Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2018/TT-BCT | Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2018 |
Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu;
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.
Thông tư này quy định:
1. Chi tiết Danh mục hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng cấm nhập khẩu theo mã số hàng hóa (mã HS) thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.
2. Chi tiết Danh mục hàng hóa tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu theo mã HS.
3. Các mẫu đơn, mẫu báo cáo, biểu mẫu và cơ quan cấp giấy phép của Bộ Công Thương theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương (sau đây gọi tắt là Nghị định số 69/2018/NĐ-CP).
4. Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu.
Thông tư này áp dụng đối với thương nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động ngoại thương theo quy định tại Luật Quản lý ngoại thương.
Chương II
Ban hành chi tiết Danh mục hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng cấm nhập khẩu theo mã HS thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
Điều 4. Danh mục hàng hóa tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu
2. Danh mục hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với trường hợp kinh doanh chuyển khẩu theo hình thức hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, không qua cửa khẩu Việt Nam.
Chương III
MẪU ĐƠN, MẪU BÁO CÁO, BIỂU MẪU VÀ CƠ QUAN CẤP GIẤY PHÉP
Điều 5. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)
1. Mẫu đơn đề nghị cấp CFS quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cơ quan cấp CFS đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương:
- Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội - Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, địa chỉ: 25 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
- Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đà Nẵng - Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, địa chỉ: 7B Cách Mạng Tháng Tám, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
- Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minh - Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, địa chỉ: Lầu 8, tòa nhà 12 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
1. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Mẫu báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất, Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu đã được cấp quy định tại điểm d khoản 1 và điểm d khoản 4 Điều 19 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Cơ quan cấp giấy phép: Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, địa chỉ: Số 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Điều 7. Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất
1. Mẫu đơn đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Mẫu giấy xác nhận việc ký quỹ của doanh nghiệp quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Mẫu báo cáo định kỳ tình hình kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa để thực hiện quy định tại khoản 5 Điều 31 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này.
Báo cáo định kỳ hàng quý gửi trước ngày 10 của tháng đầu quý sau về Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội và qua địa chỉ email tiếp nhận báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu.
4. Cơ quan cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất: Bộ Công Thương, địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Điều 8. Giấy phép quá cảnh hàng hóa
1. Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cơ quan cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa: Bộ Công Thương, địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
3. Đối với hàng hóa quá cảnh của các nước có chung đường biên giới, có ký kết Hiệp định quá cảnh hàng hóa với Việt Nam thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó và hướng dẫn của Bộ Công Thương.
Điều 9. Giấy phép sản xuất, gia công xuất khẩu quân phục và Giấy phép nhập khẩu mẫu quân phục
1. Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất, gia công xuất khẩu quân phục cho các lực lượng vũ trang nước ngoài quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu mẫu quân phục để nghiên cứu, sản xuất gia công xuất khẩu cho các lực lượng vũ trang nước ngoài quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Cơ quan cấp giấy phép: Bộ Công Thương, địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Điều 10. Phối hợp cung cấp thông tin
1. Tổng cục Hải quan cung cấp thông tin, số liệu cho Bộ Công Thương để phục vụ công tác điều hành theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP. Thông tin, số liệu cung cấp theo các biểu mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này, cụ thể như sau:
a) Biểu mẫu thông tin số liệu thống kê về hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất: Mẫu 1.
b) Biểu mẫu thống kê các vụ việc vi phạm quy định về kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu: Mẫu 2.
2. Biểu mẫu cung cấp thông tin định kỳ hàng quý gửi trước ngày 10 của tháng đầu quý sau về Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội và qua địa chỉ email tiếp nhận số liệu của Cục Xuất nhập khẩu.
Điều 11. Danh mục hàng hóa quản lý theo hạn ngạch thuế quan nhập khẩu
STT | Tên hàng hóa | Mã HS (Áp dụng đối với toàn bộ các mã 8 số thuộc nhóm 4 số) |
1 | Đường tinh luyện, đường thô | 1701 |
2 | Muối | 2501 |
3 | Thuốc lá nguyên liệu | 2401 |
4 | Trứng gia cầm | 0407 (Không bao gồm trứng đã thụ tinh để ấp thuộc các mã HS: 04071110, 04071190, 04071911, 04071919, 04071991 và 04071999) |
Điều 12. Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu
1. Lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu của năm tiếp theo đối với các mặt hàng muối, trứng gia cầm, đường tinh luyện, đường thô do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định và thông báo cho Bộ Công Thương chậm nhất trước ngày 15 tháng 11 hàng năm.
2. Lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu của năm tiếp theo đối với mặt hàng thuốc lá nguyên liệu do Bộ Công Thương quyết định trước ngày 15 tháng 11 hàng năm.
3. Trên cơ sở cam kết quốc tế, lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đã được quyết định hàng năm theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, Bộ Công Thương chính thức công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu hàng năm và quy định phương thức điều hành đối với từng mặt hàng.
1. Thương nhân được Bộ Công Thương cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan hoặc được Bộ Công Thương thông báo bằng văn bản quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thì được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan đối với số lượng hàng hóa nhập khẩu ghi trong Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan hoặc ghi trong thông báo quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu.
2. Đối với số lượng hàng hóa nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan thì được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
3. Các trường hợp áp dụng phương thức điều hành hạn ngạch thuế quan nhập khẩu khác với phương thức quản lý quy định tại khoản 1 Điều này thì thực hiện theo quy định, hướng dẫn của Bộ Công Thương.
4. Thuế suất thuế nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan và thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Điều 14. Đối tượng được xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan
1. Đối với mặt hàng thuốc lá nguyên liệu: Thương nhân có giấy phép sản xuất thuốc lá điếu do Bộ Công Thương cấp và có nhu cầu sử dụng thuốc lá nguyên liệu nhập khẩu cho sản xuất thuốc lá điếu.
2. Đối với mặt hàng muối: Thương nhân có nhu cầu sử dụng muối cho sản xuất được cơ quan quản lý chuyên ngành xác nhận.
3. Đối với mặt hàng trứng gia cầm: Thương nhân có nhu cầu nhập khẩu trứng gia cầm.
4. Đối với mặt hàng đường tinh luyện, đường thô: Thực hiện theo hướng dẫn hàng năm của Bộ Công Thương trên cơ sở trao đổi ý kiến với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính.
5. Bộ Công Thương xác định thời điểm phân giao hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng quy định tại khoản 1 Điều này.
Đối với các mặt hàng quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này, Bộ Công Thương trao đổi với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính để xác định thời điểm phân giao hạn ngạch thuế quan.
Điều 15. Cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan
1. Trên cơ sở lượng hạn ngạch thuế quan công bố hàng năm và đăng ký của thương nhân, Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan cho thương nhân.
2. Hồ sơ cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:
a) Đơn đăng ký hạn ngạch thuế quan nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII kèm theo Thông tư này: 1 bản chính.
b) Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
3. Quy trình cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:
a) Thương nhân nộp 1 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu), địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định hoặc cần bổ sung tài liệu giải trình, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Công Thương thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.
c) Thời hạn giải quyết việc cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan cho thương nhân là trong vòng 10 ngày làm việc, tính từ thời điểm phân giao theo quy định tại
Trường hợp không cấp giấy phép, Bộ Công Thương trả lời thương nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Thương nhân có trách nhiệm báo cáo định kỳ hàng quý hoặc đột xuất về tình hình thực hiện nhập khẩu theo yêu cầu của Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu) theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này.
Trước ngày 30 tháng 9 hàng năm, thương nhân có báo cáo (thay cho báo cáo quý III) gửi Bộ Công Thương đánh giá khả năng nhập khẩu cả năm đó, đề nghị điều chỉnh tăng, giảm hạn ngạch nhập khẩu được cấp hoặc báo cáo số lượng hàng hóa không có khả năng nhập khẩu để phân giao cho thương nhân khác.
Điều 16. Điều khoản chuyển tiếp
Các giấy phép do Bộ Công Thương cấp cho thương nhân theo quy định tại các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài trước khi Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện theo các nội dung và thời hạn hiệu lực của các giấy phép đã được cấp.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
2. Thông tư này bãi bỏ các văn bản sau đây:
a) Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
b) Thông tư số 11/2017/TT-BCT ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Bộ Công Thương quy định hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa.
c) Thông tư số 49/2015/TT-BCT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công Thương quy định về hoạt động sản xuất, gia công xuất khẩu quân phục cho các lực lượng vũ trang nước ngoài.
3. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu phát sinh vướng mắc, thương nhân, các cơ quan, tổ chức có liên quan phản ánh bằng văn bản về Bộ Công Thương để xử lý./.
- 1Thông tư 04/2014/TT-BCT hướng dẫn Nghị định 187/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 2Thông tư 49/2015/TT-BCT quy định về hoạt động sản xuất, gia công xuất khẩu quân phục cho các lực lượng vũ trang nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 3Thông tư 11/2017/TT-BCT quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 4Quyết định 1236/QĐ-TTg năm 2017 Kế hoạch triển khai thi hành Luật Quản lý ngoại thương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị định 31/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa
- 6Nghị quyết 31/NQ-CP năm 2018 về hoàn chỉnh dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật quản lý về ngoại thương do Chính phủ ban hành
- 7Công văn 9123/BCT-PC năm 2018 về nội dung liên quan đến Luật Quản lý ngoại thương, Nghị định 09/2018/NĐ-CP và 69/2018/NĐ-CP do Bộ Công thương ban hành
- 1Thông tư 04/2014/TT-BCT hướng dẫn Nghị định 187/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 2Thông tư 49/2015/TT-BCT quy định về hoạt động sản xuất, gia công xuất khẩu quân phục cho các lực lượng vũ trang nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 3Thông tư 11/2017/TT-BCT quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 4Thông tư 42/2019/TT-BCT sửa đổi quy định về chế độ báo cáo định kỳ tại các Thông tư do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành hoặc liên tịch ban hành
- 5Văn bản hợp nhất 06/VBHN-BCT năm 2020 hợp nhất Thông tư hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương do Bộ Công thương ban hành
- 6Thông tư 08/2023/TT-BCT sửa đổi quy định Danh mục chi tiết theo mã số HS của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu kèm theo một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương
- 7Văn bản hợp nhất 11/VBHN-BCT năm 2023 hợp nhất Thông tư hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 1Nghị định 187/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài
- 2Luật Quản lý ngoại thương 2017
- 3Nghị định 98/2017/NĐ-CP về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương
- 4Quyết định 1236/QĐ-TTg năm 2017 Kế hoạch triển khai thi hành Luật Quản lý ngoại thương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị định 31/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa
- 6Nghị quyết 31/NQ-CP năm 2018 về hoàn chỉnh dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật quản lý về ngoại thương do Chính phủ ban hành
- 7Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương
- 8Công văn 9123/BCT-PC năm 2018 về nội dung liên quan đến Luật Quản lý ngoại thương, Nghị định 09/2018/NĐ-CP và 69/2018/NĐ-CP do Bộ Công thương ban hành
Thông tư 12/2018/TT-BCT về hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- Số hiệu: 12/2018/TT-BCT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 15/06/2018
- Nơi ban hành: Bộ Công thương
- Người ký: Trần Tuấn Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 769 đến số 770
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra