Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
PHỦ THỦ TƯỚNG | VIỆT |
Số: 135-BT | Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 1973 |
HƯỚNG DẪN THI HÀNH ĐIỀU LỆ KHEN THƯỞNG GIA ĐÌNH QUÂN NHÂN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC.
Từ khi Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ khen thưởng gia đình quân nhân chống Mỹ, cứu nước đến nay, các địa phương đã có nhiều cố gắng trong việc xét khen thưởng những gia đình có người tòng quân, làm cho gia đình quân nhân phấn khởi sản xuất, công tác, phục vụ chiến đấu và các chiến sĩ càng thêm quyết tâm chiến đấu. Đặc biệt việc khen thưởng này đã ảnh hưởng tốt đối với phong trào tòng quân chống Mỹ, cứu nước. Nhưng do chưa quán triệt đầy đủ tinh thần của chính sách và việc chỉ đạo thực hiện của Phủ Thủ tướng chưa chặt chẽ, nên có một số trường hợp vướng mắc không được giải quyết kịp thời và có một số trường hợp đã khen sai, khen trùng hoặc bỏ sót. Để bổ khuyết những thiếu sót nói trên, Phủ Thủ tướng hướng dẫn thêm một số điểm dưới đây.
I. VỀ TIÊU CHUẨN VÀ KIỆN ĐỂ XÉT KHEN THƯỞNG
A. Về gia đình quân nhân.
1. Đối với người bố dượng, mẹ kế có công nuôi dưỡng quân nhân từ khi còn nhỏ thì trước khi quyết định việc khen thưởng, cần tham khảo ý kiến của người quân nhân. Trường hợp không có kiện hỏi ý kiến quân nhân thì tham khảo ý kiến của người cha hoặc người mẹ đẻ quân nhân đó.
2. Đối với nữ quân nhân tòng quân sau khi lấy chồng, nhưng từ trước và hiện nay không ở cùng hộ với cha mẹ chồng, thì tùy từng trường hợp cụ thể, hoặc theo đề nghị của nữ quân nhân, hoặc do sự thỏa thuận của 2 bên gia đình, mà xét khen thưởng cho cha mẹ chồng hoặc cho cha mẹ đẻ.
3. Đối với trường hợp cưới rể ở miền núi, thì cũng lấy ý kiến của người quân nhân hoặc của 2 bên gia đình (cha mẹ đẻ và cha mẹ vợ).
4. Trường hợp cha mẹ đẻ quân nhân đã chết từ trước khi quân nhân tòng quân thì xét khen thưởng cho vợ quân nhân, là người hiện đang phải đảm nhiệm việc gia đình.
5. Đối với những gia đình có nhiều người tòng quân mà có quân nhân không đủ điều kiện để tính khen thưởng, thì nói chung sẽ trừ quân nhân đó đi còn lại đạt tiêu chuẩn mức nào sẽ khen thưởng theo mức ấy.
6. Cha mẹ có con đi tòng quân nhưng lại có con ở trong diện bị án tù, bị quản chế, nếu không liên quan với sai lầm của người con và vẫn nghiêm chỉnh chấp hành các chính sách, tuân theo pháp luật của Nhà nước, được chính quyền cơ sở đề nghị và chính quyền tỉnh phê chuẩn thì vẫn được xét khen thưởng.
7. Gia đình quân nhân có người di cư vào
8. Gia đình quân nhân là địa chủ, tư sản, đã chịu lao động tự cải tạo, trở thành người lao động bình thường, đã được hưởng quyền bầu cử và nghiêm chỉnh chấp hành các chính sách, tuy chưa được chính quyền kịp làm thủ tục cho thay đổi thành phần, nếu được chính quyền cơ sở đề nghị và chính quyền tỉnh phê chuẩn thì cũng được xét khen thưởng.
B. Về người quân nhân.
1. Nói chung mỗi quân nhân chỉ được tính để xét khen thưởng cho một nơi. Riêng các quân nhân có con tòng quân thì ngoài việc được tỉnh đề xét khen thưởng cho cha mẹ, còn được tính để xét khen thưởng cho gia đình bản thân nữa, theo tiêu chuẩn 2 cha con hoặc 2 mẹ con tòng quân; các quân nhân là con liệt sĩ (kể cả liệt sĩ các ngành dân, chính) và các thương binh loại A, hạng 6, 7, 8 có cha mẹ tự nguyện nuôi suốt đời như con đẻ, được tính để xét khen thưởng cho cả cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi.
2. Các liệt sĩ của các lực lượng vũ trang cách mạng trước ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946) và các liệt sĩ, thương binh hạng đặc biệt, hạng 1, 2 thuộc bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương công an cảnh vệ, du kích địa phương trong kháng chiến chống Pháp được tính như các liệt sĩ, thương binh loại A, hạng 6, 7, 8 trong kháng chiến chống Mỹ; còn các thương binh hạng 3 trong kháng chiến chống Pháp thì chỉ được tính như một quân nhân trong kháng chiến chống Mỹ.
3. Quân nhân xuất ngũ trong kháng chiến chống Mỹ vì lý do chính đáng mà đã đủ tiêu chuẩn thời gian tuổi quân và khi về hậu phương vẫn giữ được phẩm chất, tư cách thì vẫn được tính để xét khen thưởng cho gia đình.
4. Đối với những quân nhân đã phục viên hoặc chuyển ngành, đang liên quan đến một vấn đề chính trị hoặc hình sự mà Tòa án chưa xét xử xong, hoặc có những hành động có hại đến việc thi hành các chính sách ở địa phương, nhưng chưa đến mức bị truy tố thì tạm hoãn việc tính để xét khen thưởng cho gia đình.
1. Việc tính quân nhân là cháu mà ông bà không có công nuôi, để thưởng Bảng vàng danh dự hoặc huân chương Kháng chiến cho ông bà là không dúng với lệ. Đối với những trường hợp đã khen rồi thì nay vẫn giữ nguyên việc khen thưởng đó, và cần xét khen thưởng cho cha mẹ quân nhân, đạt tiêu chuẩn nào thì khen thưởng mức ấy.
2. Đối với những gia đình đã được khen thưởng, nay có thêm người tòng quân nhưng chưa đạt mức khen thưởng mới cao hơn thì cho đổi bằng mới có ghi đủ tên quân nhân trong bằng và thu lại bằng cũ, thu lại cả huân chương đã phát thừa.
3. Đối với những gia đình đã được khen thưởng, nay có quân nhân không còn đủ điều kiện để tính khen thưởng nữa, thì phải xét kỹ từng trường hợp cụ thể mà quyết định cho tạm giữ hình thức khen thưởng cũ, hoặc thu lại bảng gia đình vẻ vang (nếu không còn người quân nhân nào), hoặc trừ tiêu chuẩn đó đi, còn lại đạt tiêu chuẩn mức nào sẽ khen thưởng theo mức ấy; hoặc cho đổi lại bằng mới không có tên quân nhân đó nữa (nếu vẫn còn đạt mức khen cũ).
Việc phải thu lại các hình thức khen thưởng và việc phải hạ mức khen cần làm rất thận trọng; làm sao cho các gia đình có liên quan hiểu đúng chính sách và tự nguyện, tự giác chấp hành. Ủy ban hành chính xã và Ủy ban hành chính huyện phải báo cáo rõ từng trường hợp cụ thể lên cấp trên xét. Khi nào có quyết định của cấp có thẩm quyền mới được tiến hành việc thu hồi.
Để việc khen thưởng gia đình quân nhân làm được tốt, yêu cầu các Bộ, các Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh chú ý mấy điểm dưới đây:
1. Phổ biến kỹ thông tư này đến tận cấp cơ sở, đồng thời uốn nắn kịp thời những thiếu sót ở các ngành, các cấp.
2. Tăng cường việc kiểm tra các đề nghị khen thưởng, nhất là đối với những trường hợp đặc biệt như: có bao nhiêu con đẻ đều tòng quân cả; con nuôi, cháu nuôi coi như con đẻ, quân nhân xuất ngũ...
3. Tổ chức tốt hồ sơ theo dõi ở các cấp để tránh việc khen trùng. Nhắc nhở các cơ quan, xí nghiệp, trường học… có người tòng quân phải thông báo ngay cho Ủy ban hành chính xã, thị xã, khu phố nơi trú quán của gia đình người tòng quân để xét khen thưởng khi đủ điều kiện.
4. Để phát huy mạnh mẽ tác dụng của việc khen thưởng, ngoài việc phải khen thưởng chính xác, còn phải khen thưởng cho kịp thời, tổ chức tốt việc trao tặng các hình thức khen thưởng và nêu gương trên báo chí, trên đài truyền thanh.
5. Trong khi xét duyệt khen thưởng, nếu gặp trường hợp mắc mứu thì phải báo cáo về Phủ Thủ tướng hoặc trao đổi ý kiến với Viện Huân chương để xin chỉ thị cấp trên mới được giải quyết.
| BỘ TRƯỞNG PHỦ THỦ TƯỚNG |
Thông tư 135-BT-1973 hướng dẫn thi hành Điều lệ khen thưởng gia đình quân nhân chống Mỹ, cứu nước do Phủ Thủ tướng ban hành
- Số hiệu: 135-BT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 14/11/1973
- Nơi ban hành: Phủ Thủ tướng
- Người ký: Trần Hữu Dực
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 18
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra