Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ QUỐC PHÒNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 114/2015/TT-BQP | Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2015 |
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Căn cứ Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần (sau đây được viết tắt là Nghị định số 59/2011/NĐ-CP); Nghị định 189/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP;
Xét đề nghị của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị,
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về bố trí, sử dụng và chế độ, chính sách đối với các đối tượng làm việc tại các doanh nghiệp Quân đội thực hiện cổ phần hóa và tại công ty cổ phần có vốn góp của Nhà nước do Bộ Quốc phòng làm chủ sở hữu.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về bố trí, sử dụng sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) và chế độ, chính sách đối với các đối tượng làm việc tại các doanh nghiệp Quân đội thực hiện cổ phần hóa và công ty cổ phần có vốn góp của Nhà nước do Bộ Quốc phòng làm chủ sở hữu.
2. Đối tượng áp dụng
a) Sĩ quan, QNCN, công nhân, viên chức quốc phòng (CN, VCQP), lao động hợp đồng (LĐHĐ) làm việc tại các doanh nghiệp Quân đội thực hiện cổ phần hóa.
b) Sĩ quan, QNCN, CN, VCQP, LĐHĐ làm việc tại các công ty cổ phần có vốn góp của Nhà nước do Bộ Quốc phòng làm chủ sở hữu.
c) Doanh nghiệp Quân đội thực hiện cổ phần hoá, công ty cổ phần có vốn góp của Nhà nước do Bộ Quốc phòng làm chủ sở hữu và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
1. Trong thời gian 5 năm kể từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trên cơ sở nhu cầu của công ty cổ phần và nguyện vọng của sĩ quan, QNCN (theo biên chế và danh sách thường xuyên hiện có của doanh nghiệp trước khi thực hiện cổ phần hoá) được công ty cổ phần tiếp tục bố trí, sắp xếp, sử dụng làm việc tại công ty.
2. Sau thời gian 5 năm hoạt động kể từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, căn cứ vào nhu cầu thực tế của công ty, người đại diện vốn Nhà nước phối hợp với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc công ty cổ phần xem xét, lựa chọn đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định bố trí, sắp xếp một số sĩ quan, QNCN đủ điều kiện vào các vị trí chủ chốt (từ cấp Phó Trưởng phòng trở lên).
3. Đối với doanh nghiệp đã thực hiện cổ phần do Bộ Quốc phòng làm chủ sở hữu, căn cứ thời gian doanh nghiệp bắt đầu hoạt động kể từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, căn cứ vào nhu cầu thực tế được áp dụng thực hiện việc bố trí, sử dụng sĩ quan, QNCN theo quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều này. Không thực hiện việc bố trí lại các chức danh đã giải quyết trong quá trình thực hiện cổ phần hoá.
1. Tại thời điểm doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa
Sĩ quan, QNCN đủ điều kiện nghỉ hưu hoặc không có nguyện vọng tiếp tục làm việc tại các doanh nghiệp thì thực hiện chính sách thôi phục vụ tại ngũ (hưu trí, phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành…) và được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành.
2. Chế độ, chính sách đối với sĩ quan, QNCN làm việc tại các công ty cổ phần
Sĩ quan, QNCN được tiếp tục bố trí, sử dụng làm việc tại doanh nghiệp theo quy định tại
a) Chế độ tiền lương, phụ cấp
Được hưởng chế độ tiền lương và các khoản phụ cấp lương theo kết quả sản xuất, kinh doanh, do công ty cổ phần chi trả, hạch toán. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) thực hiện theo quy định của pháp luật về BHXH, BHYT hiện hành.
b) Chế độ, chính sách thôi phục vụ tại ngũ
- Sĩ quan, QNCN đủ điều kiện nghỉ hưu thì giải quyết chế độ hưu trí; trường hợp đủ điều kiện nghỉ hưu trước hạn tuổi cao nhất theo cấp bậc quân hàm quy định tại Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam thì được thực hiện chế độ, chính sách theo quy định hiện hành.
- Trường hợp sĩ quan, QNCN chưa đủ điều kiện nghỉ hưu, nếu có nguyện vọng thôi phục vụ tại ngũ và được doanh nghiệp bố trí tiếp tục làm việc và đóng BHXH tại công ty cổ phần thì được giải quyết chế độ, chính sách như sĩ quan, QNCN chuyển ngành sang làm việc tại doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước theo quy định hiện hành. Hết thời hạn 5 năm, kể từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, sĩ quan, QNCN không được công ty bố trí, sử dụng tiếp thì giải quyết chế độ thôi phục vụ tại ngũ theo quy định.
Trường hợp có nguyện vọng chuyển sang tổ chức, doanh nghiệp hoặc công ty cổ phần khác, được công ty chủ quản tạo điều kiện giải quyết và được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành.
- Đối với sĩ quan, QNCN thuộc diện được cử sang công ty cổ phần quản lý vốn Nhà nước do Bộ Quốc phòng làm chủ sở hữu hoặc được bố trí làm việc tại công ty cổ phần theo quy định tại
c) Chế độ BHXH, BHYT
Việc thu nộp BHXH, BHYT; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT và giải quyết các chế độ BHXH, chế độ khám chữa bệnh thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về BHXH, BHYT, do cơ quan Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng thực hiện.
1. Chế độ tiền lương, phụ cấp
Được hưởng chế độ tiền lương và các khoản phụ cấp lương theo kết quả sản xuất, kinh doanh, do công ty chi trả, hạch toán. Tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT thực hiện theo quy định của pháp luật về BHXH, BHYT hiện hành.
2. Chế độ, chính sách nghỉ hưu, thôi việc, chấm dứt hợp đồng lao động
a) Chế độ, chính sách đối với CN, VCQP
CN, VCQP nếu đủ điều kiện nghỉ hưu thì giải quyết chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về BHXH; trường hợp không đủ điều kiện nghỉ hưu thì thực hiện giải quyết chế độ thôi việc theo quy định hiện hành; chốt sổ BHXH, bảo lưu thời gian đóng BHXH nếu có nguyện vọng. Nếu tiếp tục chuyển sang làm việc tại công ty cổ phần thì thực hiện ký hợp đồng lao động với công ty cổ phần theo quy định.
b) Chế độ, chính sách đối với LĐHĐ
LĐHĐ nếu đủ điều kiện nghỉ hưu thì giải quyết chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về BHXH. Trường hợp không đủ điều kiện nghỉ hưu thì thực hiện theo phương án sử dụng lao động của công ty cổ phần và giải quyết các chế độ theo quy định. Nếu không có nguyện vọng chuyển sang làm việc tại công ty cổ phần thì thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định; chốt sổ BHXH, bảo lưu thời gian đóng BHXH nếu có nguyện vọng.
3. Thực hiện chế độ BHXH, BHYT
Kể từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty tiến hành thu nộp BHXH, BHYT về cơ quan BHXH tỉnh, thành phố nơi công ty đóng trụ sở làm việc và đăng ký doanh nghiệp. Việc quản lý, giải quyết chế độ BHXH, BHYT đối với các đối tượng thực hiện theo quy định hiện hành, do cơ quan BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thực hiện.
Điều 5. Nguồn kinh phí bảo đảm
Nguồn kinh phí chi trả các chế độ, chính sách quy định tại
1. Ngân sách Nhà nước bảo đảm chi trả các chế độ quy định tại Nghị định số 21/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ; trợ cấp phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành; hỗ trợ kinh phí chi trả tiền lương tháng và kinh phí đóng BHXH đối với sĩ quan, QNCN được bố trí, sử dụng theo quy định tại
2. Nguồn quỹ BHXH, BHYT bảo đảm chi các chế độ BHXH, BHYT theo quy định hiện hành.
3. Các khoản kinh phí khác do doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa và công ty cổ phần chi trả, hạch toán.
Điều 6. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp
1. Tổng cục Chính trị
Chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện Thông tư này; đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện các nội dung sau:
a) Cục Chính sách
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách đối với các đối tượng tại các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa và tại công ty cổ phần có vốn góp của Nhà nước do Bộ Quốc phòng làm chủ sở hữu.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị hướng dẫn việc xử lý, giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện; những vấn đề vượt quá thẩm quyền, báo cáo Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.
b) Cục Cán bộ
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, chỉ đạo việc quản lý quân số theo tổ chức, biên chế; bố trí, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm đội ngũ sĩ quan, QNCN thuộc diện cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa và công ty cổ phần có vốn góp của Nhà nước do Bộ Quốc phòng làm chủ sở hữu; phối hợp kiểm tra việc thực hiện và giải quyết các vướng mắc, phát sinh.
c) Bảo hiểm xã hội/BQP
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng hướng dẫn việc thu nộp BHXH, BHYT; quản lý và tổ chức thực hiện các chế độ BHXH, BHYT đối với sĩ quan, QNCN, CN, VCQP, LĐHĐ tại các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá và công ty cổ phần có vốn góp của Nhà nước do Bộ Quốc phòng làm chủ sở hữu trước khi chuyển sang BHXH địa phương quản lý theo quy định; phối hợp kiểm tra việc thực hiện và giải quyết các vướng mắc, phát sinh.
2. Bộ Tổng Tham mưu
Chỉ đạo Cục Quân lực chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, chỉ đạo việc quản lý quân số theo tổ chức, biên chế; bố trí, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm đối với QNCN, CN, VCQP, LĐHĐ quy định tại Thông tư này đối với các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa và công ty cổ phần có vốn góp của Nhà nước do Bộ Quốc phòng làm chủ sở hữu; phối hợp kiểm tra việc thực hiện và giải quyết các vướng mắc, phát sinh.
3. Cục Kinh tế/BQP
Căn cứ Quyết định của Bộ Quốc phòng về thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp, thông báo, gửi kèm quyết định chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần và phương án sắp xếp lao động đến các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng để làm căn cứ tổ chức thực hiện chế độ, chính sách đối với sĩ quan, QNCN, CN, VCQP, LĐHĐ theo đúng quy định hiện hành và theo quy định tại Thông tư này; phối hợp với các cơ quan Bộ Quốc phòng kiểm tra, giám sát và giải quyết các vướng mắc, phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.
4. Cục Tài chính/BQP
Bảo đảm ngân sách thực hiện các chế độ theo quy định; hướng dẫn thực hiện công tác tài chính đối với các đối tượng tại các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa và tại công ty cổ phần có vốn góp của Nhà nước do Bộ Quốc phòng quản lý theo quy định tại Thông tư này; phối hợp kiểm tra, giải quyết các vướng mắc, phát sinh.
5. Các doanh nghiệp chuyển thành công ty cổ phần
Căn cứ vào phương án sắp xếp lao động của doanh nghiệp, hoàn thiện thủ tục hồ sơ, báo cáo cấp có thẩm quyền ra quyết định; phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết đầy đủ các chế độ, chính sách đối với sĩ quan, QNCN, CN, VCQP, LĐHĐ theo đúng quy định tại Thông tư này; kịp thời phản ánh những vướng mắc, phát sinh trong tổ chức thực hiện về cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng để được xem xét, giải quyết.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13 tháng 11 năm 2015.
2. Quyết định số 133/2003/QĐ-BQP ngày 11 tháng 9 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc thực hiện một số chế độ, chính sách đối với các đối tượng làm việc tại các doanh nghiệp Quân đội chuyển thành công ty cổ phần; Quyết định số 53/2004/QĐ-BQP ngày 04 tháng 5 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc sửa đổi Khoản 3 Điều 1 Quyết định số 133/2003/QĐ-BQP ngày 11 tháng 9 năm 2003 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các doanh nghiệp có trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Quốc phòng (qua Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị) để được xem xét, giải quyết./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Thông tư 65/2003/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 41/2002/NĐ-CP về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước đối với doanh nghiệp trong quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 2Thông tư 14/2014/TT-BQP về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân viên chức, lao động quốc phòng và tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 3Công văn 2113/LĐTBXH-LĐTL năm 2014 về chế độ tiền lương trong công ty cổ phần có vốn góp chi phối của Nhà nước do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Nghị định 93/2015/NĐ-CP về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh
- 5Quyết định 1842/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Phương án cổ phần hóa và chuyển thành công ty cổ phần Công ty mẹ - Tổng công ty Xây dựng số 1
- 6Nghị định 116/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần
- 7Thông tư 151/2016/TT-BTC hướng dẫn cơ chế hoạt động đối với doanh nghiệp và người lao động tại doanh nghiệp quốc phòng, an ninh quy định tại Nghị định 93/2015/NĐ-CP về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 8Quyết định 2012/QĐ-TTg năm 2017 về phê duyệt Phương án cơ cấu lại Tổng công ty đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (Tổng công ty) đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 1316/QĐ-BQP năm 2019 công bố hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng kỳ 2014-2018
- 10Quyết định 26/2019/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999
- 2Thông tư 65/2003/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 41/2002/NĐ-CP về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước đối với doanh nghiệp trong quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 3Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008
- 4Nghị định 21/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam về chế độ, chính sách đối với sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ; sĩ quan tại ngũ hy sinh, từ trần; sĩ quan tại ngũ chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp hoặc công chức quốc phòng
- 5Nghị định 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần
- 6Nghị định 189/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần
- 7Thông tư 14/2014/TT-BQP về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân viên chức, lao động quốc phòng và tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 8Công văn 2113/LĐTBXH-LĐTL năm 2014 về chế độ tiền lương trong công ty cổ phần có vốn góp chi phối của Nhà nước do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 9Nghị định 93/2015/NĐ-CP về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh
- 10Quyết định 1842/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Phương án cổ phần hóa và chuyển thành công ty cổ phần Công ty mẹ - Tổng công ty Xây dựng số 1
- 11Nghị định 116/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần
- 12Thông tư 151/2016/TT-BTC hướng dẫn cơ chế hoạt động đối với doanh nghiệp và người lao động tại doanh nghiệp quốc phòng, an ninh quy định tại Nghị định 93/2015/NĐ-CP về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 13Quyết định 2012/QĐ-TTg năm 2017 về phê duyệt Phương án cơ cấu lại Tổng công ty đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (Tổng công ty) đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Quyết định 26/2019/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Thông tư 114/2015/TT-BQP về bố trí, sử dụng và chế độ, chính sách đối với đối tượng làm việc tại doanh nghiệp Quân đội thực hiện cổ phần hóa và tại công ty cổ phần có vốn góp của Nhà nước do Bộ Quốc phòng làm chủ sở hữu
- Số hiệu: 114/2015/TT-BQP
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 28/09/2015
- Nơi ban hành: Bộ Quốc phòng
- Người ký: Nguyễn Thành Cung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/11/2015
- Ngày hết hiệu lực: 15/10/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra