Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ QUỐC PHÒNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 138/2016/TT-BQP | Hà Nội, ngày 12 tháng 09 năm 2016 |
Căn cứ Bộ luật Lao động năm 2012;
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014;
Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Bảo hiểm y tế năm 2014;
Căn cứ Luật Việc làm 2013;
Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Căn cứ Quyết định số 32/2011/QĐ-TTg ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao được tập trung tập huấn và thi đấu (sau đây viết gọn là Quyết định số 32/2011/QĐ-TTg);
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính - Bộ Quốc phòng;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao quân đội được tập trung tập huấn và thi đấu.
Thông tư này hướng dẫn thực hiện chế độ tiền công, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, trợ cấp một lần, bồi thường tai nạn và tiền thưởng đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao được tập trung tập huấn và thi đấu quy định tại Quyết định số 32/2011/QĐ-TTg.
1. Huấn luyện viên, vận động viên các đội thể thao quân đội hàng năm được Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu quyết định tập trung tập huấn và thi đấu tại các đại hội, giải thể thao trong nước và quốc tế.
2. Các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan đến việc thực hiện chế độ tiền công, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, trợ cấp một lần, bồi thường tai nạn và tiền thưởng quy định tại Khoản 1 Điều này.
Trong thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ quan, đơn vị quản lý huấn luyện viên, vận động viên là cơ quan, đơn vị nơi huấn luyện viên, vận động viên được tuyển vào làm việc hoặc luyện tập thi đấu thường xuyên trước khi được triệu tập vào đội thể thao các cấp (sau đây gọi chung là cơ quan quản lý).
2. Cơ quan, đơn vị sử dụng huấn luyện viên, vận động viên là cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng huấn luyện viên, vận động viên trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu tại các đội thể thao các cấp theo quyết định của cấp có thẩm quyền (sau đây gọi là chung cơ quan sử dụng).
Cơ quan, đơn vị quản lý huấn luyện viên, vận động viên có thể đồng thời là cơ quan, đơn vị sử dụng huấn luyện viên, vận động viên.
3. Tập trung tập huấn là thời gian huấn luyện viên, vận động viên tập luyện, huấn luyện tại các đội thể thao quân đội theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
4. Huấn luyện viên, vận động viên tuyến 1 là huấn luyện viên, vận động viên có trình độ chuyên môn cao nhất, thi đấu tại các đại hội, giải thể thao trong nước và quốc tế.
5. Huấn luyện viên, vận động viên tuyến 2 là huấn luyện viên, vận động viên trẻ kế cận cho tuyến 1, thi đấu tại các đại hội, giải thể thao trong nước và quốc tế.
6. Huấn luyện viên, vận động viên tuyến 3 là huấn luyện viên, vận động viên năng khiếu nghiệp dư kế cận cho các đội thể thao tuyến 2, thi đấu giải thể thao các nhóm tuổi trong nước và quốc tế.
1. Huấn luyện viên, vận động viên các đội thể thao quân đội không hưởng lương từ ngân sách nhà nước được cơ quan sử dụng trả tiền công theo ngày như sau:
a) Huấn luyện viên
- Huấn luyện viên tuyến 1: 120.000 đồng/người/ngày;
- Huấn luyện viên tuyến 2: 90.000 đồng/người/ngày;
- Huấn luyện viên tuyến 3: 90.000 đồng/người/ngày.
b) Vận động viên
- Vận động viên tuyến 1: 80.000 đồng/người/ngày;
- Vận động viên tuyến 2: 40.000 đồng/người/ngày;
- Vận động viên tuyến 3: 30.000 đồng/người/ngày.
2. Huấn luyện viên, vận động viên là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được trả tiền công như sau:
a) Hưởng nguyên lương (bao gồm lương cấp bậc đối với sĩ quan hoặc ngạch bậc đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng và các Khoản phụ cấp lương nếu có) do cơ quan quản lý huấn luyện viên, vận động viên chi trả.
b) Trường hợp mức tiền lương theo ngày của huấn luyện viên, vận động viên thấp hơn mức tiền công quy định tại Khoản 1 Điều này thì cơ quan sử dụng huấn luyện viên, vận động viên chi trả phần chênh lệch. Cách tính như sau:
Chênh lệch tiền công theo ngày được hưởng | = | Tiền công ngày theo quy định | - | Tiền lương cấp bậc (đối với sĩ quan) hoặc ngạch bậc (đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng) và các Khoản phụ cấp lương (nếu có) |
22 ngày |
c) Trường hợp huấn luyện viên, vận động viên có số ngày thực tế tập huấn và thi đấu cao hơn số ngày làm việc tiêu chuẩn trong tháng (22 ngày) thì cơ quan sử dụng huấn luyện viên, vận động viên chi trả tiền công bằng mức quy định tại Khoản 1 Điều này cho những ngày cao hơn số ngày làm việc theo tiêu chuẩn trong tháng.
d) Khoản tiền công chênh lệch chi trả cho huấn luyện viên, vận động viên quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều này không dùng để tính đóng và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
3. Huấn luyện viên, vận động viên là hạ sĩ quan, binh sĩ được cơ quan quản lý trả tiền sinh hoạt phí. Nếu số ngày thực tế tập huấn và thi đấu cao hơn số ngày làm việc tiêu chuẩn trong tháng thì cơ quan sử dụng huấn luyện viên, vận động viên chi trả tiền công bằng mức quy định tại Khoản 1 Điều này cho những ngày cao hơn số ngày làm việc theo tiêu chuẩn trong tháng.
Trường hợp tiền sinh hoạt phí theo ngày làm việc tiêu chuẩn trong tháng cộng với mức tiền ăn cơ bản của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh theo quy định hiện hành thấp hơn mức tiền công quy định tại Khoản 1 Điều này thì cơ quan, đơn vị sử dụng huấn luyện viên, vận động viên chi trả phần chênh lệch. Cách tính như sau:
Chênh lệch tiền công theo ngày được hưởng | = | Tiền công ngày theo quy định | - | Phụ cấp quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ | - | Mức tiền ăn cơ bản của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh |
22 ngày |
Ví dụ 1: Vận động viên A của Trung tâm thể dục thể thao Quân khu 1, cấp bậc hạ sĩ, hệ số phụ cấp quân hàm 0,5 và mức tiền ăn 47.000 đồng/ngày. Được cấp có thẩm quyền triệu tập tập trung tập huấn đội thể thao quân đội, thời gian 01 tháng. Vận động viên A được hưởng phụ cấp quân hàm, tiền công trong thời gian tập trung tập huấn như sau:
- Hưởng nguyên phụ cấp quân hàm trong thời gian tập trung tập huấn do cơ quan quản lý trả (hệ số phụ cấp quân hàm hiện hưởng x mức lương cơ sở) là:
0,5 x 1.210.000 đồng = 605.000 đồng.
- Phần chênh lệch do mức tiền sinh hoạt phí theo ngày thấp hơn tiền công đối với vận động viên đội thể thao quân đội quy định tại Khoản 1 Điều này do cơ quan sử dụng trả cho 01 tháng là:
[80.000đồng - (605.000đồng/22 ngày 47.000đồng)] x 22 ngày = 121.000 đồng.
- Nếu vận động viên A thực hiện chế độ luyện tập 26 ngày/tháng thì cơ quan sử dụng vận động viên A trả tiền công cho những ngày vượt số ngày làm việc tiêu chuẩn trong tháng (04 ngày) là:
80.000 đồng x 04 ngày = 320.000 đồng
Như vậy, tổng số tiền do cơ quan sử dụng chi trả cho vận động viên A trong tháng tập trung tập huấn 26 ngày là:
121.000 đồng 320.000 đồng = 441.000 đồng.
Điều 5. Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và trợ cấp một lần
1. Huấn luyện viên, vận động viên thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế bắt buộc
a) Huấn luyện viên, vận động viên hưởng lương từ ngân sách nhà nước: Cơ quan quản lý huấn luyện viên, vận động viên chịu trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.
b) Huấn luyện viên, vận động viên không hưởng lương từ ngân sách nhà nước: Cơ quan sử dụng huấn luyện viên, vận động viên có trách nhiệm chuyển cho cơ quan quản lý huấn luyện viên, vận động viên Khoản kinh phí để nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định (bao gồm phần trách nhiệm đóng của người sử dụng lao động và phần trách nhiệm đóng của người lao động).
c) Huấn luyện viên, vận động viên được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật. Cơ quan sử dụng huấn luyện viên, vận động viên có trách nhiệm chủ trì, phối hợp cùng cơ quan quản lý huấn luyện viên, vận động viên trong việc lập hồ sơ, giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế theo quy định.
2. Huấn luyện viên, vận động viên không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc trong thời gian triệu tập của cấp có thẩm quyền để tập trung tập huấn, thi đấu nếu bị ốm hoặc bị tai nạn phải nghỉ luyện tập, nghỉ thi đấu hoặc chết thì được cơ quan sử dụng huấn luyện viên, vận động viên giải quyết như sau:
a) Huấn luyện viên, vận động viên bị ốm hoặc thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình thì được chi trả toàn bộ chi phí khám, chữa bệnh và được hưởng trợ cấp bằng 75% mức tiền công quy định tại
b) Huấn luyện viên, vận động viên bị tai nạn trong khi tập trung tập huấn và thi đấu thì được chi trả toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi Điều trị ổn định thương tật và được hưởng trợ cấp bằng 100% mức tiền công quy định tại
Sau khi thương tật của huấn luyện viên, vận động viên đã được Điều trị ổn định, cơ quan sử dụng có trách nhiệm giới thiệu huấn luyện viên, vận động viên đi giám định khả năng lao động. Trường hợp huấn luyện viên, vận động viên bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được hưởng trợ cấp một lần, cụ thể như sau:
- Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 tháng tiền lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng tiền lương cơ sở tại thời Điểm có kết quả giám định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động.
- Ngoài ra còn được hưởng thêm Khoản trợ cấp tính theo thời gian làm huấn luyện viên, vận động viên tập trung (nếu có thời gian ngắt quãng thì được cộng dồn), từ 01 năm (đủ 12 tháng) trở xuống được tính bằng 0,5 tháng tiền công (tiền công ngày x 26 ngày), sau đó cứ thêm mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 0,3 tháng tiền công.
c) Huấn luyện viên, vận động viên bị chết trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương cơ sở theo quy định.
Trường hợp huấn luyện viên, vận động viên chết do tai nạn trong khi tập trung tập huấn, thi đấu hoặc chết trong thời gian Điều trị lần đầu do tai nạn trong khi tập trung tập huấn, thi đấu thì ngoài trợ cấp mai táng, thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 tháng lương cơ sở theo quy định.
3. Huấn luyện viên, vận động viên không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi thôi làm huấn luyện viên, vận động viên các đội thể thao quân đội được trợ cấp một lần. Cứ mỗi năm (12 tháng) làm huấn luyện viên, vận động viên tập trung (nếu có thời gian ngắt quãng thì được tính cộng dồn) được hưởng 1,5 tháng tiền công (26 ngày/tháng) trước khi thôi làm huấn luyện viên, vận động viên, nhưng thấp nhất bằng 02 tháng tiền công.
Khi tính cộng dồn thời gian làm huấn luyện viên, vận động viên để tính hưởng trợ cấp theo quy định tại Điều này, nếu có tháng lẻ dưới 03 tháng thì không tính, từ đủ 03 tháng đến đủ 06 tháng được tính là 1/2 năm, từ trên 06 tháng đến dưới 12 tháng được tính tròn 01 năm.
Ví dụ 2: Vận động viên B, không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, được cơ quan có thẩm quyền triệu tập tham gia đội thể thao quân đội từ năm 2008 đến năm 2015, thời gian cụ thể như sau: Từ năm 2008 đến năm 2013 mỗi năm 08 tháng; từ năm 2014 đến năm 2015, mỗi năm 05 tháng. Khi thôi làm vận động viên, được tính hưởng trợ cấp một lần như sau:
- Thời gian được hưởng tính trợ cấp một lần:
Từ năm 2008 đến năm 2013 = 06 năm x 08 tháng = 48 tháng.
Từ năm 2014 đến năm 2015 = 02 năm x 05 tháng = 10 tháng.
Tổng cộng 58 tháng. Tương ứng với 4 năm, 10 tháng. Tính tròn là 5 năm.
- Mức tiền công tháng trước khi thôi làm vận động viên đội thể thao quân đội của vận động viên B là:
80.000 đồng/người/ngày x 26 ngày = 2.080.000 đồng
- Tổng số tiền trợ cấp một lần vận động viên B được hưởng là:
2.080.000 đồng x 5 năm x 1,5 = 15.600.000 đồng.
Điều 6. Chế độ bồi thường tai nạn lao động
1. Huấn luyện viên, vận động viên hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu bị chết hoặc bị tai nạn dẫn đến suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì cơ quan quản lý huấn luyện viên, vận động viên có trách nhiệm bồi thường theo quy định.
Tiền lương làm căn cứ tính bồi thường là tiền lương bình quân (bao gồm lương cấp bậc đối với sĩ quan hoặc ngạch bậc đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng và các Khoản phụ cấp lương nếu có) của 06 tháng liền kề trước khi huấn luyện viên, vận động viên được triệu tập tập trung tập huấn và thi đấu.
2. Huấn luyện viên, vận động viên thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc không hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong khi tập huấn, thi đấu bị chết hoặc bị tai nạn dẫn đến suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì cơ quan sử dụng huấn luyện viên, vận động viên có trách nhiệm bồi thường theo quy định.
Tiền lương làm căn cứ tính bồi thường là tiền lương bình quân theo hợp đồng của huấn luyện viên, vận động viên với cơ quan quản lý huấn luyện viên, vận động viên (bao gồm lương chuyên môn, nghiệp vụ và phụ cấp nếu có) của 06 tháng liền kề trước khi huấn luyện viên, vận động viên được triệu tập tập trung tập huấn và thi đấu.
Nếu mức lương và phụ cấp (nếu có) vượt quá mức lương tháng tối đa đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tại thời Điểm xảy ra tai nạn thì lấy mức lương tháng tối đa đóng bảo hiểm xã hội quy định tại thời Điểm xảy ra tai nạn làm căn cứ tính mức bồi thường.
3. Huấn luyện viên, vận động viên không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu bị chết hoặc bị tai nạn dẫn đến suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên, thi cơ quan sử dụng huấn luyện viên, vận động viên có trách nhiệm bồi thường theo quy định.
Tiền lương làm căn cứ tính bồi thường là mức tiền công theo ngày được trả theo quy định tại
4. Trường hợp thời gian làm việc của huấn luyện viên, vận động viên theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này không đủ 6 tháng, thì lấy mức tiền lương của tháng liền kề trước khi huấn luyện viên, vận động viên được triệu tập tập trung tập huấn và thi đấu để tính bồi thường.
5. Khi xảy ra tai nạn trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu, cơ quan sử dụng huấn luyện viên, vận động viên phải lập biên bản ghi đầy đủ diễn biến của vụ tai nạn, thương tích, mức độ thiệt hại, nguyên nhân, trách nhiệm xảy ra tai nạn; có chữ ký của cơ quan sử dụng huấn luyện viên, vận động viên, ban tổ chức giải thi đấu hoặc những người chứng kiến.
Huấn luyện viên, vận động viên các đội thể thao quân đội lập thành tích tại các giải thi đấu được thưởng theo mức sau:
1. Đối với vận động viên
a) Mức tiền thưởng
Đơn vị tính: 1.000 đồng.
TT | Tên giải thi đấu | Thành tích | |||
HCV | HCB | HCĐ | Phá kỷ lục | ||
1 | Đại hội thể thao Quân đội các nước thế giới | 75.000 | 45.000 | 30.000 | Được cộng thêm 30.000 |
2 | Giải thể thao Quân đội các nước Thế giới, Châu Á | 50.000 | 30.000 | 20.000 | Được cộng thêm 20.000 |
3 | Giải thể thao Quân đội các nước Đông Nam Á | 25.000 | 15.000 | 10.000 | Được cộng thêm 10.000 |
4 | Đại hội thể dục thể thao toàn quốc | 30.000 | 18.000 | 12.000 | Được cộng thêm 12.000 |
5 | Giải thể thao Vô địch Quốc gia | 25.000 | 15.000 | 10.000 | Được cộng thêm 10.000 |
6 | Giải thể thao Vô địch trẻ quốc gia |
|
|
|
|
- Từ 11 tuổi trở xuống | 5.000 | 3.000 | 2.000 |
| |
- Từ 12 tuổi đến 15 tuổi | 7.500 | 4.500 | 3.000 |
| |
- Từ 16 tuổi đến 17 tuổi | 10.000 | 6.000 | 4.000 |
| |
- Từ 18 tuổi đến 20 tuổi | 12.500 | 7.500 | 5.000 |
| |
7 | Đại hội thể dục thể thao toàn quân | 10.000 | 6.000 | 4.000 |
|
8 | Hội thao thể thao toàn quân | 7.500 | 4.500 | 3.000 |
|
b) Đối với môn thể thao tập thể, mức thưởng chung bằng số lượng người tham gia môn thể thao tập thể nhân với mức thưởng tương ứng.
Ví dụ 3: Đội tuyển bóng chuyền quân đội gồm 18 vận động viên đăng ký thi đấu tại giải vô địch quốc gia, đạt huy chương vàng. Mức thưởng chung cho Đội tuyển bóng chuyền quân đội là:
25.000.000 đồng x 18 người = 450.000.000 đồng.
c) Đối với các môn thể thao có nội dung thi đấu đồng đội (các môn thi đấu mà thành tích thi đấu của từng cá nhân và đồng đội được xác định trong cùng một lần thi), số lượng vận động viên được thưởng khi lập thành tích theo quy định của Điều lệ giải. Mức thưởng chung bằng số lượng vận động viên nhân với 50% mức thưởng tương ứng.
Ví dụ 4: 03 vận động viên Nguyễn Hưng A, Phạm Quang B, Lê Mạnh C đạt huy chương vàng đồng đội ở nội dung súng trường 3 tư thế tại giải vô địch bắn súng Quân đội các nước thế giới.
Mức thưởng chung cho các vận động viên này là:
75.000.000 đồng x 50% x 3 người = 112.500.000 đồng.
d) Vận động viên quân đội tham gia thi đấu các giải: Quân đội các nước thế giới, Quân đội các nước Đông Nam Á, Đại hội thể dục thể thao toàn quốc, Vô địch quốc gia nếu đạt huy chương vàng đồng thời phá kỷ lục thì được cộng thêm một Khoản thưởng như quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
2. Đối với huấn luyện viên
a) Đối với những môn thi đấu cá nhân: Huấn luyện viên trực tiếp đào tạo vận động viên lập thành tích trong các cuộc thi đấu thì mức thưởng chung được tính bằng mức thưởng đối với vận động viên. Tỷ lệ phân chia tiền thưởng được thực hiện theo nguyên tắc: Huấn luyện viên trực tiếp huấn luyện đội tuyển được 60%, huấn luyện viên trực tiếp đào tạo vận động viên cơ sở trước khi tham gia đội tuyển được 40%.
b) Đối với những môn thi đấu tập thể: Huấn luyện viên trực tiếp đào tạo đội tuyển thi đấu lập thành tích thì được thưởng mức thưởng chung bằng số lượng huấn luyện viên theo quy định nhân với mức thưởng tương ứng đối với vận động viên đạt giải.
Số lượng huấn luyện viên của các đội xét thưởng được quy định theo mức sau:
- Đối với các đội thuộc những môn có quy định từ 02 đến 05 vận động viên tham gia thi đấu: Mức thưởng chung tính cho 01 huấn luyện viên.
- Đối với các đội thuộc những môn có quy định từ 06 đến 12 vận động viên tham gia thi đấu: Mức thưởng chung tính cho 02 huấn luyện viên.
- Đối với các đội thuộc những môn có quy định từ 13 vận động viên trở lên: Mức thưởng chung tính cho 03 huấn luyện viên.
c) Đối với môn thể thao có nội dung thi đấu đồng đội mà thành tích thi đấu của từng cá nhân và đồng đội được xác định trong cùng một lần thi: Mức thưởng chung cho huấn luyện viên bằng số lượng huấn luyện viên quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này nhân với 50% mức thưởng tương ứng.
3. Đối với những huấn luyện viên, vận động viên quân đội được Tổng cục Thể dục thể thao triệu tập vào đội tuyển quốc gia tham gia thi đấu đạt thành tích tại các giải thi đấu quốc tế, ngoài chế độ tiền thưởng được Tổng cục Thể dục thể thao khen thưởng quy định tại Khoản 1 Điều 3 Quyết định số 32/2011/QĐ-TTg; căn cứ vào thành tích đạt được, cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng sẽ đề xuất, báo cáo Thủ trưởng Bộ phê duyệt mức thưởng riêng.
4. Khen thưởng thành tích thi đấu của huấn luyện viên, vận động viên đạt được tại các giải thi đấu phải có xác nhận của một trong những cơ quan sau: Tổng cục Thể dục thể thao, Ban tổ chức giải đấu hoặc Hiệp hội, Liên đoàn Thể thao Quốc gia.
Điều 8. Lập, chấp hành và quyết toán ngân sách
1. Nguồn kinh phí chi trả các chế độ cho đối tượng quy định tại Thông tư này được lập trong dự toán chi ngân sách hàng năm của các cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền của Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ và hạch toán theo hệ thống Mục lục ngân sách nhà nước áp dụng trong quân đội.
2. Việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán nguồn kinh phí thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn của Nhà nước và Bộ Quốc phòng.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 10 năm 2016 và thay thế Thông tư số 155/2007/TT-BQP ngày 05/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện một số chế đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao quân đội.
2. Các chế độ quy định tại Thông tư này được thực hiện từ ngày 01/10/2016.
1. Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Chỉ huy các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Cục trưởng Cục Tài chính/BQP, Cục trưởng Cục Quân huấn/BTTM chịu trách nhiệm tổ chức triển khai Thông tư này./.
- 1Thông tư 155/2007/TT-BQP hướng dẫn chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao quân đội do Bộ Quốc phòng ban hành
- 2Thông tư 01/2015/TT-BVHTTDL Quy định về tiêu chuẩn khen thưởng và đề nghị khen thưởng vận động viên, huấn luyện viên đạt thành tích xuất sắc tại các giải thể thao quốc tế do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 3Thông tư 03/2015/TT-BVHTTDL quy định về giám định khoa học đánh giá trình độ tập luyện thể thao và kiểm tra sức khỏe của vận động viên do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 4Thông tư 19/2015/TT-BCA quy định chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên và các hoạt động thể dục, thể thao trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công An ban hành
- 5Dự thảo Quyết định về chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao được tập trung tập huấn và thi đấu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị định 152/2018/NĐ-CP quy định về chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu
- 7Thông tư 164/2019/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn, định lượng, mức tiền ăn, tiền thuốc bổ thường xuyên đối với huấn luyện viên, vận động viên và giáo viên thể dục, thể thao trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 8Thông tư 18/2019/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện tiền lương, tiền hỗ trợ tập huấn, thi đấu, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ khi ốm đau, thai sản, bị tai nạn lao động đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 9Quyết định 744/QĐ-BQP năm 2021 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ và một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng năm 2020
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Luật bảo hiểm y tế 2008
- 3Quyết định 32/2011/QĐ-TTg về chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao được tập trung tập huấn và thi đấu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Bộ Luật lao động 2012
- 5Luật việc làm 2013
- 6Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014
- 7Luật Bảo hiểm xã hội 2014
- 8Thông tư 01/2015/TT-BVHTTDL Quy định về tiêu chuẩn khen thưởng và đề nghị khen thưởng vận động viên, huấn luyện viên đạt thành tích xuất sắc tại các giải thể thao quốc tế do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 9Thông tư 03/2015/TT-BVHTTDL quy định về giám định khoa học đánh giá trình độ tập luyện thể thao và kiểm tra sức khỏe của vận động viên do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 10Thông tư 19/2015/TT-BCA quy định chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên và các hoạt động thể dục, thể thao trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công An ban hành
- 11Dự thảo Quyết định về chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao được tập trung tập huấn và thi đấu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Nghị định 152/2018/NĐ-CP quy định về chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu
- 13Thông tư 164/2019/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn, định lượng, mức tiền ăn, tiền thuốc bổ thường xuyên đối với huấn luyện viên, vận động viên và giáo viên thể dục, thể thao trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 14Thông tư 18/2019/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện tiền lương, tiền hỗ trợ tập huấn, thi đấu, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ khi ốm đau, thai sản, bị tai nạn lao động đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Thông tư 138/2016/TT-BQP hướng dẫn thực hiện chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao quân đội được tập trung tập huấn và thi đấu do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- Số hiệu: 138/2016/TT-BQP
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 12/09/2016
- Nơi ban hành: Bộ Quốc phòng
- Người ký: Phan Văn Giang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra