Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2023/TT-BKHĐT | Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2023 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH BỘ CHỈ TIÊU THỐNG KÊ TĂNG TRƯỞNG XANH
Căn cứ Luật Thống kê ngày 23 tháng 11 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê ngày 12 tháng 11 năm 2021;
Căn cứ Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;
Căn cứ Nghị định số 94/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê quốc gia và quy trình biên soạn chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước, chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Căn cứ Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050;
Căn cứ Quyết định số 882/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030;
Căn cứ Nghị định số 89/2022/NĐ-CP ngày 28/10/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê;
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư quy định Bộ chỉ tiêu thống kê tăng trưởng xanh.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định Bộ chỉ tiêu thống kê tăng trưởng xanh gồm:
a) Danh mục chỉ tiêu thống kê tăng trưởng xanh quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này;
b) Nội dung chỉ tiêu thống kê tăng trưởng xanh quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
2. Bộ chỉ tiêu thống kê tăng trưởng xanh là cơ sở giám sát, đánh giá thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cả nước.
3. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin thống kê, sản xuất thông tin thống kê và sử dụng thông tin thống kê về tăng trưởng xanh.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan:
a) Thu thập, tổng hợp thông tin thống kê thuộc Bộ chỉ tiêu thống kê tăng trưởng xanh được phân công, bảo đảm cung cấp số liệu thống kê đầy đủ, chính xác, kịp thời và đáp ứng yêu cầu giám sát, đánh giá thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh;
b) Xây dựng và hoàn thiện các hình thức thu thập thông tin của các chỉ tiêu thuộc Bộ chỉ tiêu thống kê tăng trưởng xanh;
c) Xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê cho các chỉ tiêu thống kê tăng trưởng xanh.
d) Phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát danh mục và nội dung các chỉ tiêu thống kê tăng trưởng xanh theo quy định của Thông tư này để kịp thời đề nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan:
a) Căn cứ vào Bộ chỉ tiêu thống kê tăng trưởng xanh thực hiện lồng ghép, thu thập, tổng hợp những chỉ tiêu được phân công, cung cấp cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để tổng hợp, biên soạn.
b) Phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) trong sửa đổi, bổ sung Bộ chỉ tiêu thống kê tăng trưởng xanh khi có yêu cầu, đề xuất từ các cơ quan của Chính phủ.
c) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, điều hành các Sở, ban, ngành ở địa phương thực hiện thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu (hoặc phân tổ chỉ tiêu) thống kê tăng trưởng xanh trong phạm vi được phân công.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2023.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị gửi ý kiến về Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để kịp thời có hướng dẫn, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung./.
| BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC I
DANH MỤC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ TĂNG TRƯỞNG XANH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2023/TT-BKHĐT ngày 01 tháng 11 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định Bộ chỉ tiêu thống kê tăng trưởng xanh)
STT | Mã số | Mã số chỉ tiêu thống kê quốc gia tương ứng | Mục tiêu, tên chỉ tiêu | Lộ trình thực hiện | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp |
Mục tiêu 1: Giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP | ||||||
01 | 1.1 | Cường độ phát thải khí nhà kính | A | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) | |
02 | 1.2 | Tổng lượng phát thải khí nhà kính | A | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. | |
Mục tiêu 2: Xanh hóa các ngành kinh tế | ||||||
I. Lĩnh vực năng lượng | ||||||
03 | 2.1 | Tổng cung năng lượng sơ cấp/ GDP | A | Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) | Bộ Công Thương; Bộ Xây dựng; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. | |
04 | 2.2 | Tiêu dùng năng lượng cuối cùng/GDP | A | Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) | Bộ Công Thương; Bộ Xây dựng; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. | |
05 | 2.3 | Tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp | A | Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) | Bộ Công Thương | |
06 | 2.4 | Tỷ lệ sản lượng điện từ năng lượng tái tạo trên tổng sản lượng điện sản xuất | A | Bộ Công thương | ||
II. Lĩnh vực giao thông vận tải | ||||||
07 | 2.5 | Tỷ lệ xe buýt sử dụng năng lượng xanh so với tổng số xe buýt đang lưu hành tại các đô thị đặc biệt, đô thị loại I | A | Bộ Giao thông Vận tải | Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (là các đô thị đặc biệt, đô thị loại I) | |
08 | 2.6 | Tỷ lệ xe buýt mới sử dụng năng lượng xanh so với tổng số xe buýt mới tại các đô thị đặc biệt và đô thị loại I | A | Bộ Giao thông Vận tải | Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (là các đô thị đặc biệt, đô thị loại I) | |
09 | 2.7 | Tỷ lệ các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng năng lượng xanh so với tổng số các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đang lưu hành | A | Bộ Giao thông Vận tải | ||
10 | 2.8 | Số lượng trạm sạc, số lượng cổng sạc xe điện | A | Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) | Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương | |
11 | 2.9 | Tỷ lệ giá trị tăng thêm của hoạt động vận tải hàng hóa đường sắt, đường thủy so với giá trị tăng thêm của vận tải hàng hóa | A | Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) | ||
12 | 2.10 | Tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng tại các đô thị đặc biệt, đô thị loại I | B | Bộ Giao thông Vận tải | Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (là các đô thị đặc biệt, đô thị loại I) | |
13 | 2.11 | Tỷ lệ chiều dài đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị trên tổng chiều dài đường bộ, đường sắt | A | Bộ Giao thông Vận tải | Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương | |
III. Lĩnh vực nông nghiệp | ||||||
14 | 2.12 | Lượng phân bón hóa học bình quân sử dụng trên một hecta (1 ha) đất trồng trọt | A | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | ||
15 | 2.13 | Lượng thuốc bảo vệ thực vật hóa học bình quân được sử dụng trên một hecta (1 ha) đất trồng trọt | A | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | ||
16 | 2.14 | Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới tiết kiệm nước | A | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | ||
17 | 2.15 | 0814 | Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả và bền vững | A | Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) | |
18 | 2.16 | Tỷ lệ chiều dài kênh mương được kiên cố | A | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | ||
19 | 2.17 | 2105 | Diện tích đất bị thoái hóa | A | Bộ Tài nguyên và Môi trường | |
20 | 2.18 | Diện tích các loại cây trồng được chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) và tương đương | A | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | ||
21 | 2.19 | Diện tích nuôi trồng thủy sản được chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP) và tương đương | A | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | ||
22 | 2.20 | Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt (GAP) hoặc tương đương | A | Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | |
23 | 2.21 | Tỷ lệ cơ sở sản xuất chăn nuôi lợn trên địa bàn xử lý chất thải bằng biogas hoặc các giải pháp công nghệ xử lý, sử dụng hiệu quả, sạch | A | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | ||
IV. Lĩnh vực thương mại - dịch vụ | ||||||
24 | 2.22 | Tỷ lệ đóng góp của hoạt động du lịch trong GDP | B | Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) | Bộ Văn hóa thể thao và du lịch | |
25 | 2.23 | Tỷ lệ các điểm đến du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch được dán nhãn xanh | B | Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch | Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) | |
26 | 2.24 | Tỷ lệ các cơ sở đạt tiêu chuẩn cơ sở y tế xanh, bền vững so với tổng số cơ sở y tế | B | Bộ Y tế | Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) | |
27 | 2.25 | 0517 | Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong tổng sản phẩm trong nước | A | Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) | Bộ Thông tin và Truyền thông |
V. Lĩnh vực công nghệ | ||||||
28 | 2.26 | Tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng công nghệ sạch, công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, phát thải các bon thấp trong sản xuất | B | Bộ Khoa học và Công nghệ | ||
VI. Lĩnh vực vốn đầu tư, trái phiếu, tín dụng | ||||||
29 | 2.27 | Tỷ lệ vốn đầu tư công xanh so với tổng vốn đầu tư công | B | Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân) | ||
30 | 2.28 | Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện cho sản xuất điện từ năng lượng tái tạo so với vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội | A | Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) | Bộ Công thương | |
31 | 2.29 | Tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh trong tổng dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài | B | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam | ||
32 | 2.30 | Tỷ trọng phát hành trái phiếu xanh trong tổng trái phiếu đã phát hành | B | Bộ Tài chính | ||
VII. Lĩnh vực tài nguyên rừng | ||||||
33 | 2.31 | 2102 | Tỷ lệ che phủ rừng | A | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | |
34 | 2.32 | Tỷ lệ diện tích hệ sinh thái đất ngập nước tự nhiên và hệ sinh thái biển được phục hồi | B | Bộ Tài nguyên và Môi trường | ||
35 | 2.33 | Tỷ lệ diện tích hệ sinh thái rừng tự nhiên suy thoái được phục hồi | B | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | ||
36 | 2.34 | Tỷ lệ diện tích rừng sản xuất được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững | A | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) | |
VIII. Lĩnh vực tài nguyên khoáng sản | ||||||
37 | 2.35 | Trữ lượng khoáng sản đã cấp phép, khai thác và còn lại phân theo các cấp trữ lượng | A | Bộ Tài nguyên và Môi trường | ||
IX. Lĩnh vực tài nguyên nước | ||||||
38 | 2.36 | Tổng lượng nước mặt các lưu vực sông chính | A | Bộ Tài nguyên và Môi trường | ||
39 | 2.37 | Mức thay đổi mực nước dưới đất | A | Bộ Tài nguyên và Môi trường | ||
40 | 2.38 | Mức thay đổi tổng lượng nước mặt các lưu vực sông chính | A | Bộ Tài nguyên và Môi trường | ||
Mục tiêu 3: Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững | ||||||
I. Môi trường, xã hội | ||||||
41 | 3.1 | 2107 | Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý | A | Bộ Tài nguyên và Môi trường | |
42 | 3.2 | Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp | B | Bộ Tài nguyên và Môi trường | ||
43 | 3.3 | 2106 | Tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, xử lý | A | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Bộ Công thương; Bộ Y tế (cung cấp chất thải độc hại ngành Y tế |
44 | 3.4 | Tỷ lệ nước thải đô thị được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường | B | Bộ Xây dựng | Bộ Tài Nguyên và Môi trường | |
45 | 3.5 | Tỷ lệ xã đạt tiêu chí về môi trường | A | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | ||
46 | 3.6 | 2104 | Số khu và diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên | A | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương |
II. Đô thị | ||||||
47 | 3.7 | Diện tích đất cây xanh công cộng bình quân đầu người khu vực nội thành, nội thị | B | Bộ Xây dựng | Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) | |
48 | 3.8 | Tỷ lệ đô thị đạt tiêu chuẩn đô thị tăng trưởng xanh theo hướng đô thị thông minh, bền vững so với tổng số các đô thị | B | Bộ Xây dựng | Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương | |
III. Chính phủ | ||||||
49 | 3.9 | Tỷ lệ chi đầu tư công xanh so với tổng chi ngân sách nhà nước | B | Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Vụ Khoa học, giáo dục, tài nguyên và môi trường) | ||
50 | 3.10 | Tỷ lệ mua sắm công xanh so với tổng mua sắm công | B | Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Cục Quản lý đấu thầu) | ||
51 | 3.11 | Tỷ lệ chi sự nghiệp bảo vệ môi trường so với tổng chi ngân sách nhà nước | A | Bộ Tài chính | ||
52 | 3.12 | Tỷ trọng thuế bảo vệ môi trường và thuế tài nguyên trong tổng thu ngân sách nhà nước trừ các khoản thu từ nhà, đất và thu từ hoạt động xổ số kiến thiết | A | Bộ Tài chính | ||
53 | 3.13 | Tỷ lệ chi cho hoạt động bảo vệ môi trường so với GDP | A | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) | |
Mục tiêu 4: Xanh hóa quá trình chuyển đổi trên nguyên tắc bình đẳng, bao trùm, nâng cao năng lực chống chịu | ||||||
54 | 4.1 | Tỷ lệ ngày trong năm có nồng độ các chất trong môi trường không khí vượt quá quy chuẩn kỹ thuật cho phép | A | Bộ Tài nguyên và Môi trường | ||
55 | 4.2 | 1806 | Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung | A | Bộ Xây dựng | |
56 | 4.3 | 1807 | Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn | A | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) |
57 | 4.4 | Tỷ lệ thành viên hộ gia đình có đủ nước uống trong 12 tháng qua | A | Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) | ||
58 | 4.5 | 1809 | Tỷ lệ dân số sử dụng hố xí hợp vệ sinh | A | Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) | |
59 | 4.6 | 1802 | Tỷ lệ nghèo đa chiều | A | Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) | |
60 | 4.7 | Tỷ lệ dân số sống trong các nhà tạm | A | Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) | ||
61 | 4.8 | Chỉ số bình đẳng trong giáo dục, đào tạo | A | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) | |
62 | 4.9 | 0713 | Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội | A | Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) | Bảo hiểm xã hội Việt Nam (cung cấp số liệu về số người tham gia bảo hiểm xã hội) |
63 | 4.10 | 0714 | Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế | A | Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) | Bảo hiểm xã hội Việt Nam (thu thập số liệu số người tham gia bảo hiểm y tế) |
64 | 4.11 | 0715 | Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm thất nghiệp | A | Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bảo hiểm xã hội Việt Nam (cung cấp số liệu về số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp) |
65 | 4.12 | Tổng chiều dài các tuyến đê | A | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương | |
66 | 4.13 | Số công trình xây dựng kè phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển | A | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương | |
67 | 4.14 | Số lao động có việc làm xanh trong nền kinh tế | B | Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) | ||
68 | 4.15 | 1805 | Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (hệ số GINI) | A | Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) | |
69 | 4.16 | 0209 | Thu nhập bình quân một lao động đang làm việc | A | Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) | |
70 | 4.17 | 1801 | Chỉ số phát triển con người (HDI) | A | Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) | |
71 | 4.18 | 1607 | Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi suy dinh dưỡng | A | Bộ Y tế | |
72 | 4.19 | Chỉ số tăng trưởng xanh tổng hợp | B | Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) |
Ghi chú:
- Lộ trình A: Áp dụng đối với các chỉ tiêu có thể thực hiện ngay từ năm 2023 do đã có sẵn hoặc có nguồn thông tin để tính toán, tổng hợp.
- Lộ trình B: Áp dụng đối với các chỉ tiêu chưa thể thực hiện ngay do chưa có nguồn thông tin hoặc đang nghiên cứu dự kiến có thể thực hiện từ năm 2026.
- Các chỉ tiêu thống kê tăng trưởng xanh có phân tổ theo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi tắt là phân tổ theo cấp tỉnh) thể hiện ở Phụ lục II. Cơ quan chủ trì chỉ tiêu chịu trách nhiệm phân công các Sở, ban ngành thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan chủ trì hoặc phối hợp trong việc thu thập, tổng hợp từng chỉ tiêu cụ thể.
PHỤ LỤC II
NỘI DUNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ TĂNG TRƯỞNG XANH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2023/TT-BKHĐT ngày 01 tháng 11 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định Bộ chỉ tiêu thống kê tăng trưởng xanh)
Mục tiêu 1: Giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP
1.1. Cường độ phát thải khí nhà kính
1. Khái niệm, phương pháp tính
Cường độ phát thải khí nhà kính là chỉ tiêu biểu thị quan hệ so sánh giữa tổng lượng khí nhà kính phát thải trong kỳ so với GDP. Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đơn vị GDP thì nền kinh tế thải ra môi trường một lượng khí nhà kính là bao nhiêu.
Khí nhà kính là các loại khí trong khí quyển gây hiệu ứng nhà kính. Theo Nghị định thư Kyoto và theo Luật bảo vệ môi trường, các khí nhà kính chính là carbon dioxide (CO2), methane (CH4) và nitrous oxide (N2O). Các khí có hàm lượng thấp nhưng có tiềm năng cao gây hiệu ứng nhà kính là hydrofluorocarbons (HFCs), perfluorocarbons (PFCs), sulphur hexafluoride (SF6) và nitrogen trifluoride (NF3).
Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng năng lượng bức xạ của Mặt trời được hấp thụ trong khí quyển, chuyển hóa thành nhiệt lượng gây hiện tượng nóng lên toàn cầu[1].
Lượng phát thải khí nhà kính được tính quy đổi ra lượng phát thải khí CO2 tương đương (tính theo đơn vị tấn CO2 tương đương). Tấn CO2 tương đương là khối lượng của các khí nhà kính được quy đổi thành tấn CO2 theo hệ số làm nóng lên toàn cầu của các khí nhà kính. Hệ số làm nóng lên toàn cầu của các khí nhà kính do Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu quy định.
Lượng phát thải khí nhà kính được thu thập thông qua kiểm kê khí nhà kính, là hoạt động thu thập thông tin, số liệu về các nguồn phát thải khí nhà kính, tính toán lượng phát thải khí nhà kính, hấp thụ khí nhà kính trong một phạm vi xác định và trong một năm cụ thể theo phương pháp và quy trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Phương pháp kiểm kê khí nhà kính được áp dụng theo các hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu[2].
Các lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính bao gồm: Năng lượng; giao thông vận tải; xây dựng; các quá trình công nghiệp; nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất; chất thải.[3]
Khái niệm, phương pháp tính Tổng sản phẩm trong nước (GDP) được quy định trong Chỉ tiêu 0501, Nghị định 94/2022/NĐ-CP quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.
Công thức tính:
Cường độ phát thải khí nhà kính | = | Lượng phát thải khí nhà kính trong kỳ |
GDP |
2. Phân tổ chủ yếu
- Nguồn phát thải;
- Loại khí nhà kính.
- Vùng;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: 2 năm.
4. Nguồn số liệu:
- Dữ liệu hành chính;
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:
- Chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê), Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1.2. Tổng lượng phát thải khí nhà kính
1. Khái niệm, phương pháp tính
Khí nhà kính là các loại khí trong khí quyển gây hiệu ứng nhà kính. Theo Nghị định thư Kyoto và theo Luật bảo vệ môi trường, các khí nhà kính chính là carbon dioxide (CO2), methane (CH4) và nitrous oxide (N2O). Các khí có hàm lượng thấp nhưng có tiềm năng cao gây hiệu ứng nhà kính là hydrofluorocarbons (HFCs), perfluorocarbons (PFCs), sulphur hexafluoride (SF6) và nitrogen trifluoride (NF3)[4].
Lượng phát thải khí nhà kính được tính quy đổi ra lượng phát thải khí CO2 tương đương (tính theo đơn vị tấn CO2 tương đương). Tấn CO2 tương đương là khối lượng của các khí nhà kính được quy đổi thành tấn CO2 theo hệ số làm nóng lên toàn cầu của các khí nhà kính đó. Hệ số làm nóng lên toàn cầu của các khí nhà kính do Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu quy định.
Lượng phát thải khí nhà kính được thu thập thông qua kiểm kê khí nhà kính, là hoạt động thu thập thông tin, số liệu về các nguồn phát thải khí nhà kính, tính toán lượng phát thải khí nhà kính, hấp thụ khí nhà kính trong một phạm vi xác định và trong một năm cụ thể theo phương pháp và quy trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành Phương pháp kiểm kê khí nhà kính được áp dụng theo các hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu[5].
Các lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính bao gồm: Năng lượng; giao thông vận tải; xây dựng; các quá trình công nghiệp; nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất; chất thải[6].
Chỉ tiêu này tính tổng số lượng khí nhà kính phát thải cộng dồn đến năm kiểm kê.
2. Phân tổ chủ yếu
- Nguồn phát thải;
- Loại khí nhà kính;
- Lĩnh vực;
Năng lượng
+ Công nghiệp sản xuất năng lượng;
+ Tiêu thụ năng lượng trong công nghiệp, thương mại, dịch vụ và dân dụng;
+ Khai thác than;
+ Khai thác dầu và khí tự nhiên.
Giao thông vận tải
+ Tiêu thụ năng lượng trong giao thông vận tải.
Xây dựng
+ Tiêu thụ năng lượng trong ngành xây dựng;
+ Các quá trình công nghiệp trong sản xuất vật liệu xây dựng.
Các quá trình công nghiệp
+ Sản xuất hóa chất;
+ Luyện kim;
+ Công nghiệp điện tử;
+ Sử dụng sản phẩm thay thế cho các chất làm suy giảm tầng ô-dôn;
+ Sản xuất và sử dụng các sản phẩm công nghiệp khác.
Nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất
+ Chăn nuôi;
+ Lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất.
+ Trồng trọt;
+ Tiêu thụ năng lượng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;
+ Các nguồn phát thải khác trong nông nghiệp.
Chất thải
+ Bãi chôn lấp chất thải rắn;
+ Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp sinh học;
+ Thiêu đốt và đốt lộ thiên chất thải;
+ Xử lý và xả thải nước thải.
3. Kỳ công bố: 2 năm.
4. Nguồn số liệu:
- Dữ liệu hành chính (từ số liệu kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 01/2022/QĐ-TTg).
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:
- Chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Phối hợp: Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Mục tiêu 2: Xanh hóa các ngành kinh tế
I. Lĩnh vực năng lượng
2.1. Tổng cung năng lượng sơ cấp/GDP
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tổng cung năng lượng sơ cấp/GDP: là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa việc sử dụng năng lượng và GDP. Chỉ tiêu cho biết để tạo ra một đơn vị tổng sản phẩm trong nước (GDP) cần sử dụng bao nhiêu đơn vị năng lượng.
Năng lượng sơ cấp là năng lượng được khai thác hoặc thu được trực tiếp từ thiên nhiên, chưa qua quá trình chuyển đổi bao gồm nhiên liệu hóa thạch (như than đá, đá phiến dầu, than bùn và các sản phẩm than bùn, dầu thô và khí tự nhiên), nhiên liệu sinh học, rác thải, năng lượng hạt nhân, thủy điện, địa nhiệt, năng lượng mặt trời, năng lượng gió và nhiệt từ các máy bơm nhiệt thu được từ môi trường xung quanh.
Tổng cung năng lượng sơ cấp (Total Primary Energy Supply - TPES) là tổng lượng năng lượng mà một quốc gia sử dụng trong một thời kỳ nhất định và được tính như sau:
Công thức tính:
Tổng cung năng lượng sơ cấp | = | Sản xuất năng lượng sơ cấp | + | Nhập khẩu năng lượng (gồm năng lượng sơ cấp và chuyển đổi) | - | Xuất khẩu năng lượng (gồm năng lượng sơ cấp và chuyển đổi) | - | Dự trữ hàng hải, hàng không quốc tế (gồm + năng lượng sơ cấp và chuyển đổi) | + | Chênh lệch tồn kho (gồm năng lượng sơ cấp và chuyển đổi) |
Tổng cung năng lượng sơ cấp/GDP | = | Tổng cung năng lượng sơ cấp |
GDP |
Tổng cung năng lượng sơ cấp được tính bằng đơn vị tấn đầu tương đương (TOE); GDP được tính theo giá so sánh.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại năng lượng.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu:
- Điều tra thống kê;
- Chế độ báo cáo thống kê;
- Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:
- Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê);
- Phối hợp: Bộ Công Thương; Bộ Xây dựng; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2.2. Tiêu dùng năng lượng cuối cùng/GDP
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tiêu dùng năng lượng cuối cùng/GDP: là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa việc sử dụng năng lượng cuối cùng và GDP. Chỉ tiêu cho biết để tạo ra một đơn vị tổng sản phẩm trong nước (GDP) thì cần sử dụng bao nhiêu đơn vị năng lượng cuối cùng.
Năng lượng cuối cùng là năng lượng sử dụng cho sản xuất và tiêu dùng cuối cùng nhưng không bao gồm cho mục đích chuyển đổi thành dạng năng lượng khác.
Công thức tính:
Tiêu dùng năng lượng cuối cùng/GDP | = | Tổng tiêu dùng năng lượng cuối cùng |
GDP |
Năng lượng cuối cùng được tính bằng đơn vị tấn đầu tương đương (TOE); GDP được tính theo giá so sánh.
2. Phân tổ chủ yếu
- Nhóm ngành kinh tế;
- Mục đích sử dụng (sản xuất, tiêu dùng);
- Loại năng lượng.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu:
- Điều tra thống kê;
- Chế độ báo cáo thống kê;
- Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:
- Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê);
- Phối hợp: Bộ Công Thương; Bộ Xây dựng; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2.3. Tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp là tỷ lệ phần trăm giữa năng lượng tái tạo so với tổng cung năng lượng sơ cấp.
Năng lượng sơ cấp là năng lượng được khai thác hoặc thu được trực tiếp từ thiên nhiên, chưa qua quá trình chuyển đổi bao gồm nhiên liệu hóa thạch (như than đá, đá phiến dầu, than bùn và các sản phẩm than bùn, dầu thô và khí tự nhiên), nhiên liệu sinh học, rác thải, năng lượng hạt nhân, thủy điện, địa nhiệt, năng lượng mặt trời, năng lượng gió và nhiệt từ các máy bơm nhiệt thu được từ môi trường xung quanh.
Tổng cung năng lượng sơ cấp (Total Primary Energy Supply - TPES) là tổng lượng năng lượng mà một quốc gia sử dụng trong một thời kỳ nhất định và được tính như sau:
Công thức tính:
Tổng cung năng lượng sơ cấp | = | Sản xuất năng lượng sơ cấp | + | Nhập khẩu năng lượng (gồm năng lượng sơ cấp và chuyển đổi) | - | Xuất khẩu năng lượng (gồm năng lượng sơ cấp và chuyển đổi) | - | Dự trữ hàng hải, hàng không quốc tế (gồm năng lượng sơ cấp và chuyển đổi) | + | Chênh lệch tồn kho (gồm năng lượng sơ cấp và chuyển đổi) |
Năng lượng tái tạo là các dạng năng lượng được tạo ra từ các nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo như năng lượng được tạo ra từ năng lượng mặt trời, gió, địa nhiệt, thủy điện, tài nguyên đại dương (thủy triều, sóng biển), nhiên liệu sinh học, khí sinh học, hydro xanh (hydro thu được từ nguồn năng lượng tái tạo) và rác thải.
Công thức tính:
Tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp | = | Năng lượng tái tạo | x 100 |
Tổng cung năng lượng sơ cấp |
Tổng cung năng lượng sơ cấp, năng lượng tái tạo được tính bằng đơn vị tấn đầu tương đương (TOE).
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại năng lượng.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu:
- Điều tra thống kê;
- Chế độ báo cáo thống kê;
- Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:
- Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê);
- Phối hợp: Bộ Công Thương.
2.4. Tỷ lệ sản lượng điện từ năng lượng tái tạo trên tổng sản lượng điện sản xuất
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ sản lượng điện từ năng lượng tái tạo trên tổng sản lượng điện sản xuất là tỷ lệ phần trăm giữa tổng sản lượng điện được sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo so với tổng sản lượng điện sản xuất.
Sản lượng điện từ năng lượng tái tạo là sản lượng điện được sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo bao gồm:
- Thủy điện;
- Điện gió;
- Điện mặt trời;
- Điện từ năng lượng địa nhiệt;
- Điện từ năng lượng thủy triều, sóng biển;
- Điện sinh khối;
- Điện từ khí sinh học;
- Điện từ hydro xanh (hydro thu được từ nguồn năng lượng tái tạo);
- Điện từ rác thải.
Công thức tính:
Tỷ lệ sản lượng điện từ năng lượng tái tạo trên tổng sản lượng điện sản xuất | = | Tổng sản lượng điện từ năng lượng tái tạo | x 100 |
Tổng sản lượng điện sản xuất |
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại năng lượng.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu:
- Điều tra thống kê;
- Chế độ báo cáo thống kê;
- Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Công Thương.
II. Lĩnh vực giao thông vận tải
2.5. Tỷ lệ xe buýt sử dụng năng lượng xanh so với tổng số xe buýt đang lưu hành tại các đô thị đặc biệt, đô thị loại I
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ xe buýt sử dụng năng lượng xanh so với tổng xe buýt đang lưu hành tại các đô thị đặc biệt và đô thị loại I là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số xe buýt sử dụng các loại năng lượng xanh thay thế xăng, dầu so với tổng số xe buýt đang lưu hành tại các đô thị đặc biệt và đô thị loại I.
Xe buýt sử dụng năng lượng xanh là xe buýt sử dụng điện để vận hành (không phân biệt điện từ nguồn nào). Với mục tiêu phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2050, các phương tiện giao thông sẽ hướng tới sử dụng năng lượng xanh dần, chuyển đổi dần lĩnh vực giao thông từ “nâu sang xanh”.
Lưu ý: Trong những năm đầu của quá trình chuyển đổi, chỉ tiêu này sẽ tính cả xe buýt sử dụng các loại nhiên liệu sạch như CNG, LNG... để vận hành. Đây là các loại nhiên liệu thay thế sử dụng cho các phương tiện giao thông nhưng có mức phát thải thấp hơn nhiên liệu hóa thạch (giai đoạn nâu). Trong những năm sau khi xe buýt được chuyển đổi đồng, loạt sang xe buýt điện thì chỉ tiêu này sẽ thống kê số lượng xe buýt điện đang lưu hành (giai đoạn xanh).
Đô thị đặc biệt là các đô thị đáp ứng được các tiêu chí phân loại trong Nghị quyết số: 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Đô thị loại I là các đô thị đáp ứng các tiêu chí phân loại trong Nghị quyết số: 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Công thức tính:
Tỷ lệ xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch so với tổng số xe buýt đang lưu hành tại đô thị đặc biệt và đô thị loại I (%) | = | Số xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch tại đô thị đặc biệt và đô thị loại I | x 100 |
Tổng số xe buýt đang lưu hành tại đô thị đặc biệt và đô thị loại I |
Tỷ lệ xe buýt sử dụng năng lượng xanh so với tổng số xe buýt đang lưu hành tại đô thị đặc biệt và đô thị loại I (%) | = | Số xe buýt sử dụng năng lượng xanh tại đô thị đặc biệt và đô thị loại I | x 100 |
Tổng số xe buýt đang lưu hành tại đô thị đặc biệt và đô thị loại I |
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại đô thị đặc biệt, đô thị loại I;
- Loại năng lượng (năng lượng xanh (điện), nhiên liệu sạch như LNG, CNG).
3. Kỳ công bố: 2 năm.
4. Nguồn số liệu:
- Dữ liệu hành chính của Bộ Giao Thông vận tải;
- Chế độ báo cáo.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:
- Chủ trì: Bộ Giao thông vận tải;
- Phối hợp: Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (là các đô thị đặc biệt đô thị loại I).
2.6. Tỷ lệ xe buýt mới sử dụng năng lượng xanh so với tổng số xe buýt mới tại các đô thị đặc biệt và đô thị loại I
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ xe buýt mới sử dụng năng lượng xanh so với tổng lượng xe buýt mới tại các đô thị đặc biệt và đô thị loại là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số xe buýt sử dụng năng lượng xanh được mua mới so với tổng số xe buýt được mua mới tại các đô thị đặc biệt và đô thị loại l trong cùng một thời kỳ.
Xe buýt sử dụng năng lượng xanh được mua mới là xe buýt vận hành bằng điện (không phân biệt điện từ nguồn nào) được mua mới hoàn toàn. Xe buýt được mua mới hoàn toàn là xe buýt được mua mới và được đăng ký gắn biển số trong khoảng từ ngày đầu tiên (01/01) của năm đầu tiên đến ngày cuối cùng (31/12) của hai năm sau năm đầu tiên. Với mục tiêu phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2050, các phương tiện giao thông sẽ hướng tới sử dụng năng lượng xanh dần, chuyển đổi lĩnh vực giao thông từ “nâu sang xanh”.
Lưu ý: Trong những năm đầu của quá trình chuyển đổi, chỉ tiêu này sẽ tính cả xe buýt mới sử dụng các loại nhiên liệu sạch như CNG, LNG. Đây là các loại khí dùng làm nhiên liệu cho các phương tiện giao thông nhưng có mức phát thải thấp hơn nhiên liệu hóa thạch (giai đoạn nâu). Trong những năm sau khi xe buýt được chuyển đổi đồng loạt sang xe buýt điện thì chỉ tiêu này sẽ tính số lượng xe buýt điện được mua mới (giai đoạn xanh).
Đô thị đặc biệt là các đô thị đáp ứng dược các tiêu chí phân loại trong Nghị quyết số: 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Đô thị loại I là các đô thị đáp ứng các tiêu chí phân loại trong Nghị quyết số: 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Công thức tính:
Tỷ lệ xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch so với tổng số xe buýt đang lưu hành tại đô thị đặc biệt và đô thị loại I (%) | = | Số xe buýt mới sử dụng nhiên liệu sạch tại đô thị đặc biệt và đô thị loại I | x 100 |
Tổng số xe buýt mới tại đô thị đặc biệt và đô thị loại I |
Tỷ lệ xe buýt mới sử dụng năng lượng xanh so với tổng xe buýt mới tại các đô thị loại I (%) | = | Số xe buýt mới sử dụng năng lượng xanh tại đô thị đặc biệt và đô thị loại I | x 100 |
Tổng số xe buýt mới tại đô thị đặc biệt và đô thị loại I |
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại đô thị đặc biệt, đô thị loại I;
- Loại năng lượng xanh (điện, nhiên liệu sạch như LNG, CNG...)
3. Kỳ công bố: 2 năm
4. Nguồn số liệu:
- Dữ liệu hành chính Bộ Giao thông vận tải;
- Chế độ báo cáo.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:
- Chủ trì: Bộ Giao thông vận tải;
- Phối hợp: Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (là các đô thị đặc biệt, đô thị loại I).
2.7. Tỷ lệ các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng năng lượng xanh so với tổng số các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đang lưu hành
1. Khái niệm, phương pháp tính
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng năng lượng xanh gồm xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy vận hành bằng điện (không phân biệt từ nguồn nào).
Tỷ lệ các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng năng lượng xanh so với tổng số các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đang lưu hành là tỷ lệ phần hăm giữa tổng số ô tô, xe mô tô, xe gắn máy vận hành bằng điện (không phân biệt từ nguồn nào) so với tổng số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đang lưu hành.
Công thức tính:
Tỷ lệ các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng năng lượng xanh so với tổng số các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đang lưu hành (%) | = | Tổng số xe ô tô/xe mô tô/xe gắn máy vận hành bằng điện | x 100 |
Tổng số các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đang lưu hành |
Lưu ý: Ở lộ trình A, chỉ tiêu sẽ thu thập thông tin của phương tiện giao thông cơ giới là xe ô tô sử dụng điện, ở lộ trình B, chỉ tiêu sẽ thu thập thông tin của xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy sử dụng điện.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại phương tiện (xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy);
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu:
- Dữ liệu hành chính từ Bộ Giao thông vận tải (Cục Đăng kiểm Việt Nam);
- Dữ liệu hành chính từ Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông);
- Chế độ báo cáo.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm Thu thập, tổng hợp:
- Chủ trì: Bộ Giao thông vận tải;
- Phối hợp: Bộ Công an cung cấp số liệu đăng ký phương tiện giao thông.
2.8. Số lượng trạm sạc, số lượng cổng sạc xe điện
1. Khái niệm, phương pháp tính
Trạm sạc xe điện là nơi cung cấp năng lượng điện cho các phương tiện giao thông vận hành bằng điện như xe ô tô điện, xe mô tô điện, xe gắn máy điện, xe buýt điện... Một trạm sạc điện có thể bao gồm nhiều cổng sạc điện. Mỗi cổng sạc điện có thể sạc được một hoặc nhiều loại phương tiện.
Việc xây dựng trạm sạc xe điện cho xe ô tô điện, xe mô tô điện, xe gắn máy điện, xe đạp điện... cũng cần có một số tiêu chuẩn nhất định về không gian lắp đặt trạm sạc điện phải đủ rộng rãi và phù hợp, độ an toàn của những thiết bị sạc điện cũng cần được lưu ý như tránh xa các vùng ngập lụt, dây dẫn phải đi trong tường hoặc đi dưới đất... Trạm sạc điện thường được bố trí ở các bãi đậu xe công cộng, ở các tòa nhà cao tầng, khu chung cư cao tầng ... trong đô thị hoặc ở các trạm dừng nghỉ, trạm xăng trên đường cao tốc.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại cổng sạc điện (xe mô tô, xe gắn máy, ô tô);
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu:
- Dữ liệu hành chính từ Bộ Giao thông vận tải; Bộ Xây dựng; Bộ Công thương; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:
- Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê);
- Phối hợp: Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2.9. Tỷ lệ giá trị tăng thêm của hoạt động, vận tải hàng hóa đường sắt, đường thủy so với giá trị tăng thêm của vận tải hàng hóa
1. Khái niệm, phương pháp tính:
Tỷ lệ giá trị tăng thêm của hoạt động vận tải hàng hóa đường sắt, đường thủy so với giá trị tăng thêm của vận tải hàng hóa là tỷ trọng giá trị tăng thêm (VA) của ngành vận tải hàng hóa đường sắt, đường thủy nội địa và đường ven biển và viễn dương trong tổng giá trị tăng thêm (VA) của ngành vận tải hàng hóa theo giá hiện hành.
Công thức tính:
Tỷ lệ giá trị tăng thêm của ngành vận tải hàng hóa đường sắt, đường thủy nội địa và đường ven biển và viễn dương so với VA của vận tải hàng hóa (%) | = | Giá trị tăng thêm của ngành vận tải hàng hóa đường sắt, đường thủy nội địa và đường ven biển và viễn dương | x 100 |
Tổng giá trị tăng thêm của vận tải hàng hóa |
2. Phân tổ chủ yếu
- Vận tải hàng hóa đường, sắt,
- Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa;
- Vận tải hàng hóa đường ven biển và viễn dương
- Tỉnh, thành phố trực, thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu:
- Điều tra doanh nghiệp;
- Điều tra hoạt động vận tải, kho bãi.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
2.10. Tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng tại các đô thị đặc biệt, đô thị loại I
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng tại các đô thị đặc biệt, đô thị loại I là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng vận chuyển hành khách công cộng thực tế của các phương tiện giao thông công cộng đường bộ, đường sắt, đường thủy so với tổng khối lượng vận chuyển hành khách thực tế trong cùng thời kỳ.
Vận tải hành khách công cộng tại các đô thị đặc biệt, đô thị loại I là hình thức vận chuyển người bằng các phương tiện giao thông công cộng đường bộ, đường sắt, đường thủy như xe buýt; xe buýt đường sông; các phương tiện đường sắt đô thị.
Đô thị đặc biệt và đô thị loại I là các đô thị đáp ứng được các tiêu chí phân loại trong Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Công thức tính:
Tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng ở các đô thị đặc biệt, đô thị loại I (%) | = | Tổng khối lượng vận chuyển hành khách của các phương tiện giao thông công cộng tại các đô thị đặc biệt, loại I | x 100 |
Tổng khối lượng vận chuyển hành khách tại các đô thị đặc biệt, loại I |
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại đô thị (đô thị đặc biệt, loại I);
- Loại phương tiện giao thông công cộng;
- Ngành đường.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu:
- Dữ liệu hành chính;
- Chế độ báo cáo.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:
- Chủ trì: Bộ Giao thông vận tải;
- Phối hợp: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (là các đô thị đặc biệt, đô thị loại I).
2.11. Tỷ lệ chiều dài đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị trên tổng chiều dài đường bộ, đường sắt
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ chiều dài đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị trên tổng chiều dài đường bộ, đường sắt: là phần trăm giữa tổng chiều dài đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị so với tổng chiều dài đường bộ, đường sắt.
a) Chiều dài đường bộ: trong phạm vi chỉ tiêu này, chiều dài đường bộ bao gồm đường quốc lộ và đường tỉnh. Trong đó:
- Đường quốc lộ là đường nối liền Thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ ba địa phương trở lên; đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ; đường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, khu vực;
- Đường tỉnh là đường nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành chính của huyện hoặc trung tâm hành chính của tỉnh lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
b) Đường bộ cao tốc (hay còn gọi là đường cao tốc) là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định.
c) Chiều dài đường sắt: tổng chiều dài của mạng lưới đường sắt đang sử dụng, bao gồm đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị tính đến thời điểm báo cáo, cụ thể như sau:
- Đường sắt quốc gia: là đường sắt phục vụ như cầu vận tải chung của cả nước, từng vùng kinh tế và liên vận quốc tế, bao gồm đường sắt khổ 1000mm, đường sắt khổ 1435mm, đường lồng (đường sắt khổ 1435mm và 1000mm), đường sắt chạy điện.
- Đường sắt đô thị: là đường sắt phục vụ nhu cầu đi lại hàng ngày của hành khách ở thành phố, vừng phụ cận, bao gồm đường sắt đi ngầm, đường sắt đi trên cao, đường sắt đi trên mặt đất và một số loại hình giao thông đô thị mới tự động dẫn hướng.
- Đường sắt tốc độ cao là một loại hình của đường sắt quốc gia có tốc độ thiết kế từ 200km/h trở lên, có khổ đường 1.435mm, đường đôi, điện khí hóa.
Công thức tính:
Tỷ lệ chiều dài đường bộ cao tốc trên tổng chiều dài đường bộ (%) | = | Tổng chiều dài đường bộ cao tốc | x 100 |
Tổng chiều dài đường bộ |
Tỷ lệ chiều dài đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị trên tổng chiều dài đường sắt (%) | = | Tỷ lệ chiều dài đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị | x 100 |
Tổng chiều dài đường sắt |
2. Phân tổ chủ yếu
- Đường bộ cao tốc;
- Đường sắt tốc độ cao
- Đường sắt đô thị.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo ngành Giao thông vận tải.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:
- Chủ trì: Bộ Giao thông vận tải;
- Phối hợp: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cung cấp số liệu đường tỉnh.
III. Lĩnh vực nông nghiệp
2.12. Lượng phân bón hóa học bình quân sử dụng trên một hecta (1 ha) đất trồng trọt
1. Khái niệm, phương pháp tính
Lượng phân bón hoá học bình quân được sử dụng trên 1 ha đất trồng trọt là lượng phân bón hoá học bình quân đã được sử dụng trên 1 ha đất trồng trọt trong thời gian 01 năm.
Phân bón hóa học (còn gọi là phân bón vô cơ) gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất vô cơ hoặc hữu cơ tổng hợp, được xử lý qua quá trình hóa học hoặc chế biến khoáng sản và tùy theo thành phần, hàm lượng hoặc chức năng của chỉ tiêu chất lượng chính đối với; cây trồng hoặc liên kết hóa học của các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 84/2019/NĐ-CP của Chính Phủ).
Trong phạm vi của Thông tư này, đất trồng trọt là đất nông nghiệp có gieo trồng cây hằng năm hoặc cây lâu năm.
Diện tích gieo trồng là diện tích các lần gieo trồng các loại cây qua các vụ trong năm cộng lại.
Công thức tính:
Lượng phân bón hoá học bình quân được sử dụng trên 1 ha đất trồng trọt (Kg/ha) | = | Tổng lượng phân bón hóa học thực tế được sử dụng trong trồng trọt (kg) |
Tổng diện tích gieo trồng (ha) |
2. Phân tổ chủ yếu: Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: 5 năm.
4. Nguồn số liệu:
- Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Điều tra thống kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2.13. Lượng thuốc bảo vệ thực vật hóa học bình quân được sử dụng trên một hecta (1 ha) đất trồng trọt
1. Khái niệm, phương pháp tính
Lượng thuốc bảo vệ thực vật hóa học bình quân được sử dụng, trên 1ha đất trồng trọt là lượng thuốc bảo vệ thực vật hóa học bình quân đã được sử dụng trên 1ha đất trồng trọt trong một khoảng thời gian (thường là: 01 vụ cây trồng hoặc 01 năm).
Thuốc bảo vệ thực vật hóa học là những loại hóa chất thường được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp. Các hóa chất này phục vụ mục đích tiêu diệt các tác nhân không mong muốn như nấm, cỏ dại và côn trùng nhằm loại trừ khả năng phá hủy cây trồng hoặc giảm sản lượng mùa màng.
Trong phạm vi của Thông tư này, đất trồng trọt là đất nông nghiệp có gieo trồng cây hằng năm hoặc cây lâu năm.
Diện tích gieo trồng là diện tích các lần gieo trồng các loại cây qua các vụ trong năm cộng lại.
Công thức tính:
Lượng thuốc bảo vệ thực vật hóa học bình quân được sử dụng trên 1 ha đất trồng trọt (kg/ha) | = | Tổng lượng thuốc bảo vệ thực vật hóa học được sử dụng trong trồng trọt (kg) |
Tổng diện tích gieo trồng (ha) |
Lượng thuốc bảo vệ thực vật hóa học được sử dụng trong trồng trọt được tổng hợp, tính toán trên cơ sở thống kê thực tế lượng thuốc đã được sử dụng theo diện tích gieo trồng tại địa phương.
2. Phân tổ chủ yếu: Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: 5 năm.
4. Nguồn số liệu:
- Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Điều tra thống kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2.14. Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới tiết kiệm nước
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới tiết kiệm nước là tỷ lệ phần trăm giữa diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới áp dụng các kỹ thuật tiết kiệm nước so với tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
Kỹ thuật tưới tiết kiệm nước là việc áp dụng quy trình kỹ thuật và thiết bị tiên tiến để tưới theo phương pháp nhỏ giọt, phun mưa, tưới ngầm, bảo đảm cấp nước theo nhu cầu của cây trồng cạn hoặc tưới ướt/khô xen kẽ cho cây lúa phù hợp từng giai đoạn sinh trưởng, kết hợp với các biện pháp canh tác tiên tiến trong nông nghiệp.
Căn cứ vào đặc tính của thiết bị tưới và hình thức phân phối nước từ thiết bị tưới mà kỹ thuật tưới tiết kiệm nước có thể được phân chia ra 4 loại: Tưới nhỏ giọt, tưới phun, mưa cục bộ, tưới ngầm cục bộ, nông lộ phơi.
- Tưới nhỏ giọt là kỹ thuật tưới cung cấp nước vào đất dưới dạng các giọt nước nhỏ ra từ thiết bị tạo giọt đặt trên mặt đất gần gốc cây.
- Tưới phun mưa cục bộ là kỹ thuật tưới cung cấp nước cho cây trồng dưới dạng các hạt mưa hoặc hạt sương rơi trên một diện tích nhỏ xung quanh gốc cây trồng.
- Tưới ngầm cục bộ là kỹ thuật tưới đưa nước vào đất dưới dạng các giọt nước, ra thường xuyên từ thiết bị tưới đặt dưới mặt đất ở vùng rễ cây hoạt động.
- Nông lộ phơi hay còn gọi là tưới ướt khô xen kẽ thường được áp dụng trong canh tác lúa nước nhưng không phải lúc nào cũng cần đưa nước ngập ruộng mà căn cứ vào từng giai đoạn sinh trưởng của cây- lúa để điều tiết nước phù hợp, trong đó có những giai đoạn rút nước cho bằng hoặc thấp hơn mặt ruộng.
Diện tích đất nông nghiệp được tưới nước bao gồm diện tích được tưới trực tiếp bằng các công trình thủy lợi hoặc dùng các phương tiện thủ công đưa nước từ các công trình thủy lợi (mương, máng) vào ruộng cung cấp cho cây trồng. Tính theo diện tích được tưới thực tế trong một vụ, nếu trong một vụ do nhu cầu phải tưới cho cây trồng nhiều lần thì cũng chỉ tính là 1 lần trong 1 vụ.
Công thức tính:
Trong đó:
- T: Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới tiết kiệm nước (%).
- S1: Diện tích đất sản xuất thực tế được tưới tiết kiệm nước (ha).
- S: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp (ha).
Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới tiết kiệm nước được tính riêng cho một số cây trồng chủ lực: Lúa, cây hàng năm, cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm.
Lưu ý: Diện tích đất sản xuất thực tế được tưới tiết kiệm nước tính theo diện tích được tưới tiết kiệm nước thực tế trong năm, nếu trong một năm do nhu cầu phải tưới cho cây trồng nhiều lần thì cũng chỉ tính là 1 lần.
2. Phân tổ chủ yếu
- Một số cây trồng chủ yếu;
- Tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: 5 Năm.
4. Nguồn số liệu:
- Điều tra thống kê;
- Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2.15. Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả và bền vững
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp đặt hiệu quả và bền vững là tỷ lệ phần trăm diện tích đất sản xuất nông nghiệp áp dụng phương thức sản xuất nông nghiệp cao và bền vững so với tổng diện tích đất nông nghiệp.
Phương thức sản xuất nông nghiệp cao và bền vững là tổng hợp các hoạt động được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp để đạt được từ mức chấp nhận được đến mức cao của Bộ tiêu chí đánh giá (giá trị sản phẩm trên đất; lợi nhuận từ hoạt động sản xuất nông nghiệp trên đất; khả năng thích ứng.với rủi ro trong sản xuất; tỷ lệ thoái hóa đất; sự ổn định nguồn nước tưới; quản lý phân bón; quản lý thuốc trừ sâu; đa dạng sinh học trong sản xuất; thu nhập của người lao động; an ninh lương thực; quyền sử dụng đất).
Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp bao gồm diện tích đất sản xuất nông nghiệp thuộc sở hữu của hộ có hoạt động sản xuất nông nghiệp, diện tích đất sản xuất nông nghiệp đi thuê và đi mượn, không bao gồm diện tích đất sản xuất nông nghiệp cho thuê.
Để tính tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả và bền vững phải thông qua 11 chủ đề và chỉ tiêu phụ, cụ thể:
STT | Chủ đề | Chỉ tiêu phụ |
1 | Năng suất đất | Giá trị sản phẩm trên một hecta |
2 | Lợi nhuận | Thu nhập thuần của hộ, trang trại |
3 | Khả năng phục hồi | Cơ chế giảm thiểu rủi ro |
4 | Sức khỏe của đất | Tỷ lệ thoái hóa đất |
5 | Sử dụng nước | Sự thay đổi trữ lượng nước |
6 | Nguy cơ ô nhiễm phân bón | Quản lý phân bón |
7 | Tác hại của thuốc trừ sâu | Quản lý thuốc trừ sâu |
8 | Đa dạng sinh học | Sử dụng các phương pháp thực hành hỗ trợ đa dạng sinh học |
9 | Việc làm tốt | Mức lương trong nông nghiệp |
10 | An ninh lương thực. | Thang đo trải nghiệm mất an ninh lương thực (FIES) |
11 | Sử dụng đất | Đảm bảo quyền sử dụng đất |
Công thức tính:
Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đạt hiệu quả và bền vững (%) | = | Diện tích đất sản xuất nông nghiệp áp dụng phương thức sản xuất nông nghiệp cao và bền vững | x 100 |
Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp |
2. Phân tổ chủ yếu
- Vùng;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: 5 Năm.
4. Nguồn số liệu:
- Điều tra thống kê (Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp; Điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ);
- Chế độ báo cáo thống kê quốc gia.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
2.16. Tỷ lệ chiều dài kênh mương được kiên cố
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ chiều dài kênh mương được kiên cố là tỷ lệ phần trăm giữa chiều dài kênh mương được kiên cố so với tổng chiều dài kênh mương.
Kênh, mương được đào đắp trên mặt đất để phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối; kết hợp cấp, tiêu, thoát nước cho các ngành kinh tế khác.
Kênh mương được kiên cố là loại kênh mương được xây lát bằng gạch, bê tông hoặc các loại vật liệu chống thấm. khác (Phân loại kênh, mương quy định tại Khoản 7 Điều 4 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP của Chính phủ)
Thống kê cộng dồn chiều dài kênh, mương hiện có trên địa bàn theo loại kênh mương cụ thể (theo quy định hiện hành) tại thời điểm báo cáo.
Công thức tính:
Tỷ lệ chiều dài kênh mương được kiên cố (%) | = | Chiều dài kênh mương được kiên cố | x 100 |
Tổng chiều dài kênh mương |
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại kênh, mương (Lớn, vừa, nhỏ);
- Tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: 5 năm.
4. Nguồn số liệu:
- Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Điều tra thống kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2.17. Diện tích đất bị thoái hóa
1. Khái niệm, phương pháp tính
Diện tích đất bị thoái hóa là diện tích đất bị thay đổi những đặc tính và tính chất vốn có ban đầu (theo chiều hướng xấu) do sự tác động của điều kiện tự nhiên và con người.
Thoái hoá đất có khả năng xảy ra trên tất cả các loại đất: Đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi hồng thủy sản, đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng.
Đất bị thoái hóa gồm các loại hình sau: Đất bị khô hạn, hoang mạc hóa; đất bị hoang hóa; sạt lở đất; kết von, đá ong hóa; đất bị chai cứng, chặt bí; ô nhiễm đất; xói mòn đất; đất bị ngập úng; đất bị mặn hóa; đất bị phèn hóa.
Công thức tính:
Tổng diện tích đất bị thoái hóa | = | Diện tích đất bị thoái hóa nhẹ | + | Diện tích đất bị thoái hóa trung bình | + | Diện tích đất bị thoái hóa nặng |
2. Phân tổ chủ yếu:
- Loại hình thoái hoá (cao, trung bình, thấp);
Loại đất (đất sản xuất nông nghiệp/ đất lâm nghiệp/đất nuôi trồng thủy sản/đất làm muối/ đất nông nghiệp khác/đất chưa sử dụng);
- Tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: 5 năm.
4. Nguồn số liệu:
- Dữ liệu hành chính;
- Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2.18. Diện tích các loại cây trồng được chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) và tương đương
1. Khái niệm, phương pháp tính
Thực hành, nông nghiệp tốt (VietGAP) trong lĩnh vực trồng trọt là tiêu chuẩn thực hành trong trồng trọt nhằm mục đích đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm; đảm bảo sức khỏe và an toàn lao động đối với người sản xuất; bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.
Diện tích các loại cây trồng được chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) và tương đương là diện tích cây trồng được tổ chức chứng nhận chứng nhận phù hợp TCVN 11892-1:2017 và các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt tương đương VietGAP.
Tiêu chuẩn, thực hành nông nghiệp tốt tương đương VietGAP như: GlobalGAP, ASIAGAP, ASEANGAP, Rainforest Allinace, 4C, UTZ,... và tiêu chuẩn trồng trọt hữu cơ.
Thống kê cộng dồn diện tích cây trồng được chứng nhận VietGAP hoặc chứng nhận khác tương đương (đang còn hiệu lực) trên địa bàn trong kỳ báo cáo.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại cây trồng chính;
- Loại chứng nhận (GAP/hữu cơ/chứng nhận khác);
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: 5 Năm.
4. Nguồn số liệu:
- Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Điều tra thống kê/ Báo cáo của Tổng cục Thống kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2.19. Diện tích nuôi trồng thủy sản được chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP) và tương đương
1. Khái niệm, phương pháp tính
Diện tích nuôi trồng thủy sản áp dụng quy trình thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP) và tương đương là diện tích mặt nước ngọt, nước lợ và nước mặn được sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản đạt các tiêu chuẩn chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt và tương đương.
Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (VietGAP) là quy phạm thực hành ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm thiểu dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái, đảm bảo trách nhiệm xã hội và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.
Tiêu chuẩn thực hành nuôi trồng thủy sản tương đương VietGAP như các tiêu chuẩn ASC (do Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản được thành lập bởi Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên WWF và Tổ chức Sáng kiến Thương mại Bền vững Hà Lan IDH xây dựng và ban hành); tiêu chuẩn BAP (thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất do Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu GAA xây dựng và ban hành); tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản hữu cơ...
Diện tích nuôi trồng thủy sản được chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP) và tương đương (Đơn vị tính: ha) là kết quả cộng dồn diện tích nuôi trồng thủy sản được chứng nhận VietGAP hoặc chứng nhận khác tương đương (đang còn hiệu lực) trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại thủy sản;
- Loại chứng nhận;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: 5 năm.
4. Nguồn số liệu:
- Điều tra thống kê;
- Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2.20. Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt (GAP) hoặc tương đương
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt (GAP) hoặc tương đương là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt (GAP) hoặc tương đương so với tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp (giá hiện hành) trên địa bàn trong kỳ.
Quy trình (Quy phạm) thực hành sản xuất nông nghiệp tốt là tập hợp các tiêu chuẩn, tiêu chí do tổ chức, quốc gia, nhóm quốc gia hoặc Việt Nam ban hành đối với từng sản phẩm, trồng trọt, chăn nuôi để hướng dẫn người sản xuất áp dụng nhằm bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe, an sinh xã hội cho người lao động, bao gồm các quy trình GAP (Good Agricultural Practices) hoặc các quy trình khác tương đương. Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt tương: đương VietGAP như: GlobalGAP, AseanGAP, EuroGAP, GRASP, RA, RainForest, 4C, UITZ, và tiêu chuẩn trồng trọt hữu cơ.
Công thức tính:
Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt (GAP) hoặc tương đương (%) | = | Giá trị sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt (GAP) hoặc tương đương | x 100 |
Tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp |
Trong đó:
- Giá trị sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt (GAP) hoặc tương đương bằng sản lượng sản phẩm nông nghiệp sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt (GAP) hoặc tương đương thu được nhân với giá bán bình quân của người sản xuất (giá hiện hành).
- Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo quy trình sản xuất tốt được tính cho sản phẩm thuộc ngành trồng trọt và chăn nuôi; có thể được tính riêng cho một số sản phẩm chủ lực đại diện:
+ Ngành trồng trọt: lúa, cây hàng năm, cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm,...
+ Ngành chăn nuôi: bò, lợn, gà,...
Lưu ý: Nếu sản phẩm nông nghiệp được làm ra dưới nhiều hình thức sản xuất tốt (GAP) hoặc tương đương thì giá trị sản phẩm cũng chỉ được tính một lần, không được tính bằng tổng giá trị các hình thức sản xuất tốt hoặc tương đương.
2. Phân tổ chủ yếu
- Nhóm sản phẩm/sản phẩm;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: 5 Năm.
4. Nguồn số liệu:
- Điều tra thống kê;
- Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:
- Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê);
- Phối hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2.21. Tỷ lệ cơ sở sản xuất chăn nuôi lợn trên địa bàn xử lý chất thải bằng biogas hoặc các giải pháp công nghệ xử lý, sử dụng hiệu quả, sạch
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ cơ sở sản xuất chăn nuôi lợn trên địa bàn xử lý chất thải bằng biogas hoặc các giải pháp công nghệ xử lý, sử dụng hiệu quả, sạch là tỷ lệ phần trăm giữa số lượng các cơ sở sản xuất chăn nuôi lợn có xử lý chất thải bằng biogas (khí sinh học) hoặc công nghệ xử lý, sử dụng hiệu quả, sạch trong tổng số các cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.
Cơ sở sản xuất chăn nuôi là nơi diễn ra các hoạt động chăn nuôi gia súc gia cầm có địa điểm cố định; được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định (đối với trường hợp phải đăng ký theo quy định).
Chỉ tính cơ sở sản xuất chăn nuôi lợn từ quy mô gia trại trở lên. Hộ gia trại là hộ chăn nuôi chưa đạt tiêu chí trang trại song có nuôi thường xuyên từ 30 con lợn trở lên. Trong một số trường hợp nếu do một số yếu tố bất thường (dịch bệnh...) phải trống chuồng từ 1 - 3 tháng vẫn coi là nuôi thường xuyên.
Các biện pháp/giải pháp công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi hiệu quả, sạch bao gồm nhưng không giới hạn:
- Công trình khí sinh học quy mô nhỏ KT1-KT2;
- Công trình khí sinh học quy mô nhỏ bằng vật liệu composite;
- Công nghệ khí sinh học quy mô nhỏ bằng vật liệu túi nilon;
- Công trình khí sinh học phủ bạt quy mô vừa lớn và máy phát điện;
- Công nghệ đệm lót sinh học cho nông hộ và quy mô trang trại;
- Nuôi trùn quế làm thức ăn chăn nuôi và phân vi sinh tại nông hộ và quy mô trang trại;
- Công nghệ máy ép phân trục vít cho quy mô trang trại;
- Công nghệ ủ phân compost-sản xuất phân vi sinh;
- Công nghệ bể lắng sản xuất phân vi sinh quy mô trang trại;
- Công nghệ SAIBON quy mô vừa và lớn.
Công thức tính:
Tỷ lệ cơ sở sản xuất chăn nuôi lợn trên địa bàn xử lý chất thải bằng biogas hoặc các giải pháp công nghệ xử lý, sử dụng hiệu quả, sạch (%) | = | Số lượng cơ sở sản xuất chăn nuôi lợn trên địa bàn xử lý chất thải bằng biogas hoặc các giải pháp công nghệ xử lý, sử dụng hiệu quả, sạch | x 100 |
Tổng số cơ sở sản xuất chăn nuôi lợn trên địa bàn |
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại giải pháp;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: 5 Năm,
4. Nguồn số liệu:
- Điều tra thống kê;
- Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
IV. Lĩnh vực thương mại - dịch vụ.
2.22. Tỷ lệ đóng góp của hoạt động du lịch trong GDP
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ đóng góp của hoạt động du lịch trong GDP được tính bằng giá trị tăng thêm của hoạt động du lịch so với GDP theo giá hiện hành. Trong đó giá trị tăng thêm của hoạt động du lịch được tạo ra bởi tất cả các ngành để đáp ứng tiêu dùng du lịch của khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế trên lãnh thổ Việt Nam trong khoảng thời gian đi du lịch.
Khách du lịch hội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là công dân không phải là người thường trú tại Việt Nam - đất nước mà họ cư trú thường xuyên trong khoảng thời gian ít hơn 1 năm liên tục và mục đích của chuyến đi không phải là để thực hiện các hoạt động kiếm tiền.
Phân ngành kinh tế của hoạt động du lịch bao gồm lưu trú, ăn uống, vận tải, ngành bán lẻ, dịch vụ khác (y tế, vui chơi giải trí, bảo hiểm,..).
Phân tổ tỷ lệ đóng góp của hoạt động du lịch xanh trong GDP được tính tương tự như tỷ lệ đóng góp của hoạt động du lịch trong GDP. Từ số liệu giá trị tăng thêm của hoạt động du lịch phân theo ngành dịch vụ lữ hành, lưu trú, ăn uống, vận tải, thương mại và các ngành dịch vụ khác, kết hợp với các chỉ tiêu như tỷ lệ các cơ sở dán nhãn xanh và tỷ lệ phương tiện sử dụng điện hoặc năng lượng xanh được các cơ quan chức năng thực hiện và báo cáo sẽ tính toán được phân tổ tỷ lệ giá trị tăng thêm xanh của hoạt động du lịch;
Công thức tính:
Tỷ lệ đóng góp của hoạt động du lịch trọng GDP năm (n) | = | Giá trị tăng thêm (VA) của hoạt động du lịch năm (n) | x 100 |
GDP theo giá hiện hành năm (n) |
2. Phân tổ chủ yếu
- Theo ngành kinh tế;
- Trong đó: Tỷ lệ đóng góp của hoạt động du lịch xanh trong GDP.
3. Kỳ công bố: 2 năm.
4. Nguồn số liệu:
- Điều tra thống kê (Điều tra chi tiêu của khách du lịch, Điều tra chi tiêu của hộ gia đình trong đó có chi tiêu cho hoạt động du lịch, điều tra doanh nghiệp, cơ sở cá thể kinh doanh dịch vụ lữ hành hàng năm, vụ lữ hành);
- Báo cáo thống kê (Số lượng khách du lịch nội địa, số lượng khách du lịch quốc tế hàng năm, tỷ lệ số lượng điểm tham quan, mua sắm, điểm dừng chân, nhà hàng phục vụ khách du lịch được dán nhãn xanh, tỷ lệ cơ sở lưu trú được dán nhãn bông sen xanh), tỷ lệ phương điện sử dụng điện hoặc năng lượng xanh,.. phục vụ cho việc tính toán các chỉ tiêu liên quan đến hoạt động du lịch do các cơ quan có thẩm quyền ban hành, dán nhãn và thực hiện báo cáo thống kê;
- Nguồn khác: Hệ số chi phí trung gian, bảng cân đối liên ngành cập nhật mới nhất.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:
- Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê);
- Phối hợp: Bộ Văn hóa thể thao và du lịch.
2.23. Tỷ lệ điểm đến du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch được dán nhãn xanh
1. Khái niệm, phương pháp tính
- Điểm đến du lịch bao gồm điểm du lịch và khu du lịch.
+ Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch được đầu tư, khai thác phục vụ khách du lịch.
+ Khu du lịch là khu vực có ưu thế về tài nguyên du lịch, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Khu du lịch bao gồm khu du lịch cấp tỉnh và khu du lịch quốc gia.
- Các cơ sở kinh doanh du lịch là các cơ sở cung cấp các dịch vụ nhằm phục vụ nhu cầu của khách du lịch, bao gồm cửa hàng mua sắm; cơ sở ăn uống; điểm dừng chân và cơ sở lưu trú du lịch.
+ Cửa hàng mua sắm phục vụ khách du lịch (cửa hàng mua sắm) là cửa hàng độc lập, nằm ngoài cơ sở lưu trú du lịch, thực hiện việc bán sản phẩm hàng hóa cho khách du lịch.
+ Cơ sở ăn uống phục vụ khách du lịch là cơ sở kinh doanh độc lập, nằm ngoài cơ sở lưu trú du lịch, phục vụ nhu cầu ăn uống và có thể có nhu cầu giải trí của khách du lịch.
+ Điểm dừng chân phục vụ khách du lịch (điểm dừng chân) là nơi nghỉ cho khách đi đường trong một khoảng thời gian ngắn, có bãi đỗ xe, khu vệ sinh công cộng. Ngoài ra, có thể có thêm dịch vụ ăn uống (nhà hàng), dịch vụ mua sắm (cửa hàng mua sắm), đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch.
+ Cơ sở lưu trú du lịch là nơi cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch.
- Nhãn xanh là nhãn hiệu được cơ quan có thẩm quyền cấp cho các cơ sở kinh doanh du lịch, điểm du lịch, khu du lịch khi thỏa mãn các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
+ Điểm du lịch, khu du lịch được cấp nhãn xanh là những điểm có nỗ lực trong việc bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lượng, góp phần bảo vệ các di sản, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương và phát triển du lịch bền vững.
+ Cửa hàng mua sắm được cấp nhãn xanh là những cửa hàng có nỗ lực trong việc bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lượng, góp phần bảo vệ các di sản, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương và phát triển du lịch bền vững.
+ Cơ sở ăn uống được cấp nhãn xanh là đơn vị đã có những nỗ lực trong việc bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lượng, nước, quản lý và xử lý tốt chất thải, tiếng ồn, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, của quốc gia và phát triển du lịch bền vững
+ Điểm dừng chân được cấp nhãn xanh là những điểm có nỗ lực trong việc bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lượng, góp phần bảo vệ các di sản, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương và phát triển du lịch bền vững.
+ Cơ sở lưu trú du lịch được dán nhãn xanh là cơ sở lưu trú đang hoạt động, kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam có những nỗ lực trong việc bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên và năng lượng, đóng góp vào việc bảo tồn di sản, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương đồng thời theo đổi các chính sách phát triển du lịch bền vững.
Công thức tính:
Tỷ lệ điểm đến du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch được dán nhãn xanh (%) | = | Số lượng điểm đến du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch được dán nhãn xanh | x 100 |
Số lượng điểm đến du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch |
2. Phân tổ chủ yếu
- Điểm du lịch;
- Khu du lịch;
- Cửa hàng mua sắm phục vụ khách du lịch;
- Nhà hàng phục vụ khách du lịch;
- Điểm dừng chân phục vụ khách du lịch;
- Cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: 2 năm.
4. Nguồn số liệu:
- Tổng hợp từ nguồn dữ liệu hồ sơ hành chính (Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch là cơ quan chủ trì, hướng dẫn thực hiện công nhận dán nhãn xanh).
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:
- Chủ trì: Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch;
- Phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
2.24. Tỷ lệ các cơ sở đạt tiêu chuẩn cơ sở y tế xanh, bền vững so với tổng số cơ sở y tế.
1. Khái niệm, phương pháp tính
Cơ sở y tế đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn cơ sở y tế xanh, bền vững là các cơ sở y tế đạt được các tiêu chí cơ sở y tế “xanh-sạch-đẹp” theo quy định của Bộ Y tế. Cơ sở y tế là tất cả cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở y tế dự phòng; cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe; cơ sở nghiên cứu, xét nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định, thử nghiệm y, dược.
Tỷ lệ các cơ sở đạt tiêu chuẩn cơ sở y tế xanh, bền vững là tỷ lệ phần trăm giữa số lượng cơ sở y tế được xếp loại “xanh-sạch-đẹp” đạt mức xuất sắc, tốt, khá so với tổng số cơ sở y tế .
Công thức tính:
Tỷ lệ các cơ sở đạt tiêu chuẩn cơ sở y tế xanh, bền vững (%) | = | Số lượng cơ sở y tế được xếp loại “xanh-sạch-đẹp” đạt mức xuất sắc, tốt, khá | x 100 |
Tổng số cơ sở y tế |
Tỷ lệ các cơ sở đạt tiêu chuẩn cơ sở y tế xanh, bền vững là số lượng cơ sở y tế được xếp loại “xanh-sạch-đẹp” đạt mức xuất sắc, tốt, khá/ Tổng số cơ sở y tế.
2. Phân tổ chủ yếu
- Tỉnh, thành phố trực, thuộc Trung ương;
- Loại hình cơ sở y tế (công lập, ngoài công lập);
- Xếp loại: Xuất sắc, tốt, khá, trung bình, kém.
3. Kỳ công bố: Năm
4. Nguồn số liệu:
- Tổng hợp từ nguồn dữ liệu, hồ sơ hành chính
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:
- Chủ trì: Bộ y tế;
- Phối hợp: Bộ kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kế).
2.25. Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong tổng sản phẩm trong nước
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong tổng sản phẩm trong nước là tỷ lệ phần trăm giữa tổng giá trị tăng thêm do kinh tế số tạo ra so với tổng sản phẩm trong nước trong kỳ báo cáo.
Công thức tính:
Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong tổng sản phẩm trong nước (%) | = | Giá trị tăng thêm của kinh tế số | x 100 |
Tổng sản phẩm trong nước |
Kinh tế số là hoạt động kinh tế sử dụng công nghệ số và dữ liệu số làm yếu tố đầu vào chính, sử dụng môi trường số làm không gian hoạt động chính, sử dụng công nghệ thông tin - viễn thông để tăng năng suất lao động, đổi mới mô hình kinh doanh và tối ưu hóa cấu trúc nền kinh tế.
Kinh tế số bao gồm:
- Kinh tế số ICT là hoạt động công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông và hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông.
- Kinh tế số nền tảng là hoạt động kinh tế của các nền tảng số; các hệ thống trực tuyến kết nối giữa cung, cầu và các dịch vụ trực tuyến trên mạng.
- Kinh tế số ngành là hoạt động kinh tế số trong các ngành, lĩnh vực.
2. Phân tổ chủ yếu
- Ngành kinh tế;
- Loại hình kinh tế;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra kinh tế;
- Điều tra doanh nghiệp;
- Điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể;
- Kết quả các cuộc điều tra thống kê trong Chương trình điều tra thống kê quốc gia.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê);
- Phối hợp: Bộ Thông tin và Truyền thông.
V. Lĩnh vực công nghệ
2.26. Tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng công nghệ sạch, công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, phát thải các bon thấp trong sản xuất
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng công nghệ sạch, công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, phát thải các bon thấp trong sản xuất là tỷ lệ phần trăm giữa số doanh nghiệp áp dụng công nghệ sạch, công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, phát thải các bon thấp trong sản xuất so với tổng số doanh nghiệp đang hoạt động.
Công nghệ sạch, công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, phát thải các bon thấp:
+ Công nghệ sạch là công nghệ phát thải ở mức thấp chất gây ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, sử dụng ít tài nguyên không tái tạo hơn so với công nghệ hiện có.
+ Công nghệ tiên tiến là công nghệ có trình độ công nghệ cao hơn trình độ công nghệ cùng loại hiện có tại Việt Nam, đã được ứng dụng trong thực tiễn, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm vượt trội và thân thiện với môi trường.
+ Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.
Doanh nghiệp áp dụng công nghệ sạch, công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, phát thải các bon thấp trong sản xuất là doanh nghiệp áp dụng các công nghệ thuộc danh mục quốc gia tổng hợp các công nghệ sạch, công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, phát thải các-bon thấp trong các ngành sản xuất do các cơ quan có thẩm quyền quy định.
Công thức tính:
Tỷ lệ các doanh nghiệp áp dụng công nghệ sạch, công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, phát thải các bon thấp trong sản xuất (%) | = | Tổng số doanh nghiệp áp dụng công nghệ sạch, công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, phát thải các bon thấp trong sản xuất | x 100 |
Tổng số doanh nghiệp đang hoạt động |
2. Phân tổ chủ yếu
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Loại hình kinh tế (Khu vực nhà nước, khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài).
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Khoa học Công nghệ.
VI. Lĩnh vực vốn đầu tư, trái phiếu, tín dụng
2.27. Tỷ lệ vốn đầu tư công xanh so với tổng vốn đầu tư công
1. Khái niệm, phương pháp tính
Vốn đầu tư công xanh là các khoản vốn đầu tư theo kế hoạch của Nhà nước vào các chương trình, dự án đầu tư xanh, số liệu vốn đầu tư công xanh là số kế hoạch về vốn đầu tư công xanh trong năm.
Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án và đối tượng đầu tư công khác theo quy định, số liệu tổng vốn đầu tư công là số liệu kế hoạch về phân bổ vốn đầu tư công trong năm.
Hoạt động đầu tư công bao gồm lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, quyết định chương trình, dự án đầu tư công; lập, thẩm định, phê duyệt, giao, triển khai thực hiện kế hoạch, dự án đầu tư công; quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; nghiệm thu, bàn giao chương trình, quyết toán dự án đầu tư công; theo dõi và đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công.
Các chương trình, dự án đầu tư công xanh là các dự án được thiết kế, thi công, vận hành và bảo dưỡng theo hướng thân thiện với môi trường, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, đồng thời đảm bảo chất lượng môi trường, đáp ứng các điều kiện tiện nghi và sức khỏe cho người sử dụng. Những yếu tố chính góp phần tạo nên một công trình xanh bao gồm: hiệu quả sử dụng năng lượng, hiệu quả sử dụng nước, chất lượng môi bên trong, hiệu quả sử dụng vật liệu xây dựng và các ảnh hưởng khác của công trình xây dựng đến môi trường xung quanh.
Công thức tính:
Tỷ lệ vốn đầu tư công xanh so với tổng vốn đầu tư công (%) | = | Vốn đầu tư công xanh | x 100 |
Tổng vốn đầu tư công |
2. Phân tổ chủ yếu
- Nguồn vốn: Trung ương (Bộ, ngành), địa phương;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Lĩnh vực đầu tư: kết cấu hạ tầng giao thông, năng lượng, thủy lợi, phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xanh, công trình xây dựng, xử lý rác thải, nước thải và lĩnh vực khác.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân).
2.28. Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện cho sản xuất điện từ năng lượng tái tạo so với vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện cho sản xuất điện từ năng lượng tái tạo so với vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số vốn đầu tư thực hiện để sản xuất điện từ năng lượng tái tạo so với tổng số vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội.
Vốn đầu tư thực hiện cho sản xuất điện từ năng lượng tái tạo là toàn bộ số tiền chi ra để làm tăng hoặc duy trì năng lực sản xuất điện từ năng lượng tái tạo.
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội là toàn bộ tiền vốn chi ra (chi tiêu) để làm tăng hoặc duy trì năng lực sản xuất và nguồn lực để nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của toàn xã hội trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội bao gồm: vốn đầu tư tạo ra tài sản cố định, vốn đầu tư làm tăng tài sản lưu động, vốn đầu tư thực hiện khác gồm tất cả các khoản đầu tư của xã hội nhằm tăng năng lực phát triển của xã hội.
Trên phạm vi quốc gia, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội không gồm những khoản đầu tư có tính chất chuyển nhượng quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu giữa các cá nhân, hộ dân cư, các doanh nghiệp, tổ chức... nhưng không làm tăng tài sản cố định, tài sản lưu động của toàn bộ nền kinh tế trong phạm vi cả nước, như: chuyển nhượng đất đai, nhà ở, cửa hàng, thiết bị máy móc và các tài sản cố định khác đã qua sử dụng.
Công thức tính:
Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện cho sản xuất điện từ NLTT so với tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội (%) | = | Vốn đầu tư thực hiện cho sản xuất điện từ năng lượng tái tạo | x 100 |
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội |
2. Phân tổ chủ yếu
- Nguồn vốn đầu tư;
- Loại năng lượng tái tạo.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu:
- Điều tra thống kê;
- Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:
- Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê);
- Phối hợp: Bộ Công thương.
2.29. Tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh trong tổng dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tín dụng xanh là hoạt động tín dụng với các chính sách tín dụng hướng tới tăng trưởng xanh bao gồm tất cả các phương thức tài trợ vốn hoặc cho vay có tính đến tác động môi trường xã hội và tăng cường tính bền vững cho môi trường. Các chính sách tín dụng xanh là một giải pháp quan trọng để hướng nền kinh tế tới mục tiêu tăng trưởng xanh.
Tín dụng xanh là tín dụng được cấp cho dự án đầu tư thuộc Danh mục phân loại xanh theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh, mang lại các lợi ích về môi trường sau đây:
- Sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên;
- Ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Quản lý chất thải;
- Xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường;
- Phục hồi hệ sinh thái tự nhiên;
- Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;
- Tạo ra lợi ích khác về môi trường.
Tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh trong tổng tín dụng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là chỉ tiêu phản ánh quan hệ so sánh giữa giá trị dư nợ tín dụng xanh và tổng giá trị dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Công thức tính:
Tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh trong tổng dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (%) | = | Dư nợ tín dụng xanh | x 100 |
Tổng dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài |
2. Phân tổ chủ yếu
- Kỳ hạn;
- Mục đích, ý nghĩa bảo vệ môi trường.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu:
- Chế độ báo cáo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
2.30. Tỷ trọng phát hành trái phiếu xanh trong tổng trái phiếu đã phát hành
1. Khái niệm, phương pháp tính
Trái phiếu xanh là trái phiếu do Chính phủ, chính quyền địa phương, doanh nghiệp phát hành theo quy định của pháp luật về trái phiếu để huy động vốn cho hoạt động bảo vệ môi trường, dự án đầu tư mang lại lợi ích về môi trường.
Tỷ trọng phát hành trái phiếu xanh trong tổng trái phiếu đã phát hành là chỉ tiêu phản ánh quan hệ so sánh giữa giá trị trái phiếu xanh đã phát hành đang còn lưu hành tính đến thời điểm thống kê và tổng giá trị trái phiếu đã phát hành còn lưu hành tính đến thời điểm thống kê tương ứng.
Công thức tính:
Tỷ trọng phát hành trái phiếu xanh trong tổng trái phiếu đã phát hành (%) | = | Giá trị trái phiếu xanh đã phát hành | x 100 |
Tổng giá trị trái phiếu đã phát hành đang còn lưu hành |
* Lưu ý: Giá trị trái phiếu được tính đến 31/12 hàng năm
2. Phân tổ chủ yếu
- Kỳ hạn;
- Loại trái phiếu.
3. Kỳ công bố: Năm
4. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài chính
VII. Lĩnh vực tài nguyên rừng
2.31. Tỷ lệ che phủ rừng
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ che phủ rừng là tỷ lệ phần trăm diện tích rừng hiện có so với diện tích đất tự nhiên của cả nước, một vùng lãnh thổ hay một địa phương tại một thời điểm nhất định.
Rừng là hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liền vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên.
Rừng tự nhiên là rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên hoặc tái sinh có trồng bổ sung.
Rừng trồng là rừng được hình thành do con người trồng mới trên đất chưa có rừng; cải tạo rừng tự nhiên; trồng lại hoặc tái sinh sau khai thác rừng trồng.
Công thức tính:
Tỷ lệ che phủ rừng (%) | = | Diện tích rừng hiện có | x 100 |
Tổng diện tích đất tự nhiên |
2. Phân tổ chủ yếu
- Rừng tự nhiên, rừng sản xuất, tỷ lệ che phủ rừng;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu:
- Điều tra kiểm kê rừng;
- Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2.32. Tỷ lệ diện tích hệ sinh thái đất ngập nước tự nhiên và hệ sinh thái biển được phục hồi
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ diện tích hệ sinh thái đất ngập nước tự nhiên và hệ sinh thái biển được phục hồi là tỷ lệ phần trăm giữa diện tích hệ sinh thái đất ngập nước tự nhiên và hệ sinh thái biển suy thoái được phục hồi so với tổng điện tích hệ sinh thái đất ngập nước tự nhiên và hệ sinh thái biển suy thoái.
- Hệ sinh thái đất ngập nước tự nhiên là vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng ngập nước thường xuyên hoặc tạm thời, kể cả vùng biển có độ sâu không quá 6 mét khi ngấn nước thủy triều thấp nhất. Đất ngập nước tự nhiên được chia làm 2 nhóm chính:
+ Đất ngập nước biển, ven biển (còn gọi đất ngập nước mặn - lợ) là những vùng đất ngập nước mặn, lợ ở ven biển, những đảo nhỏ và những vùng ven đảo lớn, chịu ảnh hưởng bởi thủy triều ven biển, bao gồm: Vùng biển nông ven bờ, bao gồm cả vũng, vịnh có độ sâu không quá 6m khi ngấn nước thủy triều thấp nhất; Thảm cỏ biển; Rạn san hô; Các vùng bờ biển có vách đá, kể cả vùng có vách đá ngoài khơi; Bãi vùng gian triều, bao gồm cả bãi bùn sét, cát, sỏi, cuội, cồn cát; Vùng nước cửa sông; Rừng ngập mặn; Đầm, phá ven biển.
+ Đất ngập nước nội địa (còn gọi đất ngập nước ngọt) là những vùng đất ngập nước nằm trong lục địa hoặc nằm gần ven biển bao gồm: Sông, suối có nước thường xuyên, Sông, suối có nước theo mùa; Hồ tự nhiên; Vùng đất than bùn có rừng, cây bụi hoặc không có thực vật che phủ; Vùng ngập nước có cây bụi chiếm ưu thế và ngập nước theo mùa; Vùng ngập nước có cây gỗ chiếm ưu thế và ngập nước theo mùa; Suối, điểm nước nóng, nước khoáng; Hệ thống thủy văn ngầm các-xtơ và hang, động nội địa.
- Hệ sinh thái biển là tổ hợp các quần xã sinh vật biển, môi trường biển, các sinh vật biển chúng tương tác với môi trường biển tạo để tạo nên chu trình vật chất (chu trình sinh, địa, hóa và sự chuyển hóa của năng lượng ở biển), bao gồm: Các hệ sinh thái gần bờ (như ruộng muối, bãi bồi, đồng cỏ biển, rừng ngập mặn, hệ thống bãi triều đá và các rạn san hô ngầm...), các hệ sinh thái xa bờ (bao gồm các hệ sinh thái ngoài khơi, đại dương, nước biển bề mặt, biển sâu, miệng phun thủy nhiệt đại dương và đáy biển...). Các hệ sinh thái biển được đặc trưng bởi quần xã sinh vật liên kết với chúng và môi trường vật chất của chúng.
Hệ sinh thái bị suy thoái là hiện trạng hệ sinh thái bị tác động lớn từ yếu tố khách quan và chủ quan khiến các hệ sinh thái ngày càng thu hẹp, tính đa dạng sinh học nghèo nàn, có thể dẫn đến tiệt chủng các loại thực vật, động vật nằm trong danh mục cần ưu tiên bảo vệ.
Hệ sinh thái được phục hồi là hiện trạng hệ sinh thái bị suy thoái đã được phục hồi, tái tạo trở thành nơi có sự sống tương đương với thời gian trước suy thoái.
Công thức tính:
Tỷ lệ diện tích hệ sinh thái đất ngập nước tự nhiên và hệ sinh thái biển suy thoái được phục hồi (%) | = | Diện tích hệ sinh thái đất ngập nước tự nhiên và hệ sinh thái biển suy thoái được phục hồi | x 100 |
Diện tích đất ngập nước tự nhiên và hệ sinh thái biển suy thoái |
2. Phân tổ chủ yếu
- Hệ sinh thái đất ngập nước tự nhiên;
- Hệ sinh thái biển;
3. Kỳ công bố: 5 năm.
4. Nguồn số liệu:
- Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Điều tra thống kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường
2.33. Tỷ lệ diện tích hệ sinh thái rừng tự nhiên suy thoái được phục hồi
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ diện tích hệ sinh thái rừng tự nhiên suy thoái được phục hồi là tỷ lệ phần trăm giữa diện tích hệ sinh thái rừng tự nhiên suy thoái được phục hồi so với tổng diện tích hệ sinh thái rừng suy thoái.
- Hệ sinh thái rừng tự nhiên là hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác.
Hệ sinh thái rừng tự nhiên bị suy thoái là hiện trạng hệ sinh thái bị tác động lớn từ yếu tố khách quan và chủ quan khiến hệ sinh thái ngày càng thu hẹp, tính đa dạng sinh học bị nghèo nàn, có thể dẫn đến tiệt chủng các loại thực vật rừng, động vật rừng... nằm trong danh mục cần ưu tiên bảo vệ.
Hệ sinh thái rừng tự nhiên được phục hồi là hiện trạng hệ sinh thái bị suy thoái đã được phục hồi, tái tạo trở thành nơi có sự sống tương đương với thời gian trước suy thoái.
Công thức tính:
Tỷ lệ diện tích hệ sinh thái rừng tự nhiên suy thoái được phục hồi (%) | = | Diện tích hệ sinh thái rừng tự nhiên suy thoái được phục hồi | x 100 |
Diện tích hệ sinh thái rừng tự nhiên suy thoái |
2. Phân tổ chủ yếu
- Hệ sinh thái rừng.
3. Kỳ công bố: 5 năm.
4. Nguồn số liệu:
- Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Điều tra thống kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2.34. Tỷ lệ diện tích rừng sản xuất được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ diện tích rừng sản xuất được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững là tỷ lệ phần trăm giữa diện tích rừng sản xuất được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững so với tổng diện tích rừng sản xuất. Bổ sung công thức như ở các chỉ tiêu tỷ lệ.
Quản lý rừng bền vững: là phương thức quản trị rừng bảo đảm đạt được các mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng, không làm suy giảm các giá trị và nâng cao giá trị rừng, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường, góp phần giữ vững quốc phòng, an ninh.
Chứng chỉ quản lý rừng bền vững là chứng chỉ công nhận một diện tích rừng nhất định đáp ứng các tiêu chí về quản lý rừng bền vững. Bộ tiêu chí quản lý rừng bền vững gồm 07 nguyên tắc, 34 tiêu chí và 122 chỉ số.
Công thức tính:
Tỷ lệ diện tích rừng sản xuất được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (%) | = | Diện tích rừng sản xuất được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững | x 100 |
Tổng diện tích rừng sản xuất |
2. Phân tổ chủ yếu: Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu:
- Điều tra lâm nghiệp;
- Chế độ báo cáo thống kê Bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:
- Chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
VIII. Lĩnh vực tài nguyên khoáng sản
2.35. Trữ lượng khoáng sản đã cấp phép, khai thác và còn lại phân theo các cấp trữ lượng
1. Khái niệm, phương pháp tính
Trữ lượng khoáng sản đã cấp phép là trữ lượng khoáng sản ghi trong giấy phép khai thác đã được cơ quan có thẩm quyền cấp.
Trữ lượng khoáng sản đã khai thác là một phần trữ lượng khoáng sản ghi trong giấy phép khai thác đã được khai thác trong năm và lũy kế đến hết năm báo cáo.
Phương pháp tính: Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cung cấp số liệu cấp phép do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam tổng hợp số liệu cấp phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện; xử lý, tính toán, tổng hợp, lập báo cáo chung.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại khoáng sản;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành tài nguyên và môi trường.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
IX. Lĩnh vực tài nguyên nước
2.36. Tổng lượng nước mặt các lưu vực sông chính
1. Khái niệm, phương pháp tính
Nước mặt là lượng nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo.
Công thức tính:
Tổng lượng nước mặt trong năm của lưu vực sông là lượng nước chảy qua mặt cắt cửa sông trong năm tính toán.
Trong đó:
- Q là Tổng lượng nước mặt trong năm của lưu vực sông (m3/năm);
- qi là lưu lượng nước bình quân chảy qua mặt cắt cửa sông trong ngày tính toán thứ i (m3/s);
- T là số ngày trong năm tính toán.
Đối với lưu vực sông có nhiều cửa sông chảy ra biển thì tổng lượng nước mặt trong năm của lưu vực sông là tổng lượng nước chảy qua từng cửa sông.
Đối với các cửa sông không có trạm quan trắc thủy văn ở các cửa sông thì việc tính toán tổng lượng nước mặt trong năm qua cửa sông này được thực hiện theo phương pháp tính toán thủy văn (phương pháp, lưu vực tương tự, phương pháp tổng hợp địa lý...).
2. Phân tổ chủ yếu: Lưu vực sông.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành tài nguyên và môi trường.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2.37. Mức thay đổi mực nước dưới đất
1. Khái niệm, phương pháp tính
Mức thay đổi mực nước dưới đất được tính bằng sự chênh lệch giữa độ sâu mực nước trung bình trong năm báo cáo với độ sâu mực nước trung bình trong kỳ báo cáo trước.
2. Phân tổ chủ yếu
- Vùng quan trắc;
- Tầng chứa nước;
- Mùa mưa, mùa khô, cả năm;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: Năm:
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành tài nguyên và môi trường.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2.38. Mức thay đổi tổng lượng nước mặt các lưu vực sông chính
1. Khái niệm, phương pháp tính
Mức thay đổi tổng lượng nước mặt của lưu vực sông là giá trị chênh lệch tổng lượng nước mặt của lưu vực sông đó trong năm báo cáo so với kỳ báo cáo trước.
2. Phân tổ chủ yếu: Lưu vực sông.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành tài nguyên và môi trường.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Mục tiêu 3: Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững
I. Môi trường, xã hội
3.1. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý trên so với khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh.
Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người.
Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý là khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, vận chuyển bởi các công ty dịch vụ công ích, doanh nghiệp tư nhân, tổ, đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt,... và đưa đến các cơ sở xử lý chất thải rắn hoặc bãi chôn lấp.
Công thức tính:
Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý (%) |
| Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý (tấn) | x 100 |
Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh (tấn) |
2. Phân tổ chủ yếu
- Thành thị/nông thôn;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu:
- Điều tra các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường;
- Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.
3.2. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp là tỷ lệ phần trăm tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp trên tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được xử lý của năm báo cáo.
Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp là khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom từ các khu vực đô thị, nông thôn và được xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp tại các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh, đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị được xử lý là khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom từ khu vực đô thị, nông thôn và được xử lý tại cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt được phép hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc được chôn lấp trực tiếp tại các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh, đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Công thức tính:
Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp (%) | = | Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp (tấn) | x 100 |
Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được xử lý (tấn) |
2. Phân tổ chủ yếu
- Thành thị/nông thôn;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu:
- Điều tra các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường;
- Chế độ báo cáo thống kê ngành tài nguyên và môi trường.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3.3. Tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, xử lý
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, xử lý là tỷ lệ phần trăm các chất thải nguy hại được thu gom, xử lý (kể cả tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại) trên tổng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh.
Tỷ lệ này càng cao phản ánh mức độ bảo vệ môi trường càng tốt và ngược lại.
Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.
Công thức tính:
Tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, xử lý (%) | = | Khối lượng chất thải nguy hại được thu gom, xử lý (tấn) | x 100 |
Tổng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh (tấn) |
2. Phân tổ chủ yếu
- Thu gom/xử lý;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: Năm
4. Nguồn số liệu:
- Điều tra các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường;
- Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia;
- Chế độ báo cáo thống kê ngành tài nguyên và môi trường.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:
- Chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Phối hợp: Bộ Công thương; Bộ Y tế (cung cấp chất thải độc hại ngành Y tế).
3.4. Tỷ lệ nước thải đô thị được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ nước thải đô thị được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường là tỷ lệ phần trăm tổng khối lượng nước thải đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trên tổng khối lượng nước thải đô thị phát sinh.
Nước thải là nước đã qua sử dụng và được xả thải ra môi trường xung quanh. Xử lý nước thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại trong nước thải, đảm bảo nước thải ra môi trường đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường.
Công thức tính:
Tỷ lệ nước thải đô thị được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (%) | = | Tổng khối lượng nước thải đô thị được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (m3) | x 100 |
Tổng khối lượng nước thải đô thị phát sinh (m3) |
Trong đó:
Nước thải đô thị được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường là nước thải được xả ra từ các hệ thống xử lý nước thải đô thị tập trung đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về nước thải và nước thải từ các công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ của tổ chức, hộ gia đình trong đô thị đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Tổng khối lượng nước thải đô thị phát sinh được tính trên 80% tổng công suất cấp nước sạch cho đô thị:
* Ghi chú: “Đối với đơn vị sản xuất đặc thù như rượu, bia, nước giải khát ... thì mẫu số là lượng nước thải ra được đo theo đồng hồ trước khi đấu vào mạng lưới thu gom nước thải”. Trường hợp chưa có đồng hồ đo lượng nước thải thì mẫu số được xác định bằng tổng lượng nước cấp trừ đi lượng nước dành cho sản xuất theo chỉ tiêu tiêu thụ nước trên một sản phẩm.
2. Phân tổ chủ yếu
- Đô thị (đô thị loại III, II, I và đô thị đặc biệt);
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu:
- Chế độ báo cáo thống kê ngành tài nguyên và môi trường;
- Chế độ báo cáo thống kê ngành xây dựng.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:
- Chủ trì: Bộ Xây dựng;
- Phối hợp: Bộ Tài Nguyên và Môi trường.
3.5. Tỷ lệ xã đạt tiêu chí về môi trường
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ xã đạt tiêu chí về môi trường là tỷ lệ phần trăm giữa số xã đạt tiêu chí về môi trường so với tổng số xã trên địa bàn.
Xã đạt tiêu chí về môi trường là xã đạt được tiêu chí thứ 17 trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 được ban hành theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Nội dung của tiêu chí về môi trường:
- Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy định chuẩn;
- Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường;
- Cảnh quan, không gian xanh - sạch, đẹp, an toàn; không để xảy ra tồn đọng nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư tập trung;
- Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn;
- Mai táng, hỏa táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch;
- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xử lý theo quy định;
- Tỷ lệ bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng và chất thải rắn y tế được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
- Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch;
- Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi đảm bảo các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường;
- Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm;
- Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại rác thải rắn tại nguồn;
- Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định;
Mức độ thực hiện của từng nội dung được quy định cụ thể.
Công thức tính:
Tỷ lệ xã đạt tiêu chí về môi trường (%) | = | Số xã đạt tiêu chí về môi trường và an toàn thực phẩm trên địa bàn | x 100 |
Tổng số xã trên địa bàn |
2. Phân tổ chủ yếu: Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
3.6. Số khu và diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên
1. Khái niệm, phương pháp tính
Khu bảo tồn thiên nhiên là khu vực địa lý được xác lập ranh giới và phân khu chức năng để bảo tồn đa dạng sinh học.
Khu bảo tồn bao gồm: Vườn quốc gia; Khu dự trữ thiên nhiên; Khu bảo tồn loài - sinh cảnh; Khu bảo vệ cảnh quan.
Diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên là diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên trên cạn, biển, ven biển (gồm vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan,...) được công nhận trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Phân tổ chủ yếu
- Trên cạn/biển, ven biển;
- Vùng;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: 5 năm.
4. Nguồn số liệu:
- Dữ liệu hành chính;
- Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:
- Chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Phối hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
II. Đô thị
3.7. Diện tích đất cây xanh công cộng bình quân đầu người khu vực nội thành, nội thị
1. Khái niệm, phương pháp tính
Diện tích đất cây xanh công cộng bình quân đầu người khu vực nội thành, nội thị bao gồm diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng cấp ngoài đơn vị ở và diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng trong đơn vị ở tại các đô thị.
- Đất cây xanh sử dụng công cộng cấp ngoài đơn vị ở trong các đô thị bao gồm: công viên, vườn hoa phục vụ một hay nhiều đơn vị ở, toàn đô thị hoặc cấp vùng (bao gồm cả các công viên chuyên đề); diện tích mặt nước nằm trong khuôn viên các công viên, vườn hoa, trong đó chỉ tiêu mặt nước khi quy đổi ra chỉ tiêu đất cây xanh/người không chiếm quá 50% so với tổng chỉ tiêu diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng ngoài đơn vị ở; không bao gồm các loại cây xanh chuyên dụng.
- Đất cây xanh sử dụng công cộng trong đơn vị ở bao gồm sân chơi, vườn hoa, sân bãi thể dục thể thao phục vụ hàng ngày. Trong đó bao gồm các công trình phục vụ chung toàn đơn vị ở và các công trình phục vụ trong các nhóm nhà ở. Mỗi đơn vị ở xây dựng mới phải có tối thiểu một công trình vườn hoa (có thể kết hợp với sân thể thao ngoài trời và điểm sinh hoạt cộng đồng) phục vụ chung cho toàn đơn vị ở với quy mô tối thiểu là 5.000 m2.
Công thức tính:
Diện tích đất cây xanh công cộng bình quân đầu người khu vực nội thành, nội thị (m2/người) | = | Tổng diện tích đất cây xanh công cộng khu vực nội thành, nội thị (ngoài đơn vị ở và trong đơn vị ở) | x 100 |
Dân số trung bình của khu vực nội thành, nội thị |
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại đô thị (đô thị loại III, II, I và đô thị đặc biệt).
3. Kỳ công bố: 5 năm.
4. Nguồn số liệu:
- Số liệu thống kê dân số hạng năm của Tổng cục Thống kê;
- Chế độ báo cáo ngành xây dựng.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:
- Chủ trì: Bộ Xây dựng;
- Phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
3.8. Tỷ lệ đô thị đạt tiêu chuẩn đô thị tăng trưởng xanh theo hướng đô thị thông minh, bền vững so với tổng số các đô thị
1. Khái niệm, phương pháp tính
Đô thị đạt tiêu chuẩn đô thị tăng trưởng xanh theo hướng đô thị thông minh, bền vững là đô thị ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) phù hợp, tin cậy, có tính đổi mới sáng tạo để đạt được tăng trưởng và phát triển kinh tế thông qua các chính sách và hoạt động đô thị nhằm giảm những tác động có ảnh hưởng bất lợi đối với môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Danh mục chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh gồm 24 chỉ tiêu được chia thành 4 nhóm: Kinh tế, môi trường, xã hội và thể chế (theo TT 01/2018 của Bộ Xây dựng). Tiêu chuẩn phân loại đô thị thông minh bền vững, đang được xây dựng ở nhóm nhiệm vụ số 2 của QĐ 950/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ. Đô thị đạt tiêu chuẩn đô thị tăng trưởng xanh theo hướng đô thị thông minh bền vững là đô thị phải thỏa mãn cả 2 nhóm tiêu chí này.
Tỷ lệ đô thị tăng trưởng xanh theo hướng đô thị thông minh bền vững so với tổng số đô thị phản ánh mức độ đô thị đạt tiêu chuẩn đô thị tăng trưởng xanh theo hướng đô thị thông minh bền vững của một quốc gia. Việc xây dựng đô thị thông minh, phát triển bền vững là 1 trong 3 nhiệm vụ cốt lõi trong tiến trình chuyển đổi số.
Công thức tính:
Tỷ lệ đô thị đạt tiêu chuẩn đô thị thông minh, bền vững so với tổng số đô thị (%) | = | Số đô thị đạt tiêu chuẩn đô thị thông minh, bền vững | x 100 |
Tổng số đô thị |
2. Phân tổ chủ yếu: Loại đô thị (đô thị loại III, II, I và đô thị đặc biệt).
3. Kỳ công bố: 2 năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo ngành xây dựng.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:
- Chủ trì: Bộ Xây dựng;
- Phối hợp: Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
III. Chính phủ
3.9. Tỷ lệ chi đầu tư công xanh so với Tổng chi ngân sách nhà nước
1. Khái niệm, phương pháp tính
Chi đầu tư công xanh là các khoản chi đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án đầu tư xanh.
Các chương trình, dự án đầu tư công xanh là các dự án được thiết kế, thi công, vận hành và bảo dưỡng theo hướng thân thiện với một trường, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, đồng thời đảm bảo chất lượng môi trường, đáp ứng các điều kiện tiện nghi và sức khỏe cho người sử dụng. Những yếu tố chính góp phần tạo nên một công trình xanh bao gồm: hiệu quả sử dụng năng lượng, hiệu quả sử dụng nước, chất lượng môi trường bên trong, hiệu quả sử dụng vật liệu xây dựng và các ảnh hưởng khác của công trình xây dựng đến một trường xung quanh.
Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi như là: Chi đầu tư phát triển; Chi dự trữ quốc gia; Chi thường xuyên; Chi trả nợ lãi; Chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Tỷ lệ chi đầu tư công xanh so với Tổng chi ngân sách nhà nước được đo bằng công thức sau:
Tỷ lệ chi đầu tư công xanh so với Tổng chi Ngân sách Nhà nước (%) | = | Chi đầu tư công xanh thực hiện | x 100 |
Tổng chi Ngân sách Nhà nước |
Lưu ý: Số liệu sử dụng là số ước thực hiện và số quyết toán; thời điểm báo cáo sẽ quy định trong các văn bản hướng dẫn.
2. Phân tổ chủ yếu
- Nguồn vốn đầu tư;
- Theo ngành kinh tế;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Vụ Khoa học, giáo dục, tài nguyên và môi trường).
3.10. Tỷ lệ mua sắm công xanh so với tổng mua sắm công
1. Khái niệm, phương pháp tính
Mua sắm công xanh là hoạt động mua sắm sử dụng vốn nhà nước đối với các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ thân thiện môi trường được công nhận theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc cơ bản xác định mua sắm công xanh:
- Tính cần thiết: Xác định tính cần thiết của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu sử dụng. Việc sửa chữa hay thay đổi nên được cân nhắc đối với các sản phẩm đang được sử dụng. Bên cạnh đó, giải pháp thuê hoặc cho thuê cũng nên được xem xét;
- Vòng đời của sản phẩm: Khi quyết định mua, các tác động khác nhau tới môi trường trong suốt vòng đời của sản phẩm, từ giai đoạn thu mua nguyên liệu thô cho tới khi sản phẩm bị thải bỏ, cần xem xét các đặc tính như: giảm thiểu các chất độc hại, sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lượng, tăng độ bền hàng hóa và dịch vụ, sản phẩm phải được thiết kế để tái sử dụng...;
- Nỗ lực của nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ: Ngoài việc đánh giá sản phẩm, Nhà nước cũng cần đánh giá đến hoạt động bảo vệ môi trường của các nhà cung cấp như: đơn vị cung cấp có áp dụng các chính sách vệ môi trường, triển khai các biện pháp quản lý môi trường phù hợp hay không?
- Thu thập thông tin về môi trường: Trước khi mua một sản phẩm, Nhà nước cần quan tâm đến những thông tin về môi trường như: các nhãn mác sản phẩm hàng hóa và dịch vụ thân thiện với môi trường, thông tin của đơn vị cung cấp...;
Tổng mua sắm cộng là hoạt động mua sắm sử dụng vốn của nhà nước đối với các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ nhằm đáp ứng cho hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước.
Công thức tính
Tỷ lệ mua sắm công xanh so với Tổng mua sắm công (%) | = | Mua sắm công xanh thực hiện | x 100 |
Tổng mua sắm công |
Lưu ý: Số liệu sử dụng là số ước thực hiện và số quyết toán; thời điểm báo cáo sẽ quy định trong các văn bản hướng dẫn.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Cục Quản lý đấu thầu).
3.11. Tỷ lệ chi sự nghiệp bảo vệ môi trường so với tổng chi ngân sách nhà nước
1. Khái niệm, phương pháp tính
Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường là toàn bộ các khoản chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước để điều tra, quan trắc và phân tích môi trường; xử lý chất thải rắn, lỏng, khí; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo vệ môi trường khác
Không bao gồm: Chi ngân sách cho hoạt động quản lý nhà nước tại Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường; chi ngân sách cho các hoạt động đào tạo; chi hoạt động nghiên cứu khoa học.
Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi như chi đầu tư phát triển, chi dự trữ quốc gia, chi thường xuyên, chi trả nợ lãi, chi viện trợ, các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Công thức tính
Tỷ lệ chi sự nghiệp bảo vệ môi trường so với tổng chi ngân sách nhà nước (%) | = | Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường | x 100 |
Tổng chi ngân sách nhà nước |
2. Phân tổ chủ yếu: Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài chính.
3.12. Tỷ trong thuế bảo vệ môi trường và thuế tài nguyên trong tổng thu ngân sách nhà nước trừ các khoản thu từ nhà, đất và thu từ hoạt động xổ số kiến thiết
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ trọng thuế bảo vệ môi trường và thuế tài nguyên trong tổng thu ngân sách nhà nước (không bao gồm các khoản thu từ nhà, đất và thu từ hoạt động xổ số kiến thiết) là phần trăm thuế bảo vệ môi trường và thuế tài nguyên trong tổng thu ngân sách nhà nước (không bao gồm các khoản thu từ nhà, đất và thu từ hoạt động xổ số kiến thiết).
Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.
Đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường: Xăng, dầu, mỡ nhờn (xăng, trừ etanol; nhiên liệu bay; dầu diezel; dầu hỏa; dầu mazut; dầu nhờn; mỡ nhờn); than đá (than nâu; than an-tra-xít (antraxit), than mỡ; than đá khác); dung dịch hydro-chloro- fluoro-carbon (HCFC); túi ni lông thuộc diện chịu thuế; thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng; thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng; thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng; thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng;
Thu thuế bảo vệ môi trường nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước từ người gây ô nhiễm và gây thiệt hại cho môi trường để bù đắp cho các chi phí xã hội phát sinh do bị ô nhiễm.
Thuế bảo vệ môi trường sẽ góp phần thúc đẩy và khuyến khích phát triển kinh tế đi liền với giảm ô nhiễm môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, từ đó thay đổi nhận thức, hành vi của các cá nhân và doanh nghiệp trong, sản xuất và tiêu dùng nhằm phát thải.
Trong phạm vi chỉ tiêu này, thuế bảo vệ môi trường bao gồm thuế và phí bảo vệ môi trường. Trong đó:
- Thuế bảo vệ môi trường: Là khoản tiền phải nộp bằng số lượng hàng hóa chịu thuế nhân với mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa.
- Phí bảo vệ môi trường: Là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân xả thải ra môi trường hoặc làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường phải nộp nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp dịch vụ cho hoạt động bảo vệ, xây dựng, bảo dưỡng môi trường.
Thuế tài nguyên là loại thuế gián thu, do các tổ chức, cá nhân phải nộp vào ngân sách nhà nước khi hoạt động khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên.
Đối tượng chịu thuế tài nguyên là: Khoáng sản kim loại; Khoáng sản không kim loại; Dầu thô; Khí thiên nhiên, khí than; Sản phẩm của rừng tự nhiên, trừ động vật; Hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật biển; Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất trừ nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp; Yến sào thiên nhiên; Tài nguyên khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.
Thuế tài nguyên nhằm khuyến khích việc khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lí, tiết kiệm, có hiệu quả, góp phần bảo vệ tài nguyên đất nước, bảo đảm cho ngân sách nhà nước có nguồn thu để bảo vệ, tái tạo, tìm kiếm, thăm dò tài nguyên. Trong phạm vi chỉ tiêu này, thuế tài nguyên bao gồm thuế và phí tài nguyên.
Công thức tính:
Tỷ trọng thuế bảo vệ môi trường và thuế tài nguyên trong tổng thu ngân sách nhà nước (không bao gồm các khoản thu từ nhà, đất và thu từ hoạt động xổ số kiến thiết) (%) | = | Tổng thuế bảo vệ môi trường và thuế tài nguyên | x 100 |
Tổng thu ngân sách nhà nước (không bao gồm các khoản thu từ nhà, đất và thu từ hoạt động xổ số kiến thiết) |
2. Phân tổ chủ yếu: Loại thuế (thuế bảo vệ môi trường và thuế tài nguyên).
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài chính.
3.13. Tỷ lệ chi cho hoạt động bảo vệ môi trường so với GDP
1. Khái niệm, phương pháp tính
Chi hoạt động bảo vệ môi trường là toàn bộ các khoản chi từ các nguồn cho hoạt động làm trong sạch và bảo vệ môi trường. Các nguồn chi hoạt động bảo vệ môi trường bao gồm:
- Chi từ nguồn ngân sách nhà nước (chi sự nghiệp môi trường, chi sự nghiệp kinh tế, chi sự nghiệp khoa học, chi đầu tư phát triển...);
- Chi từ nguồn tài trợ quốc tế;
- Các khoản chi khác do các tổ chức, cá nhân thực hiện.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được tạo ra của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này có nghĩa trong GDP không tính các giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ đã sử dụng ở các khâu trung gian trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm.
Công thức tính:
Tỷ lệ chi cho hoạt động bảo vệ môi trường với GDP (%) | = | Chi cho hoạt động bảo vệ môi trường | x 100 |
GDP |
Lưu ý: Số liệu GDP được tính theo giá hiện hành
2. Phân tổ chủ yếu
- Nguồn, khoản chi;
- Bộ, ngành;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: Năm
4. Nguồn số liệu:
- Điều tra thống kê;
- Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:
- Chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Phối hợp: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
Mục tiêu 4: Xanh hóa quá trình chuyển đổi trên nguyên tắc bình đẳng, bao trùm, nâng cao năng lực chống chịu
I. Bình đẳng, bao trùm
4.1. Tỷ lệ ngày trong năm có nồng độ các chất trong môi trường không khí vượt quá quy chuẩn kỹ thuật cho phép
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ ngày có nồng độ một số chất trong môi trường không khí vượt quá quy chuẩn kỹ thuật cho phép là tỷ lệ phần trăm giữa số ngày được quan trắc có giá trị trung bình 24 giờ đối với TSP, PM10, PM2,5, SO2, NO2, Pb hoặc trung bình 8 giờ đối với CO, O3 vượt quá QCVN so với tổng số ngày đo trong năm (quy định tổng số ngày được quan trắc trong năm phải đạt tối thiểu 70% tổng số ngày trong một năm).
Ngày có nồng độ một số chất trong không khí vượt quá quy chuẩn kỹ thuật cho phép là những ngày trong năm có giá trị trung bình 24 giờ của TSP, PM10, PM2,5, SO2, NO2, Pb hoặc trung bình 8 giờ của CO, O3 cao hơn Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh QCVN 05: 2013/BTNMT.
Số liệu báo cáo của chỉ tiêu thống kê này được tính toán bằng số liệu quan trắc môi trường không khí xung quanh của các trạm quan trắc không khí tự động.
Phương pháp quan trắc được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ trưởng Bộ TNMT quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường.
Công thức tính:
Tỷ lệ ngày có nồng độ chất X vượt quá QCVN (%) | = | Tổng số ngày được quan trắc trong năm có nồng độ chất X cao hơn QCVN (ngày) | x 100 |
Tổng số ngày được quan trắc trong năm (ngày) |
2. Phân tổ chủ yếu
- Trạm quan trắc không khí tự động;
- Các thông số quan trắc (TSP, PM10, PM2,5, CO, SO2, NO2, O3, Pb);
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: Năm
4. Nguồn số liệu:
- Chế độ báo cáo thống kê ngành tài nguyên và môi trường;
- Dữ liệu quan trắc tại các trạm quan trắc của các Bộ, ngành và địa phương
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4.2. Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung là tỷ lệ phần trăm giữa dân số sống ở khu vực đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung so với tổng số dân sống ở khu vực đô thị.
Nước sạch là nước được sản xuất từ các nhà máy xử lý nước, cung cấp cho người dân đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
Dân số đô thị là dân số sống ở các đô thị từ loại 5 đến loại đặc biệt.
Công thức tính:
Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung (%) | = | Dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung | x 100 |
Tổng dân số đô thị |
2. Phân tổ chủ yếu
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Xây dựng.
4.3. Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn là tỷ lệ phần trăm giữa dân số sống ở khu vực nông thôn sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn so với tổng dân số ở khu vực nông thôn.
Nước sạch đáp ứng quy chuẩn là nước đáp ứng các chỉ tiêu theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
Công thức tính:
Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn (%) | = | Dân số nông thôn sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn | x 100 |
Tổng dân số nông thôn |
2. Phân tổ chủ yếu
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:
- Chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
4.4. Tỷ lệ thành viên hộ gia đình có đủ nước uống trong 12 tháng qua
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ thành viên hộ gia đình có đủ nước uống trong 12 tháng qua là tỷ lệ phần trăm thành viên hộ gia đình có sẵn nước tại nguồn nước khi cần trong 12 tháng qua.
2. Phân tổ chủ yếu
- Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ công bố: 5 năm
4. Nguồn số liệu:
- Điều tra MICS, Khảo sát mức sống dân cư.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
4.5. Tỷ lệ dân số sử dụng hố xí hợp vệ sinh
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ dân số sử dụng hố xí hợp vệ sinh là tỷ lệ phần trăm giữa dân số sử dụng hố xí hợp vệ sinh so với tổng dân số.
Công thức tính: Hố xí hợp vệ sinh bao gồm:
- Hố xí tự hoại, thấm dội nước;
- Hố xí đào (cải tiến có ống thông hơi; có bệ ngồi);
- Hố xí ủ phân trộn.
Tỷ lệ dân số sử dụng hố xí hợp vệ sinh (%) | = | Dân số sử dụng hố xí hợp vệ sinh | x 100 |
Tổng dân số |
2. Phân tổ chủ yếu
- Thành thị/nông thôn;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
4.6. Tỷ lệ nghèo đa chiều
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ nghèo đa chiều là tỷ lệ phần trăm giữa số hộ nghèo đa chiều so với tổng số hộ.
Công thức tính:
Tỷ lệ nghèo đa chiều (%) | = | Số hộ nghèo đa chiều | x 100 |
Tổng số hộ |
Chuẩn nghèo đa chiều bao gồm 2 tiêu chí: (1) tiêu chí về thu nhập và (2) tiêu chí về mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản. Các tiêu chí để xác định chuẩn nghèo đa chiều dựa trên văn bản quy phạm pháp luật tương ứng theo từng thời kỳ.
2. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc của chủ hộ (Kinh, Hoa và khác);
- Thành thị/nông thôn;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
4.7. Tỷ lệ dân số sống trong các nhà tạm
1. Khái niệm, phương pháp tính
Những người sống trong các nhà tạm là người sống trong hộ gia đình thiếu một trong số các thuộc tính sau:
- Thiếu tiếp cận với nguồn nước hợp vệ sinh;
- Thiếu tiếp cận với hố xí hợp vệ sinh;
- Thiếu diện tích sinh hoạt;
- Thiếu độ bền nhà ở;
- Thiếu bảo đảm về quyền sở hữu.
Công thức tính:
Tỷ lệ dân số sống trong các nhà tạm (%) | = | Dân số sống trong các nhà tạm | x 100 |
Tổng dân số |
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Nhóm tuổi;
- Người khuyết tật;
- Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ công bố: 2 năm.
4. Nguồn số liệu: Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
4.8. Chỉ số bình đẳng trong giáo dục, đào tạo.
1. Khái niệm, phương pháp tính
Chỉ số bình đẳng trong giáo dục, đào tạo là tỷ số giữa giá trị của một chỉ tiêu giáo dục, đào tạo của một nhóm dân số này so với một nhóm dân số khác. Nhóm có nguy cơ thiệt thòi hơn thường được đặt ở tử số. Giá trị của chỉ số càng gần 1 cho thấy sự bình đẳng giữa hai nhóm càng cao; càng gần 0 cho thấy sự bất bình đẳng càng lớn.
Chỉ số bình đẳng trong giáo dục, đào tạo được tiếp cận theo các yếu tố: Giới tính, dân tộc.
Công thức tính:
Chỉ số bình đẳng Y của chỉ tiêu i | = | Giá trị của chỉ tiêu i của nhóm d | x 100 |
Giá trị của chỉ tiêu i của nhóm a |
Trong đó:
Y: Giới tính, dân tộc;
i: Tỷ lệ học sinh đi học cấp tiểu học; tỷ lệ học sinh được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học; tỷ lệ học sinh đi học cấp trung học cơ sở; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở; tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp trung học cơ sở, tỷ lệ chuyển cấp từ tiểu học lên trung học cơ sở;
d: Nhóm bất lợi hơn (nữ, dân tộc khác);
a: Nhóm có lợi thế hơn (nam, dân tộc Kinh).
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Nhóm dân tộc.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu:
- Chế độ báo cáo thống kê ngành Giáo dục và Đào tạo;
- Điều tra thống kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:
- Chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Phối hợp : Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
4.9. Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội
1. Khái niệm, phương pháp tính
a) Số người tham gia bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Số người tham gia bảo hiểm xã hội gồm số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thuộc các đối tượng sau:
- Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, gồm:
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
+ Cán bộ, công chức, viên chức;
+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
- Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
- Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
b) Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội
Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội là tỷ lệ phần trăm giữa số người tham gia bảo hiểm xã hội so với lực lượng lao động trong độ tuổi lao động năm báo cáo.
Công thức tính:
Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội (%) | = | Số người tham gia bảo hiểm xã hội năm báo cáo | x 100 |
Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động năm báo cáo |
2. Phân tổ chủ yếu
- Hình thức tham gia bảo hiểm;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Số người tham gia bảo hiểm xã hội: Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia;
- Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động: Như nguồn số liệu của chỉ tiêu “0201. Lực lượng lao động” trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê);
- Phối hợp: Bảo hiểm xã hội Việt Nam (cung cấp số liệu về số người tham gia bảo hiểm xã hội).
4.10. Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế
1. Khái niệm, phương pháp tính
a) Số người tham gia bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Số người tham gia bảo hiểm y tế được xác định theo 6 nhóm đối tượng cụ thể như sau:
- Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng;
- Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng;
- Nhóm do ngân sách nhà nước đóng;
- Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng;
- Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình;
- Nhóm do người sử dụng lao động đóng.
Chi tiết về người tham gia bảo hiểm y tế thuộc 06 nhóm tham gia bảo hiểm y tế quy định tại Điều 1, Điều 2, Điều 3, Điều 4, Điều 5, Điều 6 Chương I Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
b) Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế
Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế là tỷ lệ phần trăm giữa số người tham gia bảo hiểm y tế so với dân số trung bình năm báo cáo.
Công thức tính:
Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế (%) | = | Số người tham gia bảo hiểm y tế năm báo cáo | x 100 |
Dân số trung bình năm báo cáo |
2. Phân tổ chủ yếu
- Nhóm tham gia bảo hiểm y tế;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Số người tham gia bảo hiểm y tế: Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia;
- Dân số trung bình: Như nguồn số liệu của chỉ tiêu “0102. Dân số, mật độ dân số” trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê);
- Phối hợp: Bảo hiểm xã hội Việt Nam (thu thập số liệu số người tham gia bảo hiểm y tế).
4.11. Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm thất nghiệp
1. Khái niệm, phương pháp tính
a) Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp được xác định như sau:
- Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
- Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
- Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ dân cư, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động.
b) Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm giữa số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp so với lực lượng lao động trong độ tuổi lao động năm báo cáo.
Công thức tính:
Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm thất nghiệp (%) | = | Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp năm báo cáo | x 100 |
Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động năm báo cáo |
2. Phân tổ chủ yếu
- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp: Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia;
- Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động: Như nguồn số liệu của chỉ tiêu “0201. Lực lượng lao động” trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
- Phối hợp: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bảo hiểm xã hội Việt Nam (cung cấp số liệu về số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp).
4.12. Tổng chiều dài các tuyến đê
1. Khái niệm và phương pháp tính
Đê là công trình ngăn nước lũ của sông hoặc ngăn nước biển, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phân loại, phân cấp theo quy định của pháp luật. Đê sông là đê ngăn nước lũ của sông. Đê biển là đê ngăn nước biển.
Phương pháp tính: Thống kê cộng dồn chiều dài các tuyến đê hiện có trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.
2. Phân tổ chủ yếu:
- Loại đê;
- Cấp đê;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:
- Chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Phối hợp: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
4.13. Số công trình xây dựng kè phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển
1. Khái niệm và phương pháp tính
Khái niệm: Kè phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển là dạng công trình bảo vệ bờ sông, bờ biển khỏi tác động xói lở gây ra bởi dòng chảy và sông.
Phương pháp tính: Thống kê cộng dồn số công trình xây dựng kè phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển hiện có trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại kè;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu:
- Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:
- Chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Phối hợp: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
4.14. Số lao động có việc làm xanh trong nền kinh tế
1. Khái niệm, phương pháp tính
Lao động có việc làm xanh, là tất cả những người (thuộc phạm vi khái niệm lao động có việc làm) tham gia các hoạt động mang lại lợi ích cho môi trường và đáp ứng được các yêu cầu việc làm bền vững.
Hoạt động mang lại lợi ích cho môi trường là hoạt động kinh tế tạo ra hàng hóa và dịch vụ nhằm mục đích giảm hoặc loại bỏ tác động tiêu cực tới môi trường; giúp sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hoạt động mang lại lợi ích cho môi trường gồm hai loại:
(i) Hoạt động bảo vệ môi trường: là các hoạt động có mục đích chính trong việc ngăn ngừa, giảm thiểu, loại bỏ ô nhiễm và các hình thức suy thoái khác của môi trường.
(ii) Hoạt động quản lý tài nguyên: là các hoạt động có mục đích chính trong việc bảo quản và duy trì trữ lượng tài nguyên thiên nhiên; giảm sự suy kiệt.
Lao động trong hoạt động mang lại lợi ích cho môi trường gồm hai loại:
a) Lao động sản xuất sản phẩm đầu ra có lợi với môi trường: là lao động tham gia sản xuất hàng hóa và dịch vụ có lợi với môi trường cho mục đích tiêu dùng bên ngoài đơn vị sản xuất.
b) Lao động vận hành quy trình thân thiện với môi trường: là lao động tham gia sản xuất hàng hóa và dịch vụ có lợi với môi trường cho mục đích tiêu dùng bên trong đơn vị sản xuất.
Việc làm bền vững là việc làm có tính hiệu quả (đáp ứng nhu cầu cơ bản của bản thân và đóng góp cho xã hội), mang lại thu nhập công bằng, an toàn tại nơi làm việc và an sinh xã hội cho người lao động cùng gia đình họ; có triển vọng để phát triển bản thân và hòa nhập xã hội; có quyền tự do bày tỏ những mối quan tâm của mình, thành lập tổ chức và tham gia vào quá trình hoạch định chính sách ảnh hưởng đến cuộc sống của chính họ; bình đẳng trong tiếp cận cơ hội và đối xử cho cả nam và nữ giới.
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Nhóm tuổi;
- Trình độ chuyên môn kỹ thuật;
- Mức thu nhập (các nhóm có mức thu nhập bình quân như sau: Từ 1 triệu đến 10 triệu đồng/tháng; Từ 10 triệu đến 20 triệu đồng/tháng; Từ 20 triệu đến dưới 50 triệu đồng/tháng; Từ trên 50 triệu đồng/tháng trở lên)
- Ngành kinh tế;
- Vị thế việc làm;
- Nghề nghiệp;
- Loại hình việc làm xanh (lao động tham gia sản xuất sản phẩm đầu ra có lợi với môi trường; lao động tham gia vận hành quy trình thân thiện với môi trường);
- Thành thị/nông thôn;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra lao động và việc làm.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
4.15. Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (hệ số GINI)
1. Khái niệm, phương pháp tính
Hệ số Gini (G) được tính dựa vào đường cong Lorenz. Đường cong Lorenz được tạo bởi 2 yếu tố: Tỷ lệ thu nhập của dân cư cộng dồn và tỷ lệ dân số tương ứng cộng dồn.
Hệ số Gini là giá trị của diện tích A (được tạo bởi đường cong Lorenz và đường thẳng 45o từ gốc tọa độ) chia cho diện tích A+B (là diện tích tam giác vuông nằm dưới đường thẳng 45o từ gốc tọa độ).
Công thức tính:
Trong đó:
Fi: Tỷ lệ dân số cộng dồn đến người thứ i;
Yi: Tỷ lệ thu nhập cộng dồn đến người thứ i.
Khi đường cong Lorenz trùng với đường thẳng 450 (đường bình đẳng tuyệt đối) thì hệ số Gini bằng 0 (vì A=0), xã hội có sự phân phối thu nhập bình đẳng tuyệt đối, mọi người dân có thu nhập như nhau; và khi đường cong Lorenz trùng với trục hoành, hệ số Gini bằng 1 (vì B=0), xã hội có sự phân phối thu nhập bất bình đẳng tuyệt đối, một người dân hưởng toàn bộ thu nhập của cả xã hội. Hệ số Gini nhận giá trị từ 0 đến 1. Hệ số Gini càng gần 1 thì sự bất bình đẳng về thu nhập trong dân cư càng lớn.
Hệ số Gini có giá trị chính xác nhất khi được tính dựa trên số liệu thu nhập bình quân của từng người dân. Tuy nhiên, căn cứ vào tính sẵn có và sự thuận tiện trong tính toán cũng có thể tính hệ số Gini dựa trên số liệu thu nhập bình quân đầu người theo nhóm dân cư. Giá trị của hệ số Gini tính theo nhóm dân cư thấp hơn giá trị của hệ số Gini tính theo từng người dân. Số nhóm dân cư càng lớn thì tính chính xác của hệ số Gini càng cao.
2. Phân tổ chủ yếu
- Thành thị/nông thôn;
- Vùng.
3. Kỳ công bố: 2 năm.
4. Nguồn số liệu: Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
4.16. Thu nhập bình quân một lao động đang làm việc
1. Khái niệm, phương pháp tính
Thu nhập của lao động đang làm việc bao gồm những khoản thu nhập sau:
- Thu nhập từ tiền công, tiền lương và các khoản thu nhập khác có tính chất như lương, gồm: Tiền làm thêm, tiền thưởng, tiền phụ cấp,... của những người lao động làm công hưởng lương trong nền kinh tế. Các khoản thu nhập này có thể bằng tiền hoặc hiện vật.
- Thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, gồm: Thu lợi từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp để bán sản phẩm, lợi nhuận từ việc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ,... không bao gồm những khoản thu nhập từ lãi suất cho vay hay lợi tức được trả mà không liên quan đến công việc đang làm.
Thu nhập bình quân một lao động đang làm việc là tổng thu nhập của tất cả lao động đang làm việc so với tổng số lao động đang làm việc.
Thu nhập bình quân của một lao động có việc làm xanh là tổng thu nhập của tất cả lao động có việc làm xanh so với tổng số lao động có việc làm xanh.
Lao động có việc làm xanh là tất cả những người (thuộc phạm vi khái niệm lao động có việc làm) tham gia các hoạt động mang lại lợi ích cho môi trường và đáp ứng được các yêu cầu việc làm bền vững.
Công thức tính:
Thu nhập bình quân một lao động đang làm việc | = | Tổng thu nhập của tất cả lao động đang làm việc |
Tổng số lao động đang làm việc |
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Nghề nghiệp;
- Việc làm xanh;
- Trình độ chuyên môn, kỹ thuật (gồm Không có trình độ chuyên môn, Sơ cấp, Trung có trình độ chuyên môn, Sơ cấp);
- Ngành kinh tế;
- Loại hình doanh nghiệp (gồm Doanh nghiệp Nhà nước, Doanh nghiệp ngoài Nhà nước) hoặc theo Loại hình kinh tế (gồm Kinh tế Nhà nước, Kinh tế ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài);
- Thành thị/nông thôn;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Vùng kinh tế - xã hội;
3. Kỳ công bố: Quý, Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra lao động và việc làm.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
4.17. Chỉ số phát triển con người (HDI)
1. Khái niệm phương pháp tính
Chỉ số phát triển con người (HDI) là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các phương diện: Sức khỏe (thể hiện qua tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh); tri thức (thể hiện qua giáo dục) và thu nhập (thể hiện qua tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người).
Chỉ số phát triển con người được tính theo công thức:
Trong đó:
HDI : Chỉ số phát triển con người;
Isức khỏe: Chỉ số sức khỏe, được tính thông qua chỉ tiêu tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh; còn được gọi là tuổi thọ bình quân hay triển vọng sống trung bình khi sinh;
Igiáo dục: Chỉ số giáo dục, được tính thông qua 2 chỉ tiêu: Số năm đi học bình quân của những người từ 25 tuổi trở lên và số năm đi học kỳ vọng của trẻ em trong độ tuổi đi học;
Ithu nhập: Chỉ số thu nhập, được tính thông qua chỉ tiêu tổng thu nhập quốc gia (GNI) bình quân đầu người theo sức mua tương đương (PPP).
HDI nhận giá trị trong khoảng từ 0 đến 1 (0 ≤ HDI ≤ 1). HDI đạt tối đa bằng 1, thể hiện trình độ phát triển con người ở mức lý tưởng; HDI tối thiểu bằng 0, thể hiện xã hội không có sự phát triển mang tính nhân văn. Căn cứ giá trị HDI, UNDP đã đưa ra Bảng xếp hạng phát triển con người của các quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc các vùng, miền, địa phương, bộ phận dân cư trên địa bàn của một quốc gia, vùng lãnh thổ theo 4 nhóm:
- Nhóm 1: Đạt mức rất cao với HDI ≥ 0,800;
- Nhóm 2: Đạt mức cao với 0,700 ≤ HDI < 0,800;
- Nhóm 3: Đạt mức trung bình với 0,550 ≤ HDI < 0,700;
- Nhóm 4: Đạt mức thấp với HDI < 0,550.
Phương pháp tính chỉ số thành phần
a) Chỉ số sức khỏe
Trong đó:
Isức khỏe: Chỉ số sức khỏe;
: Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh thực tế đã đạt được;
: Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh tối thiểu với mức cố định là 20 năm;
: Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh tối đa với mức cố định là 85 năm.
b) Chỉ số giáo dục
Chỉ số giáo dục được tính thông qua 02 chỉ tiêu:
- Số năm đi học bình quân của những người từ 25 tuổi trở lên;
- Số năm đi học kỳ vọng của trẻ em trong độ tuổi đi học.
Tương ứng với hai chỉ tiêu có hai chỉ số cần tính toán. Do để xác định giá trị của chỉ số giáo dục cấu thành HDI phải tiến hành qua 3 bước:
Bước 1: Tính chỉ số số năm đi học bình quân của những người từ 25 tuổi trở lên (sau đây gọi tắt là số năm đi học bình quân) theo công thức:
Trong đó:
Ibình quân: Chỉ số số năm đi học bình quân;
: Số năm đi học bình quân thực tế đã đạt được
: Số năm đi học bình quân tối thiểu với mức cố định là 0;
: Số năm đi học bình quân tối đa với mức cố định là 15 năm.
Bước 2: Tính chỉ số số năm đi học kỳ vọng của trẻ em trong độ tuổi đi học (sau đây gọi tắt là số năm đi học kỳ vọng) theo công thức:
Trong đó:
Ikỳ vọng: Chỉ số số năm đi học kỳ vọng;
: Số năm đi học kỳ vọng thực tế đã đạt được;
: Số năm đi học kỳ vọng tối thiểu với mức cố định là 0;
: Số năm đi học kỳ vọng tối đa với mức cố định là 18 năm.
Bước 3: Tính chỉ số giáo dục:
Igiáo dục | = | Ibình quân + Ikỳ vọng |
2 |
Trong đó:
Igiáo dục : Chỉ số giáo dục;
Ibình quân : Chỉ số số năm đi học bình quân;
Ikỳ vọng : Chỉ số số năm đi học kỳ vọng.
c) Chỉ số thu nhập
Chỉ số thu nhập được xác định bằng phép toán logarit tự nhiên chỉ tiêu tổng thu nhập quốc gia (GNI) bình quân đầu người theo sức mua tương đương (PPP) (thường được quy về đô la Mỹ (USD - PPP)).
Trong đó:
Ithu nhập : Chỉ số thu nhập;
: Phép toán logarit tự nhiên;
: GNI bình quân đầu người thực tế đạt được, tính theo USD - PPP;
: GNI bình quân đầu người tối thiểu với mức cố định là 100 USD - PPP;
: GNI bình quân đầu người tối đa với mức cố định là 75000 USD - PPP.
2. Phân tổ chủ yếu: Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: Năm
4. Nguồn số liệu:
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Tổng điều tra kinh tế;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình;
- Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam;
- Điều tra giá tiêu dùng (CPI);
- Điều tra doanh nghiệp;
- Báo cáo hành chính;
- Chương trình so sánh quốc tế (ICP).
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
4.18. Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi suy dinh dưỡng
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi suy dinh dưỡng là số trẻ em dưới 05 tuổi bị suy dinh dưỡng (SDD) ít nhất 1 trong 3 thể: Cân nặng theo tuổi; chiều cao theo tuổi hoặc cân nặng theo chiều cao tính trên 100 trẻ được cân đo của khu vực tại thời điểm điều tra.
Trẻ em suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi là trẻ em dưới 05 tuổi có cân nặng theo tuổi thấp dưới trừ hai độ lệch chuẩn (-2SD) của cân nặng trung vị của quần thể tham khảo của Tổ chức Y tế Thế giới.
Trẻ em suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi là trẻ em dưới 05 tuổi có chiều cao theo tuổi thấp dưới trừ hai độ lệch chuẩn (-2SD) của chiều cao trung vị của quần thể tham khảo của Tổ chức Y tế Thế giới.
Trẻ em suy dinh dưỡng cân nặng theo chiều cao là trẻ em dưới 05 tuổi có cân nặng theo chiều cao thấp dưới trừ hai độ lệch chuẩn (-2SD) của cân nặng trung vị của quần thể tham khảo của Tổ chức Y tế Thế giới.
Quần thể tham khảo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là một nhóm trẻ có sức khoẻ, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường. Cân nặng và chiều cao của những trẻ em này được Tổ chức Y tế Thế giới dùng làm chuẩn để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của những trẻ em cùng độ tuổi. Quần thể tham khảo năm 2006 của Tổ chức Y tế Thế giới là chuẩn mới thay thế cho quần thể tham khảo cũ trước đây của Hoa Kỳ và của Tổ chức Y tế Thế giới.
Tình trạng dinh dưỡng được phân loại theo các mức sau:
- Bình thường:3 - 2SD
- Suy dinh dưỡng:
+ Độ I (vừa): < - 2SD và 3 - 3SD
+ Độ II (nặng): < - 3SD và 3 - 4SD
+Độ III (rất nặng): < - 4SD
Trong đó, SD là độ chênh lệch chuẩn.
Khái niệm suy dinh dưỡng theo nghĩa rộng cũng gồm cả hiện tượng thừa dinh dưỡng, hiện tượng béo phì.
Công thức tính:
Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo theo tuổi (%) | = | Số trẻ em dưới 05 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi | x 100 |
Số trẻ em dưới 05 tuổi được cân |
Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi (%) | = | Số trẻ em dưới 05 tuổi suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi | x 100 |
Số trẻ em dưới 05 tuổi được đo chiều cao |
Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo chiều cao (%) | = | Số trẻ em dưới 05 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo chiều cao | x 100 |
Số trẻ em dưới 05 tuổi được cân và đo chiều cao |
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại suy dinh dưỡng;
- Mức độ suy dinh dưỡng;
- Giới tính;
- Dân tộc (Kinh/khác);
- Nhóm tháng tuổi;
- Thành thị/nông thôn;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu:
- Điều tra dinh dưỡng;
- Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Y tế.
4.19. Chỉ số tăng trưởng xanh tổng hợp
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tăng trưởng xanh là một trong số các hiện tượng kinh tế - xã hội không thể được đo lường bằng một chỉ tiêu mô tả duy nhất mà thay vào đó, phải được thể hiện bằng nhiều chiều, và nhiều chỉ tiêu.
Các hiện tượng như phát triển, tiến bộ, nghèo đói, bất bình đẳng xã hội, hạnh phúc, chất lượng cuộc sống, cung cấp cơ sở hạ tầng đòi hỏi phải được đo lường bằng sự kết hợp của các chiều khác nhau, được coi là đại diện của hiện tượng. Sự kết hợp này có thể đạt được bằng cách áp dụng tổng hòa các phương pháp được gọi là chỉ số tổng hợp.
Chỉ số tổng hợp đo lường nội dung mang tính đa chiều mà một chỉ tiêu đơn chiều không thể hiện được.
Chỉ tiêu đơn chiều được chọn lựa để tính toán chỉ tiêu tổng hợp gọi là chỉ tiêu thành phần.
Chỉ số tổng hợp tăng trưởng xanh là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển xanh, bền vững, bao trùm của các lĩnh vực, đời sống kinh tế - xã hội /trên các phương diện phù hợp với các mục tiêu cụ thể của Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.
Chỉ số tổng hợp tăng trưởng xanh được xây dựng dựa trên khung lý thuyết 10 bước do OECD khuyến nghị.
Chỉ tiêu tổng hợp bao gồm 4 chiều, đại diện cho các khía cạnh của hiện tượng nghiên cứu (tương ứng với 4 mục tiêu cụ thể của Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh) và các chỉ tiêu thành phần được lựa chọn trong bộ chỉ tiêu, kết hợp với các chỉ tiêu có liên quan khác đã được công bố chính thức.
Công thức tính:
Trong đó:
Xij: điểm chuẩn hóa chỉ tiêu i trong chiều j. Tùy thuộc mối quan hệ của chỉ tiêu với tăng trưởng xanh, thứ tự giá trị lớn nhất, nhỏ nhất so với mục tiêu đề ra
2. Phân tổ chủ yếu
- Cả nước;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: 2 năm.
4. Nguồn số liệu
- Chế độ báo cáo Thống kê quốc gia;
- Chế độ báo cáo thống kê Bộ, ngành;
- Dữ liệu hành chính;
- Điều tra thống kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
[1] Luật Bảo vệ môi trường 2020
[2] Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-zôn
[3] Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.
[4] Luật Bảo vệ môi trường 2020.
[5] Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn
[6] Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.
- 1Thông tư 11/2018/TT-BNV Bộ chỉ tiêu thống kê về thanh niên Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 2Thông tư 03/2019/TT-BKHĐT quy định về Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 3Thông tư 10/2019/TT-BKHĐT quy định về Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới của quốc gia do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 4Quyết định 293/QĐ-TTg năm 2020 về Bộ chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
- 5Thông tư 13/2021/TT-BLĐTBXH về Bộ chỉ tiêu thống kê về tình hình trẻ em và tình hình xâm hại trẻ em, xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm hại trẻ em do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Quyết định 1202/QĐ-BGDĐT năm 2024 phê duyệt Kế hoạch triển khai Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2024-2025
- 1Luật bảo hiểm y tế 2008
- 2Luật việc làm 2013
- 3Luật thống kê 2015
- 4Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 5Nghị định 94/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thống kê
- 6Nghị định 67/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy lợi
- 7Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm y tế
- 8Thông tư 01/2018/TT-BXD về quy định chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 9Quyết định 950/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Thông tư 11/2018/TT-BNV Bộ chỉ tiêu thống kê về thanh niên Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 11Thông tư 03/2019/TT-BKHĐT quy định về Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 12Nghị định 84/2019/NĐ-CP quy định về quản lý phân bón
- 13Thông tư 10/2019/TT-BKHĐT quy định về Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới của quốc gia do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 14Luật Bảo vệ môi trường 2020
- 15Quyết định 293/QĐ-TTg năm 2020 về Bộ chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
- 16Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020
- 17Thông tư 10/2021/TT-BTNMT quy định về kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 18Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê 2021
- 19Quyết định 1658/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 20Thông tư 13/2021/TT-BLĐTBXH về Bộ chỉ tiêu thống kê về tình hình trẻ em và tình hình xâm hại trẻ em, xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm hại trẻ em do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 21Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn
- 22Quyết định 01/2022/QĐ-TTg về danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 23Quyết định 318/QĐ-TTg năm 2022 Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 24Quyết định 882/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 25Nghị định 89/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- 26Nghị định 94/2022/NĐ-CP quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và quy trình biên soạn chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước, chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- 27Quyết định 1202/QĐ-BGDĐT năm 2024 phê duyệt Kế hoạch triển khai Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2024-2025
Thông tư 10/2023/TT-BKHĐT quy định về Bộ chỉ tiêu thống kê tăng trưởng xanh do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- Số hiệu: 10/2023/TT-BKHĐT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 01/11/2023
- Nơi ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Người ký: Nguyễn Chí Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1119 đến số 1120
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra