BỘ TÀI CHÍNH | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
| Hà Nội, ngày 07 tháng 01 năm 1957 |
ĐIỀU LỆ TẠM THỜI
VỀ CẤP PHÁT KIẾN THIẾT CƠ BẢN
Điều 1. – Nay đặt ra bản “Điều lệ tạm thời về cấp phát kiến thiết cơ bản” này để cung cấp kịp thời vốn kiến thiết cơ bản, theo dõi việc sử dụng vốn được hợp lý, đôn đốc các ngành kiến thiết cơ bản trong khi hoàn thành nhiệm vụ kiến thiết cơ bản theo kế hoạch Nhà nước đã quy định, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế, hạ giá thành công trình, tiết kiệm vốn kiến thiết cho Nhà nước.
Điều 2. – Tất cả những công trình kiến thiết cơ bản của các đơn vị xí nghiệp quốc doanh và của các đơn vị sự nghiệp đã được ghi trong kế hoạch kinh tế quốc dân đều do bộ máy cấp phát kiến thiết cơ bản thuộc Bộ Tài chính (sau này gọi tắt là bộ máy cấp phát, chiếu theo điều lệ này mà cấp phát.
Điều 3. – Tất cả những món thu chi tài vụ chính của các đơn vị kiến thiết, xí nghiệp kiến trúc lắp máy, cơ quan khảo sát thiết kế, cơ quan khảo sát địa chất, đều do bộ máy cấp phát làm kết toán.
Điều 4. – Vốn kiến thiết cơ bản do Bộ Tài chính cấp làm nhiều lần cho Vụ Cấp phát kiến thiết cơ bản thuộc Bộ Tài chính (sau gọi tắt là cơ quan cấp phát trung ương). Số vốn ấy sẽ gửi vào tài khoản riêng ở Ngân hàng Quốc gia. Tiền gửi vào Ngân hàng Quốc gia thì không tính lãi cũng như khi chuyển tiền thì không chịu thủ tục phí cho Ngân hàng Quốc gia.
Trường hợp xí nghiệp dùng tiền vốn tự có để xây dựng những kiến thiết cơ bản đã được ghi vào kế hoạch kinh tế quốc dân, thì phải giao tiền vốn tự có đó cho cơ quan cấp phát.
NHỮNG TÀI LIỆU LÀM CĂN CỨ VÀ CÁCH SỬ DỤNG NHỮNG TÀI LIỆU ẤY
Điều 5. – Bộ máy cấp phát kiến thiết cơ bản sẽ căn cứ vào những tài liệu dưới đây để cấp phát:
1) Kế hoạch kiến thiết cơ bản hàng năm.
2) Bản sao bảng dự toán kiến thiết cơ bản (sau này gọi tắt là dự toán kiến thiết).
3) Kế hoạch cấp phát kiến thiết cơ bản hàng quý (sau này gọi tắt là kế hoạch cấp phát - mẫu số 1 kèm).
Điều 6. – Kế hoạch kiến thiết cơ bản hàng năm của các Bộ và các cơ quan trực thuộc Phủ Thủ tướng (sau gọi tắt là Bộ chủ quản) sau khi được Phủ Thủ tướng phê chuẩn sẽ sao gửi một bản cho cơ quan cấp phát trung ương.
Kế hoạch kiến thiết cơ bản hàng năm của đơn vị kiến thiết sau khi được Bộ chủ quản duyệt y, Bộ chủ quản sẽ sao gửi một bản cho cơ quan cấp phát trung ương thẩm xét. Nếu tổng số bỏ vốn của các đơn vị kiến thiết thuộc các Bộ không quá tổng số đã được Nhà nước phê chuẩn cho Bộ đó, thì cơ quan cấp phát trung ương sẽ chuyển các kế hoạch đó cho các Phòng cấp phát sở quan (sau này gọi tắt là cơ quan chịu trách nhiệm cấp phát).
Điều 7. – Đơn vị kiến thiết phải đưa bản sao dự toán kiến thiết cơ bản đã được Bộ chủ quản (hoặcỦy ban kế hoạch Nhà nước) duyệt y cho cơ quan chịu trách nhiệm cấp phát. Cơ quan này sẽ phối hợp cùng đơn vị kiến thiết và xí nghiệp kiến trúc lắp máy để thẩm xét. Khi thẩm xét sẽ căn cứ vào những định mức đã được Nhà nước hoặc Bộ chủ quản quy định (định mức về sử dụng nhân công và vật liệu), giá vật liệu và thiết bị, tiền lương, phí tổn gián tiếp, tiêu chuẩn lãi và giá xây dựng đơn vị công trình, v.v…
Trường hợp hai cơ quan trên chưa quy định mức về sử dụng nhân công và vật liệu thì tạm căn cứ vào định mức do đơn vị kiến thiết và xí nghiệp kiến trúc lắp máy đã thỏa thuận đặt ra. Những giá trị dự toán cao quá quy định thì phải bàn bạc để bớt đi; nếu giá trị dự toán thấp hơn quy định thì bù thêm cho sát. Nếu hai bên không thống nhất ý kiến với nhau được thì cơ quan chịu trách nhiệm cấp phát cứ tạm cấp phát theo dự toán cũ, đồng thời báo cáo tình hình cụ thể với Bộ Tài chính và Bộ chủ quản nghiên cứu giải quyết.
Khi thẩm xét giá trị dự toán thì lấy số giảm được bù cho số phải tăng thêm, nếu còn thừa thì do Bộ chủ quản điều chỉnh trong phạm vi kế hoạch kiến thiết cơ bản hàng năm đã được Nhà nước phê chuẩn; tuy nhiên số tăng thêm không được quá số đã giảm bớt. Nếu cần phải cấp thêm vốn thì Bộ chủ quản phải báo cáo với Ủy ban kế hoạch và Bộ Tài chính nghiên cứu giải quyết.
Khi dự toán kiến thiết chưa được phê chuẩn, cơ quan chịu trách nhiệm cấp phát có thể thẩm xét dự thảo dự toán.
Điều 8. – Kế hoạch cấp phát do Bộ chủ quản đặt ra theo từng quý và gửi cho Bộ Tài chính duyệt, trước khi bắt đầu mỗi quý Bộ Tài chính (Vụ Tài vụ xí nghiệp) sẽ lần lượt gửi kế hoạch cấp phát đã được xét duyệt cho Bộ chủ quản và cơ quan cấp phát trung ương. Bộ chủ quản sẽ căn cứ vào kế hoạch cấp phát đã được xét duyệt để làm giấy báo hạn mức cấp phát kiến thiết cơ bản theo từng đơn vị kiến thiết (sau này gọi tắt là giấy báo hạn mức cấp phát (mẫu số 2 kèm).
Giấy báo hạn mức cấp phát sẽ làm thành bốn bản gửi cho cơ quan cấp phát trung ương thẩm xét. Nếu tổng số hạn mức cấp phát không quá kế hoạch cấp phát đã được duyệt thì cơ quan cấp phát trung ương sẽ ký nhận vào giấy báo hạn mức, giữ lại một bản, gửi cho cơ quan chịu trách nhiệm cấp phát một bản và gửi hai bản cho Bộ chủ quản (một bản sẽ phải gửi cho đơn vị kiến thiết).
Điều 9. – Trường hợp kế hoạch kiến thiết cơ bản hàng năm và dự toán của đơn vị kiến thiết chưa được phê chuẩn, bộ máy cấp phát phải tạm cấp theo kế hoạch kiến thiết cơ bản hàng năm và dự thảo dự toán kiến thiết của đơn vị kiến thiết đã được Ủy ban kế hoạch Nhà nước hay Bộ chủ quản thẩm xét đồng ý. Đơn vị kiến thiết sẽ gửi cho cơ quan chịu trách nhiệm cấp phát tất cả những bản dự thảo kế hoạch kiến thiết cơ bản và dự thảo dự toán kiến thiết đã đượcỦy ban kế hoạch Nhà nước hay Bộ chủ quản thẩm xét đồng ý và bản sao nguyên văn giấy thẩm xét đồng ý.
- Trường hợp bản dự thảo kế hoạch kiến thiết cơ bản hàng năm và bản dự thảo dự toán kiến thiết của đơn vị kiến thiết chưa được các cơ quan có thẩm quyền thẩm xét đồng ý, cơ quan chịu trách nhiệm cấp phát cấp trả những khoản hạng dưới đây theo con số kiểm tra về cấp vốn kiến thiết cơ bản hàng năm, trong phạm vi hạn mức cấp phát:
a) Khoản ứng trước cần để mua vật liệu trong nước trước khi khởi công công trình cho thầu.
b) Các khoản cần để mua thiết bị, máy móc và vật liệu nước ngoài của đơn vị kiến thiết.
c) Các khoản cần để mua vật liệu trong nước trước khi khởi công công trình tự làm lấy.
d) Các khoản về khảo sát thiết kế, khảo sát địa chất và các khoản về kiến thiết cơ bản khác.
- Trước khi bắt đầu năm kế hoạch, Phủ Thủ tướng và Bộ chủ quản sẽ gửi cho cơ quan cấp phát trung ương con số kiểm tra về cấp phát vốn kiến thiết cơ bản hàng năm để chuyển cho các cơ quan chịu trách nhiệm cấp phát.
Trường hợp bản dự thảo kế hoạch kiến thiết cơ bản hàng năm và bản dự thảo dự toán kiến thiết của đơn vị kiến thiết chưa được Ủy ban kế hoạch Nhà nước hay Bộ chủ quản thẩm xét, nhưng công trình phải khởi công thì đơn vị kiến thiết phải làm báo cáo lên Bộ chủ quản hay Ủy ban kế hoạch Nhà nước để xin phép. Khi được phê chuẩn rồi, đơn vị kiến thiết sẽ gửi cho cơ quan chịu trách nhiệm cấp phát những giấy tờ phê chuẩn làm công trình (phải ghi rõ tên hạng mục công trình và tổng số tiền phí tổn cần thiết). Cơ quan này sẽ căn cứ vào đó và hạn mức cấp phát để cấp trả khoản giá xây dựng công trình.
Sau khi kế hoạch kiến thiết cơ bản hàng năm và dự toán kiến thiết đã được phê chuẩn, cơ quan chịu trách nhiệm cấp phát phải cấp phát theo giấy tờ đã phê chuẩn.
Trường hợp kế hoạch cấp phát hàng quý (tức là hạn mức cấp phát) chưa được phê chuẩn, chưa được gửi xuống thì cơ quan chịu trách nhiệm cấp phát không được cấp trả bất cứ một khoản nào.
Điều 10. – Nếu có thay đổi về nội dung của các văn kiện làm căn cứ cấp phát thì các ngành có liên quan lần lượt báo cho cơ quan cấp phát trung ương và cơ quan chịu trách nhiệm cấp phát biết.
CẤP PHÁT VÀ KẾT TOÁN ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC LẮP MÁY CHO THẦU
Điều 11. - Về công trình kiến trúc lắp máy cho thầu, đơn vị kiến thiết và xí nghiệp kiến trúc lắp máy phải căn cứ vào kế hoạch kiến thiết cơ bản hàng năm và dự toán kiến thiết để ký hợp đồng thầu khoán hàng năm theo toàn bộ công trình cho thầu trong năm.
- Trường hợp dự toán kiến thiết chưa được phê chuẩn toàn bộ thì có thể căn cứ vào kế hoạch kiến thiết cơ bản hàng năm và dự toán hạng mục của công trình đã được phê chuẩn để ký hợp đồng từng hạng mục công trình.
- Trường hợp kế hoạch kiến thiết cơ bản hàng năm chưa được phê chuẩn, thì có thể căn cứ vào bản dự thảo kế hoạch (hay văn kiện phê chuẩn làm công trình) và dự toán hạng mục đã được Ủy ban kế hoạch Nhà nước hay Bộ chủ quản thẩm xét đồng ý để ký hợp đồng hạng mục công trình.
- Trường hợp dự toán hạng mục cũng chưa được phê chuẩn, do đó không thể ký hợp đồng hạng mục được, đơn vị kiến thiết và xí nghiệp kiến trúc lắp máy có thể ký giấy giao kèo làm công trình theo văn kiện phê chuẩn làm công trình để khởi công.
Nhưng sau khi kế hoạch kiến thiết cơ bản hàng năm và dự toán kiến thiết đã được phê chuẩn, vẫn phải ký hợp đồng thầu khoán hàng năm.
Điều 12. – Đơn vị kiến thiết phải gửi bản phụ của hợp đồng thầu khoán hoặc giấy giao kèo làm công trình cho cơ quan chịu trách nhiệm cấp phát để làm tài liệu căn cứ cấp phát.
Cơ quan chịu trách nhiệm cấp phát sẽ thẩm xét hợp đồng thầu khoán theo quy định sau:
1) Tên hạng mục công trình phải phù hợp với dự toán kiến thiết.
2) Giá trị công trình không được quá kế hoạch kiến thiết cơ bản hàng năm.
3) Phương pháp cấp tiền phải phù hợp với điều lệ này.
Nếu cơ quan chịu trách nhiệm cấp phát thẩm xét thấy không phù hợp với những điều đã quy định thì sẽ gửi trả về cho đơn vị kiến thiết sửa lại. Trong khi đó có thể tạm cấp phát theo kế hoạch kiến thiết cơ bản hàng năm và dự toán kiến thiết hay văn kiện phê chuẩn làm công trình.
Điều 13. – Đơn vị kiến thiết chịu trách nhiệm nắm và phân phối các khoản cấp phát kiến thiết cơ bản, bảo đảm đưa hồ sơ thiết kế và dự toán kiến thiết cho xí nghiệp xây lập được kịp thời, kiểm tra theo dõi về chất lượng và mức tiến triển của công trình, kiểm nhận công trình theo quy định, kịp thời kết toán với xí nghiệp kiến trúc lắp máy.
Xí nghiệp kiến trúc lắp máy căn cứ vào hồ sơ thiết kế và dự toán kiến thiết đã được phê chuẩn, chịu trách nhiệm hoàn thành công trình theo quy định của hợp đồng thầu khoán hay giấy giao kèo làm công trình.
Nếu chia thầu một phần công trình cho các xí nghiệp kiến trúc lắp máy khác thì cũng phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về phần công trình chia thầu.
Cơ quan chịu trách nhiệm cấp phát có nhiệm vụ đôn đốc, theo dõi đơn vị kiến thiết và xí nghiệp kiến trúc lắp máy thực hiện hợp đồng đó.
Điều 14. – Đơn vị kiến thiết phải cấp phát khoản tạm ứng cho xí nghiệp kiến trúc lắp máy theo như hợp đồng thầu khoán hàng năm để mua vật liệu về kiến trúc lắp máy (kể cả vật kết cấu). Nếu đơn vị kiến thiết cung cấp vật liệu cho xí nghiệp kiến trúc lắp máy thì lấy giá trị của vật liệu gán làm khoản tạm ứng.
Khoản tạm ứng để mua vật liệu trong nước sẽ do đơn vị kiến thiết và xí nghiệp kiến trúc lắp máy tính toán cụ thể, nhưng mức cao nhất không được quá 50% tổng giá trị vật liệu trong nước cần thiết cho công trình làm trong năm đó. Nếu cần tạm ứng quá tỷ lệ 50% nói trên thì phải báo cáo lên cho Bộ chủ quản và Bộ Tài chính xét.
Vật liệu nước ngoài sẽ do đơn vị kiến thiết trả tiền sau khi hàng tới, rồi chuyển giao cho xí nghiệp kiến trúc lắp máy theo nguyên giá (gồm có nguyên giá vật liệu và cước phí vận chuyển). Số tiền ấy sẽ coi như khoản tạm ứng.
Để cho xí nghiệp kiến trúc lắp máy chuẩn bị làm công trình dễ dàng, trước khi ký hợp đồng thầu khoán hàng năm, đơn vị kiến thiết và xí nghiệp kiến trúc lắp máy có thể ký giao kèo về khoản tạm ứng, ghi rõ tên hạng mục công trình, dự tính giá trị của công trình cho thầu trong năm, con số của khoản tạm ứng, dự tính ngày ký hợp đồng, ngày khởi công và thời hạn làm công. Đơn vị kiến thiết phải gửi giấy giao kèo này cho cơ quan chịu trách nhiệm cấp phát để thẩm xét, nếu thấy đúng sẽ cấp phát khoản tạm ứng.
Khi giá công trình đã được quy định trong hợp đồng thầu khoán hàng năm hay giấy giao kèo làm công, hai bên cần thương lượng sửa lại và điều chỉnh lại khoản tạm ứng.
Điều 15. - Khoản tạm ứng sẽ trừ dần, song song với mức giảm sút của số vật liệu dự trù. Cách trừ phải ghi rõ trong hợp đồng thầu khoán theo quy định sau đây:
1) Trường hợp công trình hoàn thành trong năm: chậm nhất là phải bắt đầu trừ từ khi giá trị vật liệu cần cho công trình chưa hoàn thành trong năm kế hoạch ngang với số tạm ứng, khi đơn vị kiến thiết trả khoản giá xây dựng công trình cuối 10 ngày hay cuối tháng, sẽ căn cứ vào tỷ lệ vật liệu trong tổng giá trị của hợp đồng để trừ dần. Trước khi công trình làm xong sẽ trừ hết toàn bộ.
2) Trường hợp công trình làm từ năm này sang năm khác, trong những năm đầu có thể không trừ hoặc trừ ít khoản tạm ứng. Từ năm thứ hai số điều chỉnh theo số cần tạm ứng cho năm đó, thừa thì trả lại, thiếu thì bù thêm và sẽ trừ hết trong năm làm xong công trình, theo thể thức đã quy định ở trên.
Đối với những công trình làm từ năm này sang năm khác, khoản tạm ứng chưa trừ là khoản tiền do Bộ Tài chính cấp để mua vật liệu dự trù cho năm sau.
Điều 16. – Đối với những công trình kiến trúc có những hạng mục công trình mà thời hạn làm công dưới ba tháng thì chỉ kết toán một lần sau khi đã làm xong những hạng mục công trình đó.
Cơ quan chịu trách nhiệm cấp phát sẽ căn cứ vào biên lai giá xây dựng công trình (mẫu 3 kèm) của xí nghiệp kiến trúc lắp máy xuất trình, đã được đơn vị kiến thiết ký nhận và giấy kiểm nhận công trình kiến trúc (mẫu số 4 kèm) để thẩm xét và cấp phát.
Trước khi làm xong hạng mục công trình, cuối mỗi tuần kỳ 10 ngày, xí nghiệp kiến trúc lắp máy, căn cứ vào giá trị công trình (giá xây dựng công trình đã làm xong trong 10 ngày đã qua, ghi theo thống kê cấp tốc hoặc theo con số ước lượng) đã làm xong để làm giấy biên lai tạm chi (mẫu số 5 kèm).
Khi đơn vị kiến thiết đã ký nhận vào giấy biên lai tạm chi ấy thì xí nghiệp kiến trúc lắp máy sẽ cầm đến cơ quan chịu trách nhiệm cấp phát để lĩnh khoản tạm chi. Nhưng trước khi làm xong công trình, tổng số khoản tạm chi và khoản tạm ứng, (tạm ứng để mua vật liệu kiến trúc lắp máy và giá vật liệu cung cấp) không được quá 95% giá dự toán xây dựng công trình. Khi kết toán giá công trình xây dựng phải trừ hết toàn bộ (tạm ứng và những khoản tạm chi).
Điều 17. – Đối với những công trình có những hạng mục công trình thời hạn làm công trên 3 tháng thì phải kết toán hàng tháng. Cuối mỗi tháng đơn vị kiến thiết và xí nghiệp kiến trúc lắp máy sẽ căn cứ vào khối lượng công trình đã làm xong trong tháng và đã được hai bên kiểm nhận để làm báo cáo hàng tháng về công trình đã làm xong (mẫu số 6 kèm). Báo cáo ấy sẽ gửi cùng với chứng từ “giá xây dựng công trình” cho cơ quan chịu trách nhiệm cấp phát thẩm xét và cấp phát.
Cuối thượng tuần và trung tuần mỗi tháng, xí nghiệp kiến trúc lắp máy căn cứ vào giá xây dựng công trình đã hoàn thành trong mỗi tuần kỳ 10 ngày để làm biên lai tạm chi. Sau khi được đơn vị kiến thiết nhận, xí nghiệp kiến trúc lắp máy sẽ cầm biên lai ấy đến cơ quan chịu trách nhiệm cấp phát để nhận khoản tạm chi “giá xây dựng công trình”. Khi kết toán cuối tháng sẽ khấu trừ khoản tạm chi trong 2 tuần kỳ 10 ngày đầu tháng.
Điều 18. – Đối với những công trình kiến trúc cho thầu thời hạn làm công trình trên 3 tháng, đã làm xong, thì trong 45 ngày sau khi hai bên đã kiểm nhận, đơn vị kiến thiết và xí nghiệp kiến trúc lắp máy phải căn cứ vào dự toán đã được sửa chữa theo sổ đã làm công để làm kết toán cuối cùng. Cơ quan chịu trách nhiệm cấp phát sẽ dựa vào biên lai giá xây dựng công trình và giấy kiểm nhận giao trả công trình kiến trúc kèm theo để thẩm xét và cấp phát. Khi cấp phát sẽ trừ đi tất cả các khoản trước kia đã cấp phát.
Điều 19. – Đối với những công trình lắp máy cho thầu, cơ quan chịu trách nhiệm cấp phát sẽ căn cứ vào hợp đồng thầu khoán để cấp phát theo thực tế. Nhưng trước khi làm xong toàn bộ công trình, tổng số khoản tạm ứng và tạm chi không được quá 95% tổng giá trị của hợp đồng thầu khoán.
Sau khi làm xong toàn bộ công trình và đã được 2 bên kiểm nhận, xí nghiệp kiến trúc lắp máy làm biên lai khoản giá xây dựng công trình, đưa cho đơn vị kiến thiết ký nhận để cơ quan chịu trách nhiệm cấp phát kết toán.
Điều 20. – Đối với những công trình xây lắp cho thầu, nếu gặp khó khăn trong việc kết toán theo khối lượng công trình thì cơ quan chịu trách nhiệm cấp phát có thể tạm thời căn cứ vào điều 21 (chương 4) để cấp phát theo thực tế.
Điều 21. – Đối với những công trình kiến trúc lắp máy do đơn vị kiến thiết tự làm lấy, cơ quan chịu trách nhiệm cấp phát sẽ căn cứ vào kế hoạch kiến thiết cơ bản hàng năm, dự toán kiến thiết hay giấy phê chuẩn làm công trình để cấp phát, theo thực tế của từng hạng mục phí tổn (thiết bị, vật liệu, tiền lương, phí tổn lặt vặt, v.v…).
Điều 22. – Cơ quan chịu trách nhiệm cấp phát sẽ căn cứ vào kế hoạch hàng quý về khảo sát thiết kế và khảo sát địa chất để cấp phát theo thực tế cho cơ quan khảo sát thiết kế và khảo sát địa chất. Địa điểm công tác khảo sát địa chất phải thay đổi nhiều do đó cơ quan khảo sát địa chất có thể lĩnh khoản tạm ứng ở cơ quan chịu trách nhiệm cấp phát. Nhưng vì tính chất lưu động không hoàn toàn giống nhau, nên tùy trường hợp cụ thể, hai bên cần có quy định rõ ràng về thời hạn kết toán. Nếu không kết toán đúng kỳ hạn đã quy định thì cơ quan chịu trách nhiệm cấp phát không tạm ứng khoản khác.
Điều 23. – Khi đơn vị kiến thiết mua thiết bị, khí cụ, dụng cụ ở nước ngoài, cơ quan chịu trách nhiệm cấp phát sẽ căn cứ vào kế hoạch kiến thiết cơ bản hàng năm, hay số lượng ghi trong dự toán kiến thiết để cấp phát theo giá thực tế. Nếu kế hoạch, dự toán chưa được phê chuẩn, có thể tạm căn cứ vào từng chi tiết thiết bị (gồm có khí cụ, dụng cụ) đã được Bộ chủ quản phê chuẩn để cấp phát.
Điều 24. – Khi Bộ chủ quản đặt mua thiết bị, vật liệu của nước ngoài giao cho các đơn vị kiến thiết (kể cả hàng viện trợ quốc tế) thì cơ quan cấp phát trung ương làm kết toán. Như vậy Bộ chủ quản sẽ gửi cho cơ quan cấp phát trung ương giấy báo trả tiền đã được Bộ Thương nghiệp hay các Tổng Công ty nhập khẩu ký nhận và các chứng từ có liên quan khác, để cấp phát. Khi giao thiết bị, vật liệu cho đơn vị kiến thiết phải báo cáo để cơ quan chịu trách nhiệm cấp phát biết mà ghi vào sổ sách.
Điều 25. – Đơn vị kiến thiết và xí nghiệp kiến trúc lắp máy mua vật liệu thì cơ quan chịu trách nhiệm cấp phát căn cứ vào giá thực tế đã trả để cấp phát theo thực tế.
Điều 26. – Khi đơn vị kiến thiết và xí nghiệp kiến trúc lắp máy phát tiền lương, cơ quan chịu trách nhiệm cấp phát sẽ cấp phát theo thực tế, trong phạm vi tổng số tiền lương đã ghi trong kế hoạch lao động kiến trúc lắp máy hàng năm. Nếu cần quá tổng số tiền lương đã ghi trong kế hoạch hàng năm thì trước khi tiến hành, đơn vị kiến thiết và xí nghiệp kiến trúc lắp máy phải báo cáo lên Bộ chủ quản phê chuẩn. Giấy phê chuẩn sẽ gửi cho cơ quan chịu trách nhiệm cấp phát.
Điều 27. – Đơn vị kiến thiết và xí nghiệp kiến trúc lắp máy cần phải cố gắng giảm bớt phí tổn quản lý hành chính, giữ đúng biên chế nhân viên quản lý hành chính. Cơ quan chịu trách nhiệm cấp phát trả tiền phí tổn quản lý hành chính theo nhu cầu đã phê chuẩn và chịu trách nhiệm theo dõi chặt chẽ về tiết kiệm chi tiêu.
Điều 28. – Khi đơn vị kiến thiết tiến hành kiến thiết cơ bản khác, cơ quan chịu trách nhiệm cấp phát sẽ cấp phát theo thực tế trong phạm vi kế hoạch kiến thiết cơ bản.
Điều 29. – Khi một xí nghiệp vừa sản xuất, vừa kiến thiết cơ bản thì sự giao dịch và cung cấp cho nhau về lao vụ (điện, nước và vận chuyển trong xưởng, v.v…) giữa sản xuất với kiến thiết cơ bản sẽ làm kết toán theo từng thời kỳ ở cơ quan chịu trách nhiệm cấp phát.
Điều 30. – Đơn vị kiến thiết và xí nghiệp kiến trúc lắp máy khi dùng tiền phải làm phiếu chi và gửi cùng với những chứng từ có liên quan (hợp đồng, hóa đơn, v.v…) cho cơ quan chịu trách nhiệm cấp phát để cấp phát theo thực tế (phải trả lại ngay những chứng từ có liên quan). Nếu không thể gửi trước được các chứng từ cùng với phiếu chi thì cơ quan chịu trách nhiệm cấp phát có thể cấp phát rồi sẽ kiểm tra sau (có trọng điểm). Khi dùng những số tiền nhỏ để chi tiêu những khoản linh tinh, cơ quan chịu trách nhiệm cấp phát có thể ứng trước cho đơn vị kiến thiết và xí nghiệp kiến trúc lắp máy, những đơn vị dùng tiền phải gửi giấy tờ (các chứng từ chi tiêu) để cơ quan chịu trách nhiệm cấp phát làm kết toán 15 ngày 1 lần.
Điều 31. – Cơ quan chịu trách nhiệm cấp phát kiểm tra những hoạt động về kinh tế và tài vụ của đơn vị kiến thiết, xí nghiệp kiến trúc lắp máy, cơ quan khảo sát thiết kế và khảo sát địa chất.
Nội dung kiểm tra gồm các mặt sau đây:
a) Kiểm tra tình hình hoàn thành kế hoạch kiến thiết cơ bản.
b) Kiểm tra tình hình sử dụng tài sản cố định mới tăng thêm.
c) Kiểm tra tình hình sử dụng tiền vốn.
Khi làm công tác kiểm tra, cơ quan chịu trách nhiệm cấp phát có quyền xem các tài liệu có liên quan về kế hoạch, thiết kế, giải thích về sơ đồ, sổ sách chứng từ, tài liệu thống kê và những giấy tờ có liên quan khác.
Ngành chủ quản, đơn vị kiến thiết, xí nghiệp kiến trúc lắp máy, cơ quan khảo sát thiết kế, khảo sát địa chất sẽ lần lượt gửi những kế hoạch thu chi tài vụ (cơ quan khảo sát thiết kế và cơ quan khảo sát địa chất chỉ cần có bản sao của dự toán đơn vị), báo cáo quyết toán và báo cáo thống kê thường kỳ, cho cơ quan cấp phát trung ương và cơ quan chịu trách nhiệm cấp phát. Cơ quan chịu trách nhiệm cấp phát phải theo đúng chế độ bảo mật đối với những điều bí mật của Nhà nước.
Điều 32. – Đơn vị kiến thiết, cơ quan khảo sát thiết kế, cơ quan khảo sát địa chất phải chi tiêu trong phạm vi hạn mức cấp phát để xét định. Hạn mức cấp phát chưa dùng trong quý có thể tiếp tục sử dụng vào quý sau, hạn mức cấp phát của quý sau không thể sử dụng trước. Nhưng nếu hoàn thành kế hoạch hàng quý trước thời hạn, do đó hạn mức cấp phát trong quý không đủ dùng thì cơ quan chịu trách nhiệm cấp phát sẽ cấp phát trong phạm vi hạn mức cấp phát của quý sau. Nếu hạn mức cấp phát của quý sau chưa gửi xuống thì cơ quan chịu trách nhiệm cấp phát có thể tạm ứng, khi hạn mức cấp phát đã gửi xuống sẽ trừ đi.
Điều 33. – Bộ chủ quản có quyền điều hòa hạn mức cấp phát của các đơn vị kiến thiết thuộc ngành mình trong phạm vi kế hoạch cấp phát đã được Bộ Tài chính xét định. Nhưng không thể phân phối trước những hạn mức chưa thu hồi về.
Trong phạm vi kế hoạch kiến thiết cơ bản hàng năm được Nhà nước phê chuẩn, Bộ chủ quản có quyền thay đổi sổ bỏ vốn (khối lượng công tác thể hiện bằng tiền) của các đơn vị kiến thiết thuộc ngành mình. Những sổ bỏ vốn (khối lượng công tác) phải giảm của một đơn vị kiến thiết không được quá 5% kế hoạch hàng năm của đơn vị ấy. Sổ bỏ vốn (khối lượng công tác) của đơn vị kiến thiết trên hạng ngạch không được bớt để tăng thêm cho đơn vị kiến thiết dưới hạng ngạch.
Điều 34. – Khi có đơn vị kiến thiết, xí nghiệp kiến trúc lắp máy, cơ quan khảo sát thiết kế, cơ quan khảo sát địa chất làm trái với điều lệ về kiến thiết cơ bản của Nhà nước, lãng phí vốn kiến thiết, không hoàn thành kế hoạch đúng kỳ hạn, thì cơ quan chịu trách nhiệm cấp phát phải góp ý kiến, đôn đốc họ sửa chữa. Nếu tình hình nghiêm trọng, phải báo cáo lên Bộ Tài chính và Bộ chủ quản để xét giải quyết.
Điều 35. – Vốn kiến thiết cơ bản và vốn sản xuất cần phải đúng khoản nào vào việc ấy. Nếu đơn vị kiến thiết dùng vốn kiến thiết cơ bản để xây dựng công trình ngoài kế hoạch hay để làm các việc khác thì cơ quan chịu trách nhiệm cấp phát sẽ không cấp phát (cự tuyệt). Nếu lấy vốn sản xuất để làm tạm ứng cho kiến thiết cơ bản thì cần phải được Bộ Tài chính phê chuẩn mới được lấy tiền vốn của Nhà nước mà trả lại.
Điều 36. – Sau khi đã làm xong toàn bộ công trình, đơn vị kiến thiết phải trả lại số tiền mặt còn lại cho cơ quan chịu trách nhiệm cấp phát để trừ vào khoản tiền để cấp phát.
Hạn mức cấp phát còn lại sẽ nhờ cơ quan chịu trách nhiệm cấp phát trả lại cho Bộ chủ quản để Bộ chủ quản điều chỉnh sử dụng trong phạm vi kế hoạch đã được Nhà nước phê chuẩn.
Vật liệu máy móc còn lại, Bộ chủ quản chịu trách nhiệm giải quyết điều chỉnh, phần còn lại mỗi năm sẽ ghi vào kế hoạch thu chi tài vụ kiến thiết cơ bản để gán làm chi tiêu về kiến thiết cơ bản.
Điều 37. – Cơ quan chịu trách nhiệm cấp phát sẽ phụ trách việc theo dõi đơn vị kiến thiết và xí nghiệp kiến trúc lắp máy nộp lại và tiền khấu hao cơ bản theo đúng thời hạn.
Tất cả những vốn lưu động của xí nghiệp kiến trúc lắp máy do Bộ chủ quản cấp và thu về đều qua bộ máy cấp phát kiến thiết cơ bản.
Điều 38. – Bản điều lệ tạm thời này do Bộ Tài chính dự thảo đã được Thủ tướng phủ cho phép đem áp dụng để rút kinh nghiệm xây dựng điều lệ chính thức (công văn số 6117-KT ngày 31-12-1956 của Thủ tướng phủ).
| K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
BẢN CẤP PHÁT KIẾN THIẾT CƠ BẢN QUÝ ……… NĂM 1957
CỦA BỘ……………………
Ngày làm ………………………
Số thứ tự | Tài khoản dự toán | Số dự trù bỏ vốn vào kiến thiết cơ bản trong năm | Số dự trù cấp phát kiến thiết cơ bản trong năm | Số vốn bỏ vào kiến thiết cơ bản từ đầu năm cho tới quý trước | Số cấp phát chi dùng từ đầu năm cho tới quý trước | Dự trù quý này | Số cấp phát được Bộ Tài chính duyệt | GHI CHÚ | ||||
Khoản | Hạng | Mức | Tên tài khoản | Số bỏ vốn | Số cấp phát | |||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 |
Số được Bộ Tài chính duyệt |
|
|
|
|
|
|
|
|
Giải thích của Bộ chủ quản | Nhận xét của Bộ Tài chính: |
Bộ chủ quản: - Bộ trưởng - Giám đốc vụ - Trưởng phòng - Người làm bằng | Bộ Tài chính: - Bộ trưởng - Giám đốc Vụ - Trưởng phòng - Người giải quyết. |
CƠ QUAN TÀI CHÍNH | GIẤY BÁO HẠN MỨC CẤP PHÁT XÂY DỰNG CƠ BẢN (BẢNG SỐ…………) Năm……… Quý……… | Số………… Tài khoản dự toán Khoản…………… |
Đơn vị kiến thiết Đơn vị dùng tiền Địa điểm công trình
Cơ quan lãnh đạo dọc Cơ quan quản lý Cơ quan cấp phát
Cơ quan cấp phát duyệt xong đóng dấu và ký tên,
HẠNG VÀ TÊN TÀI KHOẢN | PHÁT THÁNG | CHUYỂN PHÁT | PHÂN CẤP | ||||||||||||||||||||||||||||
|
|
|
| ||||||||||||||||||||||||||||
|
|
|
| ||||||||||||||||||||||||||||
Tổng cộng hạn mức dự toán |
|
|
| ||||||||||||||||||||||||||||
Giải thích |
|
|
| ||||||||||||||||||||||||||||
|
Nay kính
| Ngày …… tháng …… năm 195… (Ký tên và đóng dấu) |
Tháng……… năm………
Số thứ tự | HẠNG MỨC | SỐ TIỀN | CHÚ THÍCH | |
1 | - Giá công trình phải trả cho xí nghiệp (hay xí nghiệp thu) |
|
| |
2 | - Khoản hạng xí nghiệp phải nộp lại đơn vị kiến thiết hay cơ quan cấp phát (3+4+5+6) |
|
| |
3 | - Khoản tạm ứng về vật liệu |
|
| |
4 | - Khoản tạm ứng chi về công trình làm xong trong tháng |
|
| |
5 | …………………………. |
|
| |
6 | …………………………. |
|
| |
7 | …………………………. |
|
| |
8 | - Số còn lại phải trả cho xí nghiệp (hay xí nghiệp thu) (khoản 1 – 2) |
|
| |
| Tài liệu bổ sung: - Cộng giá công trình đã thu trong năm kể cả kỳ này: - Khoản tạm ứng còn lại chưa thu hồi: | |||
Đơn vị kiến thiết | Xí nghiệp xây lắp | Ngày…… Tháng……năm 1957 | ||
CHÚ THÍCH: - Nếu khoản 1 trừ khoản 2 mà còn thiếu thì phải ghi chữ đỏ và xí nghiệp phải đề ra phương pháp trả lại
GIẤY KIỂM NHẬN GIAO TRẢ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Ngày làm:…………………
Hợp đồng số…………ngày……………
………………………
1) Tên công trình:
2) Địa điểm và địa chỉ công trình:
3) Họ và tên, chức vụ của người đại diện nhận thầu:
4) Họ và tên, chức vụ của người đại diện cho thầu:
5) Họ và tên, chức vụ của người đại diện các cơ quan khác tham gia kiểm nhận:
6) Giải thích sơ lược về công trình, số lượng và công dụng:
7) Công trình này xây dựng theo thiết kế số…… do………………lập ra và đã được…………….. phê chuẩn và theo dự toán số…… do ……………. lập ra và được phê chuẩn.
8) Công trình hoàn thành có phù hợp với thiết kế kỹ thuật không, nếu không phù hợp thì tại sao:
9) Nhận xét về chất lượng của toàn bộ công trình và công trình bộ phận:
10) Tổng giá trị xây dựng công trình đã hoàn thành và giá xây dựng công trình đơn vị:
TÊN CÔNG TRÌNH | GIÁ DỰ TOÁN | GIÁ THỰC TẾ |
|
|
|
11) Thời gian làm công theo kế hoạch: Thời gian làm công thực tế:
12) Kết luận:
13) Giải thích của người phụ trách làm công ở công trường:
Người giao trả | Người kiểm nhận | Đại diện các cơ quan khác | Người bảo quản công trình sau khi kiểm nhận |
Số………… |
BIÊN LAI KHOẢN TẠM CHI CỦA XÍ NGHIỆP XÂY LẬP
Số thứ tự | HẠNG MỤC | Số tiền | Chú thích |
1 | - Giá công trình tạm chỉ trong 10 ngày: |
|
|
2 | - Tổng số giá công trình tạm chỉ chưa trù: |
|
|
3 | - Khoản tạm ứng về vật liệu phải trừ bớt: |
|
|
4 | - Giá công trình thực chỉ trong 10 ngày: |
|
|
Nay đã nhận được các khoản nói trên đây. Sẽ trừ đi khi kết toán giá xây dựng công trình.
Ngày…… tháng……năm 1957 | Đồng ý trả theo khoản hạng trên đây: | |
- Chi vào tài khoản số - Ngày chuyển số - Nợ tài khoản - Tài khoản đổi phương số | - Tổng cộng - Cấp phát - Soát lại Ghi sổ Người giải quyết |
Đơn vị kiến thiết | Đơn vị xây lắp | Cơ quan cấp phát | Đơn vị kiến thiết |
BẢNG BÁO CÁO CÔNG TRÌNH LÀM XONG HÀNG THÁNG Tháng……năm……… | - Hợp đồng số……… Ngày……… - Đơn vị: đồng |
Số thứ tự | Tên hạng mục công trình | Giá dự toán công trình | Giá dự toán công trình đã làm xong | Chú thích | |
Kể từ ngày khởi công đến tháng trước | Trong tháng | ||||
|
|
|
|
|
|
| Đơn vị kiến thiết |
|
| Xí nghiệp xây lập |
Điều lệ tạm thời về cấp phát kiến thiết cơ bản do Bộ Tài chính ban hành năm 1957
- Số hiệu: khongso1
- Loại văn bản: Điều lệ
- Ngày ban hành: 07/01/1957
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Trịnh Văn Bính
- Ngày công báo: 23/01/1957
- Số công báo: Số 3
- Ngày hiệu lực: 22/01/1957
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định