Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
PHỦ THỦ TƯỚNG | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 139-TTg | Hà Nội, ngày 28 tháng 06 năm 1960 |
BAN HÀNH THỂ LỆ TẠM THỜI VỀ HỢP ĐỒNG GIAO NHẬN THI CÔNG XÂY DỰNG CƠ BẢN
Kính gửi: | - Ông Bộ trưởng các Bộ, |
Để tăng cường mối quan hệ giữa các xí nghiệp quốc doanh và các cơ quan Nhà nước, trên tinh thần hợp tác xã hội chủ nghĩa, để cùng nhau thúc đẩy công tác kiến thiết cơ bản, bản đảm hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước về xây dựng cơ bản và bảo đảm thực hiện đầy đủ những nguyên tắc của chế độ hạch toán kinh tế của công trình xây dựng cơ bản.
Để tăng cường trách nhiệm đối với Nhà nước trong việc thực hiện những điều đã ký kết về hợp đồng giao nhận thi công xây dựng cơ bản giữa đơn vị kiến thiết giao thầu công trình và cơ quan xây lắp nhận thầu.
Căn cứ quyết nghị của Hội đồng Chính phủ (Hội nghị Thường vụ của Hội đồng Chính phủ phiên họp ngày 08-06-1960), nay ban hành thể lệ tạm thời về hợp đồng giao nhận thi công xây dựng cơ bản giữa đơn vị kiến thiết giao thầu công trình và cơ quan xây lắp nhận thầu, kèm theo Thông tư này.
Thể lệ tạm thời về hợp đồng giao nhận thầu thi công xây dựng cơ bản, là thể lệ chung áp dụng cho việc ký kết hợp đồng đối với công trình xây dựng cơ bản về công nghiệp , dân dụng, công trình giao thông, công trình thủy lợi. Thủ tướng Chính phủ đề nghị các Bộ Kiến trúc, Giao thông và Bưu điện, Thủy lợi căn cứ những nguyên tắc chung của thể lệ tạm thời này, có Thông tư hướng dẫn cụ thể cho thích hợp với tính chất hợp đồng giao nhận thầu thi công xây dựng cơ bản của ngành mình, để thực hiện được kết quả tốt hợp đồng thi công xây dựng cơ bản thuộc từng ngành.
Thể lệ tạm thời về hợp đồng giao nhận thi công xây dựng cơ bản này, sẽ thi hành trong một thời gian tương đối lâu dài, vậy các Bộ có liên quan cần nghiên cứu kỹ kết với tình hình thực tế đang khó khăn về kế hoạch kiến thiết cơ bản, về thiết kế và thi công, về thiết bị máy móc, về cung cấp nguyên vật liệu xây dựng trong nước và ngoài nước, đề nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành những biện pháp cụ thể, phù hợp với thực tế còn có khó khăn trong năm nay và năm 1961, để bảo đảm thực hiện tốt công tác kiến thiết cơ bản theo tinh thần thể lệ tạm thời này.
Thủ tướng Chính phủ mong các Bộ, Ủy ban hành chính khu, thành phố và tỉnh một mặt tích cực chấp hành thể lệ này, mặt khác trong khi thực hiện kịp thời báo cáo người khó khăn và kinh nghiệm về Thủ tướng phủ để kịp thời hướng dẫn thực hiện cho có kết quả tốt.
| K.T. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
VỀ HỢP ĐỒNG GIAO NHẬN THI CÔNG XÂY DỰNG CƠ BẢN
Điều 1. – Căn cứ những điều khoản quy định trong điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồng kinh tế ban hành theo Nghị định số 004-TTg ngày 04-01-1960, Quyết định số 354-TTg ngày 05-08-1957 về biện pháp tăng cường quản lý công tác kiến thiết cơ bản và điều lệ tạm thời về cấp phát kiến thiết cơ bản ban hành theo Nghị định số 575-TTg ngày 26-11-1857, để quy định những nguyên tắc chung về hợp đồng giao nhận thi công xây dựng cơ bản, nhằm đản bảo những nguyên tắc cơ bản của trình tự kiến thiết cơ bản và chế độ cấp phát vốn kiến thiết cơ bản.
Đơn vị kiến thiết giao thầu công trình (gọi tắt là bên A), cho cơ quan xây lắp nhận thầu (gọi tắt là bên B).
Ký kết hợp đồng giao nhận thi công xây dựng cơ bản (kể cả công trình công nghiệp, công trình dân dụng, công trình thủy lợi, công trình giao thông), nhằm mục đích:
- Tăng cường mối quan hệ giữa bên A và bên B, cùng các xí nghiệp quốc doanh và cơ quan Nhà nước có liên quan đến công tác xây dựng cơ bản. Mối quan hệ này phải thể hiện tinh thần hợp tác xã hội chủ nghĩa, hai bên thường xuyên trao đổi ý kiến, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau.
- Tăng cường trách nhiệm đối với Nhà nước, đề cao tiết kiệm, bảo đảm hoàn thành tốt chất lượng công trình, bảo đảm đúng tiến độ thi công và thời hạn hoàn thành công trình xây dựng cơ bản, để cùng nhau hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước về xây dựng cơ bản và củng cố những nguyên tắc của chế độ hạch toán kinh tế trong công tác xây dựng cơ bản.
Nếu thiết kế 3 giai đoạn, thì phải có thiết kế kỹ thuật; nếu thiết kế 2 giai đoạn, thì phải có thiết kế sơ bộ mở rộng; nếu công trình thuộc dân dụng thường, thì phải có nhiệm vụ thiết kế, có mặt bằng, có kiểu nhà; và phải có dự toán thiết kế toàn bộ công trình, hoặc từng hạng mục công trình, hoặc phần của kế hoạch năm, thì mới được tho công, chấm dứt tình trạng chưa có thiết kế, chưa có dự toán mà đã thi công. Các bản thiết kế kỹ thuật, thiết kế sơ bộ mở rộng, nhiệm vụ thiết kế, mặt bằng, kiểu nhà đều phải được cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn. Cón đối với với việc giao toàn bộ bản vẽ thi công hay giao từng phần, hai bên (A và B) phải thống nhất với nhau về lịch giao nhận, nhưng phải bảo đảm thi công liên tục.
Phải thực hiện nguyên tắc thanh toán theo khối lượng công trình làm xong, đúng theo quy mô, mẫu mực, chất lượng của bản vẽ thi công, trên cơ sở đơn giá và dự toán thiết kế được cơ quan có thẩm quyền duyệt y, chấm dứt tình trạng thực thi thực thanh.
II. NỘI DUNG KÝ KẾT HỢP ĐỒNG CHUẨN BỊ THI CÔNG
1. Kế hoạch kiến thiết cơ bản, nhiệm vụ thiết kế và thiết kế sơ bộ của toàn bộ công trình, hoặc từng hạng mục công trình đã được cơ quan có thẩm quyền duyệt y. Nếu là công trình làm nhiều năm thì phải ghi rõ phần xây dựng từng năm.
Riêng về công trình thuộc dân dụng thường chỉ cần có kế hoạch kiến thiết cơ bản, nhiệm vụ thiết kế, mặt bằng và kiểu nhà, đã được cơ quan có thẩm quyền duyệt y.
Đối với công trình thuộc dân dụng có yêu cầu đặc biệt và phức tạp, thì phải có đầy đủ những văn bản nói trên.
2. Khái toán của công trình được cơ quan có thẩm quyền duyệt y, trong đó có ghi rõ phí tổn của từng hạng mục công trình, lắp máy, đặt điện nước, các khoản kiến thiết cơ bản khác. Nếu là công trình làm nhiều năm, thì phải có phần phân chia khái toán cho từng năm.
3. Văn bản về địa điểm đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép xây dựng công trình.
Các văn bản trên, bên A phải giao toàn bộ đến bên B, mỗi loại 2 bản để nghiên cứu trước 30 ngày; sau đó hai bên ký kết hợp đồng nguyên tắc giao nhận thi công xây dựng cơ bản. Đồng thời, căn cứ vào hợp đồng nguyên tắc bên B tiến hành chuẩn bị công trường.
Trường hợp bên A không giao kịp toàn bộ các văn bản trên, thì có thể giao dần phần nào cần làm trước, nhưng phải quy định trong lịch giao nhận và cũng chỉ trong phạm vi 30 ngày đã quy định trên. Các văn bản trên, đồng gửi đến Ngân hàng Kiến thiết mỗi loại một bản để thẩm tra.
Sau khi ký kết hợp đồng cụ thể, bên B tiến hành thi công công trình xây dựng cơ bản. Việc tiến hành thi công bên A và bên B cần thống nhất tiến độ thi công và kế hoạch thi công từng thời kỳ, để bảo đảm hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước đã quy định.
Trong quá trình thi công có xuất hiện yêu cầu mới, thấy cần thiết phải mở rộng đất đai để nguyên vật liệu, sau khi giữa bên A và bên B thống nhất ý kiến, bên B đảm nhận việc xin giấy phép sử dụng những đất đai mở rộng đó.
a) Bồi thường hoa màu, cây cối, đất đai, di chuyển mồ mả, nhà cửa, tài sản của nhân dân: bên A phụ trách.
b) Những thứ sẵn có như đường ống ngầm đường sá, dây điện, nếu thấy cần phải di chuyển trước khi thi công thì bên A phụ trách; nếu hai bên thống nhất để trong quá trình thi công sẽ di chuyển có lợi hơn thì bên B phụ trách.
c) Xác định và cắm cọc mốc, cọc tim trên các công trình chủ yếu đường sá, đường dây, đường ống nước: bên A phụ trách, nếu là công trình công nghiệp; bên B phụ trách nếu là công trình dân dụng.
d) Xin phép sử dụng nguồn điện nước, máy điện thoại, hệ thống phóng thanh cần thiết cho việc thi công tại công trường; bên B phụ trách.
d) Bên A và bên B cùng quy định ngày bàn giao địa điểm và bản đồ bố trí mặt bằng cho bên B.
Điều 8. - Trước khi thi công, bên B tiến hành những việc cần thiết sau đây:
a) Căn cứ vào nhiệm vụ thi công mà quy định tổ chức xác định bộ máy thi công theo từng giai đoạn thiết kế.
b) Lập kế hoạch thi công theo khối lượng xây lắp và theo trình tự công trình của Nhà nước để phê chuẩn, sau khi đã có bản vẽ thi công.
c) Bố trí công trường, chuẩn bị nguyên vật liệu, máy móc, nhân lực, phương tiện vận tải.
d) Thành lập các cơ sở sản xuất phụ cần thiết.
đ) Tổ chức học tập, nghiên cứu bản vẽ thi công của bên A đã giao.
Điều 9. – Thời gian cung cấp đồ án thiết kế và bản vẽ thi công, do bên A giao cho bên B như sau:
- Song song với thời gian bên A giao địa điểm cho bên B, phải giao đồ án thiết kế và khái toán như điểm 1, 2 nói ở điều 4.
Trong hợp đồng cần quy định lịch giao bản vẽ thi công, dự toán và bản thiết minh thi công.
Bản vẽ thi công bên A phải bảo đảm đủ thi công và giao cho bên B 4 bộ (đối với công trình dân dụng) và 5 bộ (đối với công trình công nghiệp).
- Đối với văn kiện kỹ thuật thiết bị (gồm các bản đồ cấu tạo máy, bản trang bị phụ tùng, điều kiện kỹ thuật lắp máy, tỷ lệ đúng sai cho phép, phương pháp nổi…) bên A cần giao trước cho bên B từ 1 tháng rưỡi đến 2 tháng; nếu là công trình thiết bị kỹ thuật phức tạp thì cần giao trước từ 3 đến 4 tháng.
- Những công trình thiết kế ở nước ngoài không nhất thiết phải dịch toàn bộ; bên A cần dịch ra chữ Việt với mức cần thiết, bảo đảm tốt và đủ cho thi công của bên B. Những bản dịch đó phải kèm thêm một bản nguyên văn chữ nước ngoài, để bên B theo dõi đối chiếu trong khi thi công. Riêng về bản thiết kế sơ bộ thì phải dịch toàn bộ.
Nguyên vật liệu xây dựng sản xuất trong nước phải bảo đảm chất lượng theo yêu cầu của thiết kế, và phải được bên A xác nhận.
Nguyên vật liệu xây dựng nhập nước ngoài phải bảo đảm quy cách, chất lượng và giao tại công trường (nếu là nguyên vật liệu do B phụ trách cung cấp).
Giá cả nguyên vật liệu xây dựng nhập nước ngoài theo nguyên tắc tính giá điều động nội bộ (bao gồm giá mua, công vận tải, bốc vác, hao hụt và bảo quản khi tới công trường). Giá cả nguyên vật liệu trong nước, sẽ theo giá Nhà nước đã quy định tại địa phương xây dựng.
Việc cung cấp nguyên vật liệu xây dựng trong nước hoặc nhập nước ngoài, phải ghi vào hợp đồng và giao nhận đúng theo lịch thi công của công trường.
Bên A đảm nhận vận chuyển và chịu phí tổn vận chuyển những thiết bị máy móc của công trình đến công trường hay địa điểm đã quy định trong hợp đồng.
Sau này tùy theo yêu cầu của thi công, lắp máy, bên B chuyển dần đến chỗ lắp dựng. Nếu khoảnh cách vận chuyển vượt quá quy định trong dự toán lắp máy, phần kinh phí thêm đó do bên A trả.
Khi thiết bị máy móc vận chuyển đến công trường, phải được nhân viên kiểm nghiệm kỹ thuật của hai bên cùng làm thủ tục mở hòm giao nhận hàng và ký nhận theo các đơn hàng hay bản thuyết minh kèm theo.
Bên B sử dụng nhà tạm không phải trả tiền thuê nhà. Sau khi công trình hoàn thành, thì bên B phải trả nhà tạm đó lại cho bên A. Nếu bên B cần dùng nhà tạm ấy, thì thương lượng bên A nhượng lại; bên B phải trả cho bên A giá trị công trình tạm đó, sau khi đã trừ khấu hao thời gian bên B sử dụng không phải trả tiền.
Mỗi khi xây dựng xong một công trình chính, bên B tạm thời bàn giao cho bên A, nếu bên A chưa cần sử dụng đến, thì có thể để cho bên B sử dụng đến, tránh phí tổn phải làm nhà tạm, nhưng bên B phải tôn trọng nội quy sử dụng của bên A đã quy định. Việc sử dụng công trình này, bên B không phải trả tiền cho bên A.
Bên B phải trả tiền điện nước dùng trong quá trình thi công.
Trong phạm vi công trường có những công trình tạm của bên A như: đường sắt, đầu máy, toa xe, đường goòng… không thuộc về công trình xây lắp mà bên A chưa cần sử dụng, nếu bên B yêu cầu thì nhượng lại cho bên B sử dụng, điều kiện và kinh phí sử dụng sẽ quy định trong một hợp đồng riêng giữa hai bên.
VI . THI CÔNG, THAY ĐỔI THIẾT KẾ
Sau khi ký kết hợp đồng, nếu bên A thay đổi thiết kế thì hai bên phải:
Tăng hoặc giảm khối lượng công trình so với hợp đồng đã ký kết thì bên A phải ký hợp đồng bổ sung ngay với bên B. Mọi trường hợp tăng hoặc giảm khối lượng công trình có ảnh hưởng đến nhiệm vụ thiết kế và dự toán đều phải được cơ quan có thẩm quyền duyệt y mới có giá trị điều chỉnh. Dự toán điều chỉnh ấy phải gửi cho Ngân hàng Kiến thiết một bản.
Trường hợp thay đổi nhỏ, không ảnh hưởng đến tốc độ thi công, dây chuyên sản xuất, kế hoạch vốn, khong lãng phí nguyên vật liệu, thì do bên A và bên B thương lượng thỏa thuận và có ý kiến của cán bộ được ủy nhiệm của cơ quan thiết kế thường trực tại công trường. Sau khi thay đổi phải báo cáo cho cơ quan thiết kế biết. Khi sửa chữa thiết kế phải có bản vẽ lại và đính theo hồ sơ thi công để tiện theo dõi.
Nếu thay đổi thiết kế có kéo dài thời gian, thì không tính vào thời gian hoàn thành công trình. Trường hợp bên A cần bảo đảm đúng thời hạn hoàn thành công trình đã ký kết trong hợp đồng, hoặc cần thời gian hoàn thành công trình sớm hơn, thì bên A phải có văn bản yêu cầu bên B tăng cường biện pháp thi công để đảm bảo kế hoạch thời gian. Sau khi bên A và bên B đã thống nhất biện pháp tăng cường thi công, thì mọi phí tổn đó, do bên A đài thọ.
Trong trường hợp này nếu có tăng hoặc giảm khối lượng công trình, thì bên A phải kịp thời cùng với bên B điều chỉnh hợp đồng, và báo cáo lên cấp có thẩm quyền xét duyệt. Nếu phải ngừng thi công thì bên A phải có văn bản chính thức báo cáo cho B. Nếu xét thấy nguyên nhân trên, do cơ quan thiết kế hay bên A gây ra, thì bên ấy phải chịu trả các phí tổn này.
Trong quá trình thi công, bên B có nhiệm vụ phát hiện những sơ sót của thiết kế, báo cáo cho bên A và cơ quan thiết kế, để kịp thời sửa chữa hay thay đổi thiết kế.
Trong quá trình thi công, nếu bên B có sáng kiến về thay đổi thiết kế, mà vẫn không thay đổi nhiệm vụ thiết kế, vẫn bảo đảm chất lượng và kỹ thuật của công trình, tiết kiệm được nguyên vật liệu, thì đề nghị bên A báo cáo cơ quan thiết kế để sửa đổi thiết kế.
Nếu bên A hoặc cơ quan thiết kế không chấp nhận, thì bên B trình lên Hội đồng trọng tài xét và quyết định… Trong khi chờ đợi, bên B vẫn tiếp tục thi công theo như hợp đồng đã ký kết.
Ở mỗi công trường đang thi công, bên A và cơ quan thiết kế cần có cán bộ kỹ thuật trực tiếp ở công trường, để giám sát kỹ thuật xây dựng của bên B. Số cán bộ giám sát kỹ thuật này, khi phát hiện làm sai kỹ thuật, thì báo cho ban chỉ huy công trường sửa chữa, không giải quyết trực tiếp với công nhân để khỏi trở ngại cho thi công. Nếu cán bộ kỹ thuật phát hiện sai về kỹ thuật nhưng Ban chỉ huy công trường không thừa nhận, thì bên A có quyền đình chỉ thi công để xác nhận, sau này kết luận bên nào sai thì bên ấy phải bồi thường phí tổn.
Điều 20. – Thời gian bảo đảm công trình kể từ ngày tổng nghiệm thu.
- Đối với công trình xây dựng thời gian bảo đảm là một năm, nếu công trình quan trọng thì ba năm.
- Đối với công trình xây lắp, lắp điện nước thời gian bảo đảm là sáu tháng.
Trong thời gian này, nếu xảy ra hư hỏng mà xét thấy:
- Do thi công làm không tốt, hị hư hỏng thì bên B sửa chữa và chịu mọi phí tổn.
- Do quản lý sử dụng không tốt, bị hư hỏng thì bên A tự sửa chữa lấy
Nếu trong thời gian dài sau này, công trình bị rạn nứt hay sụp, bên A phải mời bên B, Hội đồng Trọng tài đến xác nhận. Tuy tình hình cụ thể lúc bấy giờ, Chính phủ sẽ quyết định kỷ luật đối với bên phạm khuyết điểm.
VII. NGHIỆM THU, BÀN GIAO CÔNG TRÌNH
Trường hợp bên B không báo cho bên A biết, mà tự lấp đi (nếu là công trình kín) sau này bên A tiến hành kiểm tra phát hiện chất lượng công trình dù tốt hay xấu, thì bên B phải chịu mọi phí tổn.
Các công trình móng, sàn, tầng một, tầng hai, hoặc từng bộ phận công trình khác, sau khi nghiệm thu đều phải lập biên bản xác nhận chất lượng công trình đó, để khi tổng nghiệm thu toàn bộ công trình, có đủ hồ sơ quy trách nhiệm.
Riêng về công trình thuộc dân dụng, cán bộ bên A không thông thạo kỹ thuật xây dựng, thì bên B tự nghiệm thu lấy và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về chất lượng kỹ thuật, phẩm chất của công trình.
Khi một đơn vị công trình đã hoàn thành, nhưng hai bên chưa tổ chức nghiệm thu và bàn giao cho bên A thì hai bên chưa được sử dụng. Muốc sử dụng hai bên phải thương lượng với nhau.
Nếu bên A vì lý do không đến tổng nghiệm thu được, thì cần báo trước cho bên B và sau khi được sự đồng ý của bên B mới được hoãn lại kỳ hạn tổng nghiệm thu. Thời hạn xin hoãn không quá 14 ngày.
Về thanh toán, bên A và bên B nhất thiết phải chấp hành đúng theo đơn giá quy định tại địa phương do Ủy ban hành chính thành phố, tỉnh ban hành. Nếu địa phương nào Ủy ban hành chính chưa ban hành đơn giá, thì sau khi hai bên (A và B) ký kết hợp đồng nguyên tắc, bên A phải phối hợp với bên B và các cơ quan kinh tế có liên quan như: Chi hàng Kiến thiết, Ty Lao động, Công ty vật liệu xây dựng, Ty Thương nghiệp cùng nhau xây dựng đơn giá địa phương. Sau khi xây dựng xong đơn giá, trình Ủy ban hành chính địa phương thông qua và ban hành mới có giá trị. Việc xây dựng đơn giá địa phương, cần kịp thời gian cho việc ký kết hợp đồng cụ thể; hoặc chậm cũng chỉ trong vòng 3 tháng sau khi thi công.
Trường hợp trên, nếu bên A và cơ quan thiết kế không đồng ý với bên B, thì bên B có quyền khiếu nại đến Hội đồng trọng tài giải quyết. Trong khi chờ đợi giải quyết, bên B vẫn phải tiếp tục thi công theo như hợp đồng đã ký kết.
Điều 32. - Nếu bên A không thực hiện đúng hợp đồng thì xử lý như sau:
Cung cấp các bản đồ án thiết kế, dự toán, bản đồ mặt bằng… không đúng theo hợp đồng đã ký kết, gây tổn thất cho bên B như: nghỉ việc, lãng phí nhân công, di chuyển nguyên vật liệu, ứ đọng máy móc, phương tiện vận tải, thì bên A phải bồi thường những phí tổn đó cho bên B.
Trong quá trình thi công nếu bên A cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc nước ngoài chậm gây lãng phí trong thi công như: công nhân nghỉ việc, rỗi việc, công trình phải làm lại, ứ động máy móc… hoặc hủy bỏ hợp đồng vận tải, hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu, thừa thiếu nguyên vật liệu, điều động công nhân…, bên A phải chịu thanh toán những phí tổn đó.
Nếu thay đổi nhiệm vụ thiết kế, khối lượng công trình giảm bớt hoặc một bộ phận công trình đã làm rồi phải phá đi làm lại, do đó nguyên vật liệu chuẩn bị theo khối lượng cũ phải bỏ hoặc thừa, thì bên A có trách nhiệm thanh toán mọi khoản lãng phí đó.
Tuy nhiên, đối với các trường hợp ở điều 31 và điều 32 trên, theo tinh thần trách nhiệm chung, bên A và bên B phải cùng nhau bàn bạc giải quyết thỏa đáng và bên B phải có trách nhiệm đều hòa sử dụng nguyên vật liệu, máy móc, nhân lực… ở hiện trường để giảm bớt lãng phí và tổn thất cho Nhà nước.
Không tiến hành tổng nghiệm thu công trình, sau khi nhận được giấy báo của bên B, nếu quá hạn cứ chậm một ngày bên A phải bồi thường cho bên B 100 đồng và chịu mọi phí tổn chờ đợi của công trường.
Nếu công trình đã bàn giao xong mà bên B không quyết toán đúng kỳ hạn đã ký kết, bên A, cần tách một số cán bộ giúp bên B làm quyết toán và bên B phải chịu các phí tổn này.
Điều 35. – Phí tổn về thưởng phạt giải quyết như sau:
a) Nếu bên B hoàn thành toàn bộ công trình trước hạn định thời gian trong hợp đồng, thì Nhà nước sẽ xét và cấp số tiền theo tỷ lệ quy định ở điều 30 nói trên, cho bên A để thưởng cho bên B.
b) Nếu bên B hoàn thành toàn bộ công trình chậm hạn định thời gian trong hợp đồng, theo điều 30 nói trên thì bên B phải xuất quỹ hoạt động kinh doanh bồi thường cho bên A.
c) Nếu bên A không thực hiện đúng hợp đồng, phải bồi thường cho bên B, theo điều 32 và 34 nói trên, thì bên A phải xin Nhà nước cấp vốn cần thiết để thanh toán cho bên B.
Tất cả các khoản phí tổn về bồi thường lẫn nhau giữa bên A và bên B, đều phải chịu trách nhiệm về khoản bồi thường đó trước Nhà nước.
- Do thi công làm không tốt, thì bên B phải sửa chữa và chịu mọi phí tổn, kể cả những thiệt hại do việc ngừng sản xuất để sửa chữa gây ra.
- Do quản lý sử dụng không tốt, thì bên A tự sửa chữa lấy.
Cả hai trường hợp trên, nếu kết luận là có hư hỏng và mức độ hư hỏng, phải được Hội đồng trọng tài và hai bên A và B xác nhận.
X. PHÂN CẤP KÝ KẾT HỢP ĐỒNG GIAO NHẬN THI CÔNG XÂY DỰNG CƠ BẢN
- Ký kết hợp đồng hàng loạt theo khối lượng xây dựng xu các Bộ trong phạm vi chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước hàng năm hay dài hạn và những công trình lớn.
- Nội dung hợp đồng của cấp Bộ: đề ra những nguyên tắc lớn và biện pháp có tính chất chỉn đạo cấp dưới ký kết hợp đồng cụ thể (Công ty, Công trường, khu vực).
Điều 39. - Cấp Công ty, Công trường khu vực.
- Căn cứ vào hợp đồng nguyên tắc đã ký kết, các Công ty, Công trường khu vực ký kết hợp đồng cụ thể và hợp đồng từng đơn vị công trình có tính chất hạch toán với đại diện được ủy quyền của bên A.
- Khi được ủy nhiệm của Bộ trưởng, thì Công ty, Công trường khu vực được quyền đại diện Bộ ký kết hợp đồng ngắn hạn đối với những công trình thi công ngắn hạn trong phạm vi một năm trở lại với bên A.
- Hợp đồng cụ thể của Công ty, Công trường khu vực do Chủ nhiệm Công ty hoặc Trưởng ban chỉ huy công trường trực tiếp ký, không được ủy nhiệm người khác ký thay.
Thể lệ hợp đồng này áp dụng cho cả các công trình xây dựng cơ bản của các cơ quan địa phương giao thầu cho các Sở, Ty Kiến trúc.
- 1Thông tư 965-UB-ĐM-1964 quy định định mức tỷ lệ và nguyên tắc về quản lý và sử dụng máy thi công trong kiến thiết cơ bản do Ủy ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước ban hành
- 2Thông tư 114-TTg năm 1962 bổ sung về giao nhận thầu thi công các công trình xây dựng cơ bản do thủ tướng chính phủ ban hành
- 3Quyết định 383-BCNN/PC năm 1961 về thành lập ban tiếp nhận những công trình công nghiệp nhẹ sau khi đã hoàn thành việc thiết kế xây dựng cơ bản do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp Nhẹ ban hành.
- 1Thông tư 965-UB-ĐM-1964 quy định định mức tỷ lệ và nguyên tắc về quản lý và sử dụng máy thi công trong kiến thiết cơ bản do Ủy ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước ban hành
- 2Thông tư 114-TTg năm 1962 bổ sung về giao nhận thầu thi công các công trình xây dựng cơ bản do thủ tướng chính phủ ban hành
- 3Quyết định 354-TTg về biện pháp tăng cường quản lý công tác kiến thiết cơ bản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 75-TTg năm 1960 về việc mở rộng diện cấp phát vốn kiến thiết cơ bản theo khối lượng công trình do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 5Nghị định 004-TTg năm 1960 ban hành điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồng kinh tế giữa các xí nghiệp quốc doanh và các cơ quan Nhà nước do Thủ Tướng ban hành
- 6Thông tư 017-KTCB năm 1960 hướng dẫn thi hành thể lệ tạm thời giao nhận thiết kế và thi công xây dựng cơ bản do Bộ Giao Thông và Bưu Điện ban hành
- 7Thông tư 15-LĐ/TT năm 1959 hướng đẫn tiêu chuẩn năng suất lao động ở các nông trường kiến thiết cơ bản do Bộ Lao động ban hành
- 8Quyết định 383-BCNN/PC năm 1961 về thành lập ban tiếp nhận những công trình công nghiệp nhẹ sau khi đã hoàn thành việc thiết kế xây dựng cơ bản do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp Nhẹ ban hành.
- 9Nghị định 574-TTg năm 1957 ban hành bản Điều lệ tạm thời về cấp phát kiến thiết cơ bản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Điều lệ tạm thời về cấp phát kiến thiết cơ bản do Bộ Tài chính ban hành năm 1957
Thông tư 139-TTg năm 1960 về thể lệ tạm thời về hợp đồng giao nhận thi công xây dựng cơ bản do Phủ Thủ Tướng ban hành
- Số hiệu: 139-TTg
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 28/06/1960
- Nơi ban hành: Phủ Thủ tướng
- Người ký: Phạm Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 29
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra