- 1Thông tư 09/2019/TT-BLĐTBXH bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, liên tịch ban hành
- 2Quyết định 746/QĐ-BLĐTBXH năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đến hết ngày 25/5/2019
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2015/TT-BLĐTBXH | Hà Nội, ngày 06 tháng 03 năm 2015 |
Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 06 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề;
Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề,
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho 05 nghề: Lâm nghiệp đô thị; Khuyến nông lâm; Kỹ thuật rau, hoa công nghệ cao; Phòng và chữa bệnh thủy sản; Kỹ thuật pha chế đồ uống như sau:
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho 05 nghề: Lâm nghiệp đô thị; Khuyến nông lâm; Kỹ thuật rau, hoa công nghệ cao; Phòng và chữa bệnh thủy sản; Kỹ thuật pha chế đồ uống để áp dụng đối với các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp chuyên nghiệp công lập và tư thục có đăng ký hoạt động dạy nghề các nghề trên (sau đây gọi chung là cơ sở dạy nghề) nhưng không bắt buộc áp dụng đối với cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài.
1. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Lâm nghiệp đô thị” được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Khuyến nông lâm” được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Kỹ thuật rau, hoa công nghệ cao” được quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Phòng và chữa bệnh thủy sản” được quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Kỹ thuật pha chế đồ uống” được quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 2. Căn cứ quy định tại Thông tư này, hiệu trưởng các trường có đăng ký hoạt động dạy nghề các nghề trên tổ chức xây dựng, thẩm định, duyệt chương trình dạy nghề của trường.
Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21 tháng 5 năm 2015.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Chính trị - Xã hội và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, các cơ sở dạy nghề có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề cho 05 nghề được quy định tại Thông tư này và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ LÂM NGHIỆP ĐÔ THỊ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BLĐTBXH ngày 06 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
A - CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ
Tên nghề: Lâm nghiệp đô thị
Mã nghề: 40620204
Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương
(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa Trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 35
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
- Kiến thức:
+ Trình bày được các khái niệm về: Thực vật đô thị, đất và phân bón, sinh thái và môi trường đô thị, đo đạc, khí tượng học;
+ Trình bày được các khái niệm về: Xây dựng vườn ươm, tổ chức sản xuất, nhân giống cây trồng, trồng và chăm sóc một số loài cây bóng mát, cây trang trí, cây hoa và cỏ đô thị, xử lý sự cố cây đô thị, kỹ thuật chặt hạ cây gỗ đô thị;
+ Trình bày được các nguyên tắc đảm bảo an toàn và vệ sinh trong lao động;
+ Mô tả được cấu tạo hình thái của 50 - 60 loài cây xanh đô thị thường gặp;
+ Liệt kê được tên của 80 - 100 loài thực vật trong phân loại cây trồng đô thị;
+ Trình bày được một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về lâm nghiệp đô thị và bảo vệ môi trường.
- Kỹ năng:
+ Tính toán chi phí, vốn sản xuất để thực hiện lập kế hoạch kinh doanh;
+ Xây dựng được vườn ươm và lập được kế hoạch sản xuất cho một vườn ươm;
+ Nhân giống cây trồng đô thị thành thạo bằng các phương pháp như: Tạo cây bằng hạt, giâm, chiết, ghép, tách chồi;
+ Thực hiện các công việc trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại, xử lý sự cố cây đô thị, chặt hạ cây gỗ đô thị;
+ Sử dụng được một số phần mềm tin học ứng dụng;
+ Sử dụng được một số dụng cụ và máy chuyên dụng của lĩnh vực lâm nghiệp đô thị;
+ Trồng và chăm sóc được một số cây cảnh, tạo và xây dựng được non bộ;
+ Nhận biết được 80 - 100 loài cây trồng chủ yếu trong lâm nghiệp đô thị như: Cây xanh đường phố, công viên, hoa viên, quảng trường;
+ Nhận biết được các loài sâu, bệnh hại và đưa ra các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại các loài cây trồng đô thị;
+ Chia sẻ được kinh nghiệm, hợp tác trong quá trình làm việc theo tổ, nhóm để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc;
+ Thu thập được số liệu, phân tích, viết và trình bày báo cáo.
2. Chính trị, đạo đức; thể chất và quốc phòng
- Chính trị, đạo đức:
+ Có hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, truyền thống của dân tộc, giai cấp công nhân Việt Nam vào quá trình rèn luyện bản thân để trở thành người lao động mới có phẩm chất chính trị, có đạo đức và năng lực hoàn thành nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
+ Có hiểu biết về phòng, chống tham nhũng; nguyên nhân, hậu quả của tham nhũng; ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng, chống tham nhũng; trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống tham nhũng;
+ Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp;
+ Thể hiện ý thức tích cực học tập rèn luyện để không ngừng nâng cao trình độ, đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của sản xuất.
- Thể chất và quốc phòng:
+ Vận dụng được một số kiến thức cơ bản về phương pháp tập luyện một số môn thể dục thể thao phổ biến vào quá trình tự luyện tập thành thói quen bảo vệ sức khỏe, phát triển thể lực chung và thể lực chuyên môn nghề nghiệp;
+ Trình bày được những nội dung chính về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; có ý thức làm tốt công tác quốc phòng, an ninh ở cơ sở và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang;
+ Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về quốc phòng và An ninh, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
3.Cơ hội việc làm
Sau khi tốt nghiệp, học sinh làm việc tại:
+ Các cơ quan quản lý đô thị phường (xã), quận (huyện);
+ Các công ty thi công công trình về cảnh quan đô thị;
+ Làm công việc kỹ thuật về cây xanh, hoa viên tại các công ty đô thị và môi trường, hoa viên và giám sát các công trình trồng hoa, cây cảnh, cây xanh đường phố và đô thị;
+ Các cơ quan lâm nghiệp liên quan đến cảnh quan đô thị;
+ Các vườn ươm cây nông lâm nghiệp và cây xanh đô thị, các khu bảo tồn di tích lịch sử, các ban quản lý các khu công nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh;
+ Tự tạo việc làm cho mình theo nghề đã học.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian khóa học : 02 năm
- Thời gian học tập : 90 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu : 2550 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 210 giờ (trong đó thi tốt nghiệp 30 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2340 giờ
+ Thời gian học bắt buộc: 1800 giờ; Thời gian học tự chọn: 540 giờ
+ Thời gian học lý thuyết: 652 giờ; Thời gian học thực hành:1688 giờ
3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1020 giờ
(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả)
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
I | Các môn học chung | 210 | 107 | 86 | 17 |
MH 01 | Chính trị | 30 | 22 | 6 | 2 |
MH 02 | Pháp luật | 15 | 11 | 3 | 1 |
MH 03 | Giáo dục thể chất | 30 | 3 | 24 | 3 |
MH 04 | Giáo dục quốc phòng và An ninh | 45 | 28 | 13 | 4 |
MH 05 | Tin học | 30 | 13 | 15 | 2 |
MH 06 | Ngoại ngữ (Anh văn) | 60 | 30 | 25 | 5 |
II | Các môn học, mô đun đào tạo nghề | 1800 | 473 | 1218 | 109 |
II.1 | Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở | 400 | 212 | 160 | 28 |
MH 07 | An toàn lao động | 30 | 17 | 10 | 3 |
MH 08 | Thực vật - Cây trồng đô thị | 60 | 30 | 26 | 4 |
MH 09 | Đất và phân bón | 50 | 24 | 22 | 4 |
MH 10 | Khí tượng học | 45 | 24 | 18 | 3 |
MH 11 | Sinh thái môi trường đô thị | 45 | 24 | 18 | 3 |
MH 12 | Bảo vệ thực vật | 80 | 41 | 34 | 5 |
MH 13 | Pháp luật và chính sách cây xanh đô thị | 45 | 28 | 14 | 3 |
MH 14 | Tổ chức sản xuất kinh doanh | 45 | 24 | 18 | 3 |
II.2 | Các môn học, mô đun chuyên môn nghề | 1400 | 261 | 1058 | 81 |
MĐ 15 | Đo đạc | 90 | 21 | 64 | 5 |
MĐ 16 | Cây trồng cảnh quan đô thị | 75 | 22 | 48 | 5 |
MĐ 17 | Tin học ứng dụng | 80 | 19 | 56 | 5 |
MĐ 18 | Xây dựng vườn ươm | 45 | 12 | 30 | 3 |
MĐ 19 | Nhân giống cây trồng đô thị | 120 | 22 | 90 | 8 |
MĐ 20 | Phòng trừ sâu, bệnh hại cây xanh đô thị | 75 | 18 | 52 | 5 |
MĐ 21 | Trồng cây bóng mát đô thị | 100 | 22 | 72 | 6 |
MĐ 22 | Trồng cây trang trí | 80 | 19 | 56 | 5 |
MĐ 23 | Trồng cây cảnh - non bộ | 90 | 21 | 64 | 5 |
MĐ 24 | Quản lý cây xanh đô thị | 75 | 18 | 52 | 5 |
MĐ 25 | Vận hành máy chuyên dụng | 75 | 18 | 52 | 5 |
MĐ 26 | Xử lý sự cố cây bóng mát | 60 | 15 | 42 | 3 |
MĐ 27 | Kỹ thuật chặt hạ cây gỗ đô thị | 75 | 18 | 52 | 5 |
MĐ 28 | Thực tập tốt nghiệp | 360 | 16 | 328 | 16 |
Tổng cộng | 2250 | 693 | 1418 | 139 |
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC
(Có nội dung chi tiết kèm theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ
1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun tự chọn | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
MH 29 | Vi sinh vật đại cương | 50 | 25 | 22 | 3 |
MH 30 | Kỹ năng tìm việc làm | 40 | 15 | 22 | 3 |
MĐ 31 | Thiết kế cảnh quan cây xanh đô thị | 90 | 21 | 64 | 5 |
MĐ 32 | Thiết kế không gian xanh đô thị | 90 | 21 | 64 | 5 |
MĐ 33 | Trồng rừng đô thị | 90 | 21 | 64 | 5 |
MĐ 34 | Trồng và chăm sóc hoa phong lan | 90 | 21 | 64 | 5 |
MĐ 35 | Trồng và chăm sóc thảm cỏ | 90 | 21 | 64 | 5 |
MĐ 36 | Nuôi động vật hoang dã | 90 | 21 | 64 | 5 |
MĐ 37 | Trồng cây thủy sinh | 90 | 21 | 64 | 5 |
1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung.
- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học/mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định.
- Có thể lựa chọn 7 trong số 9 môn học, mô đun có trong danh mục môn học, mô đun tự chọn ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo, ví dụ có thể lựa chọn như sau:
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun tự chọn | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
MH 29 | Vi sinh vật đại cương | 50 | 25 | 22 | 3 |
MH 30 | Kỹ năng tìm việc làm | 40 | 15 | 22 | 3 |
MĐ 31 | Thiết kế cảnh quan cây xanh đô thị | 90 | 21 | 64 | 5 |
MĐ 32 | Thiết kế không gian xanh đô thị | 90 | 21 | 64 | 5 |
MĐ 33 | Trồng rừng đô thị | 90 | 21 | 64 | 5 |
MĐ 34 | Trồng và chăm sóc hoa phong lan | 90 | 21 | 64 | 5 |
MĐ 35 | Trồng và chăm sóc thảm cỏ | 90 | 21 | 64 | 5 |
Tổng cộng | 540 | 145 | 364 | 31 |
(Có nội dung chi tiết kèm theo)
2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp
Số TT | Môn thi | Hình thức thi | Thời gian thi |
1 | Chính trị | Viết | Không quá 120 phút |
2 | Văn hóa trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở | Viết, trắc nghiệm | Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo |
3 | Kiến thức, kỹ năng nghề: - Lý thuyết nghề | Viết Vấn đáp | Không quá 180 phút Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút/học sinh) |
- Thực hành nghề * Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết và thực hành) | Bài thi thực hành Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành | Không quá 12 giờ Không quá 12 giờ |
3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện
- Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, cơ sở dạy nghề có thể bố trí cho học sinh tham quan, học tập tại một số công ty, doanh nghiệp liên quan đến ngành lâm nghiệp, cảnh quan đô thị.
- Ðể giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội có thể bố trí cho học sinh tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương.
- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp.
Số TT | Nội dung | Thời gian |
1 | Thể dục, thể thao | 5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày |
2 | Văn hóa, văn nghệ Sinh hoạt tập thể đoàn, khoa chuyên môn Qua các phương tiện thông tin đại chúng: Xem ti vi, nghe đài… | Ngoài giờ học hàng ngày 19 giờ đến 20 giờ (một buổi/tuần) |
3 | Hoạt động thư viện Học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu nếu không có giờ lên lớp | Tất cả các ngày làm việc trong tuần |
4 | Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể | Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các ngày lễ hoặc tối thứ bảy, chủ nhật các tuần. |
5 | Tham quan, dã ngoại | Mỗi học kỳ 1 lần |
4. Các chú ý khác
- Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn, các Cơ sở dạy nghề có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý.
- Có thể sử dụng một số môn học, mô đun đào tạo trong chương trình khung nêu trên để xây dựng chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề nhưng phải tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể học liên thông lên trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề.
- Dựa theo chương trình này, khi đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề lên cao đẳng nghề, cần giảng dạy bổ sung những môn học, mô đun trong chương trình trung cấp nghề không đào tạo./.
B - CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ
Tên nghề: Lâm nghiệp đô thị
Mã nghề: 50620204
Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 40
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
- Kiến thức:
+ Trình bày được các khái niệm về: Thực vật đô thị, đất và phân bón, sinh thái và môi trường đô thị, đo đạc, khí tượng học, nguyên lý quy hoạch xây dựng và kiến trúc công trình, xây dựng và quản lý dự án;
+ Trình bày được các phương án thiết kế không gian xanh đô thị, cảnh quan cây xanh đô thị;
+ Trình bày được khái niệm xây dựng vườn ươm, tổ chức sản xuất, nhân giống cây trồng, trồng và chăm sóc một số loài cây bóng mát, cây trang trí, cây hoa và cỏ đô thị, xử lý sự cố cây đô thị, kỹ thuật chặt hạ cây gỗ đô thị;
+ Trình bày được các nguyên tắc đảm bảo an toàn và vệ sinh trong lao động;
+ Mô tả được cấu tạo hình thái của 80 - 100 loài cây trồng đô thị thường gặp;
+ Liệt kê được tên 100 - 120 loài thực vật trong phân loại cây trồng đô thị;
+ Nắm được một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về lâm nghiệp đô thị và bảo vệ môi trường;
- Kỹ năng:
+ Khảo sát, thiết kế và tổ chức thi công được một số công trình cây xanh đô thị;
+ Thiết kế được các công trình cây xanh đô thị như: trồng cây đường phố, hoa viên, công viên;
+ Tính toán được chi phí, vốn sản xuất để thực hiện lập kế hoạch kinh doanh;
+ Lựa chọn được các loại vật liệu để xây dựng non bộ và cảnh quan khác;
+ Xây dựng được vườn ươm và lập được kế hoạch sản xuất cho một vườn ươm;
+ Nhân giống cây trồng đô thị thành thạo bằng các phương pháp như: Tạo cây bằng hạt, giâm, chiết, ghép, tách chồi;
+ Thực hiện thành thạo các công việc trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại, xử lý sự cố cây đô thị, chặt hạ cây đô thị;
+ Sử dụng được một số phần mềm tin học ứng dụng để vẽ đồ họa, vẽ mỹ thuật và thiết kế các công trình đô thị;
+ Sử dụng được một số dụng cụ và máy chuyên dụng trong lĩnh vực lâm nghiệp đô thị;
+ Trồng và chăm sóc được một số cây cảnh, tạo và xây dựng được non bộ;
+ Nhận biết được 100 - 120 loài cây trồng chủ yếu trong phát triển lâm nghiệp đô thị như: cây xanh đường phố, công viên, hoa viên, quảng trường;
+ Nhận biết và phân biệt được các loài sâu, bệnh hại và đưa ra các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại các loài cây trồng đô thị.
+ Chia sẻ được kinh nghiệm, hợp tác trong quá trình làm việc theo tổ, nhóm để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc;
+ Thu thập được số liệu, phân tích, viết và trình bày báo cáo.
2. Chính trị, đạo đức; thể chất và quốc phòng
- Chính trị, đạo đức:
+ Có hiểu biết về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, truyền thống của dân tộc, giai cấp công nhân Việt Nam vào quá trình rèn luyện bản thân để trở thành người lao động mới có phẩm chất chính trị, có đạo đức và năng lực hoàn thành nhiệm vụ;
+ Có hiểu biết về phòng, chống tham nhũng; nguyên nhân, hậu quả của tham nhũng; ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng, chống tham nhũng; trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống tham nhũng;
+ Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp;
+ Tích cực học tập rèn luyện để không ngừng nâng cao trình độ, đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của sản xuất.
- Thể chất và quốc phòng:
+ Vận dụng được một số kiến thức cơ bản về phương pháp tập luyện một số môn thể dục thể thao phổ biến vào quá trình tự luyện tập thành thói quen bảo vệ sức khỏe, phát triển thể lực chung và thể lực chuyên môn nghề nghiệp;
+ Trình bày được những nội dung chính về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; có ý thức làm tốt công tác quốc phòng, an ninh ở cơ sở và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang;
+ Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về quốc phòng và An ninh, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
3.Cơ hội việc làm
Sau khi tốt nghiệp cao đẳng nghề Lâm nghiệp đô thị, sinh viên làm việc tại:
+ Các cơ quan quy hoạch và quản lý đô thị phường (xã), quận (huyện), các cơ sở tư vấn về qui hoạch kiến trúc đô thị;
+ Các công ty thiết kế, hoặc thi công công trình về cảnh quan đô thị;
+ Làm công việc kỹ thuật về cây xanh, hoa viên tại các công ty đô thị và môi trường, hoa viên kiến trúc, và giám sát các công trình trồng hoa, cây cảnh, cây bóng mát đô thị;
+ Các cơ quan lâm nghiệp liên quan đến cảnh quan đô thị;
+ Các công ty tư vấn và thiết kế cảnh quan đô thị;
+ Các vườn ươm cây nông lâm nghiệp và cây xanh đô thị, các khu bảo tồn di tích lịch sử, các ban quản lý các khu công nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh;
+ Tự tạo việc làm cho bản thân theo nghề đã học.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian khóa học: 3 năm
- Thời gian học tập: 131 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 3750 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 300 giờ (trong đó thi tốt nghiệp là 35 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 giờ
+ Thời gian học bắt buộc: 2600 giờ; Thời gian học tự chọn: 700 giờ
+ Thời gian học lý thuyết: 1120 giờ; Thời gian học thực hành: 2180 giờ
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
Mã MH,MĐ | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
I | Các môn học chung | 450 | 221 | 199 | 30 |
MH 01 | Chính trị | 90 | 60 | 24 | 6 |
MH 02 | Pháp luật | 30 | 22 | 6 | 2 |
MH 03 | Giáo dục thể chất | 60 | 4 | 52 | 4 |
MH 04 | Giáo dục quốc phòng và An ninh | 75 | 58 | 13 | 4 |
MH 05 | Tin học | 75 | 17 | 54 | 4 |
MH 06 | Tiếng Anh | 120 | 60 | 50 | 10 |
II | Các môn học, mô đun đào tạo nghề | 2600 | 848 | 1610 | 142 |
II.1 | Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở | 570 | 337 | 198 | 35 |
MH 07 | An toàn lao động | 45 | 32 | 10 | 3 |
MH 08 | Thực vật - Cây trồng đô thị | 90 | 51 | 34 | 5 |
MH 09 | Đất và phân bón | 60 | 30 | 26 | 4 |
MH 10 | Khí tượng học | 45 | 28 | 14 | 3 |
MH 11 | Sinh thái môi trường đô thị | 60 | 38 | 18 | 4 |
MH 12 | Bảo vệ thực vật | 120 | 76 | 38 | 6 |
MH 13 | Vật liệu cảnh quan đô thị | 60 | 30 | 26 | 4 |
MH 14 | Pháp luật và chính sách cây xanh đô thị | 45 | 28 | 14 | 3 |
MH 15 | Tổ chức sản xuất kinh doanh | 45 | 24 | 18 | 3 |
II.2 | Các môn học, mô đun chuyên môn nghề | 2030 | 511 | 1412 | 107 |
MĐ 16 | Đo đạc | 120 | 42 | 72 | 6 |
MĐ 17 | Cây trồng cảnh quan đô thị | 100 | 38 | 56 | 6 |
MĐ 18 | Tin học ứng dụng | 120 | 34 | 80 | 6 |
MĐ 19 | Quy hoạch cảnh quan đô thị | 75 | 26 | 44 | 5 |
MĐ 20 | Thiết kế cảnh quan cây xanh đô thị | 90 | 25 | 60 | 5 |
MĐ 21 | Thiết kế không gian xanh đô thị | 120 | 34 | 80 | 6 |
MĐ 22 | Xây dựng vườn ươm | 45 | 12 | 30 | 3 |
MĐ 23 | Nhân giống cây trồng đô thị | 180 | 45 | 126 | 9 |
MĐ 24 | Phòng trừ sâu, bệnh hại cây xanh đô thị | 90 | 25 | 60 | 5 |
MĐ 25 | Trồng cây bóng mát đô thị | 140 | 45 | 88 | 7 |
MĐ 26 | Trồng cây trang trí | 120 | 30 | 84 | 6 |
MĐ 27 | Trồng cây cảnh - non bộ | 100 | 30 | 64 | 6 |
MĐ 28 | Quản lý cây xanh đô thị | 90 | 25 | 60 | 5 |
MĐ 29 | Vận hành máy chuyên dụng | 120 | 34 | 80 | 6 |
MĐ 30 | Xử lý sự cố cây bóng mát | 90 | 25 | 60 | 5 |
MĐ 31 | Kỹ thuật chặt hạ cây gỗ đô thị | 90 | 25 | 60 | 5 |
MĐ 32 | Thực tập tốt nghiệp | 340 | 16 | 308 | 16 |
Tổng cộng | 3050 | 1068 | 1810 | 172 |
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC
(Có nội dung chi tiết kèm theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ
1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun tự chọn | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
MĐ 33 | Vi nhân giống cây trồng | 120 | 34 | 80 | 6 |
MĐ 34 | Trồng rừng đô thị | 120 | 34 | 80 | 6 |
MH 35 | Vi sinh vật đại cương | 60 | 35 | 22 | 3 |
MH 36 | Kỹ năng tìm việc làm | 40 | 15 | 22 | 3 |
MĐ 37 | Trồng và chăm sóc hoa phong lan | 90 | 25 | 60 | 5 |
MĐ 38 | Trồng và chăm sóc thảm cỏ | 90 | 25 | 60 | 5 |
MĐ 39 | Nuôi động vật hoang dã | 90 | 25 | 60 | 5 |
MĐ 40 | Trồng cây thủy sinh | 90 | 25 | 60 | 5 |
MĐ 41 | Quy hoạch du lịch sinh thái | 90 | 25 | 60 | 5 |
MĐ 42 | Xây dựng và quản lý dự án | 90 | 25 | 60 | 5 |
1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học/mô đun đào tạo nghề tự chọn
- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung.
- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học/mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định.
- Lựa chọn 8 trong số 10 môn học, mô đun có trong danh mục môn học, mô đun tự chọn ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo, ví dụ có thể lựa chọn như sau:
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun tự chọn | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
MĐ 33 | Vi nhân giống cây trồng | 120 | 34 | 80 | 6 |
MĐ 34 | Trồng rừng đô thị | 120 | 34 | 80 | 6 |
MH 35 | Vi sinh vật đại cương | 60 | 35 | 22 | 3 |
MH 36 | Kỹ năng tìm việc làm | 40 | 15 | 22 | 3 |
MĐ 37 | Trồng và chăm sóc hoa phong lan | 90 | 25 | 60 | 5 |
MĐ 38 | Trồng và chăm sóc thảm cỏ | 90 | 25 | 60 | 5 |
MĐ 39 | Nuôi động vật hoang dã | 90 | 25 | 60 | 5 |
MĐ 40 | Trồng cây thủy sinh | 90 | 25 | 60 | 5 |
Tổng cộng | 700 | 218 | 444 | 38 |
(Có nội dung chi tiết kèm theo)
2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp
TT | Môn thi | Hình thức thi | Thời gian thi |
1 | Chính trị | Viết | Không quá 120 phút |
2 | Kiến thức, kỹ năng nghề: - Lý thuyết nghề | Viết Vấn đáp | Không quá 180 phút Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút/sinh viên) |
- Thực hành nghề * Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết và thực hành) | Bài thi thực hành Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành | Không quá 24 giờ Không quá 24 giờ |
3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện
- Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, cơ sở dạy nghề có thể bố trí cho sinh viên tham quan, học tập tại một số công ty, doanh nghiệp liên quan đến ngành lâm nghiệp, cảnh quan đô thị.
- Ðể giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội có thể bố trí cho sinh viên tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương.
- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp.
TT | Nội dung | Thời gian |
1 | Thể dục, thể thao | 5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày |
2 | Văn hóa, văn nghệ: Sinh hoạt tập thể đoàn, khoa chuyên môn Qua các phương tiện thông tin đại chúng: Xem ti vi, nghe đài… | Ngoài giờ học hàng ngày 19 giờ đến 20 giờ (một buổi/tuần) |
3 | Hoạt động thư viện Sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu nếu không có giờ lên lớp | Tất cả các ngày làm việc trong tuần: Nghiên cứu bổ sung các kiến thức chuyên môn; Tìm kiếm thông tin nghề nghiệp trên Internet. |
4 | Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể | Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các ngày lễ hoặc tối thứ bảy, chủ nhật các tuần. |
5 | Tham quan, dã ngoại | Mỗi học kỳ 1 lần |
4. Các chú ý khác
- Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn, các Cơ sở dạy nghề có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý.
- Có thể sử dụng một số môn học, mô đun đào tạo trong chương trình khung nêu trên để xây dựng chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề nhưng phải tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể học liên thông lên trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề.
- Dựa theo chương trình này, khi đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề lên cao đẳng nghề, cần giảng dạy bổ sung những môn học, mô đun trong chương trình trung cấp nghề không đào tạo./.
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ KHUYẾN NÔNG LÂM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BLĐTBXH ngày 06/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
A - CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ
Tên nghề: Khuyến nông lâm
Mã nghề: 40620107
Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương
(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa Trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Số lượng môn học mô đun đào tạo: 32
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
- Kiến thức:
+ Nắm được một số chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông lâm nghiệp;
+ Trình bày được các bước lập kế hoạch khuyến nông, kế hoạch tổ chức hội thảo, hội nghị khuyến nông;
+ Trình bày được các phương pháp khuyến nông, các phương pháp đánh giá thôn bản có sự tham gia của người dân, các bước lập kế hoạch phát triển thôn bản;
+ Trình bày được quy trình kỹ thuật nhân giống cây trồng;
+ Trình bày được quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ dịch hại trên cây lâm nghiệp, cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp;
+ Trình bày được một số kỹ thuật chăn nuôi và phòng trị một số bệnh ở gia súc, gia cầm;
+ Trình bày được những quy định về an toàn lao động, chế độ bảo hộ lao động công nhân ngành nông lâm nghiệp, biện pháp sơ cứu một số tai nạn thường gặp trong sản xuất nông lâm nghiệp;
+ Trình bày được một số kỹ thuật cơ bản để bảo vệ môi trường và các phương pháp quản lý bảo vệ môi trường.
- Kỹ năng:
+ Lựa chọn được một số phương pháp tiếp cận, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, lập kế hoạch, đánh giá trong khuyến nông lâm;
+ Sử dụng được một số phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân để lập kế hoạch khuyến nông lâm và phát triển thôn bản;
+ Tổ chức được các cuộc họp dân, phối hợp tổ chức được các lớp tập huấn cấp thôn bản và thực hiện chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới đến người dân;
+ Thực hiện được các hoạt động truyền thông trong khuyến nông;
+ Tạo lập, chia sẻ thông tin phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn xuất phát từ nhu cầu của người dân;
+ Thực hiện được công việc thiết kế, xây dựng, giám sát, đánh giá trình diễn;
+ Nhân giống được một số loài cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp, bằng phương pháp chiết, ghép, giâm hom, gieo hạt, phù hợp với thực tế ở địa phương;
+ Trồng được một số loài cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây lương thực, cây ăn quả, cây rau đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình thực hành nghề;
+ Chăn nuôi được một số loài gia súc, gia cầm phù hợp trong điều kiện thực tế tại địa phương.
2. Chính trị, đạo đức, thể chất và quốc phòng
- Chính trị, đạo đức:
+ Có một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước;
+ Có hiểu biết về đường lối chủ trương của Đảng về định hướng phát triển kinh tế - xã hội;
+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa;
Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;
Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp;
+ Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của công việc.
+ Có hiểu biết cơ bản về phòng, chống tham nhũng; có trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống tham nhũng.
- Thể chất, quốc phòng:
+ Thường xuyên rèn luyện thân thể để có đủ sức khỏe học tập và công tác lâu dài;
Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
Hiểu biết những kiến thức kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình Giáo dục quốc phòng và An ninh;
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng và sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
3. Cơ hội việc làm
Sau khi tốt nghiệp trình độ Trung cấp nghề Khuyến nông lâm, học sinh sẽ làm việc trong hệ thống khuyến nông nhà nước và các tổ chức khác (viện trường, hội, hợp tác xã …); làm việc tại các cơ sở, cơ quan chuyên ngành nông nghiệp, khuyến nông lâm như trạm khuyến nông, khuyến nông viên thôn xã hoặc chi hội nông dân, chi hội phụ nữ và tổ chức hoạt động sản xuất dịch vụ nông lâm nghiệp tại nông hộ, trang trại.
II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian của khóa học: 1,5 năm
- Thời gian học tập: 68 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 2220 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết mô đun, môn học và thi tốt nghiệp: 186 giờ (Trong đó, ôn và thi tốt nghiệp: 80 giờ)
2. Phân bố thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2010 giờ
+ Thời gian học bắt buộc: 1590 giờ; Thời gian học tự chọn: 420 giờ
+ Thời gian học lý thuyết: 607 giờ; Thời gian học thực hành: 1403 giờ
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC; THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
I | Các môn học chung | 210 | 107 | 86 | 17 |
MH 01 | Chính trị | 30 | 22 | 6 | 2 |
MH 02 | Pháp luật | 15 | 11 | 3 | 1 |
MH 03 | Giáo dục thể chất | 30 | 3 | 24 | 3 |
MH 04 | Giáo dục quốc phòng và An ninh | 45 | 28 | 13 | 4 |
MH 05 | Tin học | 30 | 13 | 15 | 2 |
MH 06 | Ngoại ngữ (Anh văn) | 60 | 30 | 25 | 5 |
II | Các môn học, mô đun đào tạo nghề | 1590 | 484 | 1039 | 67 |
II.1 | Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở | 405 | 146 | 237 | 22 |
MH 07 | An toàn lao động | 30 | 10 | 18 | 2 |
MH 08 | Bảo vệ môi trường | 45 | 20 | 22 | 3 |
MH 09 | Đất và phân bón | 60 | 20 | 37 | 3 |
MĐ 10 | Nông lâm kết hợp | 60 | 20 | 36 | 4 |
MĐ 11 | Nhân giống cây trồng | 90 | 20 | 66 | 4 |
MH 12 | Khuyến nông đại cương | 60 | 20 | 37 | 3 |
MH 13 | Chính sách phát triển nông lâm nghiệp | 60 | 36 | 21 | 3 |
II.2 | Các môn học, mô đun chuyên môn nghề | 1185 | 338 | 802 | 45 |
MĐ 14 | Lập kế hoạch khuyến nông | 90 | 24 | 62 | 4 |
MĐ 15 | Đào tạo tập huấn | 90 | 26 | 60 | 4 |
MĐ 16 | Tổ chức hội họp khuyến nông | 90 | 26 | 60 | 4 |
MĐ 17 | Xây dựng mô hình trình diễn | 90 | 24 | 62 | 4 |
MĐ 18 | Truyền thông khuyến nông | 60 | 22 | 35 | 3 |
MĐ 19 | Trồng cây lâm nghiệp | 75 | 22 | 49 | 4 |
MĐ 20 | Trồng cây lương thực | 75 | 20 | 51 | 4 |
MĐ 21 | Trồng cây ăn quả | 60 | 16 | 41 | 3 |
MĐ 22 | Trồng cây công nghiệp | 75 | 16 | 55 | 4 |
MĐ 23 | Trồng cây rau | 60 | 16 | 41 | 3 |
MĐ 24 | Chăn nuôi gia súc gia cầm | 120 | 40 | 76 | 4 |
MĐ 25 | Nuôi ong mật | 90 | 26 | 60 | 4 |
MĐ 26 | Thực tập tốt nghiệp | 210 | 60 | 150 | 0 |
Tổng cộng | 1800 | 590 | 1126 | 84 |
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC
(Có nội dung chi tiết kèm theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ
1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun tự chọn | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
MĐ 27 | Trồng nấm | 90 | 25 | 61 | 4 |
MĐ 28 | Trồng hoa, cây cảnh | 60 | 16 | 41 | 3 |
MĐ 29 | Công nghệ sau thu hoạch | 60 | 16 | 41 | 3 |
MĐ 30 | Nuôi trồng thủy sản | 90 | 24 | 62 | 4 |
MH 31 | Quản lý dịch hại tổng hợp | 75 | 23 | 48 | 4 |
MĐ 32 | Tìm kiếm việc làm khởi nghiệp kinh doanh | 60 | 24 | 32 | 4 |
MĐ 33 | Quản lý sản xuất kinh doanh nông lâm nghiệp | 60 | 24 | 33 | 3 |
MH 34 | Nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả | 60 | 19 | 38 | 3 |
MĐ 35 | Trồng cây đặc sản | 75 | 20 | 51 | 4 |
MĐ 36 | Bảo quản chế biến sản phẩm chăn nuôi | 60 | 24 | 33 | 3 |
1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
- Thời gian, nội dung của các môn học đào tạo nghề tự chọn do Cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc có thể tham khảo, điều chỉnh từ các môn học, mô đun đề nghị trong chương trình khung này trên cơ sở đảm bảo mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù riêng của ngành nghề và của vùng, miền từng địa phương.
- Nếu Cơ sở dạy nghề không chọn trong số các môn học đào tạo nghề tự chọn đề nghị trong chương trình khung này thì tiến hành xây dựng đề cương chi tiết từng bài học/ từng chương cụ thể theo mẫu ở mục III, sau đó tiến hành thẩm định và ban hành chương trình chi tiết các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn cho Cơ sở của mình.
- Chọn các môn học, mô đun sao cho đảm bảo thời gian thực học tối thiểu theo quy định trong chương trình khung.
- Để xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn, các trường cần căn cứ vào đặc thù về nhu cầu nguồn nhân lực của vùng miền và điều kiện cụ thể của trường như:
+ Nhu cầu của người học và nhu cầu của các doanh nghiệp;
+ Trình độ đội ngũ giáo viên;
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
- Các cơ sở dạy nghề có thể tham khảo 06 môn học, mô đun tự chọn như trong bảng sau:
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun tự chọn | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
MĐ 27 | Trồng nấm | 75 | 20 | 51 | 4 |
MĐ 28 | Trồng hoa, cây cảnh | 60 | 16 | 41 | 3 |
MĐ 29 | Công nghệ sau thu hoạch | 60 | 16 | 41 | 3 |
MĐ 30 | Nuôi trồng thủy sản | 90 | 24 | 62 | 4 |
MH 31 | Quản lý dịch hại tổng hợp | 75 | 23 | 48 | 4 |
MĐ 32 | Tìm kiếm việc làm khởi nghiệp kinh doanh | 60 | 24 | 32 | 4 |
Tổng cộng | 420 | 123 | 275 | 22 |
(Có nội dung chi tiết kèm theo)
2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp
Số TT | Môn thi | Hình thức thi | Thời gian thi |
1 | Chính trị | Viết | Không quá 120 phút |
2 | Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở | Viết, trắc nghiệm | Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo |
3 | Kiến thức kỹ năng nghề | ||
- Lý thuyết | Viết Vấn đáp | Không quá 180 phút Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút/học sinh) | |
Trắc nghiệm | Không quá 60 phút | ||
- Thực hành nghề | Bài thi thực hành | Không quá 12 giờ | |
* Mô đun tốt nghiệp (Tích hợp lý thuyết với thực hành) | Bài thi lý thuyết và thực hành | Không quá 12 giờ |
3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt mục tiêu giáo dục toàn diện
- Nhằm mục đích giáo dục toàn diện để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang học, các trường tổ chức các hoạt động giáo dục ngoại khoá.
- Thời gian hoạt động ngoại khoá được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá vào thời điểm thích hợp:
STT | Nội dung | Thời gian |
1 | - Chính trị đầu khóa - Phổ biến các qui chế đào tạo nghề, nội qui của trường và lớp học - Phân lớp, làm quen với giáo viên chủ nhiệm | Sau khi nhập học |
2 | Thể dục, thể thao | 5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày |
3 | Văn hóa, văn nghệ - Qua các phương tiện thông tin đại chúng - Sinh hoạt tập thể | - Vào ngoài giờ học hàng ngày - 19 giờ đến 21 giờ vào một buổi trong tuần |
4 | Hoạt động thư viện Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu | Vào tất cả các ngày làm việc trong tuần |
5 | Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể | Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ 7, chủ nhật |
6 | Đi thực tế | Theo thời gian bố trí của giáo viên và theo yêu cầu của môn học, mô đun |
4. Các chú ý khác
- Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn, các Cơ sở dạy nghề có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý.
- Có thể sử dụng một số môn học, mô đun đào tạo trong chương trình khung nêu trên để xây dựng chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề nhưng phải tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể học liên thông lên trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề.
- Dựa theo chương trình này, khi đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề lên cao đẳng nghề, cần giảng dạy bổ sung những môn học, mô đun trong chương trình trung cấp nghề không đào tạo./.
B - CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ
Tên nghề: Khuyến nông lâm
Mã nghề: 50620107
Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương
Số lượng mô đun, môn học đào tạo: 36
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
- Kiến thức:
+ Nắm được một số chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông lâm nghiệp;
+ Trình bày được những kiến thức đại cương về khuyến nông;
+ Trình bày được các hoạt động lập kế hoạch khuyến nông, phát triển mạng lưới khuyến nông, tổ chức hội thảo hội nghị khuyến nông, trình diễn và đào tạo tập huấn;
+ Trình bày được các phương pháp khuyến nông, các phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân, các bước lập kế hoạch phát triển nông thôn;
+ Phân tích được các phương pháp giám sát, tổng hợp và đánh giá hoạt động khuyến nông;
+ Trình bày được quy trình kỹ thuật nhân giống cây trồng;
+ Trình bày được quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ dịch hại trên cây lâm nghiệp, cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây rau;
+ Trình bày được một số kỹ thuật chăn nuôi và phòng trị một số bệnh ở gia súc, gia cầm;
+ Trình bày được những quy định về an toàn lao động, chế độ bảo hộ lao động công nhân ngành nông lâm nghiệp, biện pháp sơ cứu một số tai nạn thường gặp trong sản xuất nông lâm nghiệp.
+ Trình bày được một số kỹ thuật cơ bản để bảo vệ môi trường và các phương pháp quản lý bảo vệ môi trường;
- Kỹ năng:
+ Lựa chọn được các phương pháp khuyến nông, các phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân; lập được kế hoạch phát triển nông thôn;
+ Lựa chọn và thực hiện được phương pháp tiếp cận phù hợp; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật; lập được kế hoạch đánh giá trong khuyến nông lâm;
+ Tổ chức được các cuộc họp dân, các lớp tập huấn cho người dân;
+ Giám sát, đánh giá và viết được các báo cáo về hoạt động khuyến nông;
+ Thực hiện được công việc thiết kế, xây dựng, giám sát, đánh giá mô hình trình diễn;
+ Thực hiện được các hoạt động truyền thông trong khuyến nông;
+ Nhân giống được một số loài cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp, bằng phương pháp chiết, ghép, giâm hom, gieo hạt, phù hợp với thực tế ở địa phương;
+ Thành thạo công việc trồng một số loài cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây lương thực, cây ăn quả, cây rau đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình thực hành nghề;
+ Thực hiện được các bước tổ chức, chỉ đạo sản xuất các loại cây trồng trong hợp tác xã, trang trại, và nông hộ;
+ Chăn nuôi và phòng trị bệnh được cho một số loài gia súc, gia cầm phù hợp với điều kiện địa phương;
+ Ứng dụng được tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông lâm nghiệp và vận động được người dân cùng tham gia;
+ Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chuyên môn cho các cán bộ có chuyên môn thấp hơn, hoặc nông dân.
2. Chính trị, đạo đức, thể chất và quốc phòng
- Chính trị, đạo đức:
+ Có một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước;
+ Có hiểu biết về đường lối chủ trương của Đảng về định hướng phát triển kinh tế - xã hội;
+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội
Chủ nghĩa;
Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;
Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp;
+ Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của công việc;
+ Có hiểu biết về phòng, chống tham nhũng; nguyên nhân, hậu quả của tham nhũng; ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng, chống tham nhũng; trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống tham nhũng.
- Thể chất, quốc phòng:
+ Thường xuyên rèn luyện thân thể để có đủ sức khỏe học tập và công tác lâu dài;
Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
Hiểu biết những kiến thức kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình Giáo dục quốc phòng và An ninh;
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng và sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
3. Cơ hội việc làm:
Sau khi tốt nghiệp trình độ Cao đẳng nghề Khuyến nông lâm, sinh viên làm việc tại các cơ sở, cơ quan chuyên ngành nông nghiệp, khuyến nông lâm như trạm khuyến nông, khuyến nông viên thôn xã hoặc chi hội nông dân, chi hội phụ nữ và tổ chức hoạt động sản xuất dịch vụ nông lâm nghiệp tại nông hộ, trang trại.
II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học
- Thời gian khóa học: 2,5 năm
- Thời gian học tập: 115 tuần
- Thời gian thực học: 3390 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết mô đun, môn học và thi tốt nghiệp: 223 giờ
(Trong đó, ôn và thi tốt nghiệp: 80 giờ)
2. Phân bố thời gian thực học
- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2940 giờ
+ Thời gian học bắt buộc: 2430 giờ; Thời gian học tự chọn: 510 giờ
+ Thờ i gian học lý thuyết: 833 giờ; Thời gian học thực hành: 2107 giờ
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC; THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
I | Các môn học chung | 450 | 221 | 199 | 30 |
MH 01 | Chính trị | 90 | 60 | 24 | 6 |
MH 02 | Pháp luật | 30 | 22 | 6 | 2 |
MH 03 | Giáo dục thể chất | 60 | 4 | 52 | 4 |
MH 04 | Giáo dục quốc phòng và An ninh | 75 | 58 | 13 | 4 |
MH 05 | Tin học | 75 | 17 | 54 | 4 |
MH 06 | Ngoại ngữ (Anh văn) | 120 | 60 | 50 | 10 |
II | Các môn học, mô đun đào tạo nghề | 2430 | 683 | 1658 | 89 |
II.1 | Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở | 405 | 146 | 237 | 22 |
MH 07 | An toàn lao động | 30 | 10 | 18 | 2 |
MH 08 | Bảo vệ môi trường | 45 | 20 | 22 | 3 |
MH 09 | Đất và phân bón | 60 | 20 | 37 | 3 |
MĐ 10 | Nông lâm kết hợp | 60 | 20 | 36 | 4 |
MĐ 11 | Nhân giống cây trồng | 90 | 20 | 66 | 4 |
MH 12 | Khuyến nông đại cương | 60 | 20 | 37 | 3 |
MH 13 | Chính sách phát triển nông lâm nghiệp | 60 | 36 | 21 | 3 |
II.2 | Các môn học, mô đun chuyên môn nghề | 2025 | 537 | 1421 | 67 |
MĐ 14 | Lập kế hoạch khuyến nông | 90 | 24 | 62 | 4 |
MĐ 15 | Đào tạo tập huấn | 120 | 36 | 79 | 5 |
MĐ 16 | Tổ chức hội họp khuyến nông | 120 | 34 | 81 | 5 |
MĐ 17 | Trình diễn trong khuyến nông | 120 | 30 | 86 | 4 |
MĐ 18 | Truyền thông khuyến nông | 90 | 28 | 58 | 4 |
MĐ 19 | Phát triển mạng lưới khuyến nông cơ sở | 60 | 18 | 38 | 4 |
MĐ 20 | Giám sát đánh giá | 45 | 10 | 33 | 2 |
MĐ 21 | Trồng cây lâm nghiệp | 90 | 26 | 60 | 4 |
MĐ 22 | Trồng cây lương thực | 75 | 20 | 51 | 4 |
MĐ 23 | Trồng cây ăn quả | 75 | 20 | 52 | 3 |
MĐ 24 | Trồng cây công nghiệp | 90 | 20 | 65 | 5 |
MĐ 25 | Trồng rau | 75 | 20 | 51 | 4 |
MĐ 26 | Quản lý dịch hại tổng hợp | 75 | 23 | 48 | 4 |
MĐ 27 | Chăn nuôi gia súc gia cầm | 150 | 50 | 94 | 6 |
MĐ 28 | Nuôi ong mật | 120 | 34 | 81 | 5 |
MĐ 29 | Tìm kiếm việc làm và khởi nghiệp kinh doanh | 60 | 24 | 32 | 4 |
MĐ 30 | Thực tập tốt nghiệp | 570 | 120 | 450 | 0 |
Tổng cộng | 2880 | 903 | 1858 | 119 |
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC
(Có nội dung chi tiết kèm theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ
1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun tự chọn | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
MĐ 31 | Trồng nấm | 90 | 25 | 61 | 4 |
MĐ 32 | Trồng hoa, cây cảnh | 60 | 16 | 41 | 3 |
MĐ 33 | Công nghệ sau thu hoạch | 60 | 20 | 36 | 4 |
MĐ 34 | Nuôi trồng thủy sản | 120 | 36 | 79 | 5 |
MĐ 35 | Nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả | 60 | 16 | 40 | 4 |
MĐ 36 | Trồng cây đặc sản | 90 | 20 | 51 | 4 |
MĐ 37 | Bảo quản chế biến sản phẩm chăn nuôi | 90 | 24 | 33 | 3 |
MĐ 38 | Quản lý sản xuất kinh doanh nông lâm nghiệp | 60 | 24 | 33 | 3 |
1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
- Thời gian, nội dung của các môn học đào tạo nghề tự chọn do Cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc có thể tham khảo, điều chỉnh từ các môn học, mô đun đề nghị trong chương trình khung này trên cơ sở đảm bảo mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù riêng của ngành nghề và của vùng, miền từng địa phương.
- Nếu Cơ sở dạy nghề không chọn trong số các môn học đào tạo nghề tự chọn đề nghị trong chương trình khung này thì tiến hành xây dựng đề cương chi tiết theo mẫu ở mục III, sau đó tiến hành thẩm định và ban hành chương trình chi tiết các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn cho Cơ sở của mình.
- Chọn các môn học, mô đun sao cho đảm bảo thời gian thực học tối thiểu theo quy định trong chương trình khung.
- Để xác định danh mục các môn học đào tạo nghề tự chọn, các trường cần căn cứ vào đặc thù về nhu cầu nguồn nhân lực của vùng miền và điều kiện cụ thể của trường như:
+ Nhu cầu của người học và nhu cầu của các doanh nghiệp;
+ Trình độ đội ngũ giáo viên;
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
- Các cơ sở dạy nghề có thể tham khảo 6 môn học, mô đun tự chọn như trong bảng sau:
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun tự chọn | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
MĐ 31 | Trồng nấm | 90 | 25 | 61 | 4 |
MĐ 32 | Trồng hoa, cây cảnh | 60 | 16 | 41 | 3 |
MĐ 33 | Công nghệ sau thu hoạch | 60 | 20 | 36 | 4 |
MĐ 34 | Nuôi trồng thủy sản | 120 | 36 | 79 | 5 |
MĐ 35 | Trồng cây đặc sản | 90 | 20 | 51 | 4 |
MĐ 36 | Bảo quản chế biến sản phẩm chăn nuôi | 90 | 24 | 33 | 3 |
Tổng cộng | 510 | 150 | 336 | 24 |
(Có nội dung chi tiết kèm theo)
2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp
Số TT | Môn thi | Hình thức thi | Thời gian thi |
1 | Chính trị | Viết | Không quá 120 phút |
2 | Kiến thức kỹ năng nghề | ||
- Lý thuyết | Viết Vấn đáp
| Không quá 180 phút Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút/sinh viên) Không quá 60 phút | |
- Thực hành nghề | Bài thi thực hành | Không quá 12 giờ | |
* Mô đun tốt nghiệp (Tích hợp lý thuyết với thực hành) | Bài thi lý thuyết và thực hành | Không quá 12 giờ |
3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt mục tiêu giáo dục toàn diện
- Nhằm mục đích giáo dục toàn diện để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, các trường có thể tổ chức các hoạt động giáo dục ngoại khoá.
- Thời gian hoạt động ngoại khoá được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá vào thời điểm thích hợp:
STT | Nội dung | Thời gian |
1 | - Chính trị đầu khóa - Phổ biến các qui chế đào tạo nghề, nội qui của trường và lớp học - Phân lớp, làm quen với giáo viên chủ nhiệm | Sau khi nhập học |
2 | Thể dục, thể thao | 5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày |
3 | Văn hóa, văn nghệ - Qua các phương tiện thông tin đại chúng - Sinh hoạt tập thể | - Vào ngoài giờ học hàng ngày - 19 giờ đến 21 giờ vào một buổi trong tuần |
4 | Hoạt động thư viện Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu | Vào tất cả các ngày làm việc trong tuần |
5 | Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể | Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ 7, chủ nhật |
6 | Đi thực tế | Theo thời gian bố trí của giáo viên và theo yêu cầu của môn học, mô đun |
4. Các chú ý khác
- Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn, các Cơ sở dạy nghề có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý.
- Có thể sử dụng một số môn học, mô đun đào tạo trong chương trình khung nêu trên để xây dựng chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề nhưng phải tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể học liên thông lên trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề.
- Dựa theo chương trình này, khi đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề lên cao đẳng nghề, cần giảng dạy bổ sung những môn học, mô đun trong chương trình trung cấp nghề không đào tạo./.
B - CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ
Tên nghề: Khuyến nông lâm
Mã nghề: 50620107
Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương
Số lượng mô đun, môn học đào tạo: 36
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
- Kiến thức:
+ Nắm được một số chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông lâm nghiệp;
+ Trình bày được những kiến thức đại cương về khuyến nông;
+ Trình bày được các hoạt động lập kế hoạch khuyến nông, phát triển mạng lưới khuyến nông, tổ chức hội thảo hội nghị khuyến nông, trình diễn và đào tạo tập huấn;
+ Trình bày được các phương pháp khuyến nông, các phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân, các bước lập kế hoạch phát triển nông thôn;
+ Phân tích được các phương pháp giám sát, tổng hợp và đánh giá hoạt động khuyến nông;
+ Trình bày được quy trình kỹ thuật nhân giống cây trồng;
+ Trình bày được quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ dịch hại trên cây lâm nghiệp, cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây rau;
+ Trình bày được một số kỹ thuật chăn nuôi và phòng trị một số bệnh ở gia súc, gia cầm;
+ Trình bày được những quy định về an toàn lao động, chế độ bảo hộ lao động công nhân ngành nông lâm nghiệp, biện pháp sơ cứu một số tai nạn thường gặp trong sản xuất nông lâm nghiệp.
+ Trình bày được một số kỹ thuật cơ bản để bảo vệ môi trường và các phương pháp quản lý bảo vệ môi trường;
- Kỹ năng:
+ Lựa chọn được các phương pháp khuyến nông, các phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân; lập được kế hoạch phát triển nông thôn;
+ Lựa chọn và thực hiện được phương pháp tiếp cận phù hợp; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật; lập được kế hoạch đánh giá trong khuyến nông lâm;
+ Tổ chức được các cuộc họp dân, các lớp tập huấn cho người dân;
+ Giám sát, đánh giá và viết được các báo cáo về hoạt động khuyến nông;
+ Thực hiện được công việc thiết kế, xây dựng, giám sát, đánh giá mô hình trình diễn;
+ Thực hiện được các hoạt động truyền thông trong khuyến nông;
+ Nhân giống được một số loài cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp, bằng phương pháp chiết, ghép, giâm hom, gieo hạt, phù hợp với thực tế ở địa phương;
+ Thành thạo công việc trồng một số loài cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây lương thực, cây ăn quả, cây rau đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình thực hành nghề;
+ Thực hiện được các bước tổ chức, chỉ đạo sản xuất các loại cây trồng trong hợp tác xã, trang trại, và nông hộ;
+ Chăn nuôi và phòng trị bệnh được cho một số loài gia súc, gia cầm phù hợp với điều kiện địa phương;
+ Ứng dụng được tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông lâm nghiệp và vận động được người dân cùng tham gia;
+ Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chuyên môn cho các cán bộ có chuyên môn thấp hơn, hoặc nông dân.
2. Chính trị, đạo đức, thể chất và quốc phòng
- Chính trị, đạo đức:
+ Có một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước;
+ Có hiểu biết về đường lối chủ trương của Đảng về định hướng phát triển kinh tế - xã hội;
+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội - Chủ nghĩa;
Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;
Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp;
+ Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của công việc;
+ Có hiểu biết về phòng, chống tham nhũng; nguyên nhân, hậu quả của tham nhũng; ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng, chống tham nhũng; trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống tham nhũng.
- Thể chất, quốc phòng:
+ Thường xuyên rèn luyện thân thể để có đủ sức khỏe học tập và công tác lâu dài;
Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
Hiểu biết những kiến thức kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình Giáo dục quốc phòng và An ninh;
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng và sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
3. Cơ hội việc làm:
Sau khi tốt nghiệp trình độ Cao đẳng nghề Khuyến nông lâm, sinh viên làm việc tại các cơ sở, cơ quan chuyên ngành nông nghiệp, khuyến nông lâm như trạm khuyến nông, khuyến nông viên thôn xã hoặc chi hội nông dân, chi hội phụ nữ và tổ chức hoạt động sản xuất dịch vụ nông lâm nghiệp tại nông hộ, trang trại.
II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học
- Thời gian khóa học: 2,5 năm
- Thời gian học tập: 115 tuần
- Thời gian thực học: 3390 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết mô đun, môn học và thi tốt nghiệp: 223 giờ
(Trong đó, ôn và thi tốt nghiệp: 80 giờ)
2. Phân bố thời gian thực học
- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2940 giờ
+ Thời gian học bắt buộc: 2430 giờ; Thời gian học tự chọn: 510 giờ
+ Thờ i gian học lý thuyết: 833 giờ; Thời gian học thực hành: 2107 giờ
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC; THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
I | Các môn học chung | 450 | 221 | 199 | 30 |
MH 01 | Chính trị | 90 | 60 | 24 | 6 |
MH 02 | Pháp luật | 30 | 22 | 6 | 2 |
MH 03 | Giáo dục thể chất | 60 | 4 | 52 | 4 |
MH 04 | Giáo dục quốc phòng và An ninh | 75 | 58 | 13 | 4 |
MH 05 | Tin học | 75 | 17 | 54 | 4 |
MH 06 | Ngoại ngữ (Anh văn) | 120 | 60 | 50 | 10 |
II | Các môn học, mô đun đào tạo nghề | 2430 | 683 | 1658 | 89 |
II.1 | Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở | 405 | 146 | 237 | 22 |
MH 07 | An toàn lao động | 30 | 10 | 18 | 2 |
MH 08 | Bảo vệ môi trường | 45 | 20 | 22 | 3 |
MH 09 | Đất và phân bón | 60 | 20 | 37 | 3 |
MĐ 10 | Nông lâm kết hợp | 60 | 20 | 36 | 4 |
MĐ 11 | Nhân giống cây trồng | 90 | 20 | 66 | 4 |
MH 12 | Khuyến nông đại cương | 60 | 20 | 37 | 3 |
MH 13 | Chính sách phát triển nông lâm nghiệp | 60 | 36 | 21 | 3 |
II.2 | Các môn học, mô đun chuyên môn nghề | 2025 | 537 | 1421 | 67 |
MĐ 14 | Lập kế hoạch khuyến nông | 90 | 24 | 62 | 4 |
MĐ 15 | Đào tạo tập huấn | 120 | 36 | 79 | 5 |
MĐ 16 | Tổ chức hội họp khuyến nông | 120 | 34 | 81 | 5 |
MĐ 17 | Trình diễn trong khuyến nông | 120 | 30 | 86 | 4 |
MĐ 18 | Truyền thông khuyến nông | 90 | 28 | 58 | 4 |
MĐ 19 | Phát triển mạng lưới khuyến nông cơ sở | 60 | 18 | 38 | 4 |
MĐ 20 | Giám sát đánh giá | 45 | 10 | 33 | 2 |
MĐ 21 | Trồng cây lâm nghiệp | 90 | 26 | 60 | 4 |
MĐ 22 | Trồng cây lương thực | 75 | 20 | 51 | 4 |
MĐ 23 | Trồng cây ăn quả | 75 | 20 | 52 | 3 |
MĐ 24 | Trồng cây công nghiệp | 90 | 20 | 65 | 5 |
MĐ 25 | Trồng rau | 75 | 20 | 51 | 4 |
MĐ 26 | Quản lý dịch hại tổng hợp | 75 | 23 | 48 | 4 |
MĐ 27 | Chăn nuôi gia súc gia cầm | 150 | 50 | 94 | 6 |
MĐ 28 | Nuôi ong mật | 120 | 34 | 81 | 5 |
MĐ 29 | Tìm kiếm việc làm và khởi nghiệp kinh doanh | 60 | 24 | 32 | 4 |
MĐ 30 | Thực tập tốt nghiệp | 570 | 120 | 450 | 0 |
Tổng cộng | 2880 | 903 | 1858 | 119 |
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC
(Có nội dung chi tiết kèm theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ
1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun tự chọn | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
MĐ 31 | Trồng nấm | 90 | 25 | 61 | 4 |
MĐ 32 | Trồng hoa, cây cảnh | 60 | 16 | 41 | 3 |
MĐ 33 | Công nghệ sau thu hoạch | 60 | 20 | 36 | 4 |
MĐ 34 | Nuôi trồng thủy sản | 120 | 36 | 79 | 5 |
MĐ 35 | Nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả | 60 | 16 | 40 | 4 |
MĐ 36 | Trồng cây đặc sản | 90 | 20 | 51 | 4 |
MĐ 37 | Bảo quản chế biến sản phẩm chăn nuôi | 90 | 24 | 33 | 3 |
MĐ 38 | Quản lý sản xuất kinh doanh nông lâm nghiệp | 60 | 24 | 33 | 3 |
1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
- Thời gian, nội dung của các môn học đào tạo nghề tự chọn do Cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc có thể tham khảo, điều chỉnh từ các môn học, mô đun đề nghị trong chương trình khung này trên cơ sở đảm bảo mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù riêng của ngành nghề và của vùng, miền từng địa phương.
- Nếu Cơ sở dạy nghề không chọn trong số các môn học đào tạo nghề tự chọn đề nghị trong chương trình khung này thì tiến hành xây dựng đề cương chi tiết theo mẫu ở mục III, sau đó tiến hành thẩm định và ban hành chương trình chi tiết các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn cho Cơ sở của mình.
- Chọn các môn học, mô đun sao cho đảm bảo thời gian thực học tối thiểu theo quy định trong chương trình khung.
- Để xác định danh mục các môn học đào tạo nghề tự chọn, các trường cần căn cứ vào đặc thù về nhu cầu nguồn nhân lực của vùng miền và điều kiện cụ thể của trường như:
+ Nhu cầu của người học và nhu cầu của các doanh nghiệp;
+ Trình độ đội ngũ giáo viên;
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
- Các cơ sở dạy nghề có thể tham khảo 6 môn học, mô đun tự chọn như trong bảng sau:
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun tự chọn | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
MĐ 31 | Trồng nấm | 90 | 25 | 61 | 4 |
MĐ 32 | Trồng hoa, cây cảnh | 60 | 16 | 41 | 3 |
MĐ 33 | Công nghệ sau thu hoạch | 60 | 20 | 36 | 4 |
MĐ 34 | Nuôi trồng thủy sản | 120 | 36 | 79 | 5 |
MĐ 35 | Trồng cây đặc sản | 90 | 20 | 51 | 4 |
MĐ 36 | Bảo quản chế biến sản phẩm chăn nuôi | 90 | 24 | 33 | 3 |
Tổng cộng | 510 | 150 | 336 | 24 |
(Có nội dung chi tiết kèm theo)
2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp
Số TT | Môn thi | Hình thức thi | Thời gian thi |
1 | Chính trị | Viết | Không quá 120 phút |
2 | Kiến thức kỹ năng nghề | ||
- Lý thuyết | Viết Vấn đáp
| Không quá 180 phút Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút/sinh viên) Không quá 60 phút | |
- Thực hành nghề | Bài thi thực hành | Không quá 12 giờ | |
* Mô đun tốt nghiệp (Tích hợp lý thuyết với thực hành) | Bài thi lý thuyết và thực hành | Không quá 12 giờ |
3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt mục tiêu giáo dục toàn diện
- Nhằm mục đích giáo dục toàn diện để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, các trường có thể tổ chức các hoạt động giáo dục ngoại khoá.
- Thời gian hoạt động ngoại khoá được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá vào thời điểm thích hợp:
STT | Nội dung | Thời gian |
1 | - Chính trị đầu khóa - Phổ biến các qui chế đào tạo nghề, nội qui của trường và lớp học - Phân lớp, làm quen với giáo viên chủ nhiệm | Sau khi nhập học |
2 | Thể dục, thể thao | 5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày |
3 | Văn hóa, văn nghệ - Qua các phương tiện thông tin đại chúng - Sinh hoạt tập thể | - Vào ngoài giờ học hàng ngày - 19 giờ đến 21 giờ vào một buổi trong tuần |
4 | Hoạt động thư viện Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu | Vào tất cả các ngày làm việc trong tuần |
5 | Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể | Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ 7, chủ nhật |
6 | Đi thực tế | Theo thời gian bố trí của giáo viên và theo yêu cầu của môn học, mô đun |
4. Các chú ý khác
- Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn, các Cơ sở dạy nghề có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý.
- Có thể sử dụng một số môn học, mô đun đào tạo trong chương trình khung nêu trên để xây dựng chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề nhưng phải tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể học liên thông lên trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề.
- Dựa theo chương trình này, khi đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề lên cao đẳng nghề, cần giảng dạy bổ sung những môn học, mô đun trong chương trình trung cấp nghề không đào tạo./.
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ KỸ THUẬT RAU, HOA CÔNG NGHỆ CAO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BLĐTBXH ngày 06 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội)
A - CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ
Tên nghề: Kỹ thuật rau, hoa công nghệ cao
Mã nghề: 40620110
Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương
(Tốt nghiệp trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa Trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 40
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
- Kiến thức:
+ Biết được các phương pháp và điều kiện sản xuất giống ứng dụng nuôi cấy mô tế bào thực vật, sản xuất cây rau hoa theo hướng công nghệ cao;
+ Mô tả được các phương pháp thiết lập hệ thống tưới, phương pháp tưới tiêu hợp lý và các nguyên lý vận hành, bảo dưỡng nhà kính, nhà lưới cho sản xuất rau, hoa theo hướng công nghệ cao;
+ Mô tả được một số quy trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản sản phẩm rau, hoa theo hướng công nghệ cao;
+ Hiểu được các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM trong sản xuất rau hoa theo hướng công nghệ cao;
+ Trình bày được các biện pháp đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh trong sản xuất nông nghiệp.
- Kỹ năng:
+ Triển khai được kế hoạch sản xuất và tiêu thụ rau, hoa;
+ Chuẩn bị được đất và giá thể để sản xuất rau, hoa theo hướng công nghệ cao;
+ Quản lý được dinh dưỡng trong sản xuất rau, hoa theo hướng công nghệ cao;
+ Vận hành được hệ thống tưới tiêu cho sản xuất rau, hoa theo hướng công nghệ cao;
+ Vận hành được các loại nhà kính, nhà lưới;
+ Chẩn đoán và phòng trừ tổng hợp được các dịch hại trên cây rau, hoa;
+ Sản xuất được một số cây rau, hoa theo hướng ứng dụng công nghệ cao;
+ Ứng dụng được kỹ thuật thu hoạch và bảo quản sản phẩm rau, hoa;
+ Thực hiện được việc quản lý tổ chức sản xuất rau, hoa theo hướng công nghệ cao;
+ Sử dụng được các vật dụng, dụng cụ và thiết bị trong và ngoài phòng thí nghiệm;
+ Vận dụng được các biện pháp an toàn lao động và vệ sinh nông nghiệp trong sản xuất rau, hoa công nghệ cao.
2.Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng
- Chính trị, đạo đức:
+ Vận dụng những hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, truyền thống của dân tộc, giai cấp công nhân Việt Nam vào quá trình rèn luyện bản thân để trở thành người lao động mới có phẩm chất chính trị, có đạo đức và năng lực hoàn thành nhiệm vụ.
+ Có ý thức trong việc phòng chống tham nhũng và đấu tranh với những biểu hiệu lãng phí, tham nhũng;
+ Có ý thức tiết kiệm, bảo vệ dụng cụ, máy móc, thiết bị; bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;
+ Có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe tốt để làm việc;
+ Có tinh thần tự học để nâng cao trình độ chuyên môn.
- Thể chất, quốc phòng:
+ Nắm được phương pháp tập luyện một số môn thể dục thể thao phổ biến vào quá trình tự luyện tập thành thói quen bảo vệ sức khỏe, phát triển thể lực chung;
+ Trình bày được những nội dung chính về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang;
+ Thành thạo một số kỹ năng quân sự cần thiết và tham gia bảo vệ an toàn đơn vị, cơ sở.
3. Cơ hội việc làm
Người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề kỹ thuật rau, hoa công nghệ cao sẽ làm việc:
+ Tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước, trang trại nông hộ gia đình về sản xuất rau, hoa;
+ Làm việc tại các chương trình và dự án liên quan đến lĩnh vực trồng trọt rau, hoa.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian khóa học: 2 năm
- Thời gian học tập: 90 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 2550 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 300 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 60 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2340 giờ
+ Thời gian học bắt buộc : 1680 giờ; Thời gian học tự chọn: 660 giờ
+ Thời gian học lý thuyết 684 giờ; Thời gian học thực hành: 1656 giờ
3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1020 giờ
(Danh mục các môn học văn hóa trung học phổ thông và phân bố thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả)
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC; THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
I | Các môn học chung | 210 | 107 | 86 | 17 |
MH 01 | Chính trị | 30 | 22 | 6 | 2 |
MH 02 | Pháp luật | 15 | 11 | 3 | 1 |
MH 03 | Giáo dục thể chất | 30 | 3 | 24 | 3 |
MH 04 | Giáo dục quốc phòng và An ninh | 45 | 28 | 13 | 4 |
MH 05 | Tin học | 30 | 13 | 15 | 2 |
MH 06 | Ngoại ngữ (Anh văn) | 60 | 30 | 25 | 5 |
II | Các môn học, mô đun đào tạo nghề | 1680 | 467 | 1158 | 55 |
II.1 | Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở | 225 | 120 | 94 | 11 |
MH 08 | Sinh lý thực vật | 60 | 35 | 22 | 3 |
MH 09 | Bảo vệ môi trường | 45 | 25 | 18 | 2 |
MH 10 | Cơ sở nuôi cấy mô tế bào thực vật | 45 | 25 | 18 | 2 |
MH 11 | An toàn lao động và vệ sinh nông nghiệp | 30 | 15 | 13 | 2 |
MĐ 12 | Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh | 45 | 20 | 23 | 2 |
II.2 | Các môn học, mô đun chuyên môn nghề | 1455 | 347 | 1064 | 44 |
MĐ 13 | Giống cây trồng | 45 | 15 | 28 | 2 |
MĐ 14 | Quản lý vườn ươm | 60 | 25 | 32 | 3 |
MĐ 15 | Sản xuất giống bằng phương pháp nuôi cấy mô | 75 | 25 | 46 | 4 |
MĐ 16 | Quản trị sản xuất trong nông nghiệp | 45 | 20 | 23 | 2 |
MĐ 17 | Sản xuất rau thủy canh | 60 | 22 | 35 | 3 |
MĐ 18 | Vận hành nhà kính, nhà lưới | 45 | 15 | 28 | 2 |
MĐ 19 | Quản lý và thiết lập hệ thống tưới tiêu | 45 | 15 | 28 | 2 |
MĐ 20 | Quản lý đất trồng và giá thể | 60 | 20 | 37 | 3 |
MĐ 21 | Quản lý dinh dưỡng | 60 | 20 | 37 | 3 |
MĐ 22 | Quản lý dịch hại tổng hợp | 120 | 40 | 75 | 5 |
MĐ 23 | Thực tập ngoại khóa | 60 | 0 | 60 | 0 |
MĐ 24 | Sản xuất rau theo VietGAP | 45 | 15 | 28 | 2 |
MĐ 25 | Sản xuất rau công nghệ cao | 120 | 45 | 70 | 5 |
MĐ 26 | Sản xuất hoa công nghệ cao | 120 | 45 | 70 | 5 |
MĐ 27 | Thu hoạch và bảo quản rau, hoa | 75 | 25 | 47 | 3 |
MĐ 28 | Thực tập cuối khóa | 420 | 0 | 420 | 0 |
Tổng cộng | 1890 | 573 | 1245 | 72 |
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC
(Có nội dung chi tiết kèm theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ
1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun tự chọn | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
MH 29 | Phân loại thực vật | 45 | 20 | 23 | 2 |
MĐ 30 | Kỹ thuật phòng thí nghiệm | 45 | 13 | 30 | 2 |
MĐ 31 | Kỹ năng giao tiếp và đàm phán | 45 | 13 | 30 | 2 |
MH 32 | Vi sinh đại cương | 45 | 13 | 30 | 2 |
MĐ 33 | Đấu tranh sinh học | 45 | 13 | 30 | 2 |
MĐ 34 | Công nghệ sinh học đại cương | 45 | 13 | 30 | 2 |
MĐ 35 | Sử dụng an toàn thuốc bảo vệ thực vật | 45 | 12 | 31 | 2 |
MH 36 | Hóa sinh thực vật | 60 | 28 | 29 | 3 |
MĐ 37 | Điều tra, dự tính, dự báo dịch hại | 60 | 15 | 42 | 3 |
MĐ 38 | Kỹ thuật nhân giống cây hoa cúc | 75 | 20 | 51 | 4 |
MĐ 39 | Kỹ thuật nhân giống cây hoa lan | 90 | 20 | 65 | 5 |
MĐ 40 | Khảo sát thị trường cây giống | 60 | 15 | 42 | 3 |
MĐ 41 | Kỹ thuật nhân giống cây lấy củ | 90 | 28 | 57 | 5 |
MĐ 42 | Quản lý cỏ dại | 60 | 15 | 42 | 3 |
1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các Trường có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung tại mục V, tiểu mục 1.1.
- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học.
- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù ngành, nghề hoặc vùng, miền.
- Ví dụ: Có thể lựa chọn 12 trong số 14 môn học, mô đun có trong danh mục môn học, mô đun tự chọn ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo, cụ thể như sau:
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun tự chọn | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
MH 29 | Phân loại thực vật | 45 | 20 | 23 | 2 |
MĐ 30 | Kỹ thuật phòng thí nghiệm | 45 | 13 | 30 | 2 |
MĐ 31 | Kỹ năng giao tiếp và đàm phán | 45 | 13 | 30 | 2 |
MĐ 32 | Vi sinh đại cương | 45 | 13 | 30 | 2 |
MĐ 33 | Đấu tranh sinh học | 45 | 13 | 30 | 2 |
MĐ 34 | Công nghệ sinh học đại cương | 45 | 13 | 30 | 2 |
MĐ 35 | Sử dụng an toàn thuốc bảo vệ thực vật | 45 | 12 | 31 | 2 |
MH 36 | Hóa sinh thực vật | 60 | 28 | 29 | 3 |
MĐ 37 | Điều tra, dự tính, dự báo dịch hại | 60 | 15 | 42 | 3 |
MĐ 38 | Kỹ thuật nhân giống cây hoa cúc | 75 | 20 | 51 | 4 |
MĐ 39 | Kỹ thuật nhân giống cây hoa lan | 90 | 20 | 65 | 5 |
MĐ 40 | Khảo sát thị trường cây giống | 60 | 15 | 42 | 3 |
TỔNG CỘNG | 660 | 195 | 433 | 32 |
(Có nội dung chi tiết kèm theo)
2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp
Số TT | Môn thi | Hình thức thi | Thời gian thi |
1 | Chính trị | Viết | Không quá 120 phút |
2 | Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở | Viết, trắc nghiệm | Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo |
3 | Kiến thức, kỹ năng nghề - Lý thuyết nghề | Viết Vấn đáp
| Không quá 180 phút Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút/học sinh) Không quá 60 phút |
- Thực hành nghề * Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành) | Bài thi thực hành Bài thi lý thuyết và thực hành | Không quá 12 giờ Không quá 12 giờ |
3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện
- Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, cơ sở dạy nghề bố trí cho sinh viên tham quan, học tập tại các trang trại, cơ sở doanh nghiệp sản xuất rau, hoa, các trung tâm Nông nghiệp, các công ty sản xuất rau sạch, sản xuất hoa công nghệ cao, các đơn vị ứng dụng Công nghệ sinh học trong sản xuất rau hoa.
- Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội có thể bố trí cho sinh viên tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương.
- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp:
Số TT | Nội dung | Thời gian |
1 | Thể dục, thể thao | 5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày |
2 | Văn hóa, văn nghệ: - Qua các phương tiện thông tin đại chúng - Sinh hoạt tập thể | Ngoài giờ học hàng ngày từ 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần) |
3 | Hoạt động thư viện: Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu | Tất cả các ngày làm việc trong tuần |
4 | Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể | Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật |
5 | Thăm quan, dã ngoại | Mỗi học kỳ 1 lần |
4. Các chú ý khác
- Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn, các Cơ sở dạy nghề có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý.
- Có thể sử dụng một số môn học, mô đun đào tạo trong chương trình khung nêu trên để xây dựng chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề nhưng phải tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể học liên thông lên trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề.
- Dựa theo chương trình này, khi đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề lên cao đẳng nghề, cần giảng dạy bổ sung những môn học, mô đun trong chương trình trung cấp nghề không đào tạo./.
B - CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ
Tên nghề: Kỹ thuật rau, hoa công nghệ cao
Mã nghề: 50620110
Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 47
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
- Kiến thức:
+ Nghiên cứu và phân tích được thị trường tiêu thụ rau, hoa an toàn để định hướng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với điều kiện sản xuất;
+ Lựa chọn được các phương pháp và điều kiện sản xuất giống ứng dụng nuôi cấy mô tế bào thực vật, sản xuất cây rau hoa theo hướng công nghệ cao;
+ Mô tả được các phương pháp thiết lập hệ thống tưới, phương pháp tưới tiêu hợp lý và các nguyên lý vận hành, bảo dưỡng nhà kính, nhà lưới cho sản xuất rau, hoa theo hướng công nghệ cao;
+ Mô tả được các quy trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản sản phẩm rau, hoa theo hướng công nghệ cao;
+ Trình bày được các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM trong sản xuất rau hoa theo hướng công nghệ cao;
+ Trình bày được các biện pháp đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh trong sản xuất nông nghiệp;
- Kỹ năng:
+ Lập được kế hoạch sản xuất và tiêu thụ rau, hoa;
+ Sản xuất được các giống rau, hoa bằng phương pháp gieo ươm, phương pháp ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật;
+ Chuẩn bị được đất và giá thể để sản xuất rau, hoa theo hướng công nghệ cao;
+ Quản lý được dinh dưỡng trong sản xuất rau, hoa theo hướng công nghệ cao;
+ Thiết kế và điều khiển được hệ thống tưới tiêu cho sản xuất rau, hoa theo hướng công nghệ cao;
+ Vận hành và bảo dưỡng được các loại nhà kính, nhà lưới;
+ Chẩn đoán và phòng trừ tổng hợp được các dịch hại trên cây rau, hoa;
+ Sản xuất được một số cây rau, hoa theo hướng ứng dụng công nghệ cao;
+ Ứng dụng được kỹ thuật thu hoạch và bảo quản sản phẩm rau, hoa;
+ Quản lý được việc tổ chức sản xuất rau, hoa theo hướng công nghệ cao;
+ Bảo trì, sử dụng thành thạo các vật dụng, dụng cụ và thiết bị trong và ngoài phòng thí nghiệm;
+ Vận dụng được các biện pháp an toàn lao động và vệ sinh nông nghiệp trong sản xuất rau, hoa công nghệ cao.
2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng
- Chính trị, đạo đức:
+ Vận dụng những hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, truyền thống của dân tộc, giai cấp công nhân Việt Nam vào quá trình rèn luyện bản thân để trở thành người lao động mới có phẩm chất chính trị, có đạo đức và năng lực hoàn thành nhiệm vụ.
+ Có ý thức cao trong việc phòng chống tham nhũng và đấu tranh với những biểu hiệu lãng phí, tham nhũng;
+ Có ý thức tiết kiệm, bảo vệ dụng cụ, máy móc, thiết bị; bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;
+ Có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe tốt để làm việc;
+ Có tinh thần tự học để nâng cao trình độ chuyên môn.
- Thể chất, quốc phòng:
+ Vận dụng được một số kiến thức cơ bản về phương pháp tập luyện một số môn thể dục thể thao phổ biến vào quá trình tự luyện tập thành thói quen bảo vệ sức khỏe, phát triển thể lực chung và thể lực chuyên môn nghề nghiệp;
+ Trình bày được những nội dung chính về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang;
+ Thành thạo một số kỹ năng quân sự cần thiết và tham gia bảo vệ an toàn đơn vị, cơ sở.
3. Cơ hội việc làm:
Người có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề kỹ thuật rau, hoa công nghệ cao sẽ làm việc:
+ Tại các Viện nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu thuộc ngành trồng trọt;
+ Làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước, trang trại nông, hộ gia đình về sản xuất rau, hoa;
+ Làm việc tại các chương trình và dự án liên quan đến lĩnh vực trồng trọt rau, hoa.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian khóa học: 3 năm
- Thời gian học tập: 131 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 3750 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 400 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 90 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 giờ:
+ Thời gian học bắt buộc: 2310 giờ; Thời gian học tự chọn: 990 giờ
+ Thời gian học lý thuyết 995 giờ; Thời gian học thực hành: 2305 giờ
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
I | Các môn học chung | 450 | 221 | 199 | 30 |
MH 01 | Chính trị | 90 | 60 | 24 | 6 |
MH 02 | Pháp luật | 30 | 22 | 6 | 2 |
MH 03 | Giáo dục thể chất | 60 | 4 | 52 | 4 |
MH 04 | Giáo dục quốc phòng và An ninh | 75 | 58 | 13 | 4 |
MH 05 | Tin học | 75 | 17 | 54 | 4 |
MH 06 | Ngoại ngữ (Anh văn) | 120 | 60 | 50 | 10 |
II | Các môn học, mô đun đào tạo nghề | 2310 | 664 | 1556 | 90 |
II.1 | Các môn học, mô đun đào tạo cơ sở | 300 | 158 | 127 | 15 |
MH 08 | Sinh lý thực vật | 75 | 45 | 26 | 4 |
MH 09 | Bảo vệ môi trường | 60 | 30 | 27 | 3 |
MH 10 | Cơ sở nuôi cấy mô tế bào thực vật | 60 | 30 | 27 | 3 |
MH 11 | An toàn lao động và vệ sinh nông nghiệp | 45 | 23 | 20 | 2 |
MĐ 12 | Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh | 60 | 30 | 27 | 3 |
II.2 | Các môn học, mô đun chuyên môn nghề | 2010 | 506 | 1429 | 75 |
MĐ 13 | Giống cây trồng | 60 | 20 | 37 | 3 |
MĐ 14 | Quản lý vườn ươm | 75 | 25 | 46 | 4 |
MĐ 15 | Sản xuất giống bằng phương pháp nuôi cấy mô | 90 | 30 | 55 | 5 |
MĐ 16 | Quản trị sản xuất trong nông nghiệp | 60 | 20 | 37 | 3 |
MĐ 17 | Sản xuất rau thủy canh | 60 | 30 | 27 | 3 |
MĐ 18 | Nông nghiệp hữu cơ | 60 | 20 | 37 | 3 |
MĐ19 | Vận hành nhà kính, nhà lưới | 45 | 15 | 28 | 2 |
MĐ 20 | Quản lý và thiết lập hệ thống tưới tiêu | 60 | 20 | 37 | 3 |
MĐ 21 | Quản lý đất trồng và giá thể | 75 | 30 | 41 | 4 |
MĐ 22 | Quản lý dinh dưỡng | 75 | 25 | 46 | 4 |
MĐ 23 | Quản lý dịch hại tổng hợp | 180 | 50 | 121 | 9 |
MĐ 24 | Kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật | 45 | 15 | 28 | 2 |
MĐ 25 | Ngoại ngữ chuyên ngành | 90 | 30 | 55 | 5 |
MĐ 26 | Thực tập ngoại khóa | 75 | 0 | 75 | 0 |
MĐ 27 | Sản xuất rau theo VietGAP | 60 | 20 | 37 | 3 |
MĐ 28 | Điều khiển sinh trưởng và phát triển rau, hoa | 60 | 20 | 37 | 3 |
MĐ 29 | Sản xuất rau công nghệ cao | 150 | 53 | 90 | 7 |
MĐ 30 | Sản xuất hoa công nghệ cao | 150 | 53 | 90 | 7 |
MĐ 31 | Thu hoạch và bảo quản rau, hoa | 90 | 30 | 55 | 5 |
MĐ 32 | Thực tập cuối khóa | 450 | 0 | 450 | 0 |
Tổng cộng | 2760 | 884 | 1756 | 120 |
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC
(Có nội dung chi tiết kèm theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ
1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun tự chọn | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
MH 33 | Phân loại thực vật | 60 | 27 | 30 | 3 |
MĐ 34 | Kỹ thuật phòng thí nghiệm | 60 | 16 | 41 | 3 |
MĐ 35 | Kỹ năng giao tiếp và đàm phán | 60 | 16 | 41 | 3 |
MĐ 36 | Vi sinh đại cương | 60 | 16 | 41 | 3 |
MĐ 37 | Đấu tranh sinh học | 60 | 16 | 41 | 3 |
MĐ 38 | Công nghệ sinh học đại cương | 60 | 16 | 41 | 3 |
MĐ 39 | Sử dụng an toàn thuốc bảo vệ thực vật | 75 | 25 | 46 | 4 |
MH 40 | Hóa sinh thực vật | 75 | 25 | 46 | 4 |
MĐ 41 | Điều tra, dự tính, dự báo dịch hại | 60 | 15 | 42 | 3 |
MĐ 42 | Kỹ thuật nhân giống cây hoa cúc | 75 | 20 | 51 | 4 |
MĐ 43 | Kỹ thuật nhân giống cây hoa lan | 90 | 30 | 56 | 4 |
MĐ 44 | Khảo sát thị trường cây giống | 60 | 16 | 41 | 3 |
MĐ 45 | Kỹ thuật nhân giống cây lấy củ | 90 | 30 | 55 | 5 |
MĐ 46 | Quản lý cỏ dại | 60 | 16 | 41 | 3 |
MĐ 47 | Hệ thống nông nghiệp | 45 | 12 | 31 | 2 |
TỔNG CỘNG | 990 | 296 | 644 | 50 |
(Có nội dung chi tiết kèm theo)
1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các Trường có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung tại mục V, tiểu mục 1.1.
- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học.
- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng, miền.
2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp
Số TT | Môn thi | Hình thức thi | Thời gian thi |
1 | Chính trị | Viết, trắc nghiệm | Không quá 120 phút |
2 | Kiến thức, kỹ năng nghề - Lý thuyết nghề | Viết Vấn đáp Trắc nghiệm | Không quá 180 phút Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút/học sinh) Không quá 60 phút |
- Thực hành nghề * Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành) | Bài thi thực hành Bài thi lý thuyết và thực hành | Không quá 12 giờ Không quá 12 giờ |
3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện
- Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, cơ sở dạy nghề bố trí cho sinh viên tham quan, học tập tại các trang trại, cơ sở doanh nghiệp sản xuất rau, hoa, các trung tâm Nông nghiệp, các công ty sản xuất rau sạch, sản xuất hoa công nghệ cao, các đơn vị ứng dụng Công nghệ sinh học trong sản xuất rau hoa.
- Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội có thể bố trí cho sinh viên tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương.
- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp:
TT | Nội dung | Thời gian |
1 | Thể dục, thể thao | 5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày |
2 | Văn hóa, văn nghệ: - Qua các phương tiện thông tin đại chúng - Sinh hoạt tập thể | Ngoài giờ học hàng ngày từ 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần) |
3 | Hoạt động thư viện: Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu | Tất cả các ngày làm việc trong tuần |
4 | Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể | Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật |
5 | Thăm quan, dã ngoại | Mỗi học kỳ 1 lần |
4. Các chú ý khác
- Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn, các Cơ sở dạy nghề có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý.
- Có thể sử dụng một số môn học, mô đun đào tạo trong chương trình khung nêu trên để xây dựng chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề nhưng phải tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể học liên thông lên trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề.
- Dựa theo chương trình này, khi đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề lên cao đẳng nghề, cần giảng dạy bổ sung những môn học, mô đun trong chương trình trung cấp nghề không đào tạo./.
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/TT-BLĐTBXH ngày 6/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
A - CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ
Tên nghề: Phòng và chữa bệnh thủy sản
Mã nghề: 40620304
Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương
(Tốt nghiệp trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 32
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
- Kiến thức:
+ Trình bày được các đặc điểm của dụng cụ, thiết bị và hóa chất phòng thí nghiệm; đặc điểm của các nhóm vi sinh vật; công tác an toàn lao động trong phòng và chữa bệnh thủy sản.
+ Trình bày được phương pháp giải phẫu và chức năng sinh lý của từng tổ chức, từng cơ quan của động vật thủy sản (ĐVTS); các phương pháp quan sát các biểu hiện lâm sàng bên ngoài và bên trong của ĐVTS; phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu kiểm tra bệnh và phương pháp chẩn đoán và xử lý/chữa bệnh cho ĐVTS; các yêu cầu về sử dụng thuốc và hóa chất trong phòng bệnh và quản lý các yếu tố môi trường, quản lý địch hại trong nuôi thủy sản.
+ Mô tả được quy trình sản xuất giống và nuôi ĐVTS; các nội dung của pháp luật liên quan đến kiểm dịch giống thủy sản tại cơ sở sản xuất.
- Kỹ năng:
+ Sử dụng được dụng cụ, trang thiết bị phân tích bệnh và nuôi trồng; sơ cấp cứu được nạn nhân bị tai nạn lao động hoặc đuối nước.
+ Sử dụng được thuốc và hóa chất trong phòng bệnh và quản lý các yếu tố môi trường, quản lý địch hại trong nuôi thủy sản;
+ Xác định được các biểu hiện bệnh lâm sàng của ĐVTS trong ao; thực hiện được các bước trong qui trình thu, bảo quản mẫu, giải phẩu chẩn đoán bệnh và xử lý, chữa được một số bệnh cho ĐVTS; phân tích được qui luật biến động của các yếu tố môi trường nước, sản xuất giống và nuôi được một số loài ĐVTS có giá trị kinh tế.
2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng
- Chính trị, đạo đức:
+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật.
+ Yêu nghề, có ý thức cộng đồng và tác phong làm việc của một công dân sống trong xã hội công nghiệp. Có thói quen lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hóa dân tộc và địa phương trong từng giai đoạn của lịch sử.
+ Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu công việc.
- Thể chất, quốc phòng:
+ Có hiểu biết và phương pháp rèn luyện thể chất, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Thường xuyên rèn luyện cơ thể để có sức khỏe đảm bảo công tác lâu dài và sẵn sàng chiến đấu giữ gìn trật tự trị an và bảo vệ Tổ quốc.
3. Cơ hội việc làm
- Người lao động kỹ thuật trình độ trung cấp nghề phòng và chữa bệnh thủy sản có nhiều cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, phòng thí nghiệm, nghiên cứu, cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến nuôi trồng hoặc chẩn đoán bệnh thủy sản, ở các vị trí:
+ Nhân viên phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông, cơ quan kiểm ngư;
+ Nhân viên tại các trang trại nuôi, sản xuất giống thủy sản;
+ Nhân viên các công ty thuốc, hóa chất thủy sản;
+ Nhân viên tại các nhà máy, xí nghiệp sản xuất thuốc, hóa chất thủy sản.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo: 2 năm
- Thời gian học tập: 90 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 2550 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi tốt nghiệp: 210 giờ; (Trong đó thi tốt nghiệp: 11 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian học các môn học chung bắt buộc : 210 giờ
- Thời gian học các mô đun, môn học đào tạo nghề: 2340 giờ
+ Thời gian học bắt buộc: 1980 giờ; thời gian học tự chọn 360 giờ
+ Thời gian học lý thuyết: 652 giờ; thời gian học thực hành: 1688 giờ
3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1020 giờ.
(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục Trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả)
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
I | Các môn học chung | 210 | 107 | 86 | 17 |
MH 01 | Chính trị | 30 | 22 | 6 | 2 |
MH 02 | Pháp luật | 15 | 11 | 3 | 1 |
MH 03 | Giáo dục Thể chất | 30 | 3 | 24 | 3 |
MH 04 | Giáo dục quốc phòng | 45 | 28 | 13 | 4 |
MH 05 | Tin học | 30 | 13 | 15 | 2 |
MH 06 | Ngoại ngữ | 60 | 30 | 25 | 5 |
II | Các môn học, mô đun đào tạo nghề | 1980 | 504 | 1419 | 57 |
II.1 | Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở | 525 | 199 | 303 | 23 |
MH07 | Vi sinh vật | 90 | 41 | 43 | 6 |
MH08 | An toàn lao động trong chẩn đoán, phòng và chữa bệnh thủy sản | 45 | 24 | 18 | 3 |
MĐ09 | Quản lý địch hại trong nuôi thủy sản | 60 | 20 | 38 | 2 |
MĐ10 | Quản lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản | 60 | 20 | 38 | 2 |
MĐ11 | Sản xuất giống động vật thủy sản | 90 | 30 | 57 | 3 |
MĐ12 | Nuôi động vật thủy sản | 90 | 30 | 57 | 3 |
MH13 | Văn bản pháp luật về thủy sản | 30 | 14 | 14 | 2 |
MĐ14 | Kỹ thuật phòng thí nghiệm | 60 | 20 | 38 | 2 |
II.2 | Các môn học, mô đun chuyên môn nghề | 1455 | 305 | 1116 | 34 |
MH15 | Thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học và dưỡng chất trong nuôi trồng thủy sản | 90 | 41 | 43 | 6 |
MĐ16 | Kiểm dịch động vật thủy sản | 30 | 14 | 14 | 2 |
MĐ17 | Giải phẫu bệnh lý động vật thủy sản | 90 | 30 | 57 | 3 |
MĐ18 | Thu mẫu và bảo quản bệnh phẩm thủy sản | 60 | 20 | 38 | 2 |
MĐ19 | Phòng bệnh tổng hợp trong nuôi thủy sản | 90 | 30 | 57 | 3 |
MĐ20 | Chẩn đoán và xử lý bệnh thủy sản do môi trường | 90 | 30 | 57 | 3 |
MĐ21 | Chẩn đoán và xử lý bệnh thủy sản do dinh dưỡng | 90 | 30 | 57 | 3 |
MĐ22 | Chẩn đoán và chữa bệnh thủy sản do nấm | 90 | 30 | 57 | 3 |
MĐ23 | Chẩn đoán và chữa bệnh thủy sản do vi khuẩn | 120 | 30 | 86 | 4 |
MĐ24 | Chẩn đoán và chữa bệnh thủy sản do ký sinh trùng | 90 | 30 | 57 | 3 |
MĐ25 | Chẩn đoán và xử lý bệnh thủy sản do virus | 60 | 20 | 38 | 2 |
MĐ26 | Thực tập tốt nghiệp | 555 | 555 | ||
Tổng cộng | 2190 | 610 | 1506 | 74 |
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC
(Nội dung chi tiết có phụ lục kèm theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ
1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo tự chọn; thời gian, phân bố thời gian cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun tự chọn | Thời gian đào tạo ( giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
MĐ27 | Thực hành nuôi thủy sản theo VietGAP | 75 | 25 | 48 | 2 |
MĐ28 | Ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu trong nuôi trồng thủy sản | 75 | 25 | 48 | 2 |
MĐ29 | Phòng và chữa bệnh nhuyễn thể | 75 | 25 | 48 | 2 |
MĐ30 | Phòng và chữa bệnh lưỡng cư | 75 | 25 | 48 | 2 |
MH31 | Kỹ thuật sản xuất giống tôm nước mặn, lợ | 60 | 28 | 29 | 3 |
MH32 | Kỹ thuật sản xuất giống cá nước ngọt | 60 | 28 | 29 | 3 |
MH33 | Kỹ thuật sản xuất giống cá biển | 60 | 28 | 29 | 3 |
MH34 | Anh văn chuyên ngành | 60 | 28 | 29 | 3 |
MĐ35 | Bảo quản thủy sản sau thu hoạch | 60 | 20 | 38 | 2 |
MĐ36 | Vận chuyển động vật thủy sản | 45 | 15 | 29 | 1 |
MH37 | Khuyến nông | 45 | 20 | 22 | 3 |
MH38 | Thủy sinh vật cảnh | 45 | 20 | 22 | 3 |
MĐ39 | Phương pháp nghiên cứu khoa học nông nghiệp | 45 | 15 | 29 | 1 |
MH40 | Sinh thái học | 45 | 20 | 22 | 3 |
Tổng cộng | 825 | 322 | 470 | 33 |
1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
- Căn cứ vào mục tiêu của từng nhiệm vụ; phiếu phân tích công việc để đưa vào kiến thức và kỹ năng cần đào tạo theo cấp trình độ chuyên môn nghề.
- Các kiến thức và kỹ năng được cụ thể hóa ở từng chương, từng bài của các môn học mô đun trong chương trình khung với thời gian phân bổ hợp lý, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu nhanh và thực hành thành thạo các công việc đã đưa ra.
- Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng của vùng miền và địa phương.
- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong mục III, các trường/cơ sở dạy nghề lựa chọn một số môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được nêu trong chương trình khung này (mang tính tham khảo) để áp dụng cho trường/cơ sở của mình. Việc xác định các môn học tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như sau:
+ Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;
+ Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của từng địa phương (vùng, lãnh thổ) hoặc của từng doanh nghiệp cụ thể;
+ Đảm bảo thời gian đào tạo theo quy định (thời gian đào tạo các môn học tự chọn chiếm khoảng (20 – 30%) tổng thời gian học tập các môn học đào tạo nghề);
+ Đảm bảo tỷ lệ tổng thời gian lý thuyết, thực hành của chương trình dạy nghề theo quy định (thực hành chiếm từ 70- 85%, lý thuyết từ 15 – 30%).
- Lựa chọn 6 trong 14 môn học, mô đun, có trong danh mục môn học, mô đun tự chọn ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo, ví dụ cụ thể có thể lựa chọn như sau:
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun tự chọn | Thời gian đào tạo ( giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
MĐ27 | Thực hành nuôi thủy sản theo VietGAP | 75 | 25 | 48 | 2 |
MĐ28 | Ứng phó với biến đổi khí hậu trong nuôi trồng thủy sản | 75 | 25 | 48 | 2 |
MH34 | Anh văn chuyên ngành | 60 | 28 | 29 | 3 |
MĐ35 | Bảo quản thủy sản sau thu hoạch | 60 | 20 | 38 | 2 |
MH37 | Khuyến nông | 45 | 20 | 22 | 3 |
MĐ39 | Phương pháp nghiên cứu khoa học nông nghiệp | 45 | 15 | 29 | 1 |
Tổng cộng | 360 | 133 | 214 | 13 |
(Nội dung chi tiết có phụ lục kèm theo)
2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp
Số TT | Môn thi | Hình thức thi | Thời gian thi |
1 | Chính trị | Viết/ trắc nghiệm | Không quá 120 phút |
2 | Kiến thức, kỹ năng nghề | ||
- Lý thuyết nghề - Thực hành nghề - Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành) | Viết, vấn đáp, trắc nghiệm Bài thi thực hành Bài thi lý thuyết và thực hành | Không quá 180 phút Không quá 24 giờ Không quá 24 giờ |
3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện)
- Nhằm mục đích giáo dục toàn diện để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường/cơ sở dạy nghề có thể bố trí tham quan, học tập dã ngoại tại một số doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo thích hợp.
- Thời gian cho hoạt động ngoại khoá được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá vào thời điểm thích hợp.
Số TT | Nội dung | Thời gian |
1 | Thể dục, thể thao | 1-2giờ/ngày |
2 | Văn hóa, văn nghệ: Qua các phương tiện thông tin đại chúng, sinh hoạt tập thể | Một buổi/tuần |
3 | Hoạt động thư viện: Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu | Các ngày làm việc trong tuần |
4 | Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể | Các buổi tối và ngày thứ bảy, chủ nhật |
5 | Đi thực tế tại một số cơ sở sản xuất, kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo | Theo thời gian bố trí của giáo viên và theo yêu cầu của mô đun, môn học |
4. Các chú ý khác
- Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn, các Cơ sở dạy nghề có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý.
- Có thể sử dụng một số môn học, mô đun đào tạo trong chương trình khung nêu trên để xây dựng chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề nhưng phải tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể học liên thông lên trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề.
- Dựa theo chương trình này, khi đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề lên cao đẳng nghề, cần giảng dạy bổ sung những môn học, mô đun trong chương trình trung cấp nghề không đào tạo./.
B - CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ
Tên nghề: Phòng và chữa bệnh thủy sản
Mã nghề: 50620304
Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 35
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
- Kiến thức:
+ Trình bày được các đặc điểm của dụng cụ, thiết bị và hóa chất phòng thí nghiệm; đặc điểm về thành phần hoá học và các quá trình chuyển hoá, tổng hợp của các chất: Protein, glucid, lipit, vitamin; đặc điểm của các nhóm vi sinh vật; công tác an toàn lao động trong phòng và chữa bệnh thủy sản.
+ Trình bày được phương pháp giải phẫu và chức năng sinh lý của từng tổ chức, từng cơ quan của động vật thủy sản (ĐVTS); các phương pháp quan sát các biểu hiện lâm sàng bên ngoài và bên trong của ĐVTS; phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu kiểm tra bệnh và phương pháp chẩn đoán và xử lý/chữa bệnh cho ĐVTS; các yêu cầu về sử dụng thuốc và hóa chất trong phòng bệnh và quản lý các yếu tố môi trường, quản lý địch hại cũng như trong thực hiện an toàn sinh học trong nuôi thủy sản.
+ Mô tả được quy trình sản xuất giống và nuôi ĐVTS; các nội dung của pháp luật liên quan đến kiểm dịch giống thủy sản tại cơ sở sản xuất, sản phẩm thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu và chuyển vùng; những nội dung cơ bản của các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến lĩnh vực thủy sản.
- Kỹ năng:
+ Sử dụng thành thạo dụng cụ, trang thiết bị phân tích bệnh và nuôi trồng; sơ cấp cứu được nạn nhân bị tai nạn lao động hoặc đuối nước.
+ Thực hiện thành thạo các phản ứng sinh hóa, quy trình phân lập, nuôi cấy, tách dòng vi sinh vật; sử dụng thành thạo thuốc và hóa chất trong phòng bệnh và quản lý các yếu tố môi trường, quản lý được địch hại trong nuôi thủy sản và một số công tác liên quan đến điều tra dịch bệnh, quan trắc môi trường phục vụ cho công tác giám sát và cảnh báo dịch bệnh thủy sản.
+ Xác định được các biểu hiện bệnh lâm sàng của ĐVTS trong ao; thực hiện thành thạo các bước trong qui trình thu, bảo quản mẫu, giải phẫu chẩn đoán bệnh và xử lý/ chữa bệnh cho ĐVTS; phân tích được qui luật biến động của các yếu tố môi trường nước, sản xuất giống và nuôi được một số loài ĐVTS có giá trị kinh tế.
+ Thực hiện thành thạo việc tra cứu, phân tích văn bản pháp luật, quy định liên quan đến thủy sản.
2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng
- Chính trị, đạo đức:
+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật.
+ Yêu nghề, có ý thức cộng đồng và tác phong làm việc của một công dân sống trong xã hội công nghiệp. Có thói quen lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hóa dân tộc và địa phương trong từng giai đoạn của lịch sử.
+ Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu công việc.
- Thể chất, quốc phòng:
+ Có hiểu biết và phương pháp rèn luyện thể chất, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Thường xuyên rèn luyện cơ thể để có sức khỏe đảm bảo công tác lâu dài và sẵn sàng chiến đấu giữ gìn trật tự trị an và bảo vệ Tổ quốc.
3. Cơ hội việc làm
- Người lao động kỹ thuật trình độ cao đẳng nghề phòng và chữa bệnh thủy sản có cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, phòng thí nghiệm, nghiên cứu, cơ sở dạy nghề, cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến sản xuất, nuôi trồng hoặc chẩn đoán bệnh thủy sản, ở các vị trí:
+ Nhân viên các phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông, cơ quan kiểm ngư, kiểm soát dịch bệnh;
+ Nhân viên tại các trang trại nuôi, sản xuất giống thủy sản;
+ Nhân viên các công ty thuốc, hóa chất thủy sản;
+ Nhân viên tại các nhà máy, xí nghiệp sản xuất thuốc, hóa chất thủy sản;
+ Giáo viên giảng dạy trong các cơ sở đào tạo nghề.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo: 3 năm
- Thời gian học tập: 131 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 3750 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi tốt nghiệp: 300 giờ; (Trong đó thi tốt nghiệp: 13 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 giờ
+ Thời gian học bắt buộc: 2900 giờ; thời gian học tự chọn 400 giờ;
+ Thời gian học lý thuyết: 891 giờ; Thời gian học thực hành: 2409 giờ
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
I | Các môn học chung | 450 | 221 | 199 | 30 |
MH01 | Chính trị | 90 | 60 | 24 | 6 |
MH02 | Pháp luật | 30 | 22 | 6 | 2 |
MH03 | Giáo dục Thể chất | 60 | 4 | 52 | 4 |
MH04 | Giáo dục quốc phòng - An ninh | 75 | 58 | 13 | 4 |
MH05 | Tin học | 75 | 17 | 54 | 4 |
MH06 | Ngoại ngữ | 120 | 60 | 50 | 10 |
II | Các môn học, mô đun đào tạo nghề | 2900 | 734 | 2083 | 83 |
II.1 | Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở | 840 | 335 | 466 | 39 |
MH07 | Hóa sinh | 90 | 41 | 43 | 6 |
MH08 | Vi sinh vật | 90 | 41 | 43 | 6 |
MH09 | An toàn lao động trong chẩn đoán, phòng và chữa bệnh thủy sản | 45 | 24 | 18 | 3 |
MĐ10 | Quản lý địch hại trong nuôi thủy sản | 90 | 30 | 57 | 3 |
MĐ11 | Quản lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản | 90 | 30 | 57 | 3 |
MH12 | Kiểm soát dịch bệnh thủy sản | 60 | 25 | 31 | 4 |
MH13 | Văn bản pháp luật về thủy sản | 45 | 24 | 18 | 3 |
MĐ14 | Sản xuất giống động vật thủy sản | 120 | 45 | 71 | 4 |
MĐ15 | Nuôi động vật thủy sản | 120 | 45 | 71 | 4 |
MĐ16 | Kỹ thuật phòng thí nghiệm | 90 | 30 | 57 | 3 |
II.2 | Các môn học, mô đun chuyên môn nghề | 2060 | 399 | 1617 | 44 |
MH17 | Thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học và dưỡng chất trong nuôi trồng thủy sản | 120 | 41 | 71 | 8 |
MH18 | Kiểm dịch động vật thủy sản | 45 | 28 | 14 | 3 |
MĐ19 | Giải phẫu bệnh lý động vật thủy sản | 120 | 45 | 71 | 4 |
MĐ20 | Thu mẫu và bảo quản bệnh phẩm thủy sản | 90 | 30 | 57 | 3 |
MĐ21 | Phòng bệnh tổng hợp trong nuôi thủy sản | 90 | 30 | 57 | 3 |
MĐ22 | Chẩn đoán và xử lý bệnh thủy sản do môi trường | 120 | 30 | 86 | 4 |
MĐ23 | Chẩn đoán và xử lý bệnh thủy sản do dinh dưỡng | 90 | 30 | 57 | 3 |
MĐ24 | Chẩn đoán và chữa bệnh thủy sản do nấm | 120 | 30 | 86 | 4 |
MĐ25 | Chẩn đoán và chữa bệnh thủy sản do vi khuẩn | 120 | 45 | 71 | 4 |
MĐ26 | Chẩn đoán và xử lý bệnh thủy sản do virus | 120 | 45 | 71 | 4 |
MĐ27 | Chẩn đoán và chữa bệnh thủy sản do ký sinh trùng | 120 | 45 | 71 | 4 |
MĐ28 | Thực tập sản xuất | 280 | 280 | ||
MĐ29 | Thực tập tốt nghiệp | 625 | 625 | ||
Tổng cộng | 3350 | 954 | 2283 | 113 |
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC
(Nội dung chi tiết có phụ lục kèm theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ
1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo tự chọn; thời gian, phân bố thời gian cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun tự chọn | Thời gian đào tạo ( giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
MĐ30 | Thực hành nuôi thủy sản theo VietGAP | 80 | 24 | 53 | 3 |
MĐ31 | Phòng và chữa bệnh nhuyễn thể | 80 | 24 | 53 | 3 |
MĐ32 | Ứng phó với biến đổi khí hậu trong nuôi trồng thủy sản | 80 | 24 | 53 | 3 |
MĐ33 | Phòng và chữa bệnh lưỡng cư | 80 | 24 | 53 | 3 |
MH34 | Anh văn chuyên ngành | 75 | 28 | 44 | 3 |
MĐ35 | Bảo quản thủy sản sau thu hoạch | 75 | 25 | 48 | 2 |
MH36 | Kỹ thuật sản xuất giống tôm nước mặn, lợ | 75 | 28 | 44 | 3 |
MH37 | Kỹ thuật sản xuất giống cá nước ngọt | 75 | 28 | 44 | 3 |
MH38 | Kỹ thuật sản xuất giống cá biển | 75 | 28 | 44 | 3 |
MĐ39 | Vận chuyển động vật thủy sản | 45 | 15 | 29 | 1 |
MH40 | Khuyến nông | 45 | 20 | 22 | 3 |
MH41 | Thủy sinh vật cảnh | 45 | 20 | 22 | 3 |
MĐ42 | Phương pháp nghiên cứu khoa học nông nghiệp | 45 | 15 | 29 | 1 |
MH43 | Sinh thái học | 45 | 20 | 22 | 3 |
Tổng cộng | 920 | 323 | 560 | 38 |
1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
- Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng của vùng miền của từng địa phương.
- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong mục III, các trường/cơ sở dạy nghề lựa chọn một số môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được nêu trong chương trình khung này (mang tính tham khảo) để áp dụng cho trường/cơ sở của mình. Việc xác định các môn học tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như sau:
+ Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;
+ Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của từng địa phương (vùng, lãnh thổ) hoặc của từng doanh nghiệp cụ thể:
+ Đảm bảo thời gian đào tạo theo quy định (thời gian đào tạo các môn học tự chọn chiếm khoảng (20 – 30%) tổng thời gian học tập các môn học đào tạo nghề);
+ Đảm bảo tỷ lệ tổng thời gian lý thuyết, thực hành của chương trình dạy nghề theo quy định (thực hành chiếm từ 65- 75%, lý thuyết từ 25 – 35%).
- Lựa chọn 6 trong 14 môn học, mô đun, có trong danh mục môn học, mô đun tự chọn ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo, ví dụ cụ thể có thể lựa chọn như sau:
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun tự chọn | Thời gian đào tạo ( giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
MĐ30 | Thực hành nuôi thủy sản theo VietGAP | 80 | 24 | 53 | 3 |
MĐ32 | Ứng phó với biến đổi khí hậu trong nuôi trồng thủy sản | 80 | 24 | 53 | 3 |
MH34 | Anh văn chuyên ngành | 75 | 28 | 44 | 3 |
MĐ35 | Bảo quản thủy sản sau thu hoạch | 75 | 25 | 48 | 2 |
MH40 | Khuyến nông | 45 | 20 | 22 | 3 |
MĐ42 | Phương pháp nghiên cứu khoa học nông nghiệp | 45 | 15 | 29 | 1 |
Tổng cộng | 400 | 136 | 249 | 15 |
(Nội dung chi tiết có phụ lục kèm theo)
2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp
- Hướng dẫn tổ chức thi, chấm, công nhận kết quả thi tốt nghiệp theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Môn thi, hình thức thi, thời gian làm bài thi:
Số TT | Môn thi | Hình thức thi | Thời gian thi |
1 | Chính trị | Viết/ trắc nghiệm | Không quá 120 phút |
2 | Kiến thức, kỹ năng nghề | ||
- Lý thuyết nghề - Thực hành nghề - Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành) | Viết, vấn đáp, trắc nghiệm Bài thi thực hành Bài thi lý thuyết và thực hành | Không quá 180 phút Không quá 24 giờ Không quá 24 giờ |
3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện)
- Nhằm mục đích giáo dục toàn diện để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường/cơ sở dạy nghề có thể bố trí tham quan, học tập dã ngoại tại một số doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo thích hợp;
- Thời gian cho hoạt động ngoại khoá được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá vào thời điểm thích hợp.
Số TT | Nội dung | Thời gian |
1 | Thể dục, thể thao | 1-2giờ/ngày |
2 | Văn hóa, văn nghệ: Qua các phương tiện thông tin đại chúng, sinh hoạt tập thể | Một buổi/tuần |
3 | Hoạt động thư viện: Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu | Các ngày làm việc trong tuần |
4 | Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể | Các buổi tối và ngày thứ bảy, chủ nhật |
5 | Đi thực tế tại một số cơ sở sản xuất, kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo | Theo thời gian bố trí của giáo viên và theo yêu cầu của mô đun, môn học |
4. Các chú ý khác
- Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn, các Cơ sở dạy nghề có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý.
- Có thể sử dụng một số môn học, mô đun đào tạo trong chương trình khung nêu trên để xây dựng chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề nhưng phải tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể học liên thông lên trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề.
- Dựa theo chương trình này, khi đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề lên cao đẳng nghề, cần giảng dạy bổ sung những môn học, mô đun trong chương trình trung cấp nghề không đào tạo./.
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ KỸ THUẬT PHA CHẾ ĐỒ UỐNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BLĐTBXH ngày 6/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
A - CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ
Tên nghề: Kỹ thuật pha chế đồ uống
Mã nghề: 40810205
Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương
(Tốt nghiệp trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa Trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 32
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
- Kiến thức:
+ Trình bày được vai trò, nhiệm vụ của bộ phận Pha chế đồ uống trong hoạt động của quầy bar độc lập, nhà hàng, khách sạn;
+ Liệt kê được các vị trí công việc trong bộ phận Pha chế đồ uống;
+ Mô tả được vai trò, nhiệm vụ của nhân viên phục vụ Pha chế đồ uống;
+ Mô tả được các quy trình nghiệp vụ cơ bản trong bộ phận Pha chế đồ uống;
+ Liệt kê được các loại trang thiết bị, dụng cụ sử dụng tại bộ phận Pha chế đồ uống;
+ Phân loại, mô tả được các loại đồ uống có cồn: Đặc điểm, tính chất, nguyên liệu, phương pháp sản xuất và nguyên tắc pha chế và phục vụ;
+ Phân loại, mô tả được các loại đồ uống không cồn: Đặc điểm, tính chất và nguyên tắc pha chế và phục vụ;
+ Mô tả được các loại quầy bar và trình bày được đặc điểm kinh doanh của từng loại;
+ Trình bày được các nguyên tắc bảo đảm an ninh, an toàn, giải thích được lý do phải tuân thủ các quy định về an ninh, an toàn trong nhà hàng nói chung và bộ phận Pha chế đồ uống nói riêng để nhận diện được các nguy cơ và biện pháp phòng ngừa.
- Kỹ năng:
+ Giao tiếp được với khách hàng bằng tiếng Việt và Anh, phù hợp với yêu cầu phục vụ khách tại bộ phận Pha chế đồ uống;
+ Sử dụng đúng, an toàn các loại trang thiết bị, dụng cụ quầy bar;
+ Sắp xếp được các trang thiết bị, dụng cụ quầy bar một cách hợp lý, gọn gàng, thuận tiện và an toàn cho công việc;
+ Sắp xếp, trưng bày được đồ uống và các nguyên liệu pha chế theo nhóm;
+ Pha chế và phục vụ các loại đồ uống không cồn theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và mỹ thuật;
+ Phân loại, nhận biết được các loại rượu mạnh thông qua màu sắc và mùi vị;
+ Pha chế và phục vụ các loại đồ uống có cồn theo đúng định lượng, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và mỹ thuật;
+ Thực hiện quy trình pha chế và phục vụ đồ uống cho khách theo đúng tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn;
+ Thực hiện được quy trình làm vệ sinh, bảo dưỡng các loại trang thiết bị, dụng cụ theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật;
+ Sử dụng các loại nguyên liệu pha chế một cách hợp lý và tiết kiệm;
+ Giải quyết được các tình huống phát sinh trong quá trình pha chế và phục vụ khách;
+ Thể hiện tính chuyên nghiệp trong pha chế và phục vụ đồ uống;
+ Giám sát được các tiêu chuẩn và các qui trình pha chế và phục vụ;
+ Quản lý được thời gian làm việc hiệu quả.
2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng
- Chính trị, đạo đức:
+ Hiểu biết một số kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về truyền thống yêu nước của dân tộc, của giai cấp công nhân Viêt Nam, về vai trò lãnh đạo, đường lối chính sách của Ðảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước;
+ Có ý thức đấu tranh phòng chống tham nhũng;
+ Biết và thực hiện quyền, nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Có nhận thức và biết giữ gìn, phát huy truyền thống của giai cấp công nhân; biết kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam;
+ Tự giác học tập để nâng cao trình độ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; vận dụng được những kiến thức đã học để tu dưỡng, rèn luyện trở thành người lao động có lương tâm nghề nghiệp, chủ động, sáng tạo, có ý thức trách nhiệm cao; có lối sống khiêm tốn giản dị, trong sạch lành mạnh, có tác phong công nghiệp;
+ Có tác phong làm việc chuyên nghiệp trong quầy bar;
+ Có tâm huyết với nghề, giao tiếp với khách vui vẻ, lịch sự, chu đáo và nhiệt tình;
+ Trung thực, thân thiện, khiêm tốn và nhiệt tình trong công việc.
- Thể chất và quốc phòng:
+ Có kiến thức cơ bản và phương pháp tập luyện về thể dục thể thao nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực để học tập, lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp;
+ Thực hiện được các kỹ năng cơ bản và phương pháp tập luyện về thể dục thể thao nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực để học tập, lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp;
+ Có kiến thức cơ bản trong chương trình Giáo dục quốc phòng và An ninh;
+ Có kỹ năng cơ bản trong chương trình Giáo dục quốc phòng và An ninh;
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tự giác trong thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
3. Cơ hội việc làm
Tốt nghiệp Trung cấp nghề Kỹ thuật pha chế đồ uống, học sinh sẽ làm việc ở các vị trí khác nhau tại bộ phận pha chế đồ uống trong khách sạn, nhà hàng và các quầy bar độc lập như: Nhân viên pha chế, nhân viên phục vụ rượu, vị trí giám sát của bộ phận pha chế đồ uống trong nhà hàng và các quán bar độc lập.
II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu
Thời gian đào tạo: 2 năm
Thời gian học tập: 90 tuần
Thời gian thực học tối thiểu: 2550 giờ
Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 240 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 60 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu
Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ
Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2350 giờ
+ Thời gian học bắt buộc: 1690 giờ; Thời gian học tự chọn: 660 giờ
+ Thời gian học lý thuyết: 592 giờ; Thời gian học thực hành: 1758 giờ
3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp trung học cơ sở: 1020 giờ
(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục Trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả)
III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC; THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
I | Các môn học chung | 210 | 107 | 86 | 17 |
MH 01 | Chính trị | 30 | 22 | 6 | 2 |
MH 02 | Pháp luật | 15 | 11 | 3 | 1 |
MH 03 | Giáo dục thể chất | 30 | 3 | 24 | 3 |
MH 04 | Giáo dục quốc phòng và An ninh | 45 | 28 | 13 | 4 |
MH 05 | Tin học | 30 | 13 | 15 | 2 |
MH 06 | Ngoại ngữ (Anh văn) | 60 | 30 | 25 | 5 |
II | Các môn học, mô đun đào tạo nghề | 1690 | 345 | 1257 | 88 |
II.1 | Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở | 135 | 85 | 43 | 7 |
MH 07 | Tổng quan du lịch và khách sạn | 45 | 35 | 8 | 2 |
MH 08 | Quan hệ và giao tiếp trong kinh doanh du lịch | 60 | 30 | 27 | 3 |
MH 09 | Chăm sóc khách hàng | 30 | 20 | 8 | 2 |
II.2 | Các môn học, mô đun chuyên môn nghề | 1555 | 255 | 1221 | 79 |
MĐ 10 | Tổ chức kỹ thuật quầy bar | 45 | 20 | 20 | 5 |
MĐ 11 | Pha chế và phục vụ thức uống không cồn | 75 | 10 | 63 | 2 |
MĐ 12 | Phục vụ bia, rượu vang | 90 | 30 | 55 | 5 |
MĐ 13 | Pha chế và phục vụ rượu mạnh, rượu mùi | 75 | 10 | 55 | 10 |
MĐ 14 | Phục vụ các loại cocktail, mocktail | 210 | 15 | 180 | 15 |
MĐ 15 | Xây dựng danh mục đồ uống | 45 | 15 | 25 | 5 |
MĐ 16 | Nghiệp vụ nhà hàng | 90 | 30 | 55 | 5 |
MĐ 17 | Kỹ năng pha chế và phục vụ nâng cao | 150 | 15 | 125 | 10 |
MĐ 18 | Kỹ năng bán hàng và giải quyết tình huống | 45 | 20 | 23 | 2 |
MĐ 19 | Thực hành nghiệp vụ 1 (tại cơ sở) | 100 | 10 | 200 | 0 |
MĐ 20 | Thực hành nghiệp vụ 2 (tại cơ sở) | 235 | 10 | 225 | 0 |
MĐ 21 | Tiếng Anh chuyên ngành | 300 | 70 | 210 | 20 |
Tổng cộng | 1900 | 451 | 1344 | 105 |
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC
(Có nội dung chi tiết kèm theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ
1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun tự chọn | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
MH 22 | Văn hóa ẩm thực | 45 | 25 | 18 | 2 |
MH 23 | Thương phẩm hàng thực phẩm | 30 | 15 | 13 | 2 |
MH 24 | Nghiệp vụ thanh toán | 45 | 27 | 15 | 3 |
MĐ 25 | Tiếng Anh nâng cao | 300 | 60 | 230 | 10 |
MĐ 26 | Kỹ thuật cắm hoa bàn ăn | 30 | 15 | 13 | 2 |
MĐ 27 | Tin học ứng dụng | 60 | 20 | 35 | 5 |
MĐ 28 | Tổ chức kinh doanh nhà hàng | 45 | 30 | 13 | 2 |
MH 29 | Vệ sinh an toàn thực phẩm | 30 | 15 | 13 | 2 |
MH 30 | Marketing du lịch | 45 | 30 | 13 | 2 |
MH 31 | Nghiệp vụ văn phòng | 30 | 18 | 10 | 2 |
MĐ 32 | An toàn, an ninh trong quầy bar | 30 | 15 | 13 | 2 |
1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các Cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung tại mục V, tiểu mục 1.1.
Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khoá học;
Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù ngành, nghề hoặc vùng, miền;
Trên cơ sở quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng nhà trường tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho trường mình.
Ví dụ: Có thể lựa chọn 10 trong số 11 môn học, mô đun có trong danh mục môn học, mô đun tự chọn ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo, cụ thể như sau:
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun tự chọn | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
MH 22 | Văn hóa ẩm thực | 45 | 25 | 18 | 2 |
MH 23 | Thương phẩm hàng thực phẩm | 30 | 15 | 13 | 2 |
MH 24 | Nghiệp vụ thanh toán | 45 | 27 | 15 | 3 |
MĐ 25 | Tiếng Anh nâng cao | 300 | 60 | 230 | 10 |
MĐ 26 | Kỹ thuật cắm hoa bàn ăn | 30 | 15 | 13 | 2 |
MĐ 27 | Tin học ứng dụng | 60 | 20 | 35 | 5 |
MĐ 28 | Tổ chức kinh doanh nhà hàng | 45 | 30 | 13 | 2 |
MH 29 | Vệ sinh an toàn thực phẩm | 30 | 15 | 13 | 2 |
MH 30 | Marketing du lịch | 45 | 30 | 13 | 2 |
MĐ 31 | An toàn, an ninh trong quầy bar | 30 | 15 | 13 | 2 |
Tổng cộng | 660 | 252 | 376 | 32 |
(Có nội dung chi tiết kèm theo)
2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp
Số TT | Môn thi | Hình thức thi | Thời gian thi |
1 | Chính trị | Viết | Không quá 180 phút |
2 | Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở | Viết, trắc nghiệm | Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo |
3 | Kiến thức, kỹ năng nghề - Lý thuyết nghề | Viết Trắc nghiệm Vấn đáp | Không quá 180 phút Không quá 90 phút Không quá 60 phút chuẩn bị 40 phút, trả lời 20 phút/sinh viên) |
- Thực hành nghề * Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành) | Bài thi thực hành Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành | Không quá 8 giờ Không quá 24 giờ |
3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện
Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, cơ sở dạy nghề có thể bố trí cho học sinh tham quan, học tập tại một số khách sạn 3-4-5 sao.
Ðể giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội có thể bố trí cho học sinh tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương.
Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp.
Số TT | Nội dung | Thời gian |
1 | Thể dục, thể thao | 5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày |
2 | Văn hóa, văn nghệ: Qua các phương tiện thông tin đại chúng Sinh hoạt tập thể | Ngoài giờ học hàng ngày 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần) |
3 | Hoạt động thư viện Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu | Tất cả các ngày làm việc trong tuần |
4 | Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể | Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật |
5 | Tham quan, dã ngoại | Mỗi học kỳ 1 lần |
4. Các chú ý khác
- Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn, các Cơ sở dạy nghề có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý.
- Có thể sử dụng một số môn học, mô đun đào tạo trong chương trình khung nêu trên để xây dựng chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề nhưng phải tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể học liên thông lên trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề.
- Dựa theo chương trình này, khi đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề lên cao đẳng nghề, cần giảng dạy bổ sung những môn học, mô đun trong chương trình trung cấp nghề không đào tạo./.
B - CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ
Tên nghề: Kỹ thuật pha chế đồ uống
Mã nghề: 50810205
Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 41
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
- Kiến thức:
+ Trình bày được vai trò, nhiệm vụ của bộ phận Pha chế đồ uống trong hoạt động của quầy bar độc lập, nhà hàng, khách sạn;
+ Liệt kê được các vị trí công việc trong bộ phận Pha chế đồ uống;
+ Mô tả được vai trò, nhiệm vụ của nhân viên phục vụ Pha chế đồ uống;
+ Mô tả được các quy trình nghiệp vụ cơ bản trong bộ phận Pha chế đồ uống;
+ Liệt kê được các loại trang thiết bị, dụng cụ sử dụng tại bộ phận Pha chế đồ uống và công dụng của chúng;
+ Phân loại và mô tả được các loại đồ uống có cồn: Đặc điểm, tính chất, nguyên liệu, phương pháp sản xuất và nguyên tắc pha chế và phục vụ;
+ Phân loại và mô tả được các loại đồ uống không cồn: Đặc điểm, tính chất và nguyên tắc pha chế và phục vụ;
+ Mô tả các loại quầy bar và trình bày được đặc điểm kinh doanh của từng loại;
+ Trình bày được các nguyên tắc bảo đảm an ninh, an toàn, giải thích được lý do phải tuân thủ các quy định về an ninh, an toàn trong nhà hàng nói chung và bộ phận Pha chế đồ uống nói riêng để nhận diện được các nguy cơ và biện pháp phòng ngừa;
+ Giải thích được các nguyên tắc quản lý nhân sự, quản lý chất lượng dịch vụ trong bộ phận pha chế đồ uống;
+ Trình bày được các nội quy, quy định của bộ phận pha chế đồ uống.
- Kỹ năng:
+ Giao tiếp được với khách hàng bằng tiếng Việt và Anh, phù hợp với yêu cầu phục vụ khách tại bộ phận Pha chế đồ uống;
+ Sử dụng đúng, an toàn các loại trang thiết bị, dụng cụ quầy bar;
+ Sắp xếp được các trang thiết bị, dụng cụ quầy bar một cách hợp lý, gọn gàng, thuận tiện và an toàn cho công việc;
+ Sắp xếp, trưng bày được đồ uống và các nguyên liệu pha chế theo nhóm;
+ Pha chế và phục vụ các loại đồ uống không cồn theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và mỹ thuật;
+ Phân loại, nhận biết được các loại rượu mạnh thông qua màu sắc và mùi vị;
+ Pha chế và phục vụ các loại đồ uống có cồn theo đúng định lượng, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và mỹ thuật;
+ Thực hiện quy trình pha chế và phục vụ đồ uống cho khách theo đúng tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn;
+ Thực hiện được quy trình làm vệ sinh, bảo dưỡng các loại trang thiết bị, dụng cụ theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật;
+ Sử dụng các loại nguyên liệu pha chế một cách hợp lý và tiết kiệm;
+ Giải quyết được các tình huống phát sinh trong quá trình pha chế và phục vụ khách;
+ Giám sát được các tiêu chuẩn và quy trình pha chế, phục vụ;
+ Quản lý hành chính và nhân sự bộ phận Pha chế đồ uống;
+ Quản lý được các trang thiết bị Pha chế đồ uống;
+ Quản lý được vật tư hàng hóa của bộ phận Pha chế đồ uống;
+ Giám sát và quản lý được các tiêu chuẩn chất lượng của bộ phận Pha chế đồ uống.
2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng
- Chính trị, đạo đức:
+ Hiểu biết một số kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về truyền thống yêu nước của dân tộc, của giai cấp công nhân Viêt Nam, về vai trò lãnh đạo, đường lối chính sách của Ðảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước;
+ Có ý thức cao trong việc đấu tranh phòng chống tham nhũng;
+ Biết và thực hiện quyền, nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Có nhận thức và biết giữ gìn, phát huy truyền thống của giai cấp công nhân; biết kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam;
+ Tự giác học tập để nâng cao trình độ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; vận dụng được những kiến thức đã học để tu dưỡng, rèn luyện trở thành người lao động có lương tâm nghề nghiệp, chủ động, sáng tạo, có ý thức trách nhiệm cao; có lối sống khiêm tốn giản dị, trong sạch lành mạnh, có tác phong công nghiệp;
+ Có tác phong làm việc chuyên nghiệp trong quầy bar;
+ Có tâm huyết với nghề, giao tiếp với khách vui vẻ, lịch sự, chu đáo và nhiệt tình;
+ Trung thực, thân thiện, khiêm tốn và nhiệt tình trong công việc.
- Thể chất và quốc phòng:
+ Có kiến thức cơ bản và phương pháp tập luyện về thể dục thể thao nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực để học tập, lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp;
+ Thực hiện được các kỹ năng cơ bản và phương pháp tập luyện về thể dục thể thao nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực để học tập, lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp;
+ Có kiến thức, kỹ năng cơ bản về quốc phòng và An ninh; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
3. Cơ hội việc làm
Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng nghề Kỹ thuật pha chế đồ uống, sinh viên sẽ làm việc ở các vị trí công việc khác nhau tại bộ phận pha chế đồ uống trong khách sạn, nhà hàng và các quầy bar như: Nhân viên pha chế, nhân viên phục vụ rượu, vị trí giám sát của bộ phận pha chế đồ uống trong nhà hàng, vị trí trợ lý trưởng bộ phận pha chế đồ uống trong các quán Bar, vị trí trưởng bộ phận pha chế đồ uống trong các khách sạn, nhà hàng và quán bar. Có khả năng làm quản lý, giám sát, trưởng bộ phận pha chế trong các quán bar độc lập. Có khả năng tự kinh doanh quán bar độc lập.
Làm giảng viên giảng dạy các lớp sơ cấp và là giảng viên dạy thực hành nghề cho các lớp sơ cấp và trung cấp pha chế đồ uống trong các trường dạy nghề Khách sạn.
II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu
Thời gian đào tạo: 3 năm
Thời gian học tập: 131 tuần
Thời gian thực học tối thiểu: 3750 giờ
Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 240 giờ
(Trong đó thi tốt nghiệp: 60 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu
Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ
Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 giờ
+ Thời gian học bắt buộc: 2410 giờ; Thời gian học tự chọn: 890 giờ
+ Thời gian học lý thuyết: 894 giờ; Thời gian học thực hành: 2406 giờ
III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
I | Các môn học chung | 450 | 221 | 199 | 30 |
MH 01 | Chính trị | 90 | 60 | 24 | 6 |
MH 02 | Pháp luật | 30 | 22 | 6 | 2 |
MH 03 | Giáo dục thể chất | 60 | 4 | 52 | 4 |
MH 04 | Giáo dục quốc phòng và An ninh | 75 | 58 | 13 | 4 |
MH 05 | Tin học cơ bản | 75 | 17 | 54 | 4 |
MH 06 | Ngoại ngữ (Anh văn) | 120 | 60 | 50 | 10 |
II | Các môn học, mô đun đào tạo nghề | 2410 | 622 | 1669 | 119 |
II.1 | Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở | 210 | 133 | 66 | 11 |
MH 07 | Tổng quan du lịch và khách sạn | 45 | 35 | 8 | 2 |
MH 08 | Marketing du lịch | 45 | 30 | 13 | 2 |
MH 09 | Quan hệ và giao tiếp trong KDDL | 60 | 30 | 27 | 3 |
MH 10 | Chăm sóc khách hàng | 30 | 20 | 8 | 2 |
MH 11 | Nghiệp vụ văn phòng | 30 | 18 | 10 | 2 |
II.2 | Các môn học, mô đun chuyên môn nghề | 2200 | 489 | 1605 | 106 |
MĐ 12 | Tổ chức kỹ thuật quầy bar | 45 | 20 | 20 | 5 |
MĐ 13 | Pha chế và phục vụ thức uống không cồn | 75 | 10 | 63 | 2 |
MĐ 14 | Phục vụ bia, rượu vang | 90 | 30 | 55 | 5 |
MĐ 15 | Pha chế và phục vụ rượu mạnh, rượu mùi | 75 | 10 | 55 | 10 |
MĐ 16 | Pha chế và phục vụ các loại cocktail, mocktail | 210 | 15 | 180 | 15 |
MĐ 17 | Xây dựng danh mục đồ uống | 45 | 15 | 25 | 5 |
MĐ 18 | Nghiệp vụ nhà hàng | 90 | 30 | 55 | 5 |
MĐ 19 | Kỹ năng pha chế và phục vụ nâng cao | 150 | 15 | 125 | 10 |
MĐ 20 | Kỹ năng bán hàng và giải quyết tình huống | 45 | 20 | 23 | 2 |
MĐ 21 | An toàn và an ninh trong quầy bar | 30 | 15 | 13 | 2 |
MĐ 22 | Quản trị Cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguyên vật liệu quầy bar | 60 | 20 | 35 | 5 |
MĐ 23 | Kỹ năng giám sát | 45 | 20 | 23 | 2 |
MĐ 24 | Tiếp thị và kinh doanh đồ uống | 45 | 17 | 25 | 3 |
MH 25 | Vệ sinh an toàn thực phẩm | 30 | 15 | 13 | 2 |
MH 26 | Quản trị chất lượng dịch vụ du lịch | 45 | 27 | 15 | 3 |
MĐ 27 | Thực hành nghiệp vụ 1 (tại cơ sở) | 200 | 10 | 190 | 0 |
MĐ 28 | Thực hành nghiệp vụ 2 (tại cơ sở) | 240 | 10 | 230 | 0 |
MĐ 29 | Thực hành nghiệp vụ 3 (tại cơ sở) | 200 | 10 | 190 | 0 |
MĐ 30 | Tiếng Anh chuyên ngành | 480 | 180 | 270 | 30 |
Tổng cộng | 2860 | 842 | 1871 | 147 |
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC
(Có nội dung chi tiết kèm theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ
1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun tự chọn | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
MH 31 | Văn hóa ẩm thực | 45 | 25 | 18 | 2 |
MH 32 | Thương phẩm hàng thực phẩm | 30 | 15 | 13 | 2 |
MH 33 | Sinh lý dinh dưỡng | 30 | 15 | 13 | 2 |
MH 34 | Nghiệp vụ thanh toán | 45 | 27 | 15 | 3 |
MĐ 35 | Kỹ thuật chế biến món ăn | 90 | 30 | 55 | 5 |
MĐ 36 | Tiếng Anh nâng cao | 300 | 60 | 230 | 10 |
MĐ 37 | Kỹ thuật cắm hoa bàn ăn | 30 | 15 | 13 | 2 |
MĐ 38 | Tin học ứng dụng | 60 | 20 | 35 | 5 |
MĐ 39 | Kế toán nhà hàng, quầy bar | 45 | 27 | 15 | 3 |
MĐ 40 | Tổ chức sự kiện | 45 | 18 | 25 | 2 |
MĐ 41 | Tổ chức phục vụ tiệc | 45 | 15 | 25 | 5 |
MH 42 | Tổ chức kinh doanh nhà hàng | 45 | 30 | 13 | 2 |
MH 43 | Quản trị nguồn nhân lực | 45 | 27 | 15 | 3 |
MĐ 44 | Thực hành nghiệp vụ 4 | 155 | 5 | 150 | 0 |
1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các Cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung tại mục V, tiểu mục 1.1.
- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khoá học.
- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù ngành, nghề hoặc vùng, miền.
- Trên cơ sở quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng nhà trường tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho trường mình.
Ví dụ: Có thể lựa chọn 10 trong số 13 môn học, mô đun có trong danh mục môn học, mô đun tự chọn ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo, cụ thể như sau:
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun tự chọn | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
MH 31 | Văn hóa ẩm thực | 45 | 25 | 18 | 2 |
MH 32 | Thương phẩm hàng thực phẩm | 30 | 15 | 13 | 2 |
MH 33 | Nghiệp vụ thanh toán | 45 | 27 | 15 | 3 |
MĐ 34 | Kỹ thuật chế biến món ăn | 90 | 30 | 55 | 5 |
MĐ 35 | Tiếng Anh nâng cao | 300 | 60 | 230 | 10 |
MĐ 36 | Kỹ thuật cắm hoa bàn ăn | 30 | 15 | 13 | 2 |
MĐ 37 | Tin học ứng dụng | 60 | 20 | 35 | 5 |
MĐ 38 | Tổ chức sự kiện | 45 | 18 | 25 | 2 |
MH 39 | Tổ chức kinh doanh nhà hàng | 45 | 30 | 13 | 2 |
MH 40 | Quản trị nguồn nhân lực | 45 | 27 | 15 | 3 |
MĐ 41 | Thực hành nghiệp vụ | 155 | 5 | 150 | 0 |
Tổng cộng | 890 | 272 | 582 | 36 |
(Có nội dung chi tiết kèm theo)
2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp
Số TT | Môn thi | Hình thức thi | Thời gian thi |
1 | Chính trị | Viết | Không quá 120 phút |
2 | Kiến thức, kỹ năng nghề - Lý thuyết nghề | Viết Trắc nghiệm Vấn đáp | Không quá 180 phút Không quá 90 phút Không quá 60 phút chuẩn bị 40 phút, trả lời 20 phút/sinh viên) |
- Thực hành nghề * Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành) | Bài thi thực hành Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành | Không quá 8 giờ Không quá 24 giờ |
3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện
- Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, cơ sở dạy nghề có thể bố trí cho sinh viên tham quan, học tập tại một số khách sạn 3-4-5 sao.
- Ðể giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội có thể bố trí cho sinh viên tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương.
- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp.
TT | Nội dung | Thời gian |
1 | Thể dục, thể thao | 5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày |
2 | Văn hóa, văn nghệ: Qua các phương tiện thông tin đại chúng Sinh hoạt tập thể | Ngoài giờ học hàng ngày 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần) |
3 | Hoạt động thư viện: Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu | Tất cả các ngày làm việc trong tuần |
4 | Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể | Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật |
5 | Tham quan, dã ngoại | Mỗi học kỳ 1 lần |
4. Các chú ý khác
- Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn, các Cơ sở dạy nghề có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý.
- Có thể sử dụng một số môn học, mô đun đào tạo trong chương trình khung nêu trên để xây dựng chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề nhưng phải tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể học liên thông lên trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề.
- Dựa theo chương trình này, khi đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề lên cao đẳng nghề, cần giảng dạy bổ sung những môn học, mô đun trong chương trình trung cấp nghề không đào tạo./.
- 1Thông tư 09/2014/TT-BLĐTBXH về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề cho 04 nghề thuộc nhóm nghề Kinh doanh và Quản lý do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Thông tư 11/2014/TT-BLĐTBXH về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề cho 12 nghề thuộc nhóm nghề Công nghệ kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Thông tư 38/2014/TT-BLĐTBXH Quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho 05 nghề: Dịch vụ thương mại hàng không; Đặt chỗ bán vé; Cơ điện lạnh thủy sản; Quản trị bán hàng (CĐN) - Nghiệp vụ bán hàng (TCN); Chế biến mủ cao su do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Thông tư 13/2015/TT-BLĐTBXH quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho 05 nghề: Sản xuất cáp điện và thiết bị đầu nối; Sản xuất sản phẩm kính thủy tinh; Quan hệ công chúng; Kế toán ngân hàng; Sản xuất hàng da, giầy do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Thông tư 21/2015/TT-BLĐTBXH Quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho 06 nghề: Tự động hóa công nghiệp; Lắp đặt đường dây tải điện và trạm biến áp có điện áp từ 220KV trở lên; Kỹ thuật truyền hình cáp; Công nghệ sản xuất sản phẩm từ cao su; Kiểm ngư; Trồng rau do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Thông tư 22/2015/TT-BLĐTBXH quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho 05 nghề: Phiên dịch tiếng Anh du lịch; Marketing du lịch; Kỹ thuật làm bánh; Điều dưỡng; Kế toán lao động tiền lương và bảo hiểm xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 7Thông tư 09/2019/TT-BLĐTBXH bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, liên tịch ban hành
- 8Quyết định 746/QĐ-BLĐTBXH năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đến hết ngày 25/5/2019
- 1Thông tư 09/2019/TT-BLĐTBXH bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, liên tịch ban hành
- 2Quyết định 746/QĐ-BLĐTBXH năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đến hết ngày 25/5/2019
- 1Luật Dạy nghề 2006
- 2Quyết định 58/2008/QĐ-BLĐTBXH về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Nghị định 106/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 4Thông tư 09/2014/TT-BLĐTBXH về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề cho 04 nghề thuộc nhóm nghề Kinh doanh và Quản lý do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Thông tư 11/2014/TT-BLĐTBXH về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề cho 12 nghề thuộc nhóm nghề Công nghệ kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Thông tư 38/2014/TT-BLĐTBXH Quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho 05 nghề: Dịch vụ thương mại hàng không; Đặt chỗ bán vé; Cơ điện lạnh thủy sản; Quản trị bán hàng (CĐN) - Nghiệp vụ bán hàng (TCN); Chế biến mủ cao su do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 7Thông tư 13/2015/TT-BLĐTBXH quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho 05 nghề: Sản xuất cáp điện và thiết bị đầu nối; Sản xuất sản phẩm kính thủy tinh; Quan hệ công chúng; Kế toán ngân hàng; Sản xuất hàng da, giầy do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 8Thông tư 21/2015/TT-BLĐTBXH Quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho 06 nghề: Tự động hóa công nghiệp; Lắp đặt đường dây tải điện và trạm biến áp có điện áp từ 220KV trở lên; Kỹ thuật truyền hình cáp; Công nghệ sản xuất sản phẩm từ cao su; Kiểm ngư; Trồng rau do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 9Thông tư 22/2015/TT-BLĐTBXH quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho 05 nghề: Phiên dịch tiếng Anh du lịch; Marketing du lịch; Kỹ thuật làm bánh; Điều dưỡng; Kế toán lao động tiền lương và bảo hiểm xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Thông tư 10/2015/TT-BLĐTBXH Quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho 05 nghề: Lâm nghiệp đô thị; Khuyến nông lâm; Kỹ thuật rau, hoa công nghệ cao; Phòng và chữa bệnh thủy sản; Kỹ thuật pha chế đồ uống do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 10/2015/TT-BLĐTBXH
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 06/03/2015
- Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Người ký: Nguyễn Thanh Hoà
- Ngày công báo: 29/03/2015
- Số công báo: Từ số 385 đến số 386
- Ngày hiệu lực: 21/05/2015
- Ngày hết hiệu lực: 10/07/2019
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực