- 1Luật Điện Lực 2004
- 2Công ước khung về thay đổi khí hậu của Liên hợp quốc
- 3Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010
- 4Thông báo hiệu lực của Công ước về Luật sử dụng nguồn nước liên quốc gia cho mục đích phi giao thông thủy do Bộ Ngoại giao ban hành
- 5Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015
- 6Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế
- 7Quyết định 84/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng xanh Việt Nam đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Nghị quyết 36-NQ/TW năm 2018 về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 9Luật Bảo vệ môi trường 2020
- 10Nghị quyết 26/NQ-CP năm 2020 về Kế hoạch tổng thể và Kế hoạch 5 năm thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Chính phủ ban hành
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 882/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 22 tháng 7 năm 2022 |
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ TĂNG TRƯỞNG XANH GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh) với các nội dung chủ yếu sau:
1. Chủ đề và nhiệm vụ
Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh gồm 18 chủ đề, 57 nhóm nhiệm vụ, hoạt động và 134 nhiệm vụ, hoạt động cụ thể như sau:
a) 18 chủ đề bao gồm:
- Xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước gắn kết với các mục tiêu tăng trưởng xanh, bao gồm: 2 nhóm nhiệm vụ, hoạt động và 9 nhiệm vụ, hoạt động cụ thể.
- Truyền thông, giáo dục và nâng cao nhận thức, bao gồm: 2 nhóm nhiệm vụ, hoạt động và 3 nhiệm vụ, hoạt động cụ thể.
- Phát triển nguồn nhân lực và việc làm xanh, bao gồm: 2 nhóm nhiệm vụ, hoạt động và 6 nhiệm vụ, hoạt động cụ thể.
- Huy động nguồn lực tài chính và thúc đẩy đầu tư cho tăng trưởng xanh, bao gồm: 3 nhóm nhiệm vụ, hoạt động và 14 nhiệm vụ, hoạt động cụ thể.
- Khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, bao gồm: 2 nhóm nhiệm vụ, hoạt động và 6 nhiệm vụ, hoạt động cụ thể.
- Hội nhập và hợp tác quốc tế, bao gồm: 3 nhóm nhiệm vụ, hoạt động.
- Bình đẳng trong chuyển đổi xanh, bao gồm: 2 nhóm nhiệm vụ, hoạt động và 4 nhiệm vụ, hoạt động cụ thể.
- Năng lượng, bao gồm: 5 nhóm nhiệm vụ, hoạt động và 11 nhiệm vụ, hoạt động cụ thể.
- Công nghiệp, bao gồm: 4 nhóm nhiệm vụ, hoạt động và 4 nhiệm vụ, hoạt động cụ thể.
- Giao thông vận tải và dịch vụ logistics, bao gồm: 6 nhóm nhiệm vụ, hoạt động và 18 nhiệm vụ, hoạt động cụ thể.
- Xây dựng, bao gồm: 4 nhóm nhiệm vụ, hoạt động và 13 nhiệm vụ, hoạt động cụ thể.
- Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bao gồm: 5 nhóm nhiệm vụ, hoạt động và 11 nhiệm vụ, hoạt động cụ thể.
- Quản lý chất thải, bao gồm: 2 nhóm nhiệm vụ, hoạt động và 3 nhiệm vụ, hoạt động cụ thể.
- Quản lý chất lượng không khí, bao gồm: 2 nhóm nhiệm vụ, hoạt động và 2 nhiệm vụ, hoạt động cụ thể.
- Quản lý tài nguyên nước, tài nguyên đất đai, đa dạng sinh học; phát triển kinh tế biển xanh, bao gồm: 6 nhóm nhiệm vụ, hoạt động và 16 nhiệm vụ, hoạt động cụ thể.
- Tiêu dùng và mua sắm xanh, bền vững, bao gồm: 2 nhóm nhiệm vụ, hoạt động và 4 nhiệm vụ, hoạt động cụ thể.
- Y tế, bao gồm: 2 nhóm nhiệm vụ, hoạt động và 6 nhiệm vụ, hoạt động cụ thể.
- Du lịch, bao gồm: 2 nhóm nhiệm vụ, hoạt động và 4 nhiệm vụ, hoạt động cụ thể.
b) 57 nhóm nhiệm vụ, hoạt động và 134 nhiệm vụ, hoạt động cụ thể được chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này.
2. Tổ chức thực hiện
a) Ban Chỉ đạo quốc gia về tăng trưởng xanh do một Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Phó Trưởng ban và các Ủy viên là đại diện lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan, để tổ chức phối hợp liên ngành, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành về tăng trưởng xanh và triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh tại Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối quốc gia về tăng trưởng xanh, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh; hướng dẫn, giám sát, đánh giá, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan xác định và phân bổ nguồn tài chính trong nước và điều phối các nguồn tài trợ của nước ngoài, cơ chế chính sách thúc đẩy thực hiện Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh.
c) Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chủ trì và phối hợp thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động được quy định trong Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này.
3. Nguồn lực thực hiện
Nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động của Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030 bao gồm:
- Ngân sách nhà nước: ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, chính sách ưu đãi về thuế.
- Hỗ trợ quốc tế: vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn hỗ trợ và vay ưu đãi cho tăng trưởng xanh.
- Nguồn vốn vay thương mại và đầu tư tư nhân: tín dụng xanh, trái phiếu doanh nghiệp xanh; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho tăng trưởng xanh, thu từ trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon.
- Nguồn vốn cộng đồng và xã hội khác: vốn huy động công - tư cho các dự án xanh, các quỹ trong nước nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.
4. Chế độ báo cáo
- Các bộ, ngành, địa phương và cơ quan liên quan định kỳ tổ chức rà soát tình hình thực hiện nhiệm vụ, hoạt động được giao tại Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh, tổng hợp vào báo cáo thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh theo quy định.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm điều phối việc thực hiện tăng trưởng xanh, thường xuyên theo dõi, giám sát tình hình thực hiện, tổng hợp thông tin, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, báo cáo Ban chỉ đạo quốc gia xem xét, quyết định.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
DANH MỤC NHIỆM VỤ, HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ TĂNG TRƯỞNG XANH GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
(Kèm theo Quyết định số 882/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ)
STT | Thời gian thực hiện | Phân công trách nhiệm | Nguồn lực tài chính3 | Dự án, Đề án, Nhiệm vụ (Dự kiến) | ||||||||
Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | |||||||||||
1.1.1 | Tổ chức Ban Chỉ đạo quốc gia về tăng trưởng xanh (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo) (Cao; Nhóm A): |
| Bộ Kế hoạch và Đầu tư/Ban chỉ đạo | Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Mặt trận Tổ quốc VN và các tổ chức thành viên; cộng đồng doanh nghiệp, các Hiệp hội ngành nghề có liên quan; viện nghiên cứu, trường đại học. | I, II | - Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (1) thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về tăng trưởng xanh; (2) Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo. - Chương trình công tác hàng năm. | ||||||
- | - Thành lập Ban chỉ đạo. | 2022 | ||||||||||
- Ban hành, tổ chức triển khai Quy chế hoạt động và các Chương trình công tác của Ban Chỉ đạo. | 2022 - 2030 | |||||||||||
1.1.2 | Hướng dẫn, triển khai xây dựng các văn bản cụ thể hóa định hướng thực hiện tăng trưởng xanh các cấp (Cao; Nhóm A): |
|
|
| I, II |
| ||||||
- Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh các cấp và tích hợp tăng trưởng xanh hướng đến mục tiêu quốc gia đạt phát thải ròng bằng “0” (PTR0) vào năm 2050 vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội các cấp, các ngành. | 2022 - 2030 | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Các bộ, ngành có liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; các cơ quan, tổ chức có liên quan. | - Quyết định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu Tư về Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động tăng trưởng xanh các cấp và tích hợp tăng trưởng xanh vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội các cấp, các ngành. - Các khóa tập huấn, hoạt động hỗ trợ bộ, ngành, địa phương. | ||||||||
- | - Xây dựng lộ trình hiện thực hóa tăng trưởng xanh gắn với phát triển kinh tế - xã hội với tầm nhìn dài hạn nhằm đạt được mục tiêu PTR0 vào năm 2050. | 2022 - 2023 | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Các bộ, ngành có liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Văn phòng Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương; cộng đồng doanh nghiệp, các viện nghiên cứu, trường đại học. | Lộ trình hiện thực hóa tăng trưởng xanh gắn với phát triển kinh tế - xã hội với tầm nhìn dài hạn nhằm đạt được mục tiêu PTR0 vào năm 2050. | |||||||
| - Sau 01 năm kể từ ngày Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030 được phê duyệt, ban hành Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh cấp bộ, cấp tỉnh và/ hoặc tích hợp tăng trưởng xanh vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội các ngành, lĩnh vực, lãnh thổ phù hợp với tình hình thực tiễn. | 2023 | Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW | Cộng đồng doanh nghiệp; các viện nghiên cứu, trường đại học, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ. |
| - Quyết định của các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW phê duyệt Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh. - Các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội các ngành, lĩnh vực, lãnh thổ đã tích hợp tăng trưởng xanh và hướng đến mục tiêu PTR0 vào năm 2050. | ||||||
| Cập nhật tích hợp tăng trưởng xanh hướng đến mục tiêu PTR0 vào năm 2050 cho giai đoạn mới. | 2022 - 2030 | ||||||||||
1.1.3 | Đánh giá tác động kinh tế - xã hội của biến đổi khí hậu, rủi ro thiên tai theo các cấp, các ngành nhằm nâng cao năng lực chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai (tích hợp chính sách, huy động nguồn lực...) (Cao; Nhóm A): | 2022 - 2030 | Ban Chỉ đạo/Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Các bộ, ngành; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; các cơ quan, tổ chức có liên quan. | I, II; IV |
| ||||||
Hướng dẫn, triển khai, cập nhật đánh giá tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu cấp quốc gia. |
| Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
|
| - Đề án, nghiên cứu, văn bản hướng dẫn. - Các kịch bản và hệ thống bản đồ rủi ro thiên tai cấp quốc gia. | |||||||
- Hướng dẫn, triển khai, cập nhật đánh giá tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do thiên tai và đa thiên tai cấp quốc gia. | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | - Đề án, nghiên cứu, văn bản hướng dẫn. - Các kịch bản biến đổi khí hậu và hệ thống bản đồ rủi ro khí hậu cấp quốc gia. | ||||||||||
Hướng dẫn, triển khai, cập nhật đánh giá tác động kinh tế - xã hội của thiên tai, đa thiên tai cấp quốc gia. | Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai | - Đề án, nghiên cứu, văn bản hướng dẫn, các khóa tập huấn. - Các kịch bản, hệ thống các bản đồ tác động cấp quốc gia. | ||||||||||
- Hướng dẫn, triển khai, cập nhật đánh giá tác động kinh tế - xã hội của biến đổi khí hậu cấp quốc gia. | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | - | ||||||||||
- Đánh giá, cung cấp cơ sở dữ liệu cấp bộ, ngành, địa phương về tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất, thiệt hại để đánh giá tác động kinh tế - xã hội của biến đổi khí hậu, thiên tai, đa thiên tai cấp quốc gia. Tích hợp kết quả đánh giá vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các kế hoạch liên quan đến huy động nguồn lực và phân bổ ngân sách các cấp, các ngành theo thẩm quyền. | Các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW | Các tổ chức có liên quan; cộng đồng doanh nghiệp; các viện nghiên cứu, trường đại học, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ. | - Cơ sở dữ liệu tích hợp đồng bộ với "hệ thống cơ sở dữ liệu tăng trưởng xanh quốc gia" về tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất, thiệt hại của biến đổi khí hậu, thiên tai, đa thiên tai của các ngành và địa phương, bao gồm các nghiên cứu, đề án, kịch bản, hệ thống các bản đồ rủi ro thiên tai, rủi ro khí hậu (bao gồm CS-MAP). - Các chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch liên quan đến huy động nguồn lực và phân bổ ngân sách đã tích hợp kết quả đánh giá tác động. | |||||||||
1.1.4 | Nghiên cứu áp dụng các mô hình, công cụ, chính sách đẩy mạnh kinh tế xanh (Cao; Nhóm A, E): | 2022 - 2030 |
|
| I, II, III, IV |
| ||||||
- Thể chế hóa, giám sát việc điều chỉnh, bổ sung áp dụng các chính sách, mô hình, công cụ kinh tế mới để thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng xanh, bền vững, đảm bảo bình đẳng và năng lực cạnh tranh, phát huy vai trò quan trọng của khu vực tư nhân trong quá trình chuyển đổi xanh. | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Các bộ, ngành có liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; cộng đồng doanh nghiệp; các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ. | Đề án đánh giá thực trạng và khuyến nghị các công cụ kinh tế xanh giai đoạn 2022 - 2030; đề án, nghiên cứu về thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng xanh. Các nhiệm vụ triển khai theo khuyến nghị của đề án, nghiên cứu cập nhật theo bối cảnh mới. | |||||||||
- Chủ trì, giám sát và tổ chức thực hiện các giải pháp thích ứng với Cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon (CBAM) nhằm đảm bảo năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong quá trình chuyển đổi xanh. | Bộ Công Thương | Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành khác có liên quan; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp VN; cộng đồng doanh nghiệp, các Hiệp hội ngành nghề có liên quan. | Các đề án, chương trình, kế hoạch ứng phó với CBAM. | |||||||||
1.1.5 | Xây dựng, hướng dẫn, triển khai, cập nhật thường xuyên hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí phân loại xanh quốc gia và các ngành, lĩnh vực cho các hoạt động kinh tế, chương trình, dự án, sản phẩm, dịch vụ, công nghệ và ngành nghề (Cao; Nhóm A, C): | 2022 - 2030 |
| UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Cộng đồng doanh nghiệp; các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ. | I, II |
| ||||||
- Đối với hệ thống quốc gia. | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Hệ thống và hướng dẫn về tiêu chuẩn, tiêu chí phân loại xanh quốc gia. | ||||||||||
- Đối với hệ thống các ngành. | Các bộ, ngành có liên quan | Hệ thống và hướng dẫn của ngành tích hợp đồng bộ với hệ thống quốc gia. | ||||||||||
1.2.1 | Xây dựng, hướng dẫn, triển khai hệ thống chỉ tiêu thống kê về tăng trưởng xanh; bộ chỉ tiêu phát triển bền vững của các doanh nghiệp, đề xuất lộ trình doanh nghiệp công bố thông tin tăng trưởng xanh, phát triển bền vững. Xây dựng, tích hợp “Chỉ số tăng trưởng xanh tổng hợp” vào các văn bản định hướng, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia (Cao; Nhóm A). | 2022 - 2030 | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Các bộ, ngành có liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Liên đoàn thương mại và công nghiệp VN; cộng đồng doanh nghiệp; các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ. | I, II | - Văn bản quy phạm pháp luật về hệ thống chỉ tiêu thống kê về tăng trưởng xanh và chế độ báo cáo. - Đề án, văn bản quy định về bộ chỉ tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp. - Các khóa tập huấn. - Kết quả thí điểm, báo cáo hàng năm. | ||||||
1.2.2 | Xây dựng, hướng dẫn, triển khai cơ chế giám sát, đánh giá, báo cáo thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh (Cao; Nhóm A): | 2022 - 2030 |
|
|
|
| ||||||
- Xây dựng, hướng dẫn về giám sát, đánh giá, chế độ báo cáo, bao gồm cơ chế huy động sự tham gia của các bên liên quan trong cung cấp thông tin, gửi báo cáo phục vụ đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược. - Giám sát, đánh giá cấp quốc gia và huy động nguồn lực tài chính, đầu tư cho tăng trưởng xanh và biến đổi khí hậu. - Báo cáo thường niên, sơ kết giữa kỳ vào năm 2025, tổng kết thực hiện vào năm 2030, trình Thủ tướng Chính phủ |
| Bộ Kế hoạch và Đầu tư. | Mặt trận Tổ quốc VN và các tổ chức thành viên; Cộng đồng doanh nghiệp; các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ | I, II | - Quyết định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định về hệ thống giám sát và đánh giá tăng trưởng xanh cấp quốc gia, chế độ báo cáo thực hiện Chiến lược, Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh. - Văn bản hướng dẫn; chương trình nâng cao năng lực, đào tạo, tập huấn. - Báo cáo tổng hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ. | |||||||
- Giám sát, đánh giá theo ngành, lĩnh vực, địa phương. - Báo cáo thường niên, sơ kết giữa kỳ vào năm 2025, tổng kết thực hiện vào năm 2030 theo ngành, lĩnh vực, địa phương, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 10 tháng 12 hàng năm. | Các bộ, ngành; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW theo lĩnh vực phụ trách; các cơ quan nhà nước khác có liên quan. | I, II | Văn bản quy định về hệ thống, cơ chế giám sát, đánh giá của các ngành, địa phương. Báo cáo định kỳ của các bộ, ngành, địa phương | |||||||||
1.2.3 | Xây dựng, hướng dẫn, triển khai hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định (MRV), thực hiện kiểm kê và xây dựng cơ sở dữ liệu về kiểm kê khí nhà kính và phát thải các chất ô nhiễm không khí các cấp theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật, đảm bảo tích hợp đồng bộ với hệ thống giám sát và đánh giá tăng trưởng xanh cấp quốc gia (Cao; Nhóm A): | 2022 - 2030 |
|
| I, II | - Văn bản pháp luật quy định về hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định (MRV). - Kết quả kiểm kê khí nhà kính và phát thải các chất ô nhiễm không khí các cấp, các ngành. - Cơ sở dữ liệu về kiểm kê khí nhà kính và phát thải các chất ô nhiễm không khí các cấp, các ngành được tích hợp đồng bộ với "hệ thống cơ sở dữ liệu tăng trưởng xanh quốc gia". | ||||||
- Đối với hệ thống MRV và tổ chức kiểm kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về khí nhà kính và phát thải các chất ô nhiễm không khí cấp quốc gia. | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Các bộ, ngành có liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; cộng đồng doanh nghiệp; các tổ chức xã hội; tổ chức phi chính phủ. | ||||||||||
- Đối với hệ thống MRV và thực hiện kiểm kê, xây dựng cơ sở dữ liệu khí nhà kính theo ngành, lĩnh vực (năng lượng, giao thông vận tải, xây dựng, các ngành - tiểu ngành công nghiệp có mức tiêu thụ năng lượng cao; nông nghiệp lâm nghiệp và sử dụng đất; quản lý chất thải). | Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. | UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; cộng đồng doanh nghiệp; các tổ chức xã hội; tổ chức phi chính phủ. | ||||||||||
- Đối với thực hiện kiểm kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về phát thải các chất ô nhiễm không khí tại địa phương. | UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW | Bộ Tài nguyên và Môi trường; các cơ quan, tổ chức có liên quan. | ||||||||||
1.2.4 | Xây dựng, quản lý, vận hành, ứng dụng chuyển đổi số đối với hệ thống giám sát, đánh giá, cơ sở dữ liệu tăng trưởng xanh các cấp trên cơ sở sử dụng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, đảm bảo tính đồng bộ, liên kết giữa hệ thống các cấp. Xây dựng và vận hành cổng thông tin về tăng trưởng xanh quốc gia (Nhóm A, D): | 2022 - 2030 |
|
| I, II; IV | - Các cơ sở dữ liệu: (1) tăng trưởng xanh quốc gia; (2) nền địa lý quốc gia; (3) tăng trưởng xanh các ngành, địa phương trên cơ sở sử dụng dữ liệu nền địa lý quốc gia và tích hợp đồng bộ với cơ sở dữ liệu cấp quốc gia. - Hệ thống quản lý, giám sát đánh giá tăng trưởng xanh các ngành, các cấp được số hóa. - Cổng thông tin về tăng trưởng xanh quốc gia. | ||||||
| - Đối với hệ thống cấp quốc gia và cổng thông tin về tăng trưởng xanh quốc gia. | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Các bộ, ngành có liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; cộng đồng doanh nghiệp; các tổ chức xã hội; tổ chức phi chính phủ. | |||||||||
- Đối với hệ thống cấp ngành, địa phương. | Các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc TW | |||||||||||
2.1 | Xây dựng hệ thống các chuẩn mực, giá trị văn hóa sống xanh, lối sống xanh gắn với các giá trị văn hóa truyền thống (Cao; Nhóm A, E). | 2022 - 2025 | Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch. | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông, các bộ, ngành có liên quan; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội VN; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. | I | Văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi nghị định hoặc thông tư hướng dẫn) về văn hóa sống xanh, lối sống xanh gắn với các giá trị văn hóa truyền thống. | ||||||
2.2 | Truyền thông về các chuẩn mực, giá trị văn hóa sống xanh, lối sống xanh trong ngành giáo dục, cộng đồng dân cư và các đơn vị cơ quan, doanh nghiệp. | |||||||||||
2.2.1 | Xây dựng và thực hiện chiến dịch truyền thông cấp Quốc gia về tăng trưởng xanh (Nhóm B), bao gồm: - “Tuần lễ Xanh” theo chủ đề hàng năm và các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức có liên quan. - Đánh giá hiệu quả và tác động đến nhận thức và thực hành về tăng trưởng xanh của các đơn vị, doanh nghiệp, cộng đồng, người dân. | 2022 - 2030 | Ban chỉ đạo Quốc gia tăng trưởng xanh/Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành có liên quan; các cơ quan truyền thông TW và địa phương; Mặt trận Tổ quốc VN và các tổ chức thành viên (Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Liên hiệp Phụ nữ VN; Hội Nông dân; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp VN...); cộng đồng doanh nghiệp. | I, II; IV | Chiến dịch truyền thông cấp quốc gia, "Tuần lễ Xanh", các hoạt động truyền thông thúc đẩy tăng trưởng xanh. | ||||||
- Chương trình truyền thông về các khía cạnh của tăng trưởng xanh như kinh tế tuần hoàn, kinh tế biển xanh, lối sống và tiêu dùng xanh (ủng hộ sản phẩm dán nhãn xanh /sinh thái/năng lượng/ các-bon...; thay đổi hành vi cụ thể như tăng cường tái chế, sử dụng năng lượng hiệu quả, giảm thiểu chất thải, rác thải nhựa...); chống chịu với biến đổi khí hậu... | Bộ Thông tin và Truyền thông. | Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành có liên quan; các cơ quan truyền thông TW và địa phương; Mặt trận tổ quốc VN và các tổ chức thành viên (Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Liên hiệp Phụ nữ VN; Hội Nông dân; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp VN...); cộng đồng doanh nghiệp. | ||||||||||
2.2.2 | Tích hợp truyền thông về vai trò, ý nghĩa tăng trưởng xanh; phổ biến những quy định, chính sách thúc đẩy tăng trưởng xanh và trách nhiệm của xã hội; khuyến khích những hành động thiết thực về lối sống, tiêu dùng xanh hài hòa với thiên nhiên gắn với các giá trị văn hóa truyền thống, chống chịu với biến đổi khí hậu và thiên tai trong các chương trình mục tiêu quốc gia cùng các kênh truyền thông của các cơ quan, ngành, lĩnh vực, địa phương (Nhóm B). | 2022 - 2030 | Các bộ, ngành theo thẩm quyền; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Mặt trận Tổ quốc VN và các tổ chức thành viên; các cơ quan nhà nước khác có liên quan. | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông; các cơ quan truyền thông trung ương và địa phương. | I, II; IV | Kế hoạch truyền thông của các ngành, các lĩnh vực, tích hợp vào chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới và Chương trình Mỗi xã một sản phẩm. | ||||||
2.2.3 | Tăng cường phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội để tuyên truyền, giáo dục về kỹ năng mềm, hình thành phong cách, ý thức sống xanh, văn minh, cống hiến và sáng tạo (Nhóm B). | 2022 - 2030 | Bộ Giáo dục và Đào tạo. | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông; các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội. | I, II, III, IV | Đề án truyền thông và nâng cao nhận thức về tăng trưởng xanh trong ngành giáo dục. | ||||||
3.1 | Nghiên cứu, khảo sát, thống kê số liệu, định kỳ dự báo nhu cầu và khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho các ngành nghề xanh; phổ biến, cung cấp thông tin về thị trường việc làm xanh và tạo điều kiện khuyến khích phát triển nguồn nhân lực cho các ngành nghề xanh. | |||||||||||
3.1.1 | Xây dựng tiêu chí, phương pháp đo lường việc làm xanh; hệ thống cập nhật và tổng hợp thông tin về việc làm xanh từ cấp cơ sở, doanh nghiệp đến cấp bộ, ngành tích hợp đồng bộ với hệ thống cơ sở dữ liệu tăng trưởng xanh quốc gia (Cao; Nhóm B, E). | 2022 - 2030 | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành khác có liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội VN; Tổng Liên đoàn Lao động VN, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp VN, Liên minh Hợp tác xã; cộng đồng doanh nghiệp, các Hiệp hội ngành nghề. | I, II, III, IV | - Tiêu chí, phương pháp đo lường việc làm xanh. - Hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về việc làm xanh. | ||||||
3.1.2 | Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực và khả năng cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng tăng trưởng xanh dựa trên định hướng của các ngành (có phân tổ các chỉ tiêu theo giới tính, dân tộc, vùng miền, độ tuổi). Hình thành, phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động quốc gia cho các ngành nghề xanh (dự báo nhu cầu lao động, yêu cầu về năng lực, kỹ năng...), kết nối cung và cầu trong thị trường lao động việc làm xanh (Cao; Nhóm B, E). | 2022 - 2030 | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông, các bộ ngành khác có liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội VN; Tổng Liên đoàn Lao động VN. | I, II | Đề án nghiên cứu nhu cầu nhân lực đáp ứng tăng trưởng xanh. | ||||||
3.2 | Tăng cường công tác giáo dục và đào tạo các ngành nghề xanh, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản trị điều hành về tăng trưởng xanh. | |||||||||||
3.2.1 | Tích hợp tăng trưởng xanh vào chương trình, hoạt động giáo dục các cấp học; mở mã ngành đào tạo nguồn nhân lực trong các ngành nghề xanh; xây dựng tiêu chí, mở rộng triển khai xây dựng mô hình trường học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp an toàn, xanh, sạch, thông minh (Nhóm B, E): | 2022 - 2030 |
| Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành khác có liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. | I, II, III, IV | - Chương trình, hoạt động giáo dục các cấp học có tích hợp các nội dung về tăng trưởng xanh. - Mã ngành đào tạo nguồn nhân lực trong các ngành nghề xanh. - Tiêu chí và mô hình trường học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp an toàn, xanh, sạch, thông minh. | ||||||
- Đối với giáo dục các cấp học. | Bộ Giáo dục và Đào tạo | |||||||||||
- Đối với giáo dục nghề. | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | |||||||||||
3.2.2 | Đầu tư cơ sở vật chất trường học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo các tiêu chuẩn, tiêu chí xanh (Nhóm B,C,E): | 2023 - 2030 |
|
| I, II, III, IV | - Văn bản quy định về tiêu chuẩn, tiêu chí xanh cho cơ sở vật chất trường học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp công và tư. - Chương trình, kế hoạch đầu tư phân bổ ngân sách cho xây dựng, nâng cấp các cơ sở vật chất trường học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập đạt tiêu chuẩn, tiêu chí xanh. - Chương trình, hoạt động khuyến khích các cơ sở giáo dục tư nhân đáp ứng tiêu chuẩn, tiêu chí xanh. | ||||||
- Đối với giáo dục các cấp học. |
| Bộ Giáo dục và Đào tạo | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính. | |||||||||
- Đối với giáo dục nghề. |
| Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | ||||||||||
3.2.3 | Tăng cường hợp tác quốc tế và hợp tác với khối tư nhân để đào tạo các ngành nghề xanh theo quy chuẩn đào tạo của các tổ chức quốc tế và nhu cầu lao động trong các ngành nghề xanh của thành phần kinh tế tư nhân (Nhóm B, E): | 2022 - 2030 |
| Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành khác có liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội VN; Tổng liên đoàn Lao động VN, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp VN; cộng đồng doanh nghiệp, các Hiệp hội ngành nghề có liên quan. | I, II, III, IV | Các chương trình đào tạo ngành nghề xanh được tích hợp quy chuẩn đào tạo của các tổ chức quốc tế phù hợp với điều kiện, bối cảnh trong nước. | ||||||
- Đối với giáo dục sau phổ thông. | Bộ Giáo dục và Đào tạo | |||||||||||
- Đối với giáo dục dạy nghề. | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | |||||||||||
3.2.4 | Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản trị điều hành về tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế xanh, kinh tế số (Cao; Nhóm B, E): | 2022 - 2030 |
|
| I, II, III, IV | Các chương trình đào tạo, tập huấn và bồi dưỡng kiến thức. | ||||||
- Đối với đội ngũ cán bộ quản trị công (tập trung vào cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ làm công tác hoạch định chính sách). | Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành thuộc lĩnh vực phụ trách; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội VN, Ủy ban dân tộc; Tổng Liên đoàn lao động VN, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật, các hội Đoàn thể. | ||||||||||
Đối với ngành ngân hàng, đặc biệt về tín dụng, ngân hàng xanh (tập trung và khối quản trị cấp trung và cao, khối tín dụng). | Ngân hàng nhà nước VN. | Hiệp hội ngân hàng, các ngân hàng chính sách và các tổ chức tín dụng. | ||||||||||
- Đối với doanh nghiệp, đặc biệt về xanh hóa sản xuất và tiêu dùng. | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp VN và các bộ, ngành thuộc lĩnh vực phụ trách. | Cộng đồng doanh nghiệp, các Hiệp hội ngành nghề có liên quan. | ||||||||||
- Đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. | Bộ Giáo dục và Đào tạo. | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; các trường đại học/cao đẳng không do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý. | ||||||||||
Huy động nguồn lực tài chính và thúc đẩy đầu tư cho tăng trưởng xanh. | ||||||||||||
4.1.1 | Hoàn thiện khung pháp lý hiện hành của Việt Nam theo hướng đẩy mạnh đầu tư xanh, ưu tiên các nguồn lực cho đầu tư vào dự án, giải pháp tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh (Cao, Nhóm A, C): - Rà soát, khuyến nghị sửa đổi khung pháp lý hiện hành về đầu tư cho tăng trưởng xanh. - Thiết lập cơ chế ưu đãi, khuyến khích về đầu tư xanh (ứng dụng công nghệ mới, sạch, hiện đại, phát thải thấp, sử dụng hiệu quả tài nguyên; công nghệ thu hồi, tận dụng và lưu trữ các-bon (Carbon capture, utilisation and storage-CCUS)… - Tháo gỡ vướng mắc, giải quyết thủ tục đầu tư, đặc biệt là các vấn đề liên ngành, liên vùng; tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi, huy động đầu tư trong và ngoài nước (nguồn vốn đầu tư nước ngoài của các tập đoàn và tổ chức tài chính quốc tế, tập đoàn đa quốc gia; phát huy vai trò định hướng thị trường, dẫn dắt sản xuất và tiêu dùng xanh của các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp lớn trong nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi xanh...). | 2022 - 2030 | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước VN, các bộ, ngành có liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Văn phòng Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương; Liên đoàn thương mại và công nghiệp VN; cộng đồng doanh nghiệp, các Hiệp hội ngành nghề có liên quan. | I, II, III | - Đề án/Báo cáo rà soát, khuyến nghị điều chỉnh, bổ sung khung pháp lý hiện hành về đầu tư cho tăng trưởng xanh. - Nghị định của Chính phủ về cơ chế ưu đãi đầu tư cho dự án xanh. - Văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung các quy định về đầu tư nước ngoài nhằm tháo gỡ vướng mắc về thủ tục đầu tư, tạo thuận lợi để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài và trong nước.
| ||||||
4.1.2 | Xây dựng danh mục các nhiệm vụ, dự án xanh/ tăng trưởng xanh trọng điểm trong từng thời kỳ (Cao; Nhóm A, C): - Xây dựng công cụ hỗ trợ xác định, thẩm định (hệ thống tiêu chí, phương pháp đánh giá, xác định ưu tiên, giám sát, đánh giá tác động, kết quả...). - Đề xuất lộ trình và tổ chức triển khai. | 2022 - 2030 | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Các bộ, ngành có liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; cộng đồng doanh nghiệp. | I, II | Danh mục nhiệm vụ, dự án xanh/ tăng trưởng xanh trọng điểm các ngành, các cấp. | ||||||
Xây dựng chính sách, công cụ về huy động nguồn lực cho tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh. | ||||||||||||
4.2.1 | Xây dựng chính sách, ban hành hướng dẫn thúc đẩy đầu tư xanh theo phương thức hợp tác công - tư (PPP) (Cao; Nhóm A, C). | 2022 - 2025 | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ, ngành khác có liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Liên đoàn thương mại và công nghiệp VN; cộng đồng doanh nghiệp, các Hiệp hội ngành nghề có liên quan. | I, II | Sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm thúc đẩy đầu tư xanh trong phương thức công tư. | ||||||
4.2.2 | Hoàn thiện chính sách quản lý và ưu tiên sử dụng nguồn lực từ ngân sách nhà nước cho các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ về tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh (Cao; Nhóm A, C): | 2022 - 2030 |
|
| I, II | - Sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư công theo hướng ưu tiên nguồn vốn ngân sách nhà nước cho tăng trưởng xanh. - Các kế hoạch đầu tư công và dự toán chi ngân sách nhà nước các cấp theo hướng ưu tiên nguồn lực từ ngân sách nhà nước cho tăng trưởng xanh. | ||||||
- Chính sách và chất lượng thể chế quản lý đầu tư công. Kế hoạch đầu tư công trung hạn. | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Các bộ, ngành có liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. | ||||||||||
- Kế hoạch chi thường xuyên hàng năm. | Bộ Tài chính | |||||||||||
- Kế hoạch đầu tư công và dự toán chi ngân sách của các cấp bộ, ngành, địa phương. | Các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc TW | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính. | ||||||||||
4.2.3 | Thúc đẩy huy động nguồn lực từ thị trường trao đổi quyền phát thải, thị trường các-bon thông qua thiết lập, triển khai cơ chế, chính sách thực hiện cơ chế phát triển bền vững (Sustainable Development Mechanism - SDM) phù hợp với Bộ quy tắc hướng dẫn thực hiện Thỏa thuận Paris (Cao; Nhóm A, C). | 2022 - 2030 | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Bộ, ngành có liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; cộng đồng doanh nghiệp. | I, II | - Đề án nghiên cứu, hoạt động triển khai cơ chế phát triển bền vững. - Văn bản quy phạm pháp luật về chính sách triển khai cơ chế phát triển bền vững tại Việt Nam. | ||||||
4.2.4 | Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho tín dụng xanh và ngân hàng xanh (Nhóm A, C): - Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tín dụng xanh và ngân hàng xanh phù hợp với quy định về Luật Bảo vệ môi trường 2020(Cao). - Cập nhật kinh nghiệm quốc tế để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về quản lý rủi ro môi trường và xã hội, rủi ro khí hậu và thiên tai trong hoạt động cấp tín dụng. - Xây dựng các hướng dẫn thực hiện nguyên tắc ngân hàng xanh của Việt Nam. | 2022 - 2025 | Ngân hàng Nhà nước VN | Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. | I, II | - Thông tư quy định về tín dụng xanh. - Văn bản quy phạm pháp luật về quản lý rủi ro môi trường và xã hội, rủi ro khí hậu và thiên tai trong hoạt động cấp tín dụng. - Thông tư về cấp tín dụng của Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại VN. - Quyết định hoặc hình thức văn bản phù hợp của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN. | ||||||
4.2.5 | Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho trái phiếu xanh, bảo hiểm xanh (Nhóm A, C): - Đối với phát hành trái phiếu xanh (trái phiếu chính phủ, trái phiếu địa phương và trái phiếu doanh nghiệp) (Cao). - Đối với bảo hiểm xanh, bao gồm xây dựng danh mục các sản phẩm bảo hiểm xanh nhằm bảo hiểm trách nhiệm ô nhiễm môi trường đối với các ngành có rủi ro môi trường cao; sản phẩm bảo hiểm rủi ro khí hậu. | 2022 - 2025 | Bộ Tài chính | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước VN, Bộ Tài nguyên và Môi trường. | I, II | Văn bản quy phạm pháp luật về phát triển trái phiếu xanh và bảo hiểm xanh. | ||||||
4.2.6 | Xây dựng và hoàn thiện chính sách về thu, chi ngân sách nhà nước đối với các hoạt động hướng tới tăng trưởng xanh chuyển đổi xanh (Nhóm A, B, C, E): |
| Bộ Tài chính | Bộ, ngành có liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW |
|
| ||||||
- Trình phê duyệt dự toán và đảm bảo kinh phí chi thường xuyên cho thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh theo quy định hiện hành | 2022 - 2025 | I | Các kế hoạch, dự toán chi ngân sách nhà nước cho việc triển khai Chiến lược | |||||||||
- Nghiên cứu, đề xuất chính sách về quản lý và sử dụng các khoản thu, chi ngân sách nhà nước cho các hoạt động đầu tư cho tăng trưởng xanh, chú trọng quy định sử dụng nguồn thu từ công cụ thuế điều chỉnh các hoạt động có phát thải các bon.(Cao). | I, II | Đề án về lộ trình thực hiện, phạm vi áp dụng và quy định sử dụng nguồn thu, chi ngân sách nhà nước cho các hoạt động đầu tư cho tăng trưởng xanh. | ||||||||||
- Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của thuế, phí về bảo vệ môi trường theo hướng sử dụng quy định công cụ thuế, phí để điều chỉnh các hoạt động, sản phẩm, hàng hóa có phát thải các-bon, gây tác động xấu đến môi trường. | 2022 - 2030 | I, II | Văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi quy định về thuế, phí bảo vệ môi trường. | |||||||||
- Nghiên cứu xây dựng, ban hành danh mục các sản phẩm, công nghệ sử dụng năng lượng hiệu quả, công nghệ thân thiện với môi trường, có phát thải thấp được hưởng ưu đãi về thuế quan. | 2026 - 2030 | I, II | Thông tư ban hành danh mục các sản phẩm, công nghệ hưởng ưu đãi về thuế quan. | |||||||||
4.2.7 | Phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam (Cao; Nhóm A, C): |
|
|
|
|
| ||||||
- Xây dựng, thành lập sàn giao dịch tín chỉ các-bon theo cơ chế thị trường. - Nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính cho hoạt động thị trường các-bon. | 2022 - 2030 | Bộ Tài chính | Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Ngân hàng Nhà nước VN. | I, II | - Quyết định thành lập sàn giao dịch tín chỉ các-bon. - Văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài chính cho hoạt động thị trường các-bon. | |||||||
- Xây dựng cơ chế và cách thức vận hành thị trường các-bon, quy định kết nối sàn giao dịch tín chỉ các-bon trong nước với thị trường các-bon khu vực và thế giới. | 2022 - 2025 | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Ngân hàng Nhà nước VN. | I, II | Văn bản quy phạm pháp luật về cơ chế và cách thức vận hành thị trường các-bon. | |||||||
Nâng cao khả năng tiếp cận tài chính xanh, tài chính khí hậu, tài chính bền vững. | ||||||||||||
4.3.1 | Xây dựng và thực hiện các giải pháp tiếp cận, huy động các nguồn tài chính từ các định chế tài chính, các quỹ và các nhà đầu tư tư nhân quốc tế (Cao; Nhóm A, C): |
| Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước VN, các bộ, ngành khác có liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Liên đoàn thương mại và công nghiệp VN; cộng đồng doanh nghiệp, các Hiệp hội ngành nghề có liên quan. |
|
| ||||||
- Xây dựng, triển khai kế hoạch tiếp cận hiệu quả, đồng bộ các nguồn tài chính công và tư của quốc tế, các quỹ thúc đẩy mục tiêu cho tăng trưởng xanh, PTR0, phát triển bền vững (Quỹ Phát triển bền vững Châu Âu - European Fund for Sustainable Development Plus, các gói cam kết hỗ trợ tài chính tại COP26, Quỹ Khí hậu Xanh - Green Climate Fund...); nghiên cứu thành lập Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam. | 2022 - 2030 | I, II, III, IV | - Kế hoạch huy động nguồn tài chính quốc tế cho tăng trưởng xanh. - Đề án nghiên cứu việc thành lập Trung tâm tài chính quốc tế. | |||||||||
- Thành lập, vận hành Quỹ Tăng trưởng xanh quốc gia nhằm thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước cho tăng trưởng xanh, nâng cao khả năng tiếp cận tài chính cho các dự án xanh. | 2022 - 2025 | I, II, IV | - Đề án nghiên cứu việc thành lập Quỹ Tăng trưởng xanh. - Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Quỹ Tăng trưởng xanh. | |||||||||
4.3.2 | Hoàn thiện quy định về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận nguồn vốn nước ngoài cho tăng trưởng xanh; ưu tiên sử dụng nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi, hỗ trợ kỹ thuật của các nước, các tổ chức quốc tế cho các dự án xanh (Nhóm A, C). | 2022 - 2025 | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước VN, các bộ, ngành khác có liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. | II | Nghị định sửa đổi, bổ sung quy định về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài. | ||||||
4.3.3 | Ban hành chính sách ưu đãi về tài chính cho các hoạt động đầu tư xanh, tín dụng xanh, tài chính khí hậu nhằm khuyến khích đầu tư vào các dự án xanh, thúc đẩy tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh (Cao; Nhóm A, C). | 2022 - 2025 | Bộ Tài chính | Ngân hàng Nhà nước VN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Liên đoàn thương mại và công nghiệp VN; cộng đồng doanh nghiệp, các Hiệp hội ngành nghề có liên quan. | I, III | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách ưu đãi về tài chính cho đầu tư xanh, tín dụng xanh. | ||||||
4.3.4 | Nghiên cứu, đề xuất xây dựng các giải pháp tập trung nguồn lực cho tín dụng xanh (Cao; Nhóm C). | 2022 - 2025 | Ngân hàng Nhà nước VN | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường | I, II, III | Văn bản chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN. | ||||||
4.3.5 | Tăng cường triển khai đánh giá rủi ro môi trường và xã hội trong cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng (Nhóm A,C). | 2022 - 2025 | Ngân hàng Nhà nước VN | Các tổ chức tín dụng | I, II | Quy định về chỉ tiêu thống kê tín dụng xanh, quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng. | ||||||
5.1 | Đẩy mạnh tăng trưởng xanh dựa trên đầu tư cho khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo. | |||||||||||
5.1.1 | Tháo gỡ rào cản về cơ chế và chính sách, đặc biệt là cơ chế tài chính để đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ cao, công nghệ sạch và thân thiện với môi trường, đồng thời thiết lập, cập nhật thường xuyên các quy chuẩn, tiêu chuẩn và tăng cường công tác thẩm định công nghệ nhằm ngăn chặn, loại bỏ công nghệ, thiết bị lạc hậu chuyển giao vào Việt Nam (Cao; Nhóm A, C, D). | 2022 - 2025 | Bộ Khoa học và Công nghệ | Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. | I, II | - Đề án khuyến nghị, văn bản quy định cơ chế, chính sách khuyến khích chuyển giao công nghệ cao, công nghệ sạch và thân thiện môi trường. - Văn bản quy định quy chuẩn, tiêu chuẩn và công tác thẩm định công nghệ xanh. | ||||||
5.1.2 | Xây dựng và triển khai chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia về tăng trưởng xanh và thúc đẩy đổi mới sáng tạo theo hướng xanh, bền vững (Cao; Nhóm D). | 2022 - 2030 | Bộ Khoa học và Công nghệ | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các bộ, ngành theo lĩnh vực phụ trách có liên quan. | I, II, III, IV | Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia về tăng trưởng xanh và thúc đẩy đổi mới sáng tạo theo hướng xanh, bền vững. | ||||||
5.1.3 | Xây dựng, hoàn thiện chính sách thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp theo hướng xanh và ban hành hướng dẫn triển khai. Khuyến khích áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng tiên tiến, đáp ứng các mục tiêu tăng trưởng xanh đối với doanh nghiệp trong ngành sản xuất (Cao; Nhóm A, C, D). | 2022 - 2030 | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Các bộ, ngành có liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Liên đoàn thương mại và công nghiệp VN; cộng đồng doanh nghiệp, các Hiệp hội ngành nghề có liên quan. |
| - Nghiên cứu, chương trình, đề án khuyến nghị chính sách. - Các văn bản hướng dẫn, chương trình thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp theo hướng xanh. | ||||||
5.1.4 | Nghiên cứu, thí điểm, nhân rộng các mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo cùng các công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch phục vụ tăng trưởng xanh (phát triển phát thải thấp; nâng cao năng lực chống chịu; phòng chống thiên tai; công nghệ thu hồi, tận dụng và lưu trữ các bon CCUS...) (Cao; Nhóm D). | 2022 - 2030 | Các bộ, ngành theo thẩm quyền. | Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; các cơ quan, tổ chức khác có liên quan. | I, II, III, IV | Chương trình, đề án, các mô hình, hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), đầu tư cho công nghệ mới, sạch, tiên tiến, thúc đẩy xanh. | ||||||
5.2 | Đẩy mạnh tăng trưởng xanh dựa trên chuyển đổi số. | |||||||||||
5.2.1 | Triển khai các chương trình chuyển đổi số nhằm mục tiêu phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, tăng năng suất lao động, tạo động lực tăng trưởng xanh, phát triển bền vững (Cao; Nhóm A, D): | 2022 - 2030 |
|
| I, II, III, IV | - Các dự án, kế hoạch, các hoạt động triển khai các Chương trình. - Kế hoạch, hoạt động đầu tư hạ tầng đồng bộ cho chuyển đổi số phục vụ tăng trưởng xanh. | ||||||
- Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Tập trung xây dựng hạ tầng cho chuyển đổi số phục vụ tăng trưởng xanh; tích hợp tăng trưởng xanh vào các chương trình, kế hoạch đầu tư hạ tầng đồng bộ trong chuyển đổi số. | Bộ Thông tin và Truyền thông | Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. | ||||||||||
- Đối với Chương trình Hỗ trợ Doanh nghiệp Chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025. | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Các bộ, ngành có liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Liên đoàn thương mại và công nghiệp VN; cộng đồng doanh nghiệp, các Hiệp hội ngành nghề có liên quan. | ||||||||||
5.2.2 | Ứng dụng công nghệ số, công nghệ thông tin vào hệ thống quản lý, quản trị, vận hành các nhiệm vụ, hoạt động tăng trưởng xanh. Hoàn thiện, cập nhật Kiến trúc Chính phủ điện tử các cấp (Cao; Nhóm D). | 2022 - 2030 | Các bộ, ngành theo thẩm quyền; UBND các tỉnh, tp trực thuộc TW. | Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. | I, II, III, IV | Chương trình, đề án, hoạt động về ứng dụng công nghệ số, công nghệ thông tin vào công tác quản trị, điều hành các hoạt động tăng trưởng xanh. | ||||||
6.1 | Tăng cường và nâng cao chất lượng hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác và huy động nguồn lực hỗ trợ quốc tế để đưa Việt Nam trở thành một trong những hình mẫu về tăng trưởng xanh, thực hiện tốt các cam kết quốc tế về phát triển bền vững và biến đổi khí hậu (Nhóm A): - Thảo luận, ký kết các thỏa thuận quốc tế song phương; đa phương về hợp tác triển khai thúc đẩy phát triển kinh tế theo hướng xanh, PTR0, tham gia vào các tổ chức/ diễn đàn, sáng kiến mới có liên quan, đặc biệt trong các vấn đề liên ngành, liên vùng về tăng trưởng xanh. - Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong tiếp nhận tài trợ quốc tế theo hướng đơn giản hóa và hài hòa hóa với các nước (Cao). - Cung cấp, phổ biến thông tin minh bạch về quá trình thực hiện tăng trưởng xanh cho cộng đồng quốc tế. | 2022 - 2030 | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành có liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; cộng đồng doanh nghiệp; các tổ chức xã hội. | I, II | - Báo cáo về đánh giá nhu cầu và kế hoạch hợp tác quốc tế về tăng trưởng xanh. - Các Thỏa thuận Hợp tác, hoạt động hợp tác quốc tế (chia sẻ, học tập kinh nghiệm, nâng cao năng lực, đàm thoại chính sách, phối hợp nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, huy động nguồn lực...). | ||||||
6.2 | Tích cực tham gia, tổ chức hoạt động chia sẻ, học tập kinh nghiệm, nâng cao năng lực, phối hợp nghiên cứu chuyển giao công nghệ thực hiện tăng trưởng xanh; nghiên cứu, đề xuất với các đối tác phát triển về các dự án hỗ trợ kỹ thuật cho tăng trưởng xanh; hỗ trợ kết nối các địa phương và doanh nghiệp Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài; chủ động phối hợp và tham gia cùng cộng đồng quốc tế giải quyết các vấn đề toàn cầu và khu vực cũng như các thách thức đối với thực hiện tăng trưởng xanh (Nhóm A). | 2022 - 2030 | Các bộ, ngành, địa phương theo thẩm quyền; UBND các tỉnh, tp trực thuộc TW. |
|
| Các Thỏa thuận Hợp tác, hoạt động chia sẻ, học tập kinh nghiệm, nâng cao năng lực, hợp tác với quốc tế theo ngành, lĩnh vực và các cấp theo thẩm quyền. | ||||||
6.3 | Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn, các tổ chức quốc tế trong bảo vệ và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước xuyên biên giới (Nhóm A): - Chủ động tham gia các diễn đàn, khuôn khổ hợp tác khu vực, quốc tế; tích cực tham gia các hiệp ước, điều ước quốc tế có liên quan đến tài nguyên nước xuyên biên giới trên cơ sở hợp tác, phối hợp, công bằng, hợp lý, bảo đảm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia. - Xây dựng, thúc đẩy cơ chế chia sẻ thông tin, số liệu trong vận hành điều tiết nguồn nước, các công trình phía thượng nguồn sông Hồng, sông Mê Công; cơ chế giải quyết tranh chấp, xung đột tài nguyên nước xuyên biên giới theo các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Sử dụng các nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy và thông lệ quốc tế có liên quan khác. | 2022 - 2030
| Bộ Tài nguyên và Môi trường
| Bộ Công Thương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Ngoại giao; Bộ Quốc phòng | I, II | Thỏa thuận Hợp tác, các hoạt động hợp tác với các nước trong khu vực.
| ||||||
7.1 | Rà soát, xây dựng và bổ sung các chính sách ưu đãi, hỗ trợ để phát triển nguồn nhân lực và tiếp cận với các nguồn lực (vốn, thông tin, dịch vụ xã hội) cho các nhóm yếu thế (phụ nữ, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người nghèo, người già) và các nhóm bị ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế. | |||||||||||
7.1.1 | Phân tích và dự báo những tác động khi có thay đổi về chính sách đến cuộc sống của hộ gia đình và người dân, đặc biệt là các nhóm yếu thế trong quá trình chuyển đổi sang rền kinh tế xanh (Cao; Nhóm A, E). | 2022 - 2025 | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành khác có liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội VN, Ủy ban dân tộc; Hội Liên hiệp Phụ nữ VN, Hội Nông dân VN. | I, II; IV | Các kết quả nghiên cứu và phân tích về tác động khi thay đổi chính sách đến cuộc sống của hộ gia đình và người dân, đặc biệt là các nhóm yếu thế trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh. | ||||||
7.1.2 | Rà soát, xây dựng và bổ sung các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các nhóm yếu thế và các nhóm bị ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế (Cao; Nhóm A, E). | 2022 - 2025 | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước VN, các bộ, ngành khác có liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội VN, Ủy ban dân tộc; Tổng Liên đoàn lao động VN, Liên đoàn thương mại và công nghiệp VN, Hội Liên hiệp Phụ nữ VN, Hội Nông dân VN; các Hiệp hội ngành nghề có liên quan. | I, II, III, IV | Các chương trình, đề án dành cho các nhóm yếu thế và các nhóm bị ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế: (1) chính sách ưu đãi, hỗ trợ để phát triển nguồn nhân lực; (2) chính sách ưu đãi hỗ trợ tiếp cận với các nguồn lực (vốn, thông tin, dịch vụ xã hội); (3) tiếp cận các kênh thông tin lao động, việc làm các tiến bộ khoa học và công nghệ và các cơ hội hưởng lợi trong tăng trưởng xanh; (4) các khóa đao tạo nâng cao năng lực. | ||||||
7.2 | Thúc đẩy thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các nhóm yếu thế (gồm Phụ nữ, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người nghèo, người già) và các nhóm bị ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế | |||||||||||
7.2.1 | Tích hợp và thúc đẩy thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các nhóm yếu thế và các nhóm bị ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm trong ba chương trình mục tiêu Quốc gia (giai đoạn 1 từ 2021 - 2025) (Nhóm E): | 2021 - 2023 |
| Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành khác có liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội VN, Ủy ban dân tộc; Hội Liên hiệp Phụ nữ VN; Hội Nông dân VN. | I, II, III, IV | Các bổ sung, hướng dẫn thực hiện trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia. | ||||||
- Chương trình Giảm nghèo bền vững. |
| Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | ||||||||||
- Chương trình Xây dựng Nông thôn mới. |
| Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | ||||||||||
- Chương trình Phát triển Kinh tế xã hội vùng Dân tộc thiểu số. |
| Ủy ban dân tộc | ||||||||||
7.2.2 | Thúc đẩy thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các nhóm yếu thế và các nhóm bị ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế trong chương trình, kế hoạch của các ngành, các lĩnh vực (Nhóm E). | 2021 - 2023 | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành khác có liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội VN, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp VN, Tổng Liên đoàn lao động VN; các Hiệp hội ngành nghề. | I, II, III, IV | Các bổ sung, hướng dẫn thực hiện trong 3 chương trình, kế hoạch của các ngành, lĩnh vực. | ||||||
- Bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia theo hướng phát triển đồng bộ các nguồn năng lượng, khai thác và sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng trong nước và chuyển đổi cơ cấu nguồn năng lượng theo hướng giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch; đẩy mạnh khai thác có hiệu quả và tăng tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới trong sản xuất và tiêu thụ năng lượng của quốc gia. Nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm mức tiêu hao năng lượng. - Áp dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng lưới điện phân phối, giảm tổn thất điện năng, nâng cao hiệu quả sử dụng điện tiến tới xây dựng lưới điện thông minh. | ||||||||||||
8.1 | Tích hợp và tăng cường giám sát thực hiện các mục tiêu tăng trưởng xanh trong xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển năng lượng nhằm tăng cường an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy chuyển dịch năng lượng, đảm bảo phát triển năng lượng bền vững | |||||||||||
8.1.1 | Xây dựng, triển khai kế hoạch thực hiện (1) Quy hoạch tổng thể về năng lượng phù hợp với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính; (2) Quy hoạch điện lực quốc gia phù hợp với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính tiến tới loại bỏ nhiệt điện than trước năm 2040 (Cao). | 2022 - 2025 | Bộ Công Thương | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ VN; Hiệp hội năng lượng VN. | I | Đề án xây dựng kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng phù hợp với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính. | ||||||
8.1.2 | Xây dựng quy định, chế tài hàng năm đối với việc áp dụng tiêu chuẩn tỷ lệ năng lượng tái tạo (renewable portfolio standard) cho các đơn vị sản xuất điện, phân phối điện phù hợp với mục tiêu giảm phát thải (Cao). | 2022 - 2025 | Bộ Công Thương | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ; Hiệp hội năng lượng VN; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ VN. | I, II | Thông tư về việc áp dụng tiêu chuẩn tỷ lệ năng lượng tái tạo cho các đơn vị sản xuất điện, phân phối điện phù hợp với mục tiêu giảm phát thải. | ||||||
8.2 | Hoàn thiện các thị trường năng lượng cạnh tranh, xây dựng cơ chế giá hiệu quả, hoàn thiện cơ chế dịch vụ phụ trợ và lưu trữ năng lượng | |||||||||||
8.2.1 | Hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế quản lý vận hành thị trường điện phù hợp với bối cảnh tỷ trọng các nguồn điện từ năng lượng tái tạo trong hệ thống tăng cao (Nhóm A, C, D, E): - Hoàn thiện các quy định trong Luật Điện lực, khung pháp lý cho phép các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hạ tầng truyền tải; Cập nhật, điều chỉnh, bổ sung "Đề án tổng thể phát triển Lưới điện thông minh" theo tình hình mới (Cao) - Hoàn thiện các chương trình Quản lý nhu cầu (DSM) và Điều chỉnh phụ tải điện (DR) phù hợp với xu hướng tích hợp năng lượng tái tạo vào hệ thống điện (Cao). - Hoàn thiện các quy định về giao dịch, mua bán các dịch vụ phụ trợ trong thị trường điện, tăng cường khả năng tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo của hệ thống điện, xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật cho các loại hình nguồn điện hiện có và dự kiến xây mới để đảm bảo nâng cao độ linh hoạt và giảm tác động môi trường. - Hoàn thiện, áp dụng Cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) góp phần thúc đẩy phát triển các nguồn điện năng lượng tái tạo. | 2022 - 2025 | Bộ Công Thương | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ VN; Hiệp hội năng lượng VN, Hội Điện lực VN, Tập đoàn Điện lực VN. | I, II | - Luật điện lực sửa đổi và các văn bản dưới Luật. - Nghị định về quản lý nhu cầu và điều chỉnh phụ tải. - Văn bản quy phạm pháp luật về các giao dịch mua bán các dịch vụ phụ trợ trong thị trường điện. - Quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA). | ||||||
8.2.2 | Xây dựng cơ chế pháp lý cung cấp năng lượng phù hợp (Nhóm A, D): - Nghiên cứu, đề xuất cơ chế đấu thầu, đấu giá cung cấp năng lượng phù hợp, đặc biệt trong các dự án đầu tư năng lượng tái tạo, năng lượng mới (Cao). - Xây dựng cơ chế giá, phí hợp lý cho các hạ tầng năng lượng dùng chung (đường dây truyền tải điện, đường ống dẫn khí, kho cảng khí tự nhiên hóa lỏng...). | 2022 - 2025 | Bộ Công Thương | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ. | I, II | - Thông tư về cơ chế đấu thầu, đấu giá cung cấp năng lượng. - Thông tư về cơ chế giá, phí cho các hạ tầng năng lượng. | ||||||
8.3 | Xây dựng Luật năng lượng mới và tái tạo; hoàn thiện các cơ chế khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo theo hướng minh bạch và ổn định | |||||||||||
8.3.1 | Xây dựng Luật về năng lượng tái tạo (Cao; Nhóm A, C). | 2022 - 2025 | Bộ Công Thương | Các bộ, ngành có liên quan. | I, II | Luật và văn bản dưới luật về năng lượng tái tạo | ||||||
8.3.2 | Xây dựng quy định pháp lý nhằm đạt được các mục tiêu về năng lượng tái tạo (Cao, Nhóm A): - Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, khung chính sách (cơ chế hỗ trợ, thủ tục cấp phép, hợp đồng mua bán điện đối với điện gió ngoài khơi...). - Xây dựng các quy định về cắt giảm công suất phát điện các dự án điện năng lượng tái tạo. | 2022 - 2030 | Bộ Công Thương | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính; Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ VN; Liên hiệp các hiệp hội Khoa học Kỹ thuật VN, Hiệp hội Năng lượng VN, Hội Điện lực VN; Tập đoàn Điện lực VN. | I, II | Văn bản quy phạm pháp luật về (1) cơ chế hỗ trợ, thủ tục cấp phép, hợp đồng mua bán điện đối với điện gió ngoài khơi; (2) cắt giảm công suất phát điện các dự án điện năng lượng tái tạo. | ||||||
8.4 | Tạo hành lang pháp lý đủ mạnh để hỗ trợ nghiên cứu công nghệ nhiên liệu xanh (hydrogen xanh, amoniac, nhiên liệu sinh học...); thực hiện một số đề án thử nghiệm sản xuất nhiên liệu xanh; đánh giá tiềm năng thu hồi, sử dụng và lưu giữ các-bon (CCUS). | |||||||||||
8.4.1 | Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động sản xuất, lưu trữ, vận chuyển, sử dụng nhiên liệu xanh (Cao; Nhóm A, D). | 2022 - 2025 | Bộ Công Thương | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính; Văn phòng Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ VN; Hiệp hội Năng lượng. | I, II | Quyết định của Thủ tướng về hoạt động sản xuất, lưu trữ, vận chuyển, sử dụng nhiên liệu xanh. | ||||||
8.4.2 | Xây dựng lộ trình phát triển công nghệ sản xuất, lưu trữ, vận chuyển, sử dụng nhiên liệu xanh (Nhóm A, D). | 2026 - 2030 | Bộ Công Thương | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ VN; Hiệp hội Năng lượng. | I, II | Đề án sản xuất thử nghiệm và đề án xây dựng lộ trình phát triển công nghệ sản xuất, lưu trữ, vận chuyển, sử dụng nhiên liệu xanh. | ||||||
8.4.3 | Đánh giá tiềm năng và khả năng thu hồi, sử dụng và lưu giữ các-bon (CCUS) (Cao; Nhóm D). | 2022 - 2025 | Bộ Công Thương | Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW liên quan. | I, II | Đề án Nghiên cứu đánh giá tiềm năng và khả năng thu hồi, sử dụng và lưu giữ các-bon (CCUS). | ||||||
8.5 | Thúc đẩy việc thực thi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về sử dụng năng lượng hiệu quả | |||||||||||
8.5.1 | Hoàn thiện và ban hành các tiêu chuẩn, quy định bắt buộc kèm theo chế tài về các định mức tiêu thụ năng lượng của các phân ngành kinh tế (Nhóm A). | 2026 - 2030 | Bộ Công Thương | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp VN, Hiệp hội Năng lượng. | I, II | Thông tư ban hành các tiêu chuẩn, quy định bắt buộc kèm theo chế tài về các định mức tiêu thụ năng lượng của các phân ngành kinh tế. | ||||||
8.5.2 | Ban hành cơ chế chính sách, quy định pháp luật đối với mô hình kinh doanh công ty dịch vụ tiết kiệm năng lượng (ESCO) (Cao; Nhóm A): | 2022 - 2025 |
| Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Liên minh hợp tác xã, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp VN, Hiệp hội Năng lượng, Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hội Bảo vệ người tiêu dùng. | I, II | Văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung liên quan đến kỹ thuật và tài chính đối với mô hình kinh doanh công ty dịch vụ năng lượng: điều kiện kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh, hướng dẫn cách thức đo lường hiệu quả năng lượng, xác nhận năng lượng tiết kiệm, hợp đồng mẫu hiệu quả năng lượng, quy chế quản lý tài chính đối với hoạt động ESCO. | ||||||
- Quy định kỹ thuật đối với mô hình kinh doanh công ty dịch vụ năng lượng. | Bộ Công Thương | |||||||||||
- Quy định tài chính đối với mô hình kinh doanh công ty dịch vụ năng lượng. | Bộ Tài chính | |||||||||||
- Nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm mức tiêu hao năng lượng. - Từng bước hạn chế các ngành phát sinh chất thải lớn, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, tạo điều kiện phát triển các ngành sản xuất xanh mới. Chú trọng ứng dụng công nghệ xanh, hệ thống quản lý và kiểm soát hoạt động sản xuất theo kinh nghiệm thực hành tốt để tiết kiệm tài nguyên, giảm phát thải, cải thiện môi trường sinh thái. | ||||||||||||
9.1 | Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện nghiêm ngặt kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức tiêu thụ năng lượng và các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật về sử dụng năng lượng hiệu quả cho các tiểu ngành công nghiệp (Nhóm A, B): |
| Bộ Công Thương |
|
|
| ||||||
- Tiếp tục hoàn thiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức tiêu thụ năng lượng cho tiểu ngành sắt thép và hóa chất (Cao). | 2022 - 2025 | Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ, ngành khác có liên quan. | I | Thông tư về quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức tiêu thụ năng lượng cho tiểu ngành sắt thép và hóa chất. | ||||||||
- Tuân thủ nghiêm ngặt, thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức tiêu thụ năng lượng và các quy định khác về sử dụng năng lượng hiệu quả đối với các tiểu ngành công nghiệp. | 2024 - 2030 | Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cộng đồng doanh nghiệp, các Hiệp hội ngành nghề có liên quan. | I, II, III | Đề án đánh giá mức độ thực hiện và tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức tiêu thụ năng lượng. | ||||||||
9.2 | Xây dựng danh mục và hướng dẫn triển khai các giải pháp kỹ thuật hiện có tốt nhất (BAT), kinh nghiệm quản lý môi trường tốt nhất (BEP) cho các ngành công nghiệp theo điều kiện quốc gia và mức độ phát triển của khoa học và công nghệ. | |||||||||||
9.2.1 | Xây dựng, cập nhật ít nhất 2 năm 1 lần danh mục các công nghệ xanh, phát thải các-bon thấp trong các ngành công nghiệp để tạo thuận lợi cho huy động đầu tư (Cao; Nhóm A, D). | 2022 - 2030 | Bộ Khoa học và Công nghệ | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính. | I, II | Đề án về xây dựng và cập nhật danh mục các công nghệ xanh, phát thải các-bon thấp trong các ngành công nghiệp. | ||||||
9.2.2 | Triển khai kế hoạch áp dụng giải pháp BAT, BEP trong các tiểu ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng và có tỷ trọng phát thải cao; lộ trình triển khai áp dụng các công nghệ tiên tiến, tự động hóa cao, ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất (Nhóm A, B, D). | 2023 - 2030 | Bộ Công Thương | Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. | I, II | Đề án, nghiên cứu, hoạt động triển khai về (1) kế hoạch áp dụng giải pháp BAT, BEP trong các tiểu ngành công nghiệp; (2) lộ trình triển khai áp dụng các công nghệ tiên tiến, tự động hóa cao, ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất. | ||||||
9.3 | Khai thác, sử dụng tài nguyên hiệu quả, tiết kiệm; tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải để khai thác giá trị tài nguyên của chất thải (Nhóm A, B, D, E): | 2022 - 2030 | Bộ Công Thương |
|
|
| ||||||
- Thúc đẩy sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn trong các doanh nghiệp sản xuất (Cao). | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp VN; cộng đồng doanh nghiệp, các Hiệp hội ngành nghề có liên quan. | I, II, III, IV | Dự án triển khai các giải pháp về sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn trong các doanh nghiệp sản xuất. | |||||||||
- Hoàn thiện quy định hướng dẫn khai thác, chế biến tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên (khoáng sản, nước, năng lượng), nâng cao hiệu quả nền công nghiệp. | Bộ Tài nguyên và Môi trường. | I, II | Dự án về sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và phát triển nền công nghiệp. | |||||||||
9.4 | Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về khu công nghiệp, cụm công nghiệp sinh thái, làng nghề bền vững; áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong xây dựng, vận hành, quản lý các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề. | |||||||||||
9.4.1. | Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng thúc đẩy khu công nghiệp sinh thái, khu chế xuất theo hướng tăng trưởng xanh; tăng cường cộng sinh công nghiệp đối với khu công nghiệp (Nhóm A, B, E): - Phát triển Khu công nghiệp sinh thái: Hoàn thiện thể chế, chính sách, tài liệu hướng dẫn về đầu tư cơ sở hạ tầng thúc đẩy khu công nghiệp sinh thái; áp dụng nguyên tắc kinh tế tuần hoàn trong xây dựng, quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế; xây dựng mới, chuyển đổi các khu công nghiệp theo hướng khu công nghiệp sinh thái; xây dựng các trung tâm chuyển giao và mua bán chất thải có thể tái chế trong các khu công nghiệp sinh thái, phát triển các khu xử lý, tái chế chất thải liên vùng, liên tỉnh. Khuyến khích một số khu công nghiệp, khu chế xuất xây dựng hình mẫu khu công nghiệp dựa trên nền tảng logistics theo hướng thúc đẩy các mục tiêu tăng trưởng xanh (Cao). - Tăng cường cộng sinh công nghiệp giữa các doanh nghiệp trong khu công nghiệp; giữa khu công nghiệp và đô thị, giữa các khu công nghiệp. | 2022 - 2030
| Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW.
| I, II, III, IV
| - Văn bản quy phạm pháp luật về áp dụng nguyên tắc kinh tế tuần hoàn tổng xây dựng, quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế. - Dự án về phát triển hạ tầng khu công nghiệp theo hướng sinh thái, cộng sinh công nghiệp. - Dự án đầu tư trung tâm chuyển giao và mua bán chất thải có thể tái chế trong các khu công nghiệp sinh thái. - Nghị định/ Quyết định về cộng sinh công nghiệp. | ||||||
9.4.2 | Xây dựng, hình thành các cụm công nghiệp sinh thái; chính sách khuyến khích, ưu đãi, phát triển cụm công nghiệp sinh thái, làng nghề bền vững; các mô hình, sáng kiến cộng sinh công nghiệp giữa các doanh nghiệp trong và giữa các cụm công nghiệp (Nhóm A, E). | 2022 - 2027 | Bộ Công Thương | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành khác có liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp VN. | I, II, III | - Đề án về phát triển cụm công nghiệp, cụm làng nghề. - Các dự án đầu tư phát triển cụm công nghiệp, làng nghề bền vững. | ||||||
Giao thông vận tải và dịch vụ logistics: - Tăng cường đầu tư hiện đại hóa các hệ thống, mạng lưới giao thông, phương tiện trên cơ sở tiết kiệm năng lượng, có hiệu quả kinh tế, môi trường cao, có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu. - Phát triển giao thông công cộng, tăng tính hấp dẫn, cạnh tranh và thân thiện môi trường, tiết kiệm thời gian đi lại; ưu tiên phát triển hệ thống vận tải công cộng đô thị với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế trong đầu tư cơ sở hạ tầng, phương tiện, khai thác vận tải hành khách công cộng. - Đẩy mạnh chuyển đổi phương thức hàng hóa vận tải, thúc đẩy hoạt động logistics theo hướng xanh. - Nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển dịch vụ logistics theo hướng xanh. | ||||||||||||
10.1 | Hoàn thiện thể chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, phương tiện vận tải, dịch vụ logistics theo hướng xanh. | |||||||||||
10.1.1 | Hoàn thiện, triển khai Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến 2030, định hướng đến 2050 thúc đẩy cơ cấu lại thị trường vận tải theo hướng xanh, tăng thị phần của các phương thức vận tải khối lượng lớn, tăng cường kết nối các phương thức vận tải, giảm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải (Nhóm A). | 2022 - 2030 | Bộ Giao thông vận tải | Các bộ, ngành có liên quan | I | Quyết định phê duyệt và các hoạt động triển khai Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến 2030, định hướng đến 2050. | ||||||
10.1.2 | Xây dựng, triển khai Chiến lược phát triển ngành công nghiệp sản xuất phương tiện giao thông điện, sử dụng nhiên liệu xanh; ưu tiên tích hợp mục tiêu tăng trưởng xanh vào Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Hoàn thiện cơ sở pháp lý về phát triển dịch vụ logistics theo hướng xanh (Cao; Nhóm A). | 2022 - 2030 | Bộ Công Thương | Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính; Hiệp hội vận tải, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp VN. | I, II | - Quyết định phê duyệt và các hoạt động triển khai các Chiến lược phát triển ngành công nghiệp: (1) sản xuất ô tô điện, xe máy điện giai đoạn 2022-2030 và tầm nhìn đến 2050; (2) ô tô Việt Nam có tích hợp mục tiêu tăng trưởng xanh. | ||||||
10.1.3 | Hoàn thiện các luật chuyên ngành, các văn bản dưới luật theo hướng bổ sung, sửa đổi, bổ sung quy định nhằm giảm dần và ngừng sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong giao thông vận tải (Cao; Nhóm A). | 2023 - 2030 | Bộ Giao thông vận tải | Các bộ, ngành có liên quan | I | Văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung. | ||||||
10.1.4 | Lập quy hoạch phát triển hệ thống trạm sạc, depot... cho phương tiện giao thông điện; xây dựng quy định, tiêu chuẩn về trạm sạc cho phương tiện giao thông điện (Cao; Nhóm A). | 2022 - 2025 | Bộ Công Thương | Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính; Bộ Khoa học và Công nghệ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. | I | - Quyết định về quy hoạch hệ thống trạm sạc, depot. - Thông tư về quy định, tiêu chuẩn trạm sạc cho phương tiện giao thông điện | ||||||
10.2 | Hoàn thiện hệ thống các quy chuẩn, hướng dẫn, định mức liên quan nhằm giảm phát thải từ hoạt động giao thông vận tải, phát triển dịch vụ logistics theo hướng xanh. | |||||||||||
10.2.1 | Hoàn thiện các quy chuẩn kỹ thuật, định mức tiêu thụ năng lượng đối với phương tiện giao thông vận tải; quy chuẩn, định mức trong nhập khẩu, sản xuất, đóng mới, chuyển đổi phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch và thân thiện với môi trường (Cao; Nhóm A). | 2022 - 2024 | Bộ Giao thông vận tải | Bộ Tài nguyên và Môi trường; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. | I, II | Các văn bản quy định về (1) quy chuẩn kỹ thuật, định mức tiêu thụ năng lượng đối với phương tiện giao thông vận tải; (2) quy chuẩn, định mức trong nhập khẩu, sản xuất, đóng mới, chuyển đổi phương tiện. | ||||||
10.2.2 | Ban hành tiêu chuẩn hệ thống thiết bị giám sát, đảm bảo an toàn giao thông sử dụng năng lượng mặt trời trên một số tuyến đường cao tốc, quốc lộ và thủy nội địa quốc gia (Cao; Nhóm A). | 2022 - 2025 | Bộ Giao thông vận tải | Bộ Khoa học và Công nghệ | I, II | Thông tư về tiêu chuẩn hệ thống thiết bị giám sát, đảm bảo an toàn giao thông sử dụng năng lượng mặt trời trên một số tuyến đường cao tốc, quốc lộ, thủy nội địa quốc gia. | ||||||
10.2.3 | Ban hành quy trình quản lý, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải tại các cảng, bến, bến thủy nội địa (Nhóm A). | 2022 - 2025 | Bộ Giao thông vận tải | Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ; các doanh nghiệp nạo vét. | I, II | Thông tư về quy trình quản lý, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải của hoạt động cảng, bến thủy nội địa. | ||||||
10.2.4 | Xây dựng quy định, tiêu chuẩn, tiêu chí cơ sở hạ tầng giao thông xanh (nhà ga xanh, ICD xanh, cảng biển xanh, cảng thủy nội địa xanh...) và hoạt động logistics xanh (Nhóm A). | 2022 - 2030 |
|
| I, II | Thông tư về quy định, tiêu chuẩn, tiêu chí cơ sở hạ tầng giao thông xanh và hoạt động logistics xanh. | ||||||
- Đối với cảng xanh. | Bộ Giao thông vận tải | Bộ Khoa học và Công nghệ. | ||||||||||
- Đối với bến xe, trạm dừng nghỉ xanh. | Bộ Giao thông vận tải | UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. | ||||||||||
- Đối với tiêu chuẩn, quy chuẩn trong hoạt động logistics theo hướng xanh. | Bộ Khoa học và Công nghệ | Các bộ, ngành có liên quan, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics | ||||||||||
10.3 | Thúc đẩy chuyển đổi sang phương tiện giao thông công cộng, phương tiện giao thông vận tải sử dụng năng lượng sạch; phát triển công nghiệp sản xuất phương tiện sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường. | |||||||||||
10.3.1 | Xây dựng, thực hiện các mô hình thí điểm, huy động nguồn lực xã hội để thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang phương tiện giao thông công cộng và phương tiện giao thông vận tải sử dụng năng lượng sạch (Nhóm A, E). | 2022 - 2023 | Bộ Giao thông vận tải | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, các bộ, ngành khác có liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. | I, II, III, IV | Đề án thí điểm chuyển đổi sang phương tiện giao thông công cộng và phương tiện giao thông vận tải sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang loại hình phương tiện sử dụng năng lượng sạch. | ||||||
10.3.2 | Xây dựng, triển khai lộ trình thúc đẩy doanh nghiệp và người dân chuyển đổi sang phương tiện giao thông công cộng, phương tiện giao thông vận tải sử dụng năng lượng sạch trên phạm vi toàn quốc (Nhóm A, E). | 2022 - 2030 | Bộ Giao thông vận tải | Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành khác có liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. | I, II, III, IV | Lộ trình, dự án, đề án: (1) chuyển đổi phương tiện giao thông cá nhân sang phương tiện giao thông công cộng, (2) chuyển đổi sang phương tiện giao thông vận tải sử dụng điện và năng lượng sạch. | ||||||
10.4 | Hoàn thiện và triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý chất lượng nhiên liệu, hệ thống tiêu chuẩn khí thải. | |||||||||||
10.4.1 | Cập nhật quy định, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nhiên liệu theo hướng xanh và tiêu chuẩn khí thải trong giao thông vận tải (Cao, Nhóm A): | 2022 - 2030 |
|
| I, II |
| ||||||
| - Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nhiên liệu theo hướng xanh (nhiên liệu sinh học, nhiên liệu khí hóa lỏng...). |
| Bộ Khoa học và Công nghệ | Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải. |
| Thông tư quy định về quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nhiên liệu theo hướng xanh. | ||||||
- Tiêu chuẩn khí thải trong giao thông vận tải. | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Bộ Giao thông vận tải, Bộ Khoa học và Công nghệ. | Tiêu chuẩn khí thải đối với tiêu chuẩn khí thải trong giao thông vận tải. | |||||||||
10.4.2 | Triển khai đồng bộ các dự án ứng dụng năng lượng sạch vào hệ thống điều tiết, đảm bảo giao thông (hệ thống giám sát giao thông, báo hiệu, đo mực nước tự động sử dụng đèn năng lượng mặt trời trên các tuyến đường thủy, thông báo luồng..) (Cao; Nhóm A, D). | 2022 - 2030 | Bộ Giao thông vận tải | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, bộ, ngành khác có liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. | I, II | Các dự án ứng dụng năng lượng sạch vào hệ thống điều tiết, đảm bảo giao thông. | ||||||
10.5 | Hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông vận tải theo hướng tăng cường khả năng kết nối và thúc đẩy phát triển vận tải đa phương thức. Phát triển kết cấu hạ tầng logistics theo hướng xanh. | |||||||||||
10.5.1 | Tích hợp tăng trưởng xanh nâng cao năng lực chống chịu với biến đổi khí hậu và thiên tai trong các dự án phát triển hạ tầng giao thông vận tải. Tăng cường khả năng kết nối và thúc đẩy phát triển vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới, nhất là đối với hàng hóa quá cảnh (Cao, Nhóm A).(Nhóm A,E). | 2022 - 2025 | Bộ Giao thông vận tải | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành khác có liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. | I, II | - Các dự án phát triển hạ tầng giao thông vận tải được tích hợp nội dung tăng trưởng xanh. - Các đề án, dự án nâng cao khả năng kết nối và phát triển vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới. | ||||||
10.5.2 | Hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác, vận hành cơ sở hạ tầng giao thông vận tải (các hệ thống cảng hàng không, đường cao tốc, cảng và đường thủy nội địa, cảng biển, đường sắt, giao thông công cộng...) theo các quy hoạch đã tích hợp tăng trưởng xanh (Cao). | 2022 - 2030 | Bộ Giao thông vận tải | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. | I, II, III, IV | Các dự án xây dựng và khai thác hạ tầng giao thông vận tải theo hướng xanh. | ||||||
10.5.3 | Hoàn thiện kết cấu hạ tầng logistics theo hướng xanh (Cao): | 2022 - 2030 |
|
| I, II, III, IV | - Các dự án hoàn thiện kết cấu hạ tầng logistics theo hướng xanh đảm bảo tính đồng bộ, kết nối, tương hỗ từ các ngành. - Sàn giao dịch logistics. Tiêu chí phân loại, phân hạng, tiêu chuẩn quốc gia về trung tâm logistics xanh. | ||||||
- Đảm bảo tính đồng bộ của hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải với mục tiêu phát triển ngành dịch vụ logistics. Phát triển sàn giao dịch logistics. | Bộ Giao thông vận tải | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các bộ ngành khác có liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. | ||||||||||
- Ban hành tiêu chí phân loại, phân hạng, tiêu chuẩn quốc gia về trung tâm logistics tích hợp các các tiêu chí, tiêu chuẩn về tăng trưởng xanh. Cải thiện cơ sở hạ tầng logistics gắn với thương mại điện tử. | Bộ Công Thương | Bộ Khoa học và Công nghệ; Hiệp hội Thương mại điện tử VN, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics VN. | ||||||||||
- Hoàn thiện hạ tầng logistics phục vụ nông nghiệp theo hướng xanh. | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics VN. | ||||||||||
- Đảm bảo quy hoạch, cơ cấu sản xuất địa phương gắn với phát triển hạ tầng và dịch vụ logistics. | Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành có liên quan; các Hiệp hội ngành nghề có liên quan | ||||||||||
10.6 | Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động giao thông vận tải | |||||||||||
10.6.1 | Đẩy mạnh chính quyền số trong giao thông vận tải (Cao; Nhóm A, D): |
|
|
| I |
| ||||||
- Xây dựng cơ sở dữ liệu cho mọi hoạt động nghiệp vụ, sử dụng dữ liệu số cho việc tự động hóa ra quyết định và hỗ trợ ra quyết định. | 2022 - 2025 | Bộ Giao thông vận tải | UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW | Cơ sở dữ liệu, Đề án về ứng dụng công nghệ thông tin quản lý hoạt động vận tải đường bộ toàn quốc, bao gồm vận tải công cộng tại các thành phố lớn. | ||||||||
- Xây dựng hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin quản lý hoạt động vận tải đường bộ toàn quốc, bao gồm vận tải công cộng tại các thành phố lớn. | 2022 - 2030 | |||||||||||
10.6.2 | Đẩy mạnh phát triển kinh tế số trong giao thông vận tải và dịch vụ logistics hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh (Cao; Nhóm A, D): | 2022 - 2030 | Bộ Giao thông vận tải |
| I, II, III, IV |
| ||||||
- Triển khai đồng bộ hệ thống thu phí điện tử không dừng (ETC) tại tất cả các trạm thu phí trên toàn quốc, đảm bảo toàn bộ phương tiện ô tô sử dụng tài khoản thu phí điện tử để thanh toán đa mục đích cho các dịch vụ giao thông đường bộ. | UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. | Dự án hệ thống thu phí điện tử không dùng (ETC) tại tất cả các trạm thu phí trên toàn quốc. | ||||||||||
- Triển khai lắp đặt hệ thống quản lý, điều hành giao thông thông minh (ITS); hình thành được các trung tâm tích hợp quản lý, điều hành giao thông của đô thị thông minh tại các thành phố trực thuộc trung ương và địa phương có nhu cầu. | Dự án lắp đặt hệ thống quản lý, điều hành giao thông thông minh (ITS); các trung tâm tích hợp quản lý, điều hành giao thông của đô thị thông minh. | |||||||||||
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, vận hành, khai thác tại các bến xe, hệ thống kho bãi, cảng biển, ICD... | Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. | Các đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, vận hành, khai thác tại các bến xe, hệ thống kho bãi, cảng biển, ICD... | ||||||||||
10.6.3 | Đẩy mạnh xã hội số trong giao thông vận tải. Tăng cường đào tạo, tập huấn về chuyển đổi số trong giao thông vận tải đối với đội ngũ chuyên gia và kỹ năng lãnh đạo, quản lý chuyển đổi số cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ngành giao thông vận tải. (Nhóm B, D, E). | 2022 - 2030 | Bộ Giao thông vận tải | UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. | I | Các chương trình nâng cao năng lực, đào tạo, tập huấn và bồi dưỡng kiến thức. | ||||||
11.1 | Quy hoạch và phát triển đô thị tăng trưởng xanh theo hướng đô thị thông minh bền vững, phát thải thấp, có năng lực chống chịu với biến đổi khí hậu và thiên tai, đa thiên tai dựa trên nền tảng công nghệ số. | |||||||||||
11.1.1 | Nghiên cứu, hoàn thiện chính sách và quy hoạch phát triển đô thị tăng trưởng xanh theo hướng đô thị thông minh bền vững, phát thải thấp, có năng lực chống chịu với biến đổi khí hậu và thiên tai, đa thiên tai (Cao; Nhóm A): |
| Bộ Xây dựng |
| I, II |
| ||||||
- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách và hướng dẫn quy hoạch đô thị tăng trưởng xanh. | 2022 - 2025 | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành có liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật VN, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ VN, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội VN. | - Thông tư hướng dẫn quy hoạch và phát triển đô thị tăng trưởng xanh. - Tiêu chuẩn đô thị tăng trưởng xanh. | |||||||||
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch đô thị, xây dựng, thực hiện các chương trình, dự án phát triển đô thị tăng trưởng xanh theo hướng đô thị thông minh bền vững, đô thị phát thải các-bon thấp, chống chịu với biến đổi khí hậu. | 2022 - 2030 | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các bộ, ngành có liên quan khác; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. | Quy hoạch đô thị tăng trưởng xanh; Chương trình, Dự án phát triển đô thị tăng trưởng xanh (Danh mục các đô thị thí điểm thực hiện xây dựng đô thị tăng trưởng xanh theo Quyết định số 84/QĐ-TTg ngày 19/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ). | |||||||||
11.1.2 | Đẩy mạnh giám sát và đánh giá các mục tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh theo hướng đô thị thông minh bền vững, phát thải các-bon thấp, tăng cường năng lực chống chịu với biến đổi khí hậu, thiên tai, đa thiên tai (Cao; Nhóm A, B): |
| Bộ Xây dựng | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành khác có liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. | I, II |
| ||||||
| - Ban hành quy định về giám sát và đánh giá tích hợp đồng bộ với hệ thống giám sát và đánh giá tăng trưởng xanh quốc gia. | 2022 - 2025 |
|
|
| Văn bản hướng dẫn giám sát và đánh giá. | ||||||
- Nâng cao năng lực, tăng cường hoạt động giám sát, đánh giá. | 2022 - 2030 | - Các chương trình nâng cao năng lực, đào tạo, tập huấn. - Các báo cáo giám sát, đánh giá về phát triển đô thị tăng trưởng xanh. | ||||||||||
11.2 | Xây dựng quy hoạch, nghiên cứu ứng dụng công nghệ và phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị theo hướng hạ tầng xanh, hạ tầng thông minh, có năng lực chống chịu với biến đổi khí hậu và thiên tai, đa thiên tai, ít có khả năng triệt tiêu hoặc cản trở các lựa chọn giải pháp giảm nhẹ (giảm phát thải) khác trong tương lai. | |||||||||||
11.2.1 | Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị theo hướng hạ tầng xanh, hạ tầng thông minh, có năng lực chống chịu với biến đổi khí hậu và thiên tai, đa thiên tai (Cao; Nhóm A, D, E): |
| Bộ Xây dựng |
| I, II |
| ||||||
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị (cấp nước, thoát nước, thu gom và xử lý nước thải, bùn thải đô thị, khu chôn lấp, xử lý chất thải rắn; giao thông, chiếu sáng, cây xanh). | 2022 - 2025 | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. | Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị theo hướng hạ tầng xanh, hạ tầng thông minh, có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu và thiên tai, đa thiên tai. | |||||||||
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về hạ tầng kỹ thuật đô thị xanh, thông minh, chống chịu với biến đổi khí hậu và thiên tai, đa thiên tai tích hợp đồng bộ với "hệ thống cơ sở dữ liệu tăng trưởng xanh quốc gia". | 2022 - 2030 | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. | Hệ thống cơ sở dữ liệu về hạ tầng kỹ thuật đô thị xanh, thông minh, chống chịu với biến đổi khí hậu và thiên tai, đa thiên tai. | |||||||||
11.2.2 | Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ triển khai hạ tầng kỹ thuật đô thị xanh, thông minh, có năng lực chống chịu với biến đổi khí hậu và thiên tai, đa thiên tai (Cao; Nhóm B, D): | 2022 - 2030 | Bộ Xây dựng |
|
|
| ||||||
- Công nghệ xử lý nước thải, bùn thải đô thị nhằm giảm thiểu phát thải khí mê-tan, kết hợp thu hồi tài nguyên, sản xuất năng lượng. | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. | I, II | Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (1) phát triển và ứng dụng công nghệ xử lý nước thải, bùn thải đô thị; (2) công nghệ mới có hiệu suất năng lượng cao, thông minh trong đầu tư xây dựng, khai thác quản lý vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị | |||||||||
- Công nghệ mới có hiệu suất năng lượng cao, thông minh trong đầu tư xây dựng, khai thác quản lý vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị. | Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. | I, II | ||||||||||
11.2.3 | Tăng cường năng lực và đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị xanh, thông minh, có năng lực chống chịu với biến đổi khí hậu và thiên tai, đa thiên tai: |
| Bộ Xây dựng | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, các bộ, ngành khác có liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. |
|
| ||||||
- Tăng cường năng lực. | 2022 - 2025 | I, II | Chương trình, Dự án tăng cường năng lực. | |||||||||
- Đầu tư, phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị xanh, thông minh trong các lĩnh vực: cấp thoát nước; thu gom và xử lý nước thải, bùn thải đô thị. | 2022 - 2030 | I, II, III, IV, | Chương trình, đề án đầu tư, phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị xanh, thông minh, có năng lực chống chịu trong các lĩnh vực. | |||||||||
11.3 | Thúc đẩy phát triển công trình xanh, công trình sử dụng năng lực chống chịu với biến đổi khí hậu và thiên tai, đa thiên tai; Công trình phát thải các bon thấp, công trình PTR0. | |||||||||||
11.3.1 | Xây dựng, triển khai lộ trình, kế hoạch khử các-bon ngành xây dựng đến năm 2050; thúc đẩy phát triển công trình phát thải các-bon thấp, công trình PTR0 trong toàn bộ vòng đời công trình. Hướng dẫn kỹ thuật thực hiện công trình PTR0 cho các loại công trình; xây dựng hệ thống đánh giá và chứng nhận công trình phát thải các-bon thấp, công trình PTR0 (Cao; Nhóm A,D) | 2022 - 2030 | Bộ Xây dựng | Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính; cộng đồng doanh nghiệp, các Hiệp hội ngành nghề có liên quan; trường đại học, viện nghiên cứu. | I, II | - Lộ trình, kế hoạch hành động khử các-bon ngành xây dựng đến năm 2050. - Lộ trình, kế hoạch hành động, đề án về phát triển công trình phát thải các- bon thấp, công trình PTR0 trong toàn bộ vòng đời công trình. - Hướng dẫn kỹ thuật, hệ thống đánh giá và chứng nhận công trình PTR0 cho các loại công trình khác nhau. | ||||||
11.3.2 | Hoàn thiện, giám sát các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức cho công trình xanh công tình sử dụng năng lượng hiệu quả, có năng lực chống chịu với biến đổi khí hậu và thiên tai, đa thiên tai; công trình phát thải các-bon thấp, công trình PTR0 (Cao; Nhóm A, D): |
| Bộ Xây dựng |
| I, II |
| ||||||
- Các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức về tiêu hao năng lượng trong các công trình xây dựng; các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về công trình hiệu quả năng lượng, công trình xanh, công trình phát thải các-bon thấp, công trình PTR0, chất lượng môi trường bên trong các công trình xây dựng. | 2022 - 2025 | Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường. | Các quy chuẩn, tiêu chuẩn và định mức kinh tế kỹ thuật theo nội dung nhiệm vụ, hoạt động được giao. | |||||||||
- Các tiêu chuẩn, bộ tiêu chí và hướng dẫn đánh giá, chứng nhận các loại sản phẩm vật liệu xây dựng (tiết kiệm năng lượng; xanh, thân thiện với môi trường; phát thải các-bon thấp) sử dụng cho các công trình xanh. | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; cộng đồng doanh nghiệp. | Các tiêu chuẩn, bộ tiêu chí, hướng dẫn đánh giá, chứng nhận sản phẩm vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng, xanh, phát thải các-bon thấp. | ||||||||||
- Tăng cường thực hiện và giám sát triển khai các quy định của QCVN 09:2017/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình sử dụng năng lượng hiệu quả. | 2022 - 2030 | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. | Các công trình đáp ứng các quy định của QCVN 09:2017/BXD. | |||||||||
11.3.3 | Xây dựng cơ sở dữ liệu về công trình tiết kiệm năng lượng, công trình xanh, công trình phát thải các-bon thấp, công trình PTR0 tích hợp đồng bộ với "hệ thống cơ sở dữ liệu tăng trưởng xanh quốc gia" (Cao; Nhóm A, D). | 2022 - 2030 | Bộ Xây dựng | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; cộng đồng doanh nghiệp. | I, II | Cơ sở dữ liệu về công trình tiết kiệm năng lượng, công trình xanh, công tình phát thải các-bon thấp, công trình PTR0. | ||||||
11.3.4 | Xây dựng và thực hiện các chương trình nâng cao năng lực cho các đối tượng có liên quan trong lĩnh vực công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng, công trình phát thải các-bon thấp, công trình PTR0 (Cao; Nhóm A, B) | 2022 - 2025 | Bộ Xây dựng | Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; cộng đồng doanh nghiệp, các Hiệp hội ngành nghề có liên quan. | I, II | Các chương trình nâng cao năng lực, đào tạo, tập huấn và bồi dưỡng kiến thức. | ||||||
11.3.5 | Hoàn thiện việc xây dựng và triển khai thực hiện Đề án Phát triển công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng giai đoạn 2022 - 2030 (Cao; Nhóm A, C, D). | 2022 - 2030 | Bộ Xây dựng | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; cộng đồng doanh nghiệp, các Hiệp hội ngành nghề có liên quan. | I, II, III, IV | - Đề án Phát triển công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng giai đoạn 2022 - 2030. - Các công trình đạt chứng nhận công trình xanh; công trình hiệu quả năng lượng. | ||||||
11.4 | Phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng xanh, thân thiện với môi trường; tăng cường sử dụng nguyên vật liệu tái chế trong sản xuất vật liệu xây dựng theo mô hình kinh tế tuần hoàn nhằm tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, giảm thiểu phát thải khí thải nhà kính và ô nhiễm môi trường. | |||||||||||
11.4.1 | Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức tiêu thụ năng lượng cho các tiểu ngành vật liệu xây dựng; quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật liên quan đến vật liệu xây không nung, công trình sử dụng vật liệu xây không nung. Xây dựng cơ chế, quy định, hướng dẫn về đo đạc, kiểm tra, đánh giá, chứng nhận những sản phẩm vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng, vật liệu xây dựng xanh (Cao; Nhóm A, D). | 2022 - 2025 | Bộ Xây dựng | Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; các Hiệp hội ngành nghề có liên quan. | I, II, III, IV | - Quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức tiêu thụ năng lượng cho các tiểu ngành vật liệu xây dựng. - Quy chuẩn, tiêu chuẩn, định múc kinh tế - kỹ thuật liên quan đến sản xuất, sử dụng vật liệu xây không nung. - Tiêu chuẩn thiết kế, thi công, nghiệm thu công trình sử dụng vật liệu xây không nung. - Văn bản quy định, hướng dẫn về đo đạc, kiểm tra, chứng nhận sản phẩm vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng, vật liệu xây dựng xanh. | ||||||
11.4.2 | Xây dựng, triển khai giám sát, đánh giá và cơ sở dữ liệu về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng (Cao; Nhóm A): - Cơ chế giám sát, đánh giá đảm bảo tỷ lệ sử dụng vật liệu xây không nung đối với các công trình xây dựng theo đúng quy định. - Cơ sở dữ liệu tích hợp đồng bộ với "hệ thống cơ sở dữ liệu tăng trưởng xanh quốc gia". | 2022 - 2030 | Bộ Xây dựng | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; cộng đồng doanh nghiệp. | I, II | Văn bản hướng dẫn giám sát, đánh giá, cơ sở dữ liệu về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng. | ||||||
11.4.3 | Nghiên cứu phát triển và thúc đẩy ứng dụng công nghệ (Nhóm A, B, D): |
| Bộ Xây dựng |
|
|
| ||||||
- Phổ biến công nghệ về phát triển vật liệu xây dựng giảm phát thải khí nhà kính. | 2022 - 2025 | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, các bộ, ngành có liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. | I, II | Dự án phổ biến công nghệ về phát triển vật liệu xây dựng giảm phát thải khí nhà kính. | ||||||||
- Hiện đại hóa công nghệ sản xuất, sử dụng các loại nhiên liệu xanh, sạch, thân thiện với môi trường, có năng lực chống chịu với biến đổi khí hậu đối với các nhà máy, cơ sở sản xuất sản phẩm vật liệu xây dựng (Cao). - Sử dụng nguyên vật liệu từ tro bay nhiệt điện, chất thải công nghiệp tái chế, chất thải xây dựng tái chế để sản xuất vật liệu xây dựng (Cao). - Tận dụng phế thải của các ngành khác làm nhiên liệu trong sản xuất vật liệu xây dựng. | 2022 - 2030 | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp VN; cộng đồng doanh nghiệp, các Hiệp hội ngành nghề có liên quan. | I, II, III, IV | - Đề án, dự án hiện đại hóa công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng - Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về (1) công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng sử dụng nguyên vật liệu từ tro bay nhiệt điện, chất thải công nghiệp tái chế, chất thải xây dựng tái chế; (2) công nghệ tận dụng phế thải của các ngành khác làm nhiên liệu trong sản xuất vật liệu xây dựng. | ||||||||
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: - Phát triển nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp xanh, sạch, bền vững, thông minh, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp thông qua việc điều chỉnh, chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và áp dụng các quy trình, công nghệ sử dụng tiết kiệm, hiệu quả giống, thức ăn, vật tư nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên...; đẩy nhanh tiến độ các dự án trồng rừng, tái trồng rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững. - Xây dựng nông thôn mới có lối sống hòa hợp với môi trường và thiên nhiên theo các tiêu chuẩn sống tốt, bảo vệ và phát triển cảnh quan và môi trường xanh, sạch, đẹp, văn minh. Thực hiện đồng bộ các biện pháp, kết hợp hài hòa giữa giải pháp công trình và phi công trình; chú trọng quản lý rủi ro thiên tai, chống chịu và thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. | ||||||||||||
12.1 | Hoàn thiện thể chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn cho phát triển nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp xanh, sạch, bền vững, thông minh, có năng lực chống chịu và thích ứng với biến đổi khí hậu. | |||||||||||
12.1.1 | Xây dựng và thực hiện các chính sách, chiến lược, quy hoạch, chương trình về tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường, giảm phát thải và thích ứng biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn (Cao; Nhóm A). | 2022 - 2030 | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành khác có liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Hội Nông dân VN, Liên minh Hợp tác xã. | I | - Các kế hoạch về (1) ứng phó với biến đổi khí hậu, (2) bảo vệ môi trường. - Các chương trình về (1) quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM), (2) phát triển sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, (3) phát triển sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ, (4) "Một sức khỏe" gắn với tăng cường năng lực ngành thú y giai đoạn 2021 - 2030, (5) khí sinh học giai đoạn 2021 - 2030, (6) đào tạo nhân lực ngành nông nghiệp phục vụ tăng trưởng xanh, (7) nghiên cứu và khuyến nông phục vụ tăng trưởng xanh trong lĩnh vực nông nghiệp, (8) 100 triệu hộ nông dân giảm phát thải, (9) phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025; 2026 - 2030. - Các chính sách khuyến khích: (1) phát triển nông nghiệp hữu cơ, áp dụng VietGAP và các quy trình tương đương, (2) phát triển kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nông nghiệp, (3) khuyến khích sử dụng nước tiết kiệm trong nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. - Dự án nâng cao năng lực thực hiện, giám sát, đánh giá các chỉ tiêu phát triển ngành Lâm nghiệp. | ||||||
12.1.2 | Xây dựng và thực hiện các chính sách về chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải (Cao; Nhóm A). | 2022 - 2023 | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ. | I, II | Các nghị định, thỏa thuận về chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải. | ||||||
12.1.3 | Rà soát và điều chỉnh các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật ngành nông lâm thủy sản tích hợp đồng bộ với hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí phân loại xanh quốc gia (Cao; Nhóm A). | 2022 - 2023 | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. | I, II | Các văn bản quy định (1) quy chuẩn, tiêu chuẩn về bảo vệ, phát triển, quản lý rừng bền vững, khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ; (2) quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật các ngành nông nghiệp, thủy sản. | ||||||
12.1.4 | Điều chỉnh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản theo hướng giảm phát thải, nâng cao năng lực chống chịu và thích ứng với biến đổi khí hậu và thiên tai (Cao; Nhóm A, D): - Điều chỉnh quy hoạch, xây dựng cơ chế chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa phù hợp với điều kiện địa phương (đánh giá hiện trạng sử dụng đất lúa tại các vùng trọng điểm; rà soát hiện trạng an ninh lương thực quốc gia; nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu, khả năng thích nghi của các loại cây trồng và xu hướng thị trường…). - Điều chỉnh cơ cấu vật nuôi và nuôi trồng thủy sản theo hướng hiệu quả, bền vững, phát thải thấp, có năng lực chống chịu với biến đổi khí hậu và thiên tai, tận dụng sản phẩm, phụ phẩm nông nghiệp tại chỗ. - Quy hoạch ngư trường, hình thành mô hình khai thác tàu mẹ, tàu con để giảm chi phí tiêu hao năng lượng trong khai thác xa bờ. Điều chỉnh cường độ và cơ cấu khai thác hải sản đảm bảo hiệu quả, bền vững gắn với bảo tồn đa dạng sinh học. | 2022 - 2030 | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Hội Nông dân VN, Liên minh Hợp tác xã, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội khác có liên quan. | I, II, III, IV. | Các đề án/ quy hoạch phát triển, đề án, dự án, hoạt động thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu các tiểu ngành theo hướng xanh, có khả năng chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu và thiên tai, đa thiên tai ở từng vùng, miền. | ||||||
12.2 | Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ thúc đẩy sản xuất nông lâm thủy sản theo hướng xanh, thông minh, ứng dụng quy tắc kinh tế tuần hoàn, bền vững, có năng lực chống chịu với biến đổi khí hậu và thiên tai, đa thiên tai; tăng cường hấp thụ và lưu giữ các-bon dựa trên hệ sinh thái ngành nông lâm nghiệp (Nhóm D): - Các mô hình, phương thức, quy trình, công nghệ về trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản xanh, tuần hoàn, thông minh, ứng dụng công nghệ cao; các giống cây trồng, vật nuôi, đối tượng nuôi trồng thủy sản có hiệu quả cao, phát thải thấp, có năng lực chống chịu và thích ứng với biến đổi khí hậu, thiên tai, đa thiên tai. - Các công nghệ, thiết bị mới giúp (1) nâng cao hiệu quả khai thác hải sản, (2) bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả vật tư và tài nguyên đầu vào, giảm tổn thất sau thu hoạch. - Các công nghệ xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế phẩm nông nghiệp; các mô hình xã hội hóa, liên kết trong thu gom, xử lý và tái sử dụng chất thải - tái chế phụ phẩm, phế phẩm trong sản xuất nông lâm thủy sản. - Các mô hình, dự án, chương trình giảm phát thải, hấp thụ và lưu giữ các-bon dựa trên hệ sinh thái, đặc biệt là các dự án các-bon xanh (blue carbon) từ rừng ngập mặn. | 2022 - 2030
| Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
| Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ, ngành khác có liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Hội Nông dân VN, Liên minh Hợp tác xã, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội khác có liên quan.
| I, II, III, IV | Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, các dự án, hoạt động triển khai, bao gồm mô hình thí điểm theo nội dung nhiệm vụ, hoạt động được giao.
| ||||||
12.3 | Thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn và chuỗi giá trị nông sản xanh. | |||||||||||
12.3.1 | Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn (Cao; Nhóm D): - Khuyến khích chuyển đổi phương thức sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ và phân tán sang sản xuất theo liên kết ngang và liên kết dọc, sản xuất tập trung quy mô trang trại, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm gắn với các tiêu chuẩn chứng nhận, bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn sinh học và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao. - Thí điểm và nhân rộng thực hiện các sáng kiến phát triển thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp, thúc đẩy tích tụ ruộng đất. | 2022 - 2030 | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Hội Nông dân VN. | I, II, III, IV | Các đề án phát triển các vùng sản xuất nông lâm thủy sản tập trung, trọng điểm gắn với bảo vệ môi trường, an toàn sinh học và ứng dụng công nghệ cao. | ||||||
12.3.2 | Phát triển chuỗi giá trị nông sản xanh (Cao; Nhóm D): - Phát triển thị trường cho các sản phẩm nông lâm thủy sản sản xuất theo hướng xanh dưới các hình thức hỗ trợ trực tiếp cho đầu tư và sản xuất, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, xúc tiến thương mại, hỗ trợ chi phí và thủ tục bảo hộ sở hữu trí tuệ, chi phí và thủ tục cấp chứng nhận, trợ giá sản phẩm, chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch sang xuất khẩu chính ngạch. - Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin trong truy xuất nguồn gốc, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt các sản phẩm nông sản có chứng nhận xanh. | 2022 - 2030 | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Hội Nông dân VN. | I, II | - Chính sách hỗ trợ và phát triển thị trường cho các sản phẩm nông lâm thủy sản sản xuất theo hướng xanh. - Đề án xây dựng Trung tâm Đổi mới, sáng tạo hệ thống lương thực. | ||||||
12.4 | Nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng; tăng cường bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên; đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư vào phát triển rừng. | |||||||||||
12.4.1 | Tăng cường bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên nhằm kiểm soát mất rừng, suy thoái rừng, cháy rừng, chuyển đổi rừng tự nhiên, tăng khả năng lưu giữ và hấp thụ các-bon của rừng, phát triển dịch vụ môi trường rừng; nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng thông qua tăng cường giám sát tài nguyên rừng (Nhóm A, B, D): |
| Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. |
|
| ||||||
- Điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, nâng cao hiệu quả quản lý rừng thông qua thiết lập hệ thông giám sát tài nguyên rừng (Cao). | 2022 - 2025 | I | Đề án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. | |||||||||
- Bảo vệ và sử dụng bền vững rừng tự nhiên hiện có; đẩy mạnh tái sinh tự nhiên, nâng cao chất lượng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, đặc biệt đối với khu vực nhạy cảm về môi trường; phát triển dịch vụ môi trường rừng (Cao). - Phân cấp, giao quyền cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng trong quản lý, sử dụng rừng và đất rừng nhằm huy động tối đa các nguồn lực xã hội trong quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững rừng và diện tích đất quy hoạch cho phát triển rừng, cải thiện sinh kế của người dân. | 2022 - 2030 | I, II, III | Các dự án, hoạt động triển khai: (1) Phục hồi và nâng cao chất lượng rừng tự nhiên nghèo; (2) Tăng cường quản lý rừng hợp tác và thúc đẩy phát triển sinh kế từ rừng. | |||||||||
12.4.2 | Tăng cường trồng và phục hồi rừng nhằm nâng cao năng lực chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời cung cấp nguyên liệu tập trung, phát triển nông lâm kết hợp; trồng cây xanh phân tán, ưu tiên trồng rừng gỗ lớn, cây bản địa; đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư vào phát triển rừng (Nhóm A, B, D): |
| Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
|
|
| ||||||
- Phát triển năng lực lập kế hoạch quản lý rừng bền vững; hỗ trợ kỹ thuật về kinh doanh rừng; giám sát và đánh giá; thúc đẩy triển khai chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế, ưu tiên chứng chỉ rừng đối với rừng tự nhiên và rừng trồng là rừng sản xuất (Cao). - Đẩy mạnh trồng cây xanh phân tán, ưu tiên trồng cây bản địa, thân gỗ lâu năm để cung cấp gỗ và nguyên liệu cho sản xuất và tiêu dùng, đồng thời tăng cường phòng hộ, bảo vệ và cải thiện cảnh quan môi trường, bảo vệ các loài cây quý, hiếm, mang bản sắc văn hóa địa phương, vùng, miền. | 2022 - 2025
| UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Hội Nông dân VN; Viện Khoa học Lâm nghiệp VN, Trường Đại học Lâm nghiệp.
| I, II, III, IV | - Dự án Tăng cường năng lực trong lập kế hoạch và quản lý rừng bền vững gắn với chứng chỉ rừng. - Kết quả triển khai Đề án trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025.
| ||||||||
- Tăng cường trồng rừng đặc dụng, phòng hộ bằng các loài cây bản địa; ưu tiên trồng và phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển (Cao). - Phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng tập trung, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả rừng trồng sản xuất theo hướng tối ưu hóa hệ thống sản xuất và chuỗi giá trị lâm sản theo tiêu chuẩn quản lý. Tăng diện tích rừng cây gỗ lớn; mở rộng diện tích rừng có chứng chỉ quản lý bền vững (Cao). - Phát triển hệ thống nông lâm kết hợp để nâng cao trữ lượng các-bon và bảo tồn đất. | 2022 - 2030 | UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW | I, II, III, IV | Các Đề án, hoạt động triển khai: (1) Bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030; (2) Phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng gắn với chuỗi giá trị lâm sản theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững; (3) Phát triển nông lâm kết hợp trên diện tích đất chưa có rừng theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu. | ||||||||
12.5 | Xây dựng nông thôn mới theo hướng hiệu quả, bền vững, nâng cao chất lượng bảo vệ môi trường và xây dựng cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp và an toàn. | |||||||||||
12.5.1 | Đẩy mạnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa theo hướng bền vững xây dựng cảnh quan sáng xanh, sạch, đẹp và an toàn; Điều chỉnh, thực hiện bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh, xây dựng nếp sống xanh ở nông thôn (Nhóm A). | 2022 - 2030 | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Hội Nông dân VN, các tổ chức chính trị xã hội khác có liên quan. | I | Đề án, dự án về quy hoạch xây dựng nông thôn mới. | ||||||
12.5.2 | Thí điểm, nhân rộng các mô hình nông thôn mới hướng tới tăng trưởng xanh (Nhóm D): - Mô hình nông thôn thông minh, các mô hình nhà ở, làng sinh thái, làng thông minh phù hợp với điều kiện khí hậu, phong tục tập quán, lối sống, văn hóa của từng dân tộc, địa phương. - Mô hình sản xuất ở nông thôn theo hướng kinh tế tuần hoàn, phát triển OCOP xanh, du lịch nông thôn bền vững, thân thiện với môi trường. - Mô hình thu gom, xử lý rác thải, nước thải ở nông thôn, đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường phân loại và tái chế rác thải thành năng lượng phân bón, vật liệu xây dựng. | 2022 - 2030 | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Hội Nông dân VN, các tổ chức chính trị xã hội khác có liên quan | I, II, III, IV | Các chương trình, đề án, chính sách khuyến khích triển khai các mô hình nông thôn mới hướng tới tăng trưởng xanh theo nội dung nhiệm vụ, hoạt động được giao. | ||||||
12.5.3 | Cải thiện cơ cấu chất đốt ở nông thôn để giảm phát thải và nâng cao chất lượng sống cho dân cư. Khuyến khích, hỗ trợ hộ gia đình nông thôn sử dụng rộng rãi các nguồn năng lượng có khả năng tái tạo. Tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa trong hoạt động sản xuất nông lâm, thủy sản, xây dựng cộng đồng dân cư không rác thải nhựa (Nhóm D). | 2022 - 2030 | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Hội Nông dân, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội khác có liên quan. | I, II, III, IV | Các đề án, chương trình, dự án về (1) cải thiện cơ cấu chất đốt ở nông thôn; (2) đẩy mạnh sử dụng năng lượng tái tạo khu vực nông thôn; (3) quản lý chất thải nhựa khu vực nông thôn. | ||||||
13.1 | Tăng cường quản lý và phát triển các mô hình quản lý tổng hợp chất thải rắn theo hướng kinh tế tuần hoàn, tăng cường các giải pháp ngăn ngừa và phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn. | |||||||||||
13.1.1 | Hoàn thiện cơ chế chính sách, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật về quản lý tổng hợp chất thải rắn áp dụng nguyên tắc kinh tế tuần hoàn (Cao; Nhóm A): | 2022 - 2025 | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
| I, II |
| ||||||
- Cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ thực hiện các giải pháp giảm thiểu phát sinh chất thải từ sản xuất đến tiêu dùng, quản lý tổng hợp chất thải rắn theo cơ chế thị trường nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu phát sinh chất thải rắn. | Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Hội Nông dân; cộng đồng doanh nghiệp. | - Văn bản quy định chính sách khuyến khích các giải pháp giảm thiểu phát sinh chất thải từ khâu sản xuất đến tiêu dùng. - Thông tư, văn bản hướng dẫn thu phí dịch vụ thu gom, xử lý theo khối lượng chất thải rắn phát sinh. | ||||||||||
- Cơ chế chính sách về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải nhựa. | Văn bản quy định cơ chế, chính sách giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải nhựa. | |||||||||||
- Cơ chế chính sách tăng cường xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển, lưu giữ, tái chế và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Ban hành các quy định, hướng dẫn kỹ thuật về công tác thu gom, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. | Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; cộng đồng doanh nghiệp. | - Văn bản quy phạm pháp luật về cơ chế chính sách tăng cường xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển, lưu giữ, tái chế và xử lý chất thải rắn sinh hoạt. - Hướng dẫn kỹ thuật về công tác thu gom, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. | ||||||||||
- Các định mức kinh tế kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; các quy định hướng dẫn về phương pháp định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt. | Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; cộng đồng doanh nghiệp. | Thông tư về định mức kinh tế kỹ thuật và hướng dẫn về định giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt. | ||||||||||
13.1.2 | Chuyển đổi số trong công tác quản lý chất thải rắn, thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu ở cấp trung ương và địa phương về các loại chất thải rắn, đảm bảo tích hợp đồng bộ với "hệ thống cơ sở dữ liệu tăng trưởng xanh quốc gia” (Cao; Nhóm A, D). | 2022 - 2030 | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW | I, II | Hệ thống cơ sở dữ liệu ở cấp trung ương và địa phương đối với các loại chất thải rắn. | ||||||
13.1.3 | Thực hiện chính sách ưu đãi, các chương trình, dự án quản lý chất thải, tập trung vào giảm thiểu, thu gom, phân loại tại nguồn, tái sử dụng và tái chế chất thải rắn sinh hoạt tại các địa phương với sự tham gia của các bên liên quan và người dân (Cao; Nhóm A, B, C, E): | 2022 - 2030 |
|
|
|
| ||||||
- Thực hiện các chương trình, dự án tăng cường năng lực quy hoạch quản lý, xử lý chất thải rắn và tích hợp các nội dung quản lý tổng hợp chất thải rắn trong quy hoạch của các địa phương. - Thí điểm, nhân rộng các chương trình, dự án giảm thiểu, thu gom, phân loại tại nguồn, tái sử dụng và tái chế chất thải rắn sinh hoạt tại các địa phương. | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân, Hội Liên Hiệp Phụ Nữ VN, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội khác có liên quan; cộng đồng doanh nghiệp. | I, II, III | - Các chương trình nâng cao năng lực, đào tạo, tập huấn và bồi dưỡng kiến thức. - Các chương trình, dự án thí điểm và nhân rộng. | ||||||||
- Ban hành các quy định và triển khai các chính sách ưu đãi hỗ trợ cho hoạt động quản lý chất thải tại địa phương theo quy định của pháp luật và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương. | UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW | Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính; các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội khác có liên quan; cộng đồng doanh nghiệp. | - Các văn bản quy định và các chương trình, dự án ưu đãi, hỗ trợ tại các địa phương. | |||||||||
13.2 | Nghiên cứu phát triển và ứng dụng các công nghệ xử lý, tái chế chất thải theo hướng chuyển hóa chất thải thành tài nguyên, nguyên liệu sản xuất và thu hồi năng lượng nhằm bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy kinh tế tuần hoàn (Nhóm C, D): | 2022 - 2030 | Bộ Khoa học và Công nghệ |
| I, II, III | Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo từng chủ đề: | ||||||
- Công nghệ tái chế, tái sử dụng, công nghệ số để xử lý: (1) Chất thải rắn sinh hoạt đô thị theo hướng kết hợp thu hồi năng lượng, sản xuất điện hoặc sản xuất phân bón hữu cơ, phân bón sinh học; (2) Chất thải rắn sinh hoạt nông thôn theo hướng tận dụng tối đa lượng chất thải hữu cơ để tái sử dụng, tái chế làm phân compost hoặc tự xử lý tại các hộ gia đình thành phân bón hữu cơ, phân bón sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch | Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cộng đồng doanh nghiệp. | Công nghệ tái chế, tái sử dụng, công nghệ số xử lý (1) chất thải rắn sinh hoạt đô thị và (2) chất thải rắn sinh hoạt nông thôn | ||||||||||
- Công nghệ tái chế, tái sử dụng, xử lý chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản làm phân bón hữu cơ, phân bón sinh học, khí sinh học thành các nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường. | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cộng đồng doanh nghiệp. | Công nghệ tái chế, tái sử dụng, xử lý chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nông lâm thủy sản | ||||||||||
- Công nghệ tái chế, tái sử dụng, xử lý chất thải rắn: (1) Chất thải rắn công nghiệp thông thường thành các nguyên liệu sản xuất, vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường. (2) Chất thải rắn xây dựng thành các sản phẩm, vật liệu tái chế thân thiện với môi trường. | (1) Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; cộng đồng doanh nghiệp; (2) Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường; cộng đồng doanh nghiệp. | Công nghệ tái chế, tái sử dụng, xử lý (1) chất thải rắn công nghiệp và (2) chất thải rắn xây dựng | ||||||||||
- Công nghệ xử lý phân bùn bể tự hoại thành phân bón hữu cơ, phân bón sinh học và tận thu năng lượng. | Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường; cộng đồng doanh nghiệp. | Công nghệ xử lý phân bùn bể tự hoại. | ||||||||||
- Công nghệ tái chế, tái sử dụng, xử lý các loại chất thải rắn nguy hại, chất thải đặc thù khác (chất thải y tế, chất thải điện tử, pin xe điện, tấm pin năng lượng mặt trời...). | Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường; cộng đồng doanh nghiệp. | Công nghệ tái chế, tái sử dụng, xử lý các loại chất thải rắn nguy hại, chất thải đặc thù khác. | ||||||||||
14.1 | Tăng cường công tác quản lý chất lượng không khí; nâng cao năng lực, mở rộng mạng lưới, hệ thống quan trắc, giám sát chất lượng không khí xung quanh, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục; hoàn thiện, đồng bộ các hệ thống cơ sở dữ liệu về chất lượng không khí xung quanh ở cấp quốc gia và địa phương, hệ thống cơ sở dữ liệu về nguồn thải giữa các địa phương. | |||||||||||
14.1.1 | Triển khai Kế hoạch quản lý chất lượng không khí; cơ chế phối hợp, biện pháp quản lý chất lượng môi trường không khí liên vùng, liên tỉnh (Cao; Nhóm A, E): | 2022 - 2025 |
|
| I, II | - Kế hoạch quản lý chất lượng không khí ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. - Văn bản hướng dẫn cơ chế phối hợp, biện pháp quản lý chất lượng môi trường không khí liên vùng, liên tỉnh. | ||||||
- Điều phối triển khai cấp quốc gia; xây dựng cơ chế phối hợp, biện pháp liên vùng, liên tỉnh. | Bộ Tài nguyên và Môi trường | UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. | ||||||||||
- Xây dựng, triển khai Kế hoạch cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. | UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. | Bộ Tài nguyên và Môi trường | ||||||||||
14.1.2 | Hoàn thiện, hiện đại hóa, mở rộng mạng lưới, hệ thống quan trắc chất lượng môi trường không khí và khí thải. Xây dựng cơ sở dữ liệu về chất lượng không khí xung quanh (Cao; Nhóm A, C, D): |
| Bộ Tài nguyên và Môi trường | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, các bộ, ngành có liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; cộng đồng doanh nghiệp. |
|
| ||||||
- Đầu tư nâng cấp, lắp đặt, vận hành thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục và ưu tiên thực hiện đối với các nguồn khí thải lớn của các ngành công nghiệp, năng lượng; hoàn thiện hệ thống truyền số liệu quan trắc khí thải tự động, liên tục từ các cơ sở sản xuất về cơ quan có thẩm quyền tại địa phương và Trung ương. Xây dựng và thực hiện cơ chế giám sát thực hiện và công bố công khai thông tin phát thải chất ô nhiễm đối với các nguồn thải lớn của các ngành công nghiệp, năng lượng. | 2022 - 2025 |
| I, II, III | Dự án đầu tư nâng cấp, hoàn thiện, vận hành (1) thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục; (2) hệ thống truyền số liệu quan trắc khí thải tự động liên tục. - Cơ chế giám sát thực hiện, công bố thông tin. | ||||||||
- Mạng lưới, hệ thống quan trắc môi trường nền và quan trắc tác động môi trường không khí xung quanh tự động, liên tục phục vụ công tác cảnh báo chất lượng không khí và tác động sức khỏe do ô nhiễm không khí, giám sát ô nhiễm không khí xuyên biên giới; nghiên cứu, ứng dụng công nghệ quan trắc chất lượng không khí sử dụng cảm biến để mở rộng mạng lưới quan trắc không khí. - Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về chất lượng không khí xung quanh ở cấp quốc gia và địa phương, tích hợp đồng bộ với "hệ thống cơ sở dữ liệu tăng trưởng xanh quốc gia". | 2022 - 2030 | I, II; IV | - Dự án đầu tư hiện đại hóa và mở rộng mạng lưới, hệ thống quan trắc chất lượng môi trường không khí. - Hệ thống cơ sở dữ liệu chất lượng không khí xung quanh các cấp. | |||||||||
14.2 | Xây dựng, thực hiện chương trình hỗ trợ các cơ sở sản xuất công nghiệp, năng lượng cải tiến và đổi mới công nghệ hướng tới đạt đồng lợi ích về giảm thiểu phát thải các chất ô nhiễm không khí và khí nhà kính (Cao; Nhóm C, D). | 2022 - 2030 | Bộ Công thương | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội ngành nghề có liên quan. | I, II, III | Chương trình hỗ trợ các cơ sở sản xuất công nghiệp, năng lượng cải tiến và đổi mới công nghệ (quy trình và thiết bị sản xuất, sử dụng nhiên liệu sạch, hệ thống thiết bị xử lý khí thải phát sinh đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường không khí theo quy định của pháp luật, khuyến khích áp dụng các công nghệ, thiết bị xử lý khí thải kết hợp thu hồi năng lượng nhiệt...). | ||||||
Quản lý tài nguyên nước, tài nguyên đất đai, đa dạng sinh học; phát triển kinh tế biển xanh: - Làm giàu thêm nguồn vốn tự nhiên. - Tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước, tài nguyên đất đai và đa dạng sinh học thông qua đảm bảo an ninh tài nguyên nước, bảo vệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước quốc gia, thúc đẩy sử dụng hiệu quả tài nguyên đất và bảo vệ môi trường đất, khắc phục tình trạng suy thoái đất và hoang mạc hóa; tăng cường bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học. - Phát triển, hiện đại hóa hệ thống thủy lợi, thủy điện liên kết đồng bộ với hệ thống kết cấu hạ tầng các ngành, lĩnh vực; đảm bảo an toàn đập và hồ chứa nước, tăng cường năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, chống chịu và thích ứng phó với biến đổi khí hậu, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. - Nghiên cứu, thúc đẩy kinh tế biển xanh. | ||||||||||||
15.1 | Hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý về sử dụng nước tiết kiệm, tuần hoàn nước, đảm bảo an ninh tài nguyên nước và bình đẳng giữa các đối tượng sử dụng nước | |||||||||||
15.1.1 | Hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý nhu cầu nước, áp dụng kinh tế tuần hoàn vào quản lý việc khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước, xã hội hóa, hoàn thiện cơ chế phối hợp, tăng cường phân cấp, huy động nguồn lực, đảm bảo an ninh tài nguyên nước quốc gia (Cao; Nhóm A, C, E). | 2022 - 2030 | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. | I, II | - Nghị quyết/ Văn bản quy phạm pháp luật về tăng cường quản lý nhu cầu sử dụng nước và tuần hòa nước. - Bộ tiêu chí đánh giá đảm bảo an ninh tài nguyên nước quốc gia liên kết, đồng bộ với Bộ chỉ tiêu tăng trưởng xanh quốc gia. | ||||||
15.1.2 | Hoàn thiện thể chế, chính sách (Cao; Nhóm A, E): - Hỗ trợ xây dựng công trình chuyển nước, trữ nước, cấp nước sinh hoạt, cân đối nguồn nước ngọt ở quy mô từng hộ, thôn/ xóm, xã, huyện, đặc biệt cho vùng thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước. - Tưới tiết kiệm, tuần hoàn nước nông nghiệp, kiểm soát ô nhiễm nước trong hệ thống thủy lợi. | 2022 - 2030 | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. | I, II | - Thông tư hướng dẫn hỗ trợ xây dựng công trình chuyển nước, trữ nước, cấp nước sinh hoạt. - Các Đề án, hoạt động triển khai (1) Xây dựng công trình chuyển nước, trữ nước phục vụ cấp nước sinh hoạt và phát triển kinh tế xã hội; (2) Sử dụng tiết kiệm nước, tái sử dụng nước, tuần hoàn nước trong ngành nông nghiệp, thủy lợi. - Thông tư quy định kiểm soát ô nhiễm nước trong hệ thống thủy lợi. | ||||||
15.1.3 | Hoàn thiện chính sách và cơ chế điều phối, giám sát các hoạt động khai thác, kiểm soát hoạt động xả thải vào nguồn nước, bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống tác hại do nước gây ra và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến an ninh tài nguyên nước quốc gia (Cao; Nhóm A). | 2022 - 2030 | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. | I, II | Văn bản quy phạm pháp luật về giám sát, kiểm soát các hoạt động khai thác nước và xả thải vào nguồn nước | ||||||
15.2 | Phát triển và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng thủy lợi liên kết đồng bộ với hệ thống kết cấu hạ và lĩnh vực tầng các ngành chống thiên tai, quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông | |||||||||||
15.2.1 | Tăng cường đầu tư và hoàn thiện hệ thống thủy lợi phục vụ đa ngành, đa mục tiêu, tiết kiệm nước, tái sử dụng nước, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình chuyển đổi mô hình sản xuất theo hướng xanh, tăng cường tính chống chịu và thích ứng với biến đổi khí hậu, thiên tai, đặc biệt trong trồng trọt, nuôi trồng thủy sản; tăng cường bảo đảm an toàn cho các đập, hồ chứa nước và vùng hạ du (Cao; Nhóm A). | 2022 - 2030 | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. | I, II | - Dự án hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi, phòng, chống thiên tai nhân dân. - Dự án sửa chữa, nâng cấp các đập, hồ chứa nước có nguy cơ rủi ro cao. | ||||||
15.2.2 | Xây dựng các hồ chứa nước phục vụ đa mục tiêu, công trình kiểm soát mặn tại vùng cửa sông lớn, công trình chuyển nước, kết nối vùng, liên kết nguồn nước, khép kín hệ thống thủy lợi, hình thành mạng lưới nguồn nước quốc gia (Nhóm C, D). | 2022 - 2030 | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. | I, II | Các dự án xây dựng: (1) các hồ chứa nước phục vụ đa mục tiêu, (2) công trình kiểm soát mặn - ngọt tại vùng cửa sông lớn, (3) các công trình chuyển nước, kết nối vùng, liên kết nguồn nước, khép kín hệ thống thủy lợi, mạng lưới nguồn nước quốc gia. | ||||||
15.2.3 | Xây dựng, hoàn thiện và kết nối hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn và đô thị, ưu tiên các khu vực thường xuyên có thiên tai, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện khó khăn (Nhóm E). | 2022 - 2030 | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. | I, II | Dự án xây dựng, hoàn thiện hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn kết nối với khu vực đô thị. | ||||||
15.2.4 | Xây dựng chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai quốc gia. Xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng phòng, chống thiên tai thiết yếu kết hợp sơ tán dân bao gồm đường cứu hộ, cứu nạn, cụm, tuyến dân cư và nhà ở an toàn cho những vùng thường xuyên bị tác động của thiên tai (Nhóm D, E). | 2022 - 2030 | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. | I, II | - Chương trình tổng thể Phòng, chống thiên tai quốc gia. - Các dự án xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu và ứng dụng công nghệ mới trong phòng chống thiên tai. | ||||||
15.3 | Đẩy nhanh chuyển đổi số, xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia và cơ sở dữ liệu về quản lý tài nguyên nước. Xây dựng hệ thống hiện đại hỗ trợ quản lý, vận hành và khai thác hệ thống thủy lợi, thủy điện hiệu quả và an toàn. | |||||||||||
15.3.1 | Xây dựng, phát triển hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia, cung cấp cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia để tạo dữ liệu khung xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ triển khai tăng trưởng xanh. Hoàn chỉnh, duy trì hệ thống thông tin, các cơ sở dữ liệu (1) tài nguyên nước quốc gia, địa phương, (2) quy hoạch tài nguyên nước quốc gia và quy hoạch tổng hợp lưu vực sông, (3) khai thác, sử dụng nước của các Bộ, ngành, địa phương; cơ chế chia sẻ thông tin, dữ liệu, quản trị dữ liệu tài nguyên nước quốc gia (Cao; Nhóm A, D). | 2022 - 2030 | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. | I, II | - Hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia. - Các cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước (trữ lượng nước, khai thác, sử dụng nước) tích hợp đồng bộ với "hệ thống cơ sở dữ liệu tăng trưởng xanh quốc gia". - Đề án/ dự án/ chương trình nghiên cứu, hoạt động triển khai quản trị tài nguyên nước quốc gia. | ||||||
15.3.2 | Tăng cường chuyển đổi số, hoàn thiện cơ sở dữ liệu chung của ngành thủy lợi. Xây dựng hệ thống hỗ trợ quản lý thông minh hệ thống thủy lợi, thủy điện và phòng chống thiên tai (Cao; Nhóm A, D). | 2022 - 2030 |
| Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Công Thương; Bộ Xây dựng; Bộ Tài nguyên và Môi trường; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. | I, II, III | - Dự án xây dựng hệ thống hỗ trợ quản lý thông minh hệ thống (1) thủy lợi, (2) thủy điện, (3) cảnh báo, dự báo thiên tai và hỗ trợ chỉ đạo, điều hành phòng chống thiên tai. - Các cơ sở dữ liệu tích hợp đồng bộ với "hệ thống cơ sở dữ liệu tăng trưởng xanh quốc gia". | ||||||
- Đối với hệ thống thủy lợi. | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | |||||||||||
- Đối với hệ thống thủy điện. | Bộ Công thương | |||||||||||
15.4 | Thúc đẩy sử dụng hiệu quả tài nguyên đất; khắc phục tình trạng suy thoái đất và hoang mạc hóa; xử lý, phục hồi ô nhiễm hóa chất tồn lưu trong đất | |||||||||||
15.4.1 | Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai, đảm bảo phân bổ hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực đất đai cho các ngành, lĩnh vực và các địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu (Cao; Nhóm A). | 2022 - 2030 | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Quốc phòng; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. | I, II | Các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch về quản lý, sử dụng đất. | ||||||
15.4.2 | Tiếp tục điều tra, đánh giá, lập danh mục các khu vực đất ô nhiễm theo quy định; xây dựng, triển khai kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi các khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng do tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật và các chất gây ô nhiễm khác (Cao; Nhóm A, D): | 2022 - 2025 |
|
| I, II | - Danh mục các khu vực đất ô nhiễm. - Kế hoạch, hoạt động triển khai xử lý, cải tạo phục hồi các khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng. | ||||||
- Đối với đất quốc phòng. | Bộ Quốc phòng | UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. | ||||||||||
- Đối với đất an ninh. | Bộ Công An | |||||||||||
- Đối với các khu vực còn lại. | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. | ||||||||||
15.5 | Tăng cường bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học. | |||||||||||
15.5.1 | Hoàn thiện chính sách, thể chế quản lý, tăng cường năng lực thực thi pháp luật về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học (Cao; Nhóm A). | 2022 - 2030 | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. | I, II | Quy hoạch Quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học. | ||||||
15.5.2 | Phục hồi và cải thiện chất lượng các hệ sinh thái tự nhiên có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế; bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học (Nhóm A). | 2022 - 2030 | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. | I, II, III | Chương trình, dự án về (i) phục hồi và cải thiện chất lượng các hệ sinh thái tự nhiên và (ii) bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên. | ||||||
15.6 | Nghiên cứu và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu làm cơ sở xây dựng và triển khai các chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế biển xanh. | |||||||||||
15.6.1 | Nghiên cứu, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu hỗ trợ dựng và triển khai các chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế biển xanh (Nhóm A): - Tăng cường điều tra cơ bản, xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo tích hợp đồng bộ với "hệ thống cơ sở dữ liệu tăng trưởng xanh quốc gia". - Xây dựng mạng lưới quan trắc, giám sát tài nguyên, môi trường biển quốc gia. - Nghiên cứu, triển khai hạch toán tài sản lượng giá các giá trị của biển làm căn cứ xây dựng kế hoạch khai thác phục vụ phát triển kinh tế biển xanh (Cao). - Điều tra, đánh giá tổng thể và xếp hạng sức khỏe của hệ sinh thái biển, bao gồm các hệ sinh thái các-bon xanh. | 2022 - 2030 | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Các Bộ: Quốc phòng, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Giao thông vận tải, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành khác có liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW có biển; Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ; các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội có liên quan. | I, II; IV | - Các hoạt động triển khai Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đến năm 2030. - Cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường biển. - Các đề án, hoạt động triển khai (1) xây dựng mạng lưới quan trắc, giám sát tài nguyên, môi trường biển quốc gia đến năm 2030; (2) hạch toán tài sản lượng giá các giá trị của biển; (3) điều tra, đánh giá tổng thể và xếp hạng sức khỏe của hệ sinh thái biển. | ||||||
15.6.2 | Hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển kinh tế biển xanh, bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái đa dạng sinh học ven biển và đại dương (Cao; Nhóm A, C): |
|
|
| I, II, III, IV |
| ||||||
- Nghiên cứu ban hành chính sách ưu đãi về vốn, cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư vào 06 ngành kinh tế biển theo hướng xanh và theo thứ tự ưu tiên (du lịch và dịch vụ biển; kinh tế hàng hải; khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác; nuôi trồng và khai thác hải sản; công nghiệp ven biển; năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới). - Nghiên cứu đề xuất tập trung nguồn vốn, hình thành dòng vốn riêng hoặc một chương trình riêng để triển khai các đề án, dự án, nhiệm vụ quan trọng đảm bảo thực hiện được các mục tiêu của Nghị quyết số 36-NQ/TW và Nghị quyết số 26/NQ-CP về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. - Đánh giá tác động của các giải pháp các- bon xanh, các lợi ích ngắn-dài hạn của các hoạt động và tài chính liên quan đến các-bon xanh ở khu vực ven biển. | 2022 - 2030 | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành khác có liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW có biển; các cơ quan, tổ chức khác có liên quan. | - Văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế biển xanh. - Nghiên cứu đề xuất chương trình về phát triển kinh tế biển. - Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về các khía cạnh kinh tế của các-bon xanh. | ||||||||
- Sơ kết, tổng kết việc thi hành và đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. - Xây dựng quy hoạch không gian biển quốc gia. - Hoàn thiện chính sách bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái, đa dạng sinh học ven biển và đại dương. | 2022 - 2025 | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Các bộ, ngành có liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW có biển. | - Văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. - Quy hoạch không gian biển quốc gia. - Các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái, đa dạng sinh học ven biển và đại dương. | ||||||||
15.6.3 | Xây dựng, phát triển các cụm liên kết ngành kinh tế biển gắn với xây dựng các trung tâm kinh tế biển mạnh; phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp sinh thái ven biển, các mô hình kinh tế biển xanh phù hợp với đặc thù vùng, miền (Cao, Nhóm A). | 2022 - 2030 | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW có biển. | I, II, III, IV | Các đề án/ dự án/chương trình nghiên cứu, hoạt động triển khai (1) phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển, khu kinh tế, khu công nghiệp sinh thái ven biển; (2) xây dựng và triển khai các mô hình kinh tế biển xanh. | ||||||
16.1 | Thúc đẩy các chương trình dán nhãn năng lượng, nhãn sinh thái, nhãn xanh; nghiên cứu, triển khai nhãn các-bon, dấu vết các-bon đối với các hàng hóa sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng xanh của thị trường trong nước và quốc tế. | |||||||||||
16.1.1 | Thúc đẩy chương trình dán nhãn trong nước, công nhận lẫn nhau giữa các nước; nâng cao năng lực xây dựng, hoàn thiện quy trình dán nhãn đối với hàng hóa, sản phẩm (Cao; Nhóm A, D): |
|
|
|
|
| ||||||
- Đối với nhãn xanh/sinh thái. Tham gia mạng lưới Nhãn sinh thái toàn cầu (GEN), thúc đẩy công nhận nhãn sinh thái lẫn nhau giữa các nước. | 2022 - 2030 | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Các bộ, ngành có liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; cộng đồng doanh nghiệp. | I, II, III, IV | - Các chương trình, hoạt động thúc đẩy dán nhãn; đề án nâng cao năng lực xây dựng, hoàn thiện quy trình đối với dán nhãn xanh/ sinh thái. - Trở thành thành viên của mạng lưới GEN. - Thỏa thuận chung giữa các nước công nhận nhãn xanh/ sinh thái của Việt Nam. | |||||||
- Đối với nhãn năng lượng. | Bộ Công Thương | Các văn bản quy định, chương trình, hoạt động thúc đẩy dán nhãn, đề án nâng cao năng lực xây dựng, hoàn thiện quy trình đối với nhãn năng lượng; nhãn Bông sen xanh; nhãn nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp xanh, nông nghiệp các-bon thấp; nhãn cho các loại vật liệu xây dựng, sản phẩm vật liệu xây dựng xanh, tiết kiệm năng lượng. | ||||||||||
- Đối với nhãn Bông sen xanh. | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch | |||||||||||
- Đối với các nhãn nông nghiệp (sinh thái, xanh, các-bon thấp) cho sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP xanh. | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | |||||||||||
- Đối với nhãn cho các loại vật liệu xây dựng, sản phẩm vật liệu xây dựng xanh, tiết kiệm năng lượng. | Bộ Xây dựng | |||||||||||
16.1.2 | Đẩy mạnh thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững. Triển khai nhãn các-bon, dấu vết các-bon đối với các hàng hóa sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng xanh của thị trường trong nước và quốc tế, phát triển chuỗi giá trị sản phẩm gắn với theo dõi dấu chân các-bon (ưu tiên đối với các ngành hàng chủ lực của quốc gia) (Nhóm A, D). | 2022 - 2030 | Bộ Công Thương | Các bộ, ngành theo thẩm quyền; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; cộng đồng doanh nghiệp. | I, II, III | - Kết quả thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ, hoạt động triển khai Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 - 2030, bao gồm nội dung về dán nhãn các-bon. - Các đề án/ dự án/chương trình nghiên cứu, hoạt động triển khai phát triển chuỗi giá trị sản phẩm gắn với theo dõi dấu chân các-bon. | ||||||
16.2 | Đẩy mạnh mua sắm công xanh, tích hợp các tiêu chí mua sắm xanh vào quá trình lựa chọn nhà thầu; tập trung đào tạo nghiệp vụ mua sắm công xanh; đổi mới hoạt động dịch vụ công theo hướng xanh. | |||||||||||
16.2.1 | Xây dựng khung pháp lý, thể chế, chính sách, quy định về mua sắm công xanh; tích hợp các tiêu chí mua sắm xanh vào quá trình lựa chọn nhà thầu. Xây dựng, cập nhật danh mục sản phẩm xanh quốc gia áp dụng cho mua sắm công. Thúc đẩy tiêu dùng xanh thông qua thương mại điện tử. Nghiên cứu đổi mới hoạt động cung cấp dịch vụ công theo hướng tăng cường xã hội hóa, tính đúng, tính đủ giá theo cơ chế thị trường, bảo đảm bình đẳng, công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm xã hội, thúc đẩy tăng trưởng xanh (Cao, Nhóm A). | 2022 - 2030 | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Các bộ, ngành; Văn phòng Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; các viện nghiên cứu, trường đại học; cộng đồng doanh nghiệp. | I, II, III | - Khuôn khổ pháp lý về mua sắm công xanh. - Danh mục sản phẩm xanh quốc gia áp dụng cho mua sắm công. - Các đề án/dự án/ chương trình nghiên cứu, hoạt động triển khai tiêu dùng xanh thông qua thương mại điện tử. - Đề án/ dự án/ văn bản về đổi mới hoạt động cung cấp dịch vụ công | ||||||
16.2.2 | Triển khai mua sắm công xanh, dịch vụ công xanh các cấp. Đào tạo nghiệp vụ mua sắm công xanh (Nhóm B, C): | 2024 - 2030 |
|
| I, II, III | - Các đề án/dự án/chương trình nghiên cứu, hoạt động triển khai mua sắm công xanh, dịch vụ công xanh ở các cấp. - Các chương trình nâng cao năng lực, đào tạo, tập huấn về mua sắm công xanh, dịch vụ công xanh. | ||||||
- Điều phối, triển khai, tổ chức đào tạo nghiệp vụ, đánh giá, tổng kết tình hình thực hiện mua sắm công xanh cấp quốc gia. | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Bộ Tài chính và các bộ, ngành; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; các cơ quan nhà nước khác; cộng đồng doanh nghiệp. | ||||||||||
- Triển khai mua sắm xanh, dịch vụ công xanh đối với các cơ quan nhà nước. | Các bộ, cơ quan ngang bộ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; các cơ quan thuộc Chính phủ. | Bộ Kế hoạch và Đầu tư. | ||||||||||
17.1 | Xây dựng nền y tế xanh, thông minh, bền vững. | |||||||||||
17.1.1 | Hình thành nền y tế thông minh (ba nội dung chính: phòng bệnh thông minh, khám chữa bệnh thông minh, quản trị y tế thông minh). Tăng cường chuyển đổi số trong ngành y tế, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn (Cao; Nhóm A, D, E). | 2022 - 2030 | Bộ Y tế | Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các bộ, ngành khác có liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội khác có liên quan. | I, II, III, IV | Các đề án, dự án, chương trình thúc đẩy nền y tế thông minh. | ||||||
17.1.2 | Hoàn thiện thể chế và triển khai, mở rộng hệ thống cơ sở y tế xanh, bền vững, có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu và sự cố môi trường (Cao; Nhóm A, E). | 2022 - 2030 | Bộ Y tế | Các bộ, ngành có liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội khác có liên quan. | I, II, III, IV | - Các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn, hoạt động mở rộng cơ sở y tế xanh, bền vững. - Các cơ sở y tế được chứng nhận xanh, bền vững. | ||||||
17.1.3 | Tăng cường năng lực sản xuất, cung cấp và xử lý các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho các công ty sản xuất trong nước đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững (Cao; Nhóm B, E). | 2022 - 2030 | Bộ Y tế | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. | I, II, III, IV | Các đề án, chương trình nâng cao năng lực, đào tạo, tập huấn và bồi dưỡng kiến thức. | ||||||
17.1.4 | Thể chế hóa và tăng cường triển khai, quản lý hoạt động phân loại, tiêu hủy, xử lý chất thải y tế đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế (Cao; Nhóm A, E): | 2022 - 2030 | Bộ Y tế | Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành có liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội khác có liên quan. | I, II, III, IV |
| ||||||
- Xây dựng hành lang pháp lý, hệ thống quản lý (quy chuẩn, tiêu chuẩn, chỉ tiêu, cơ chế giám sát, đánh giá; chế tài xử lý cơ quan y tế không có hệ thống xử lý chất thải hoặc có nhưng xả thải trái phép hoặc xả chất thải không đúng tiêu chuẩn...). | Các văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống quản lý phân loại thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế, bao gồm chế tài xử lý trường hợp vi phạm. | |||||||||||
- Đào tạo đội ngũ chuyên trách giám sát, thanh tra, kiểm tra giấy tờ, hoạt động của các cơ sở xử lý chất thải y tế (giấy đăng kí hoạt động, hồ sơ quan trắc môi trường...). | Các chương trình nâng cao năng lực, đào tạo, tập huấn và bồi dưỡng kiến thức đối với đội ngũ cán bộ trong ngành Y tế. | |||||||||||
- Triển khai phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế; chú trọng các mô hình ứng dụng công nghệ xanh, sử dụng năng lượng sạch trong xử lý chất thải y tế. Tổ chức bảo trì, bảo dưỡng hệ thống bắt buộc cho các hoạt động phân loại, tiêu hủy, xử lý chất thải y tế. Thực hiện kiểm tra định kỳ, đảm bảo các cơ sở xử lý chất thải y tế hoạt động đúng theo quy định, hướng dẫn của nhà nước. | Các đề án/dự án/chương trình nghiên cứu, hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế; các mô hình ứng dụng công nghệ xanh, sử dụng năng lượng sạch trong xử lý chất thải y tế; hoạt động bảo trì, bảo dưỡng; hoạt động và kết quả kiểm tra định kỳ. | |||||||||||
17.2 | Thúc đẩy công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng theo hướng nâng cao năng lực chống chịu với biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí của người dân. | |||||||||||
17.2.1 | Giám sát, đánh giá dịch bệnh, các bệnh không lây nhiễm, đặc biệt tại các vùng dễ bị ảnh hưởng trước các tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí đến sức khỏe. Xây dựng, quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu (bệnh tật và khí hậu thời tiết, bản đồ các khu vực bị ảnh hưởng sức khỏe do tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí) tích hợp đồng bộ với "hệ thống cơ sở dữ liệu tăng trưởng xanh quốc gia". Dự báo, cảnh báo sớm các tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí đến sức khỏe (Cao; Nhóm D, E). | 2022 - 2030 | Bộ Y tế | Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Liên hiệp các Hiệp hội Khoa học Kỹ thuật VN. | I, II, III, IV | - Hệ thống, chương trình giám sát và đánh giá dịch bệnh, các bệnh không lây nhiễm. - Cơ sở dữ liệu, đề án/ dự án/ chương trình nghiên cứu, hoạt động dự báo các tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí đối với sức khỏe. | ||||||
17.2.2 | Ban hành hướng dẫn về xử lý nước sạch thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu. Xây dựng và triển khai chương trình, hoạt động tăng cường khả năng cung cấp nước sạch đối với khu vực chịu ảnh hưởng mạnh bởi biến đổi khí hậu; Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức và năng lực của người dân về xử lý nước sạch thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu (Cao; Nhóm A, B, E). | 2022 - 2030 | Bộ Y tế | Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Thông tin và Truyền thông, các bộ, ngành khác có liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; các cơ quan truyền thông TW và địa phương, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ VN và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội khác có liên quan. | I, II; IV | Các văn bản hướng dẫn chương trình, dự án, hoạt động nâng cao năng lực, đào tạo, tập huấn và bồi dưỡng kiến thức về xử lý và cung cấp nước sạch đối với khu vực chịu ảnh hưởng mạnh bởi biến đổi khí hậu. | ||||||
18.1 | Hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững | |||||||||||
18.1.1 | Xây dựng, triển khai hiệu quả Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 gắn với kinh tế xanh, kinh tế biển xanh (Cao, Nhóm A). | 2022 - 2030 | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. | I, II | Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 gắn với kinh tế xanh, kinh tế biển xanh. | ||||||
18.1.2 | Hoàn thiện thể chế, chính sách ưu tiên phát triển du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp và nông thôn, du lịch cộng đồng. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, triển khai hệ thống xếp hạng về tăng trưởng xanh cho các điểm đến du lịch, các cơ sở kinh doanh du lịch ở Việt Nam (Cao, Nhóm A). | 2022 - 2030 | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch | Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Xây dựng; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Liên đoàn thương mại và công nghiệp VN; cộng đồng doanh nghiệp, các Hiệp hội ngành nghề có liên quan. | I, II, III, IV | - Các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, hoạt động hỗ trợ, khuyến khích. - Bộ tiêu chí đánh giá và hệ thống xếp hạng hàng năm. | ||||||
18.2 | Ưu tiên phát triển các loại hình du lịch theo hướng tăng trưởng xanh (du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp và nông thôn, du lịch nghỉ dưỡng biển đảo gắn với phát triển kinh tế biển xanh, du lịch thể thao mạo hiểm đảm bảo các tiêu chuẩn, tiêu chí xanh...), phát triển sản phẩm du lịch xanh. | |||||||||||
18.2.1 | Phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ các loại hình du lịch theo hướng tăng trưởng xanh chú trọng tính kết nối của kết cấu hạ tầng (Nhóm D). | 2022 - 2025 | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành khác có liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; cộng đồng doanh nghiệp, các Hiệp hội ngành nghề, tổ chức có liên quan. | I, II, III, IV | Các đề án/dự án/chương trình phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp và nông thôn, du lịch cộng đồng. | ||||||
18.2.2 | Khuyến khích nhà đầu tư du lịch chú trọng đầu tư hệ thống thu gom, phân loại và tái chế nhằm tái sử dụng nước thải, rác thải cho các mục đích khác nhau (Nhóm C). | 2022 - 2030 | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành khác có liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; cộng đồng doanh nghiệp, các Hiệp hội ngành nghề, tổ chức có liên quan. | I, II, III, IV | Các đề án/dự án/chương trình khuyến khích nhà đầu tư du lịch đầu tư hệ thống thu gom, phân loại và tái chế nước thải, rác thải. | ||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tóm tắt phân công cơ quan chủ trì các nhiệm vụ, hoạt động như sau:
- Ban Chỉ đạo quốc gia về tăng trưởng xanh: 1.1.1, 1.1.3, 2.2.1.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thực hiện nhóm nhiệm vụ, hoạt động 1.1, 4.1, 5.2, 6.1, 6.2, 16.2 và nhiệm vụ, hoạt động cụ thể: 1.2.1, 1.2.2, 1.2.4, 2.2.1-2.2.2, 3.1.1, 3.2.4, 4.2.1-4.2.3, 4.3.1, 4.3.2, 5.1.3-5.1.4, 7.1.1, 9.4.1, 15.6.2, 15.6.3.
- Bộ Công Thương chủ trì thực hiện nhóm nhiệm vụ, hoạt động 6.2, 8.1-8.5, 9.1, 9.3, 14.2, 16.1 và nhiệm vụ, hoạt động cụ thể: 1.1.2-1.1.5, 1.2.2-1.2.4, 2.2.2, 3.2.4, 4.2.2, 5.1.4, 5.2.2, 9.2.2, 9.4.2, 10.1.2, 10.1.4, 10.5.3, 15.3.2, 16.2.2.
- Bộ Giao thông vận tải chủ trì thực hiện nhóm nhiệm vụ, hoạt động 6.2, 10.2, 10.3, 10.5, 10.6 và nhiệm vụ, hoạt động cụ thể: 1.1.2, 1.1.3, 1.1.5, 1.2.2-1.2.4, 2.2.2, 3.2.4, 4.2.2, 5.1.4, 5.2.2, 10.1.1, 10.1.3, 10.4.2, 16.2.2.
- Bộ Xây dựng chủ trì thực hiện nhóm nhiệm vụ, hoạt động 6.2, 11.1-11.4 và nhiệm vụ, hoạt động cụ thể: 1.1.2, 1.1.3, 1.1.5, 1.2.2-1.2.4, 2.2.2, 3.2.4, 4.2.2, 5.1.4, 5.2.2, 16.1.1, 16.2.2.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thực hiện nhóm nhiệm vụ, hoạt động 6.2, 12.1-12.5, 15.2 và nhiệm vụ, hoạt động cụ thể: 1.1.2, 1.1.3, 1.1.5, 1.2.2, 1.2.4, 2.2.2, 3.2.4, 4.2.2, 5.1.4, 5.2.2, 7.2.1, 10.5.3, 15.1.2, 15.3.2, 16.1.1, 16.2.2.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện nhóm nhiệm vụ, hoạt động 6.2, 6.3, 13.1, 14.1, 15.4, 15.5 và nhiệm vụ, hoạt động cụ thể: 1.1.2, 1.1.3, 1.1.5, 1.2.2-1.2.4, 2.2.2, 3.2.4, 4.2.2, 4.2.7, 5.1.4, 5.2.2, 10.4.1, 15.1.1, 15.1.3, 15.3.1, 15.6.1, 15.6.2, 16.1.1, 16.2.2.
- Bộ Tài chính chủ trì thực hiện nhóm nhiệm vụ, hoạt động 6.2 và nhiệm vụ, hoạt động cụ thể: 1.1.2, 1.1.3, 1.1.5, 1.2.2, 1.2.4, 2.2.2, 3.2.4, 4.2.2, 4.2.5-4.2.7, 4.3.3, 5.1.4, 5.2.2, 8.5.2, 16.2 2.
- Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì thực hiện nhóm nhiệm vụ, hoạt động 6.2, 13.2 và nhiệm vụ, hoạt động cụ thể: 1.1.2, 1.1.3, 1.1.5, 1.2.2, 1.2.4, 2.2.2, 3.2.4, 4.2.2, 5.1.1, 5.1.2, 5.1.4, 5.2.2, 9.2.1, 10.2.4, 10.4.1, 16.2.2.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì thực hiện nhóm nhiệm vụ, hoạt động 3.2, 6.2, 7.2 và nhiệm vụ, hoạt động cụ thể: 1.1.2, 1.1.3, 1.1.5, 1.2.2, 1.2.4, 2.2.2, 3.1.2, 4.2.2, 5.1.4, 5.2.2, 7.1.2, 16.2.2.
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì thực hiện nhóm nhiệm vụ, hoạt động 2.1, 6.2, 18.1, 18.2 và nhiệm vụ, hoạt động cụ thể: 1.1.2, 1.1.3, 1.1.5, 1.2.2, 1.2.4, 2.2.2, 3.2.4, 4.2.2, 5.1.4, 5.2.2, 16.1.1, 16.2.2.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì thực hiện nhóm nhiệm vụ, hoạt động 3.2, 6.2, và nhiệm vụ, hoạt động cụ thể: 1.1.2, 1.1.3, 1.1.5, 1.2.2, 1.2.4, 2.2.2, 2.2.3, 4.2.2, 5.1.4, 5.2.2, 16.2.2.
- Bộ Y tế chủ trì thực hiện nhóm nhiệm vụ, hoạt động 6.2, 17.1, 17.2 và nhiệm vụ, hoạt động cụ thể: 1.1.2, 1.1.3, 1.1.5, 1.2.2, 1.2.4, 2.2.2, 3.2.4, 4.2.2, 5.1.4, 5.2.2, 16.2.2.
- Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì thực hiện nhóm nhiệm vụ, hoạt động 5.2, 6.2 và nhiệm vụ, hoạt động cụ thể: 1.1.2, 1.1.3, 1.1.5, 1.2.2, 1.2.4, 2.2.1, 2.2.2, 3.2.4, 4.2.2, 5.1.4, 5.2.2, 16.2.2.
- Bộ Nội vụ chủ trì thực hiện nhóm nhiệm vụ, hoạt động 6.2 và nhiệm vụ, hoạt động cụ thể: 1.1.2, 1.1.3, 1.1.5, 1.2.2, 1.2.4, 2.2.2, 3.2.4, 4.2.2, 5.1.4, 5.2.2, 16.2.2.
- Bộ Quốc phòng chủ trì thực hiện nhóm nhiệm vụ, hoạt động 6.2 và nhiệm vụ, hoạt động cụ thể: 1.1.2, 1.1.3, 1.2.2, 1.2.4, 2.2.2, 3.2.4, 4.2.2, 5.2.2, 15.4.2, 16.2.2.
- Bộ Công an chủ trì thực hiện nhóm nhiệm vụ, hoạt động 6.2 và nhiệm vụ, hoạt động cụ thể: 1.1.2, 1.2.2, 1.2.4, 2.2.2, 3.2.4, 4.2.2, 5.2.2, 15.4.2, 16.2.2.
- Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện nhóm nhiệm vụ, hoạt động 6.2, và nhiệm vụ, hoạt động cụ thể: 1.1.2, 1.2.2, 1.2.4, 2.2.2, 3.2.4, 4.2.2, 5.2.2, 16.2.2.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì thực hiện nhóm nhiệm vụ, hoạt động 6.2, và nhiệm vụ, hoạt động cụ thể: 1.1.2, 1.2.2, 1.2.4, 2.2.2, 3.2.4, 4.2.4, 4.3.4, 4.3.5, 5.2.2, 16.2.2.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì thực hiện nhóm nhiệm vụ, hoạt động 6.2 và nhiệm vụ, hoạt động cụ thể: 1.1.2, 1.1.3, 1.2.2, 1.2.3, 1.2.4, 2.2.2, 3.2.4, 4.2.2, 5.2.2, 10.5.3, 13.1.3, 14.1.1, 16.2.2.
- Ủy ban Dân tộc chủ trì thực hiện nhiệm vụ, hoạt động cụ thể: 1.2.2, 2.2.2, 5.2.2, 7.2.1.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì thực hiện nhiệm vụ, hoạt động cụ thể: 1.2.2, 2.2.2, 5.2.2.
- Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chủ trì thực hiện nhiệm vụ, hoạt động cụ thể: 1.2.2, 2.2.2, 3.2.4, 5.2.2.
GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
(Kèm theo Quyết định số 882/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ)
Trên cơ sở tham chiếu tài liệu trong nước và quốc tế về các khái niệm liên quan đến tăng trưởng xanh, các từ ngữ sử dụng trong Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 được hiểu như sau:
1. Phát thải ròng bằng “0”i là mục tiêu tham vọng hơn trung hòa các-bon: (1) được áp dụng đồng thời cho các bên liên quan hay cấp độ cơ sở và cấp độ toàn cầu hay cả hành tinh (theo đúng Thỏa thuận Paris), (2) tập trung vào cắt giảm và tránh phát thải, rồi thu giữ tại thời điểm phát sinh hoặc loại bỏ khí nhà kính, (3) chỉ chấp nhận tín chỉ hoặc phần bù trừ các-bon được tạo ra bởi các dự án thu giữ CO2 trong dài hạn.
2. Trung hòa các-bonii là mục tiêu (1) chỉ được áp dụng cho các bên liên quan hay cấp độ cơ sở (các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức, địa phương, quốc gia...), trong đó (2) tổng lượng khí nhà kính của các bên liên quan (các khí nhà kính khác được quy đổi ra lượng các-bon tương đương) được cắt giảm hay tránh phát thải, hoặc được bù trừ bằng tín chỉ các bon, và (3) chấp nhận tín chỉ các-bon có giá trị ngắn hạn.
3. Các-bon xanhiii là thuật ngữ dùng để chỉ lượng các-bon lưu giữ trong hệ sinh thái biển và ven biển. Hệ sinh thái các-bon xanhiv bao gồm các hệ sinh thái bãi triều và đầm lầy ngập mặn ven biển, hệ sinh thái thảm cỏ biển và hệ sinh thái rừng ngập mặn.
4. Cơ chế điều chỉnh thuế các-bon (CBAM)v là một biện pháp giải quyết nguy cơ rò rỉ các-bon thông qua việc áp thuế các-bon đối với một số loại hàng hóa nhập khẩu của những ngành, lĩnh vực có lượng khí thải các-bon cao từ các quốc gia nằm ngoài Liên minh Châu Âu (xi măng, nhôm, sắt thép, điện...).
5. Cộng sinh công nghiệp trong khu công nghiệpvi là hoạt động hợp tác giữa các doanh nghiệp trong một khu công nghiệp hoặc với doanh nghiệp trong các khu công nghiệp khác nhằm tối ưu hóa việc sử dụng các yếu tố đầu vào, đầu ra (nguyên vật liệu, nước, năng lượng, chất thải, phế liệu...) trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thông qua hợp tác, các doanh nghiệp hình thành mạng lưới trao đổi các yếu tố phục vụ sản xuất, sử dụng chung hạ tầng và các dịch vụ phục vụ sản xuất, cải thiện quy trình công nghệ và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
6. Đổi mới mô hình tăng trưởngvii là quá trình một quốc gia thay đổi mô hình tăng trưởng một cách chủ động, phù hợp với bối cảnh trong và ngoài nước và từng giai đoạn phát triển nhằm nhanh chóng chuyển sang mô tăng trưởng mới phù hợp, hiệu quả, bền vững hơn.
7. Đổi mới sáng tạoviii là quá trình chuyển ý tưởng, tri thức mới thành kết quả cụ thể (sản phẩm, dịch vụ, quy trình, thị trường...) nhằm mang lại lợi ích gia tăng cho kinh tế - xã hội.
8. Đổi mới sáng tạo xanhix là đổi mới phần cứng hoặc phần mềm liên quan đến các sản phẩm hoặc quy trình xanh (đổi mới công nghệ về tiết kiệm năng lượng, ngăn ngừa ô nhiễm, tái chế chất thải, thiết kế sản phẩm xanh, quản lý môi trường của doanh nghiệp...).
9. Kinh tế biển xanhx là hoạt động kinh tế diễn ra trên biển hoặc ven biển hội đủ bốn hợp phần cơ bản, gồm: bảo vệ, phục hồi và duy trì bền vững các dịch vụ hệ sinh thái biển khỏe mạnh; tạo ra lợi ích kinh tế biển bền vững, công bằng và tăng trưởng bao trùm; tích hợp các cách tiếp cận giữa doanh nghiệp và chính phủ; sáng tạo dựa trên các nghiên cứu khoa học tốt nhất hiện có.
10. Tài chính xanhxi là sản phẩm hoặc dịch vụ tài chính nhằm cung cấp nguồn vốn cho các dự án xanh và/hoặc các dự án giảm thiểu tác động đến môi trường, phục vụ cho các mục tiêu tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.
____________________
i Tham chiếu từ khái niệm của Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC).
ii Theo Sáng kiến Các-bon xanh (Blue Carbon Initiative) - Chương trình toàn cầu điều phối bởi Tổ chức Bảo tồn Quốc tế (CI), Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) và Ủy ban Hải dương học Liên chính phủ của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (IOC-UNESCO).
iii Tham chiếu từ khái niệm của Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC).
iv Theo Ủy ban Hải dương học Liên chính phủ của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (IOC UNESCO).
v Theo Dự thảo đề xuất về Cơ chế điều chỉnh thuế các-bon (CBAM) của Ủy ban Châu Âu (2021).
vi Trích dẫn từ Nghị định 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 quy định về Quản lý Khu công nghiệp và Khu kinh tế.
vii Theo Tạp chí Nghiên cứu kinh tế (2021). Đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 9(520).
viii Theo Báo cáo thuyết minh xây dựng Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021 - 2030.
ix Theo Tạp chí Đạo đức Kinh doanh (2006). “Ảnh hưởng của hoạt động đổi mới sáng tạo xanh đối với lợi thế doanh nghiệp ở Đài Loan”. Tạp chí Đạo đức Kinh doanh số 67(4): 331-339
x Theo Tổ chức Đối tác quản lý môi trường biển Đông Á (PEMSEA). PEMSEA (2015). Kinh tế biển xanh cho doanh nghiệp ở Đông Á - Hướng tới hiểu biết tích hợp về kinh tế biển xanh.
xi Tham chiếu từ định nghĩa của Diễn đàn kinh tế thế giới (2020).
1 Chú thích “(Cao)” đối với nhiệm vụ, hoạt động cụ thể có mức độ ưu tiên cao.
2 Nhiệm vụ, hoạt động được phân loại theo các chủ đề sau (có thể thuộc nhiều hơn 1 chủ đề): A. Hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước; B. Nâng cao nhận thức, giáo dục, phát triển nhân lực; C. Huy động nguồn lực tài chính; D. Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; E. Khía cạnh xã hội trong tăng trưởng xanh (tính bao trùm, bình đẳng, năng lực chống chịu của con người).
3 Nhiệm vụ, hoạt động được đánh giá có thể tiếp cận các nguồn lực sau (có thể chọn nhiều hơn 1 nguồn lực): I. Ngân sách nhà nước; II. Hỗ trợ quốc tế; III. Nguồn vốn vay thương mại và đầu tư tư nhân; IV. Nguồn vốn cộng đồng và xã hội khác.
- 1Công văn 1075/TTg-QHQT năm 2021 phê duyệt Đề xuất Dự án “Phát triển đô thị ven biển miền Trung hướng đến tăng trưởng xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị” sử dụng vốn vay của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1662/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án “Bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 4444/VPCP-NN năm 2022 thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về tăng trưởng xanh do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1044/QĐ-TTg năm 2022 về thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về tăng trưởng xanh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 1051/QĐ-TTg năm 2022 về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về tăng trưởng xanh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Luật Điện Lực 2004
- 2Công ước khung về thay đổi khí hậu của Liên hợp quốc
- 3Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010
- 4Thông báo hiệu lực của Công ước về Luật sử dụng nguồn nước liên quốc gia cho mục đích phi giao thông thủy do Bộ Ngoại giao ban hành
- 5Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015
- 6Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 7Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế
- 8Quyết định 84/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng xanh Việt Nam đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Nghị quyết 36-NQ/TW năm 2018 về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 10Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 11Luật Bảo vệ môi trường 2020
- 12Nghị quyết 26/NQ-CP năm 2020 về Kế hoạch tổng thể và Kế hoạch 5 năm thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Chính phủ ban hành
- 13Công văn 1075/TTg-QHQT năm 2021 phê duyệt Đề xuất Dự án “Phát triển đô thị ven biển miền Trung hướng đến tăng trưởng xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị” sử dụng vốn vay của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Quyết định 1658/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15Quyết định 1662/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án “Bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16Công văn 4444/VPCP-NN năm 2022 thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về tăng trưởng xanh do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 17Quyết định 1044/QĐ-TTg năm 2022 về thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về tăng trưởng xanh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 18Quyết định 1051/QĐ-TTg năm 2022 về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về tăng trưởng xanh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 882/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 882/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/07/2022
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Lê Văn Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/07/2022
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực