Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2017/TT-BLĐTBXH | Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2017 |
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm (sau đây gọi chung là Nghị định số 61/2015/NĐ-CP);
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Việc làm,
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm về chính sách việc làm công.
Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số điều về việc người lao động đăng ký tham gia dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công; chế độ đối với người lao động tham gia dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công áp dụng hình thức tham gia thực hiện của cộng đồng theo quy định của pháp luật về đấu thầu (sau đây gọi chung là người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng) và báo cáo kết quả thực hiện chính sách việc làm công quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP.
1. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật việc làm cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công.
2. Cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến các nội dung quy định tại Thông tư này.
Điều 3. Đăng ký tham gia dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công
Người lao động đăng ký tham gia dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi cư trú hợp pháp. Nội dung đăng ký bao gồm các thông tin cơ bản sau đây:
1. Họ và tên, giới tính;
2. Ngày, tháng, năm sinh;
3. Số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân và ngày cấp, nơi cấp;
4. Trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ kỹ năng nghề (nếu có);
5. Địa chỉ cư trú;
6. Diện đối tượng ưu tiên (nếu có):
- Người dân tộc thiểu số;
- Người thuộc hộ nghèo;
- Người thuộc hộ cận nghèo;
- Người thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp;
- Người chưa có việc làm;
- Người thiếu việc làm;
- Người thuộc hộ gia đình sản xuất nông nghiệp là chủ yếu.
7. Kinh nghiệm làm việc.
Điều 4. Tiền công của người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng
Tiền công của người lao động được thanh toán trên cơ sở thỏa thuận giữa những người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng và căn cứ thời gian thực tế làm việc, khối lượng, chất lượng công việc người lao động đã thực hiện, cụ thể như sau:
1. Đối với người lao động làm việc đủ 8 giờ trong 1 ngày và 26 ngày trong 1 tháng thì tiền công tính theo tháng và không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại nơi thực hiện dự án, hoạt động;
2. Đối với người lao động làm việc không đủ 8 giờ trong 1 ngày hoặc 26 ngày trong 1 tháng thì tiền công tính theo giờ và không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại nơi thực hiện các dự án, hoạt động chia 26 ngày và chia 8 giờ;
3. Trường hợp người lao động làm thêm giờ theo quy định tại
Điều 5. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng
Việc tổ chức, sắp xếp thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi do những người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng thỏa thuận nhưng phải bảo đảm các quy định sau đây:
1. Thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong 1 ngày;
2. Mỗi tuần được nghỉ ít nhất 1 ngày (24 giờ liên tục). Trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần, thì được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày;
3. Trường hợp phải làm thêm giờ thì tổng số giờ làm việc và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày.
Điều 6. An toàn, vệ sinh lao động của người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng
1. Người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng được hưởng các chế độ an toàn, vệ sinh lao động như sau:
a) Được hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động khi làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động và các văn bản hướng dẫn;
b) Được tham gia và hưởng bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện do Chính phủ quy định;
c) Được chủ đầu tư cung cấp thông tin về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật An toàn, vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn;
d) Được chủ đầu tư mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng và bảo hiểm bắt buộc đối với trách nhiệm nghề nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
2. Người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng có nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động như sau:
a) Chịu trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc do mình thực hiện theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với những người có liên quan trong quá trình lao động;
c) Thông báo với chính quyền địa phương để có biện pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi gây mất an toàn, vệ sinh lao động;
d) Thực hiện khai báo tai nạn lao động với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn.
3. Trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng như sau:
a) Tạo điều kiện để người lao động được làm việc trong môi trường an toàn, vệ sinh lao động và được hưởng các chế độ quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều này;
b) Bảo đảm các chế độ đối với người lao động quy định tại các điểm c và d khoản 1 Điều này;
c) Phối hợp và tạo điều kiện để người lao động thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 7. Báo cáo thực hiện chính sách việc làm công
1. Trước ngày 05 hằng tháng, người đại diện của những người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng theo quy định của pháp luật về đấu thầu báo cáo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án, hoạt động việc thực hiện các chế độ đối với người lao động của tháng trước liền kề. Trường hợp dự án, hoạt động có thời gian thực hiện dưới 1 tháng thì người đại diện của những người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng báo cáo việc thực hiện các chế độ đối với người lao động với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án, hoạt động trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày kết thúc dự án, hoạt động.
Ủy ban nhân dân cấp xã công khai việc thực hiện các chế độ đối với người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng làm cơ sở cho hoạt động giám sát của cộng đồng dân cư và các tổ chức chính trị - xã hội theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP.
2. Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo kết quả thực hiện các dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công do Ủy ban nhân dân cấp xã là chủ đầu tư gửi Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) thông qua Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 25 tháng 11 theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo kết quả thực hiện các dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công do Ủy ban nhân dân cấp huyện là chủ đầu tư theo Mẫu số 1 và báo cáo kết quả thực hiện các dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công tại địa phương theo Mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 05 tháng 12.
4. Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo kết quả thực hiện các dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chủ đầu tư theo Mẫu số 1 và báo cáo kết quả thực hiện các dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công tại địa phương theo Mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 15 tháng 12.
Điều 8. Hiệu lực thi hành và trách nhiệm thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2017.
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để hướng dẫn kịp thời./.
- 1Quyết định 63/2015/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn thực hiện về hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính ban hành
- 3Hướng dẫn 3798/NHCS-TDSV năm 2015 về hướng dẫn nghiệp vụ cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm do Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội ban hành
- 4Thông tư 43/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho đối tượng quy định tại Điều 14 Nghị định 61/2015/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Thông tư 24/2017/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư 45/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Quỹ quốc gia về việc làm quy định tại Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Công văn 5283/BNN-KTHT năm 2018 về xây dựng Đề án chuyển đổi ngành nghề và tạo việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Nghị định 74/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm
- 8Thông tư 01/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm và Nghị định 74/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 61/2015/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 9Hướng dẫn 8055/NHCS-TDSV về nghiệp vụ cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm do Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành
- 1Luật việc làm 2013
- 2Nghị định 61/2015/NĐ-CP Quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm
- 3Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015
- 4Quyết định 63/2015/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn thực hiện về hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính ban hành
- 6Nghị định 39/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động
- 7Nghị định 44/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động
- 8Hướng dẫn 3798/NHCS-TDSV năm 2015 về hướng dẫn nghiệp vụ cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm do Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội ban hành
- 9Thông tư 43/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho đối tượng quy định tại Điều 14 Nghị định 61/2015/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 10Nghị định 14/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 11Thông tư 24/2017/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư 45/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Quỹ quốc gia về việc làm quy định tại Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 12Công văn 5283/BNN-KTHT năm 2018 về xây dựng Đề án chuyển đổi ngành nghề và tạo việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 13Nghị định 74/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm
- 14Thông tư 01/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm và Nghị định 74/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 61/2015/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 15Hướng dẫn 8055/NHCS-TDSV về nghiệp vụ cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm do Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành
Thông tư 11/2017/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm về chính sách việc làm công do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 11/2017/TT-BLĐTBXH
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 20/04/2017
- Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Người ký: Doãn Mậu Diệp
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 317 đến số 318
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra