạp thể thao báo cáo kết quả tổ chức thi đấu cho cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật sau khi kết thúc thi đấu.
1. Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiến hành thanh tra, xử lý theo thẩm quyền đối với các tổ chức, cá nhân khi tổ chức thi đấu Xe đạp thể thao vi phạm các quy định tại Thông tư này.
3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2014.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các cơ quan tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để nghiên cứu, kịp thời giải quyết./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
- 1Luật Thể dục, Thể thao 2006
- 2Nghị định 112/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật thể dục, thể thao
- 3Nghị định 76/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- 4Thông tư 22/2014/TT-BVHTTDL quy định nội dung quản lý hoạt động tổ chức thi đấu đua thuyền Rowing, Canoe và Thuyền truyền thống do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
Thông tư 14/2013/TT-BVHTTDL năm 2013 quy định nội dung quản lý tổ chức hoạt động thi đấu Xe đạp thể thao do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- Số hiệu: 14/2013/TT-BVHTTDL
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 19/12/2013
- Nơi ban hành: Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch
- Người ký: Hoàng Tuấn Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 109 đến số 110
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra