Hệ thống pháp luật

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/2014/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2014

THÔNG TƯ

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO 04 NGHỀ THUỘC NHÓM NGHỀ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ

Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 06 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho 04 nghề thuộc nhóm nghề Quản lý và Kinh doanh như sau:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho các nghề: Marketing thương mại; Tài chính tín dụng; Tài chính doanh nghiệp; Quản lý khai thác công trình thủy lợi, để áp dụng đối với các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp chuyên nghiệp công lập và tư thục có đăng ký hoạt động dạy nghề các nghề trên (sau đây gọi chung là cơ sở dạy nghề) nhưng không bắt buộc áp dụng đối với cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài.

1. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Marketing thương mại” (Phụ lục 1).

2. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Tài chính tín dụng” (Phụ lục 2).

3. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề "Tài chính doanh nghiệp” (Phụ lục 3).

4. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Quản lý khai thác công trình thủy lợi” (Phụ lục 4).

Điều 2. Căn cứ quy định tại Thông tư này, hiệu trưởng các cơ sở dạy nghề có đăng ký hoạt động dạy nghề cho các nghề được quy định tại Thông tư này tổ chức xây dựng, thẩm định, duyệt chương trình dạy nghề của trường.

Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 7 năm 2014.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Chính trị - Xã hội và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, các cơ sở dạy nghề có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề cho 04 nghề được quy định tại Thông tư này và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các UB của QH;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ LĐTBXH;
- Lưu VT, TCDN (20 b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Ngọc Phi

PHỤ LỤC 01

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “MARKETING THƯƠNG MẠI”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2014/TT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 5 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

A - CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ

Tên nghề: Marketing thương mại

Mã nghề: 40340117

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương

(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa Trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 35

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Nhận biết được xu hướng vận động của thị trường;

+ Trình bày được các mục tiêu chiến lược marketing doanh nghiệp;

+ Trình bày được quy trình lập kế hoạch các chương trình: quan hệ công chúng, quảng cáo, tiếp thị, bán hàng, quảng bá thương hiệu...;

+ Nhận biết được tác động của các yếu tố môi trường đến hoạt động marketing của doanh nghiệp;

+ Đánh giá được ảnh hưởng về hành vi tiêu dùng của khách hàng đối với các chính sách marketing của doanh nghiệp;

+ Dự đoán được những phản ứng của người tiêu dùng đối với việc lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp;

+ Phân biệt được các thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp.

- Kỹ năng:

+ Lập được kế hoạch và thực hiện các chương trình: quan hệ công chúng, quảng cáo, tiếp thị, quảng bá thương hiệu...;

+ Tổ chức và thực hiện được các hoạt động marketing cho doanh nghiệp;

+ Lựa chọn được nhân lực cho hoạt động marketing của doanh nghiệp;

+ Thực hiện được các nhiệm vụ chào hàng, bán hàng;

+ Vận dụng được khoa học kỹ thuật vào hoạt động Marketing;

+ Sử dụng được các công cụ truyền thông thông dụng.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức:

+ Hiểu được chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của nhà nước;

+ Hiểu được kiến thức về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Hiến pháp, Pháp luật của nhà nước và Luật Lao động;

+ Hiểu được đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển xây dựng của địa phương, khu vực, vùng, miền;

+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa;

+ Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;

+ Có ý thức, trách nhiệm cao trong công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí của công trong học tập, lao động sản xuất;

+ Có phẩm chất đạo đức tốt, thái độ hợp tác với đồng nghiệp tích cực, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, trung thực và có tính kỷ luật cao, tỷ mỷ chính xác, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao ở các nhà máy, xí nghiệp sản xuất, công ty;

+ Yêu nghề, có ý thức cộng đồng và tác phong làm việc của một công dân sống trong xã hội công nghiệp;

+ Có thói quen lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh phù hợp với phong tục, tập quán và truyền thống văn hóa dân tộc;

+ Luôn ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của công việc.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Đủ sức khỏe theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế;

+ Hiểu được các phương pháp rèn luyện thể chất;

+ Hiểu được những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình Giáo dục quốc phòng - An ninh;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

Sau khi tốt nghiệp hệ trung cấp nghề, nghề Marketing thương mại, học sinh có thể:

+ Làm việc tại một số phòng ban có tính chất quản lý của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội;

+ Làm nhân viên phụ trách marketing, nhân viên bán hàng và quản lý khách hàng, nhân viên quan hệ công chúng, nhân viên truyền thông, nhân viên kinh doanh và nhân viên tiếp thị;

+ Khởi nghiệp doanh nghiệp vừa và nhỏ.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 2 năm

- Thời gian học tập: 90 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2550 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 320 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 80 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2340 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1815 giờ; thời gian học tự chọn: 525 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 680 giờ; thời gian học thực hành: 1660 giờ

3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1200 giờ

(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong chương trình khung giáo dục Trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả)

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

MH,

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1815

479

1245

91

II.1

Các môn học, mô đun cơ sở

375

205

146

24

MH 07

Luật kinh tế

30

20

8

2

MH 08

Nguyên lý thống kê

30

15

13

2

MH 09

Kinh tế vi mô

45

25

17

3

MH 10

Lý thuyết kế toán

75

40

30

5

MH 11

Marketing căn bản

45

30

12

3

MH 12

Soạn thảo văn bản

30

15

12

3

MH 13

Quản trị nguồn nhân lực

60

40

17

3

MĐ 14

Tin học ứng dụng trong kinh doanh (sử dụng phần mềm SPSS)

60

20

37

3

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1440

274

1099

67

MĐ 15

Tiếng Anh chuyên ngành

60

25

30

5

MĐ 16

Nghiên cứu marketing

90

30

55

5

MĐ 17

Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh

90

20

65

5

MĐ 18

Hành vi khách hàng

90

30

55

5

MĐ 19

Marketing thương mại

60

25

30

5

MĐ 20

Quản trị bán hàng

90

18

67

5

MĐ 21

Quan hệ công chúng

90

20

65

5

MĐ 22

Quản trị marketing

90

30

55

5

MĐ 23

Nghiệp vụ marketing thương mại

220

20

195

5

MĐ 24

Quản trị thương hiệu

75

18

52

5

MĐ 25

Thương mại điện tử

75

18

52

5

MĐ 26

Quản trị truyền thông marketing tích hợp

90

17

68

5

MĐ 27

Thực tập tốt nghiệp

320

3

310

7

Tổng cộng

2025

585

1332

108

IV. CHƯƠNG TRÌNH CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRINH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

MH,

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thi gian đào tạo (gi)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 28

Quản trị học

45

30

12

3

MH 29

Hành vi tổ chức

60

30

27

3

MĐ 30

Tâm lý kinh doanh

60

20

35

5

MĐ 31

Phân tích hoạt động kinh doanh

75

18

55

2

MĐ 32

Quản trị doanh nghiệp

60

18

40

2

MH 33

Marketing quốc tế

45

30

12

3

MĐ 34

Quản trị sản phẩm

90

30

54

6

MĐ 35

Nghiệp vụ quảng cáo

90

25

60

5

MĐ 36

Quản trị kênh phân phối

60

30

27

3

MĐ 37

Định giá sản phẩm

75

45

25

5

Tổng cộng

660

276

347

37

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Các cơ sở dạy nghề căn cứ vào thời gian, tỷ lệ phân bố giữa lý thuyết và thực hành đã được quy định, đồng thời căn cứ vào nhu cầu cần thiết của vùng, miền và cơ sở vật chất hiện có để xây dựng chương trình đào tạo và chương trình chi tiết các môn học, mô đun tự chọn cho phù hợp.

- Thời gian đào tạo các môn học bắt buộc chiếm 77,6%, thời gian học các môn học mô đun tự chọn chiếm 22,4% tổng thời gian học tập các môn học, mô đun đào tạo nghề.

- Thời gian học thực hành chiếm 71%, thời gian học lý thuyết chiếm 29% tổng thời gian học tập các môn học, mô đun đào tạo nghề.

Ví dụ: Cơ sở dạy nghề có thể lựa chọn 8 trong số 10 môn học, mô đun có trong danh mục môn học, mô đun tự chọn trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo, cụ thể như sau:

MH,

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thi gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 28

Quản trị học

45

30

12

3

MH 29

Hành vi tổ chức

60

30

27

3

MH30

Tâm lý kinh doanh

60

20

35

5

MĐ 31

Phân tích hoạt động kinh doanh

75

18

55

2

MĐ 32

Quản trị doanh nghiệp

60

18

40

2

MH 33

Marketing quốc tế

45

30

12

3

MĐ 34

Quản trị sản phẩm

90

30

54

6

MĐ 35

Nghiệp vụ quảng cáo

90

25

60

5

Tổng cộng

525

201

295

29

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung tại mục V, tiểu mục 1.1.

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học.

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

- Học sinh phải đạt yêu cầu tất cả các môn học, mô đun trong chương trình sẽ được dự thi tốt nghiệp để được cấp bằng Trung cấp nghề.

- Các môn thi tốt nghiệp:

+ Chính trị: Theo quy định hiện hành;

+ Lý thuyết nghề: Các kiến thức trọng tâm về: Nghiên cứu marketing, Quan hệ công chúng, Quản trị marketing, Quản trị thương hiệu;

+ Thực hành nghề: Các kỹ năng về Nghiệp vụ marketing thương mại.

- Thời gian làm bài thi, cách thức tiến hành, điều kiện công nhận tốt nghiệp theo quy định hiện hành.

STT

Môn thi

Hình thc thi

Thi gian thi

1

Chính trị

Viết

Không quá 120 phút

2

Văn hóa trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

Viết, trắc nghiệm

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

Kiến thức, kỹ năng nghề

- Lý thuyết nghề

Viết

Trắc nghiệm

Không quá 180 phút

Không quá 90 phút

- Thực hành nghề

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

Viết, bài thi thực hành

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 4 giờ

Không quá 4 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm mục tiêu giáo dục toàn diện

Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp, Trường có thể:

- Tổ chức tham quan một số doanh nghiệp chuyên làm Truyền thông

- Tổ chức cho học sinh tham gia chương trình Tổ chức sự kiện, Hội chợ

- Tổ chức tham quan một số doanh nghiệp thương mại

- Thời gian và nội dung hoạt động giáo dục ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian chính khóa như sau:

STT

Nội dung

Thi gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ, 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

- Qua các phương tiện thông tin đại chúng

- Sinh hoạt tập thể

Ngoài giờ học hàng ngày từ 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ 7, chủ nhật

5

Tham quan, dã ngoại

Mỗi kỳ học 1 lần

4. Các chú ý khác

- Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn, cơ sở dạy nghề có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý.

- Có thể sử dụng một số môn học, mô đun đào tạo trong chương trình khung nêu trên để xây dựng chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề (tùy theo nhu cầu người học) nhưng phải tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể học liên thông lên trình độ trung cấp nghề.

- Dựa theo chương trình khung này, khi đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề lên cao đẳng nghề trường cần giảng dạy bổ sung số giờ cho những môn học, mô đun bắt buộc và một số môn học, mô đun tự chọn trong chương trình trung cấp nghề chưa giảng dạy.

B - CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ

Tên nghề: Marketing thương mại

Mã nghề: 50340117

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 41

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Nhận biết được xu hướng vận động của thị trường;

+ Trình bày được các mục tiêu chiến lược marketing doanh nghiệp;

+ Trình bày được quy trình lập kế hoạch các chương trình: Truyền thông, quảng cáo, tiếp thị, quảng bá thương hiệu...;

+ Phân tích được tác động của các yếu tố môi trường đến hoạt động marketing của doanh nghiệp;

+ Phân tích được ảnh hưởng về hành vi tiêu dùng của khách hàng đối với các chính sách marketing của doanh nghiệp;

+ Dự đoán được những phản ứng của người tiêu dùng đối với việc lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp;

+ Nhận biết và phân đoạn được các thị trường trọng điểm cho doanh nghiệp;

+ Phân biệt được chiến lược marketing cho các nhóm khách hàng khác nhau.

- Kỹ năng:

+ Xây dựng được các chiến lược marketing ngắn hạn, trung hạn và dài hạn;

+ Thiết lập và duy trì được chính sách giá của sản phẩm dịch vụ;

+ Phân đoạn và lựa chọn được thị trường trọng điểm cho doanh nghiệp;

+ Lập được kế hoạch và thực hiện được các chương trình: Truyền thông, quan hệ công chúng, quảng cáo, tiếp thị, quảng bá thương hiệu...;

+ Tổ chức được các hoạt động marketing cho doanh nghiệp;

+ Lập được dự toán kinh phí cho các hoạt động marketing;

+ Lựa chọn được nhân lực cho hoạt động marketing của doanh nghiệp;

+ Thiết lập được các kênh phân phối chào hàng, bán hàng và đề xuất các phương pháp cải tiến sản phẩm dịch vụ;

+ Tổ chức được các chương trình huấn luyện - đào tạo đội ngũ nhân viên marketing;

+ Ứng dụng được khoa học kỹ thuật vào hoạt động marketing;

+ Đánh giá được hoạt động marketing của doanh nghiệp và đưa ra được những tư vấn hợp lý cho lãnh đạo doanh nghiệp;

+ Sử dụng thành thạo các công cụ truyền thông thông dụng;

+ Có khả năng làm việc nhóm, có kỹ năng giao tiếp tốt với đồng nghiệp, với khách hàng.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức:

+ Hiểu được chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của nhà nước;

+ Hiểu được kiến thức về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Hiến pháp, Pháp luật của nhà nước và Bộ luật Lao động;

+ Hiểu được đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển xây dựng của địa phương, khu vực, vùng, miền;

+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa;

+ Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;

+ Có ý thức, trách nhiệm cao trong công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí của công trong học tập, lao động sản xuất;

+ Có phẩm chất đạo đức tốt, thái độ hợp tác với đồng nghiệp tích cực, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, trung thực và có tính kỷ luật cao, tỷ mỷ chính xác, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao ở các nhà máy, xí nghiệp sản xuất, công ty;

+ Yêu nghề, có ý thức cộng đồng và tác phong làm việc của một công dân sống trong xã hội công nghiệp;

+ Có thói quen lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh phù hợp với phong tục, tập quán và truyền thống văn hóa dân tộc;

+ Luôn ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của công việc.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Đủ sức khỏe theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế;

+ Hiểu được các phương pháp rèn luyện thể chất;

+ Hiểu được những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình Giáo dục quốc phòng - An ninh;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp hệ cao đẳng nghề, nghề Marketing thương mại, sinh viên sẽ làm việc tại các vị trí:

+ Làm việc tại một số phòng ban có tính chất quản lý trong các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội;

+ Làm trưởng nhóm phụ trách marketing; phụ trách nhóm bán hàng;

+ Làm nhân viên phụ trách marketing, nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý và chăm sóc khách hàng, nhân viên quan hệ công chúng, nhân viên truyền thông, nhân viên kinh doanh, nhân viên làm quảng cáo chuyên nghiệp và nhân viên tiếp thị;

+ Khởi nghiệp doanh nghiệp vừa và nhỏ.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 3 năm

- Thời gian học tập: 131 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3750 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 400 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 80 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 2500 giờ; Thời gian học tự chọn: 800 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 1020 giờ; Thời gian học thực hành: 2280 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

MH,

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

2500

675

1711

114

II.1

Các môn học, mô đun cơ sở

495

236

230

29

MH 07

Luật kinh tế

30

15

13

2

MH 08

Nguyên lý thống kê

45

30

13

2

MĐ 09

Kinh tế vi mô

60

25

32

3

MĐ 10

Lý thuyết kế toán

75

30

40

5

MH 11

Marketing căn bản

60

30

27

3

MH 12

Soạn thảo văn bản

45

26

16

3

MH 13

Quản trị học

45

25

17

3

MĐ 14

Hành vi tổ chức

75

25

45

5

MH 15

Tin học ứng dụng trong kinh doanh

60

30

27

3

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

2005

439

1481

85

MĐ 16

Anh văn chuyên ngành

90

30

54

6

MĐ 17

Tâm lý kinh doanh

60

20

37

3

MĐ 18

Nghiên cứu marketing

120

28

87

5

MĐ 19

Marketing thương mại

60

30

27

3

MĐ 20

Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh

90

30

55

5

MĐ 21

Hành vi khách hàng

90

30

57

3

MĐ 22

Quản trị bán hàng

90

30

55

5

MĐ 23

Kinh tế thương mại

60

30

27

3

MĐ 24

Quan hệ công chúng

120

30

84

6

MĐ 25

Marketing quốc tế

45

20

22

3

MĐ 26

Quản trị marketing

120

30

85

5

MĐ 27

Quản trị nguồn nhân lực

75

20

50

5

MĐ 28

Thương mại điện tử

75

20

51

4

MĐ 29

Quản trị truyền thông marketing tích hợp

120

30

84

6

MĐ 30

Nghiệp vụ marketing thương mại

280

30

235

15

MĐ 31

Quản trị thương hiệu

90

30

57

3

MĐ 32

Thực tập tốt nghiệp

420

1

414

5

Tổng cộng

2950

895

1911

144

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho từng môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

MH,

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 33

Quản trị văn phòng

60

30

27

3

MH 34

Toán kinh tế

75

49

22

4

MH 35

Kinh tế vĩ mô

60

30

27

3

MH 36

Kinh doanh quốc tế

45

30

12

3

MĐ 37

Tin học văn phòng

75

15

55

5

MĐ 38

Đạo đức kinh doanh

90

30

57

3

MĐ 39

Phân tích hoạt động kinh doanh

90

45

42

3

MH 40

Quản trị quan hệ khách hàng

90

60

24

6

MH 41

Quản trị sản phẩm

120

60

54

6

MĐ 42

Nghiệp vụ quảng cáo

125

30

90

5

MĐ 43

Quản trị kênh phân phối

90

30

57

3

MĐ 44

Định giá sản phẩm

75

30

40

5

MĐ 45

Quản trị chiến lược

120

30

85

5

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Các cơ sở dạy nghề căn cứ vào thời gian, tỷ lệ phân bổ giữa lý thuyết và thực hành đã được quy định, đồng thời căn cứ vào nhu cầu cần thiết của vùng, miền và cơ sở vật chất hiện có để xây dựng chương trình đào tạo và chương trình chi tiết các môn học, mô đun tự chọn cho phù hợp.

- Thời gian đào tạo các môn học bắt buộc chiếm 75,7%, thời gian học các môn học mô đun tự chọn chiếm 24,3% tổng thời gian học tập các môn học, mô đun đào tạo nghề.

- Thời gian học thực hành chiếm 69%, thời gian học lý thuyết chiếm 31 % tổng thời gian học tập các môn học, mô đun đào tạo nghề.

Ví dụ: Cơ sở dạy nghề có thể lựa chọn 9 trong số 13 môn học, mô đun có trong danh mục môn học, mô đun tự chọn trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo, cụ thể như sau:

MH,

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thi gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 33

Quản trị văn phòng

60

30

27

3

MH 35

Kinh tế vĩ mô

60

30

27

3

MĐ 38

Đạo đức kinh doanh

90

30

57

3

MĐ 39

Phân tích hoạt động kinh doanh

90

45

42

3

MH 40

Quản trị quan hệ khách hàng

90

60

24

6

MĐ 41

Quản trị sản phẩm

120

60

54

6

MĐ 42

Nghiệp vụ quảng cáo

125

30

90

5

MĐ 43

Quản trị kênh phân phối

90

30

57

3

MĐ 44

Định giá sản phẩm

75

30

40

5

Tổng cộng

800

345

418

37

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung tại mục V, tiểu mục 1.1.

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học.

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

- Sinh viên phải đạt yêu cầu tất cả các môn học, mô đun trong chương trình sẽ được dự thi tốt nghiệp để được cấp bằng Cao đẳng nghề.

- Các môn thi tốt nghiệp:

+ Chính trị: Theo quy định hiện hành;

+ Lý thuyết nghề: Các kiến thức trọng tâm về: Nghiên cứu marketing, Quan hệ công chúng, Quản trị marketing, Quản trị thương hiệu;

+ Thực hành nghề: Các kỹ năng về: Nghiệp vụ marketing thương mại.

- Thời gian làm bài thi, cách thức tiến hành, điều kiện công nhận tốt nghiệp theo quy định hiện hành.

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thi gian thi

1

Chính trị

Viết

Không quá 120 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề

- Lý thuyết nghề

Viết

Trắc nghiệm

Không quá 180 phút

Không quá 90 phút

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 4 giờ

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 4 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm mục tiêu giáo dục toàn diện

- Học tập nội quy, quy chế và giới thiệu nghề nghiệp cho sinh viên khi mới nhập trường.

- Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, cơ sở dạy nghề có thể:

+ Tổ chức tham quan một số doanh nghiệp chuyên làm Truyền thông;

+ Tổ chức cho sinh viên tham gia những chương trình Tổ chức sự kiện, Hội chợ triển lãm;

+ Tổ chức tham quan một số doanh nghiệp Sản xuất - Thương mại.

- Thời gian và nội dung hoạt động giáo dục ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian chính khóa như sau:

STT

Nội dung

Thi gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ, 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

- Qua các phương tiện thông tin đại chúng

- Sinh hoạt tập thể

Ngoài giờ học hàng ngày từ 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ 7, chủ nhật

5

Tham quan, dã ngoại

Mỗi kỳ học 1 lần

4. Các chú ý khác

- Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn, cơ sở dạy nghề đã sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý.

- Có thể sử dụng một số môn học, mô đun đào tạo trong chương trình khung nêu trên để xây dựng chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề (tùy theo nhu cầu người học) nhưng phải tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể học liên thông lên trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề.

- Dựa theo chương trình khung này, khi đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề lên cao đẳng nghề trường cần giảng dạy bổ sung số giờ cho những môn học, mô đun có mã số: MH 08, MH 09, MH 13, MĐ 17, MĐ 19, MĐ 20, MĐ 22, MĐ 23, MĐ 24, MĐ 25, MĐ 27, MĐ 28, MĐ 30, MĐ 31.

PHỤ LỤC 02

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “TÀI CHÍNH TÍN DỤNG”

(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2014/TT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

A - CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ

Tên nghề: Tài chính tín dụng

Mã số nghề: 40340203

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương

(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì bổ sung phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 34

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Vận dụng được kiến thức về pháp luật, kinh tế - xã hội, tài chính - tiền tệ, kế toán, tài chính trong việc thực hiện nghiệp vụ tài chính - ngân hàng được giao;

+ Hiểu được những kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, tài chính - ngân hàng, giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, có kiến thức cơ bản và nâng cao về tiền tệ ngân hàng và thị trường chứng khoán;

+ Hiểu được phương pháp và cách thức sử dụng các thiết bị văn phòng hiện đại, các chương trình phần mềm tin học thông dụng trong trao đổi thông tin nghiệp vụ, trong quản lý ngân hàng và bảo mật thông tin;

+ Xác định được từng loại hình bảo lãnh của ngân hàng, hồ sơ vay vốn ngân hàng;

+ Xác định được các nội dung kế toán huy động, tín dụng, thanh toán tại ngân hàng;

+ Xác định được những nội dung kế toán tổng hợp, thanh toán điện tử liên ngân hàng, gửi tiết kiệm, cho vay, quyết toán;

+ Xác định được phương pháp cập nhật các chính sách phát triển kinh tế và các chế độ về tài chính tiền tệ, kế toán, thuế vào công tác tài chính - ngân hàng.

- Kỹ năng:

+ Lập được các các loại chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý được chứng từ kế toán tài chính - kế toán ngân hàng;

+ Sử dụng đúng chứng từ kế toán ghi số kế toán tổng hợp và chi tiết;

+ Thực hiện được việc tổ chức công tác tài chính kế toán phù hợp với loại hình ngân hàng;

+ Lập được các loại báo cáo kế toán tài chính theo quy định;

+ Thiết lập được mối quan hệ với doanh nghiệp, ngân hàng và các tổ chức tín dụng;

+ Sử dụng thành thạo phần mềm kế toán trong việc thực hiện nghiệp vụ kế toán ngân hàng;

+ Sử dụng thành thạo các chứng từ tài chính trong quản trị tài chính tại ngân hàng;

+ Kiểm tra được công tác tài chính, kế toán của ngân hàng;

+ Kiểm tra được công tác tài chính của khách hàng;

+ Cung cấp được đầy đủ thông tin kinh tế về hoạt động thương mại - dịch vụ phục vụ cho yêu cầu lãnh đạo và quản lý kinh tế ở ngân hàng;

+ Tham mưu được cho lãnh đạo ngân hàng những ý kiến cải tiến làm cho công tác kế toán và công tác quản lý tài chính tiền tệ của ngân hàng đúng pháp luật;

+ Kỹ năng làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhóm hiệu quả.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức:

+ Có hiểu biết về một số kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp, Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

+ Có ý thức tích cực, chủ động phòng ngừa vừa kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng.

+ Có lòng yêu nước, yêu Chủ nghĩa xã hội và nhũng hiểu biết cần thiết về quốc phòng toàn dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa;

+ Có đạo đức, yêu nghề và có lương tâm nghề nghiệp;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, nghiêm túc, trung thực, cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác;

+ Tuân thủ các quy định của luật kế toán, tài chính, chịu trách nhiệm cá nhân đối với nhiệm vụ được giao;

+ Có tinh thần tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của công việc.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Có đủ sức khỏe để học tập, công tác lâu dài, sẵn sàng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

+ Hiểu biết một số phương pháp luyện tập và đạt kỹ năng cơ bản một số môn thể dục, thể thao như: thể dục, điền kinh, bóng chuyền;

+ Có hiểu biết cơ bản về công tác quốc phòng toàn dân, dân quân tự vệ;

+ Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về quân sự phổ thông cần thiết của người chiến sĩ, vận dụng được trong công tác bảo vệ trật tự trị an:

+ Có ý thức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm

Học sinh sau khi tốt nghiệp, có thể làm việc tại ngân hàng ở các vị trí: Giao dịch viên, Quan hệ khách hàng, Phát hành thẻ ATM, Hỗ trợ tín dụng, Ngân quỹ, Chăm sóc khách hàng, Thẩm định tín dụng, Thanh toán quốc tế, Phân tích tài chính.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 2 năm

- Thời gian học tập: 90 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2550 giờ

- Thời gian ôn kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 280 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp 80 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học đào tạo nghề: 2340 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1725 giờ; Thời gian học tự chọn: 615 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 650 giờ; Thời gian học thực hành: 1690 giờ

3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1200 giờ

(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả)

III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

MH,

Tên môn học, mô đun

Thi gian đào tạo (gi)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ (tiếng Anh)

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1725

405

1227

93

II.1

Các môn học, mô đun cơ sở

450

240

184

26

MH 07

Luật kinh tế

30

20

8

2

MH 08

Soạn thảo văn bản

45

30

12

3

MĐ 09

Tiếng Anh chuyên ngành

90

40

46

4

MH 10

Kinh tế vi mô

60

40

17

3

MH 11

Lý thuyết thống kê

45

30

13

2

MH 12

Lý thuyết tài chính tiền tệ tín dụng

75

35

35

5

MH 13

Lý thuyết kế toán

60

30

26

4

MĐ 14

Marketing ngân hàng

45

15

27

3

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1275

165

1043

67

MĐ 15

Tài chính doanh nghiệp

90

20

65

5

MĐ 16

Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng I

90

20

65

5

MĐ 17

Kế toán ngân hàng I

105

30

71

4

MĐ 18

Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

90

20

66

4

MĐ 19

Thanh toán quốc tế

60

15

40

5

MĐ 20

Phân tích tài chính

90

20

66

4

MĐ 21

Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng II

90

20

60

10

MĐ 22

Tin học ứng dụng trong phân tích đầu tư tài chính

90

20

60

10

MĐ 23

Thực tập tốt nghiệp

570

550

20

Tổng cộng

1935

511

1314

110

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho từng môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng ngành cụ thể hoặc tính đặc thù của vùng, miền của từng địa phương.

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong mục III, các Cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc lựa chọn một số môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được đề nghị trong chương trình khung này (mang tính tham khảo) để áp dụng cho Cơ sở của mình.

- Việc xác định các môn học, mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như sau:

+ Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;

+ Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của từng ngành, từng địa phương (vùng, lãnh thổ) hoặc của từng doanh nghiệp cụ thể;

+ Đảm bảo thời gian đào tạo theo quy định;

+ Đảm bảo tỷ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo quy định.

- Gợi ý các môn học, mô đun tự chọn để các Cơ sở dạy nghề tham khảo là 17 môn học, mô đun, chi tiết cụ thể theo bảng sau:

MH,

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thi gian đào tạo (gi)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 24

Kinh tế phát triển

60

30

26

4

MĐ 25

Kinh tế quốc tế

45

15

28

2

MĐ 26

Kinh tế vĩ mô

45

15

27

3

MĐ 27

Quản trị tài chính hiện đại 1

60

25

30

5

MĐ 28

Quản trị tài chính hiện đại 2

60

25

32

3

MĐ 29

Quản trị dự án đầu tư

75

30

40

5

MH 30

Thị trường ngoại hối

45

15

25

5

MĐ 31

Thị trường chứng khoán

45

15

27

3

MĐ 32

Thị trường tài chính

60

25

30

5

MH 33

Thống kê doanh nghiệp

60

30

26

4

MH 34

Toán tài chính

60

30

26

4

MH 35

Tài chính học

60

30

25

5

MH 36

Nguyên lý thực hành bảo hiểm

45

25

17

3

MĐ 37

Tài chính quốc tế

75

20

50

5

MĐ 38

Kế toán quỹ tín dụng

75

30

41

4

MH 39

Quản lý ngân sách

60

35

22

3

MH 40

Quản trị doanh nghiệp

60

30

27

3

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Thời gian, nội dung của các môn học đào tạo nghề tự chọn do Cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc có thể tham khảo, điều chỉnh từ các môn học đề nghị trong chương trình khung này trên cơ sở đảm bảo mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành nghề hoặc vùng, miền.

- Nếu Cơ sở dạy nghề chọn trong số các môn học đào tạo nghề tự chọn đề nghị trong chương trình khung này để xây dựng đề cương chi tiết từng bài học cho từng chương cụ thể theo mẫu ở mục V, sau đó tiến hành thẩm định và ban hành chương trình chi tiết các môn học đào tạo nghề tự chọn cho Cơ sở của mình.

- Các Cơ sở dạy nghề có thể tham khảo 11/17 môn học, mô đun tự chọn ở bảng sau để đảm bảo số giờ quy định theo Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 09/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: tổng số giờ là 615 giờ chiếm 24% trong tổng thời gian đào tạo nghề, trong đó 245 giờ lý thuyết, 370 giờ thực hành.

MH,

Tên môn hc, mô đun t chn

Thi gian đào tạo (gi)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 25

Kinh tế quốc tế

45

15

28

9

MĐ 26

Kinh tế vĩ mô

45

15

27

3

MĐ 27

Quản trị tài chính hiện đại 1

60

25

30

5

MĐ 30

Thị trường ngoại hối

45

15

25

5

MĐ 31

Thị trường chứng khoán

45

15

27

3

MĐ 32

Thị trường tài chính

60

25

30

5

MH 33

Thống kê doanh nghiệp

60

30

26

4

MH 36

Nguyên lý thực hành bảo hiểm

45

25

17

3

MĐ 37

Tài chính quốc tế

75

20

50

5

MĐ 38

Kế toán quỹ tín dụng

75

30

41

4

MH 40

Quản trị doanh nghiệp

60

30

27

3

Tổng cộng

615

245

328

42

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

- Học sinh phải đạt yêu cầu tất cả các môn học, mô đun đào tạo trong chương trình sẽ được dự thi tốt nghiệp để được cấp bằng Trung cấp nghề.

- Các môn thi tốt nghiệp:

+ Chính trị: theo quy định hiện hành;

+ Lý thuyết nghề: các kiến thức trọng tâm về Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng I; Nghiệp vụ ngân hàng thương mại;

+ Thực hành nghề: các kỹ năng về Thực hành phân tích tài chính; Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng II;

- Thời gian làm bài thi, cách thức tiến hành, điều kiện công nhận tốt nghiệp theo quy định hiện hành.

TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Không quá 120 phút

2

Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

Viết, trắc nghiệm

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề

Viết

Vấn đáp

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút

(40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời/học sinh)

Trắc nghiệm

Không quá 90 phút

- Thực hành nghề

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

Bài thi thực hành

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 4 giờ

Không quá 8 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được b trí ngoài thời gian đào tạo) nhm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện

- Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, Cơ sở dạy nghề có thể bố trí cho học sinh tham quan, học tập tại các doanh nghiệp.

- Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội có thể bố trí cho học sinh tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương.

- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp:

TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

Ngoài giờ học hàng ngày 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện:

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Đi thực tế

Theo thời gian bố trí của giáo viên và theo yêu cầu của môn học, mô đun

4. Các chú ý khác

Hướng dẫn phân bổ thời gian và nội dung thực hành nghề tại cơ sở:

- Thực hành nghề được đào tạo ngay tại Trường, trong quá trình đào tạo cơ sở có thể sử dụng mô hình ngân hàng ảo để đào tạo nhằm mục tiêu hoàn thiện kiến thức, áp dụng các hiểu biết và kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh;

- Nội dung thực hành nghề đã được cụ thể theo đề cương đào tạo của mô đun thực hành nghề. Sau khi hướng dẫn chung có thể phân nhóm thực hành trên các bộ chứng từ của ngân hàng;

- Thực tập tốt nghiệp:

+ Thời gian và nội dung theo chương trình khung;

+ Các Cơ sở dạy nghề căn cứ vào chương trình đào tạo, xây dựng đề cương báo cáo thực tập

B - CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ

Tên nghề: Tài chính tín dụng

Mã nghề: 50340203

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyn sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương

Số lượng môn học, môđun đào tạo: 41

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Vận dụng được kiến thức về pháp luật, kinh tế - xã hội, tài chính - tiền tệ, kế toán, kiểm toán, tài chính trong việc thực hiện nghiệp vụ tài chính - ngân hàng được giao;

+ Hiểu được những kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, tài chính - ngân hàng, giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, có kiến thức cơ bản và nâng cao về tiền tệ ngân hàng và thị trường chứng khoán;

+ Hiểu được phương pháp và cách thức sử dụng các thiết bị văn phòng hiện đại, các chương trình phần mềm tin học thông dụng trong trao đổi thông tin nghiệp vụ, trong quản lý ngân hàng và bảo mật thông tin;

+ Xác định được từng loại hình bảo lãnh của ngân hàng, hồ sơ vay vốn ngân hàng;

+ Xác định được các nội dung kế toán huy động, tín dụng, thanh toán tại ngân hàng;

+ Xác định được những nội dung kế toán tổng hợp, thanh toán điện tử liên ngân hàng, gửi tiết kiệm, cho vay, quyết toán;

+ Xác định được hình thức thanh toán và bộ chứng từ thanh toán quốc tế;

+ Xác định được các phương tiện thanh toán quốc tế, phương thức giao dịch thương mại, dịch vụ và quốc tế;

+ Xác định được phương pháp cập nhật các chính sách phát triển kinh tế và các chế độ về tài chính tiền tệ, kế toán, thuế vào công tác tài chính - ngân hàng;

+ Đánh giá được tình hình hoạt động tài chính.

- Kỹ năng:

+ Lập được các chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý được chứng từ kế toán tài chính - kế toán ngân hàng;

+ Sử dụng đúng các chứng từ kế toán, ghi sổ kế toán tổng hợp và chi tiết;

+ Ứng dụng được các phương thức, biện pháp huy động vốn, cho vay, cho thuê vào các ngân hàng;

+ Thực hiện được việc tổ chức công tác tài chính kế toán phù hợp với loại hình ngân hàng;

+ Thiết lập được mối quan hệ với doanh nghiệp, ngân hàng và các tổ chức tín dụng;

+ Sử dụng thành thạo phần mềm kế toán trong việc thực hiện nghiệp vụ kế toán ngân hàng;

+ Sử dụng thành thạo chứng từ tài chính trong quản trị tài chính tại ngân hàng;

+ Lập được chính xác các loại báo cáo tài chính theo quy định;

+ Kiểm tra, đánh giá được công tác tài chính, kế toán của ngân hàng;

+ Phân tích được tình hình kinh tế, tài chính của khách hàng;

+ Cung cấp đầy đủ thông tin kinh tế về hoạt động thương mại - dịch vụ phục vụ cho yêu cầu lãnh đạo và quản lý kinh tế ở ngân hàng;

+ Tham mưu được cho lãnh đạo ngân hàng những ý kiến cải tiến làm cho công tác kế toán và công tác quản lý tài chính tiền tệ của ngân hàng đúng pháp luật;

+ Phân tích được các báo cáo tài chính để thẩm định hồ sơ tín dụng;

+ Kỹ năng làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhóm hiệu quả.

2. Chính trị, đạo đức; Th chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức:

+ Có hiểu biết về một số kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp, Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

+ Có ý thức tích cực, chủ động phòng ngừa vừa kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng;

+ Có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và những hiểu biết cần thiết về quốc phòng toàn dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa;

+ Có đạo đức, yêu nghề và có lương tâm nghề nghiệp;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, nghiêm túc, trung thực, cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác;

+ Tuân thủ các quy định của luật kế toán, tài chính, chịu trách nhiệm cá nhân đối với nhiệm vụ được giao;

+ Có tinh thần tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của công việc.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Có đủ sức khỏe để học tập, công tác lâu dài, sẵn sàng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

+ Hiểu biết một số phương pháp luyện tập và đạt kỹ năng cơ bản một số môn thể dục, thể thao như: thể dục, điền kinh, bóng chuyền;

+ Có hiểu biết cơ bản về công tác quốc phòng toàn dân, dân quân tự vệ;

+ Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về quân sự phổ thông cần thiết của người chiến sĩ, vận dụng được trong công tác bảo vệ trật tự trị an;

+ Có ý thức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm

Sinh viên sau khi tốt nghiệp, có thể làm việc tại ngân hàng ở các vị trí: Giao dịch viên, Quan hệ khách hàng, Phát hành thẻ ATM, Hỗ trợ tín dụng, Ngân quỹ, Chăm sóc khách hàng, Thẩm định tín dụng, Thanh toán quốc tế, Phân tích tài chính.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học ti thiu

- Thời gian đào tạo: 3 năm

- Thời gian học tập: 131 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3750 giờ

- Thời gian ôn kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 400 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 80 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học đào tạo nghề: 3300 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 2415 giờ; Thời gian học tự chọn: 885 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 1060 giờ; Thời gian học thực hành: 2240 giờ

III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thi gian đào tạo (gi)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ (tiếng Anh)

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

2415

710

1578

127

II.1

Các môn học, mô đun cơ sở kỹ thuật cơ sở

510

280

200

30

MH 07

Luật kinh tế

30

20

8

2

MH 08

Toán kinh tế

60

40

16

4

MH 09

Soạn thảo văn bản

45

30

12

3

MĐ 10

Tiếng Anh chuyên ngành

90

40

46

4

MH 11

Kinh tế vi mô

60

40

17

3

MH 12

Lý thuyết thống kê

45

30

13

2

MH 13

Lý thuyết tài chính tiền tệ tín dụng

75

35

35

5

MH 14

Lý thuyết kế toán

60

30

26

4

MĐ 15

Marketing ngân hàng

45

15

27

3

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1905

430

1378

97

MH 16

Tài chính doanh nghiệp

120

60

55

5

MĐ 17

Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng I

150

40

105

5

MĐ 18

Kế toán ngân hàng I

105

30

71

4

MĐ 19

Kế toán ngân hàng II

105

30

71

4

MĐ 20

Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

170

60

103

7

MĐ 21

Phân tích hoạt động kinh doanh

75

30

38

7

MĐ 22

Thanh toán quốc tế

60

15

40

5

MĐ 23

Phân tích tài chính

180

70

95

15

MĐ 24

Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng II

180

45

120

15

MĐ 25

Tin học ứng dụng trong phân tích đầu tư tài chính

120

50

60

10

MĐ 26

Thực tập tốt nghiệp

640

0

620

20

Tổng cộng

2865

930

1778

157

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hướng dn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn thời gian, phân b thời gian và chương trình cho từng môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

1.1. Danh mục và phân b thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng ngành cụ thể hoặc tính đặc thù của vùng, miền của từng địa phương.

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong mục III, các Cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc lựa chọn một số môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được đề nghị trong chương trình khung này (mang tính tham khảo) để áp dụng cho Cơ sở của mình.

- Việc xác định các môn học, mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như sau:

+ Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;

+ Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của từng ngành, từng địa phương (vùng, lãnh thổ) hoặc của từng doanh nghiệp cụ thể;

+ Đảm bảo thời gian đào tạo theo quy định;

+ Đảm bảo tỷ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo quy định.

- Thời gian đào tạo các môn học, mô đun tự chọn chiếm tỷ lệ từ 20% đến 30% tổng thời gian học tập các môn học, mô đun đào tạo nghề. Trong đó thực hành chiếm tỷ lệ từ 65% đến 85% và lý thuyết chiếm từ 15% đến 35%.

- Gợi ý các môn học, mô đun tự chọn để các Cơ sở dạy nghề tham khảo là 19 môn học, mô đun, chi tiết cụ thể theo bảng sau:

MH, MĐ

Tên môn hc, mô đun tự chọn

Thi gian đào tạo (gi)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 27

Lập và phân tích dự án

75

20

51

4

MĐ 28

Kinh tế quốc tế

45

15

28

2

MĐ 29

Kinh tế vĩ mô

45

15

27

3

MĐ 30

Quản trị tài chính hiện đại 1

60

25

30

5

MĐ 31

Quản trị tài chính hiện đại 2

60

25

32

3

MĐ 32

Quản trị dự án đầu tư

75

30

40

5

MĐ 33

Thị trường ngoại hối

45

15

25

5

MĐ 34

Thị trường chứng khoán

45

15

27

3

MĐ 35

Thị trường tài chính

60

25

30

5

MH 36

Thống kê doanh nghiệp

60

30

26

4

MH 37

Toán tài chính

60

30

26

4

MH 38

Tài chính học

60

30

25

5

MH 39

Nguyên lý thực hành bảo hiểm

45

25

17

3

MĐ 40

Tài chính quốc tế

75

20

50

5

MĐ 41

Kế toán quỹ tín dụng

75

30

41

4

MH 42

Quản lý ngân sách

60

35

22

3

MH 43

Quản trị doanh nghiệp

60

30

27

3

MH 44

Kinh tế phát triển

60

30

26

4

MH 45

Kế toán quản trị

75

45

26

4

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Thời gian, nội dung của các môn học đào tạo nghề tự chọn do Cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc có thể tham khảo, điều chỉnh từ các môn học đề nghị trong chương trình khung này trên cơ sở đảm bảo mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành nghề hoặc vùng, miền.

- Nếu Cơ sở dạy nghề chọn trong số các môn học đào tạo nghề tự chọn đề nghị trong chương trình khung này đã xây dựng đề cương chi tiết từng bài học cho từng chương cụ thể theo mẫu ở mục V, sau đó tiến hành thẩm định và ban hành chương trình chi tiết các môn học đào tạo nghề tự chọn cho Cơ sở của mình.

- Các Cơ sở dạy nghề có thể tham khảo 15/19 môn học, mô đun tự chọn ở bảng sau để đảm bảo số giờ quy định theo Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 09/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: tổng số giờ là 885 giờ chiếm 23,6% trong tổng thời gian đào tạo nghề, trong đó 350 giờ lý thuyết, 535 giờ thực hành.

MH, MĐ

Tên môn hc, mô đun tự chọn

Thi gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 27

Lập và phân tích dự án

75

20

51

4

MĐ 28

Kinh tế quốc tế

45

15

28

2

MĐ 29

Kinh tế vĩ mô

45

15

27

3

MĐ 30

Quản trị tài chính hiện đại 1

60

25

30

5

MĐ 31

Quản trị tài chính hiện đại 2

60

25

32

3

MĐ 32

Quản trị dự án đầu tư

75

30

40

5

MĐ 33

Thị trường ngoại hối

45

15

25

5

MĐ 34

Thị trường chứng khoán

45

15

27

3

MĐ 35

Thị trường tài chính

60

25

30

5

MH 36

Thống kê doanh nghiệp

60

30

26

4

MH 38

Tài chính học

60

30

25

5

MH 39

Nguyên lý thực hành bảo hiểm

45

25

17

3

MH 40

Tài chính quốc tế

75

20

50

5

MĐ 41

Kế toán quỹ tín dụng

75

30

41

4

MH 43

Quản trị doanh nghiệp

60

30

27

3

Tổng cộng

885

350

476

59

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

- Sinh viên phải đạt yêu cầu tất cả các môn học, mô đun đào tạo trong chương trình sẽ được dự thi tốt nghiệp để được cấp bằng Cao đẳng nghề.

- Các môn thi tốt nghiệp:

+ Chính trị: theo quy định hiện hành;

+ Lý thuyết nghề: các kiến thức trọng tâm về: Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng I; Nghiệp vụ ngân hàng thương mại;

+ Thực hành nghề: các kỹ năng về Phân tích tài chính; Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng II.

- Thời gian làm bài thi, cách thức tiến hành, điều kiện công nhận tốt nghiệp theo quy định hiện hành.

TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Không quá 120 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề

Viết

Vấn đáp

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời)

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 4 giờ

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 8 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được b trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện

- Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, Cơ sở dạy nghề có thể bố trí cho sinh viên tham quan, học tập tại các doanh nghiệp.

- Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội có thể bố trí cho sinh viên tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương.

- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp:

TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

Ngoài giờ học hàng ngày 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Đi thực tế

Theo thời gian bố trí của giáo viên và theo yêu cầu của môn học

4. Các chú ý khác

- Thực hành nghề được đào tạo ngay tại trường, trong quá trình đào tạo cơ sở có thể sử dụng mô hình ngân hàng ảo để đào tạo nhằm mục tiêu hoàn thiện kiến thức, áp dụng các hiểu biết và kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên.

- Nội dung thực hành nghề đã được cụ thể theo đề cương đào tạo của mô đun thực hành nghề. Sau khi hướng dẫn chung có thể phân nhóm thực hành trên các bộ chứng từ của từng loại hình ngân hàng.

- Thực tập tốt nghiệp:

+ Thời gian và nội dung theo chương trình khung;

+ Các Cơ sở dạy nghề căn cứ vào chương trình đào tạo, xây dựng đề cương báo cáo thực tập.

PHỤ LỤC 03

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2014/TT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

A - CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ

Tên nghề: Tài chính doanh nghiệp

Mã nghề: 40340201

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương

(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì bổ sung phần văn hóa Trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 33

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Vận dụng được kiến thức cơ bản về kinh tế, tài chính trong việc thực hiện nghề tài chính doanh nghiệp;

+ Vận dụng được kiến thức về pháp luật, kinh tế - xã hội, quản trị kinh doanh, tài chính - tiền tệ vào trong việc thực hiện nghiệp vụ tài chính được đào tạo theo đúng chuyên ngành ở vị trí công tác được giao;

+ Vận dụng được kiến thức tin học, ngoại ngữ vào trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp;

+ Vận dụng được kiến thức về phân tích tài chính vào trong doanh nghiệp với những khía cạnh phân tích chính: tình hình huy động, sử dụng vốn; kết quả kinh doanh; tình hình thanh toán; khả năng sinh lời; dự án đầu tư của doanh nghiệp;

+ Hiểu được phương pháp vận dụng hệ thống thông tin, dữ liệu vào các quá trình hoạt động, quản lý tài chính trong doanh nghiệp;

+ Nắm được cách thức tổ chức, quản lý hoạt động tài chính phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp.

- Kỹ năng:

+ Tổ chức được công tác tài chính phù hợp với từng doanh nghiệp;

+ Lập được các báo cáo tài chính của doanh nghiệp;

+ Cung cấp được thông tin kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị để phục vụ cho yêu cầu lãnh đạo và quản lý kinh tế ở đơn vị;

+ Sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng trong kế toán và tài chính doanh nghiệp;

+ Có khả năng làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhóm hiệu quả.

2. Chính trị, đạo đức; Th chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức:

+ Có hiểu biết về Hiến pháp, Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Có hiểu biết về tham nhũng và chống tham nhũng;

+ Có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và những hiểu biết cần thiết về quốc phòng toàn dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa;

+ Có đạo đức, yêu nghề và có lương tâm nghề nghiệp;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, nghiêm túc, trung thực; cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác;

+ Tuân thủ các quy định của luật kế toán, tài chính, chịu trách nhiệm cá nhân đối với nhiệm vụ được giao;

+ Có tinh thần tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của công việc.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Có đủ sức khỏe để học tập, công tác lâu dài, sẵn sàng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

+ Hiểu biết một số phương pháp luyện tập và đạt kỹ năng cơ bản một số môn thể dục, thể thao như: thể dục, điền kinh, bóng chuyền;

+ Có hiểu biết cơ bản về công tác quốc phòng toàn dân, dân quân tự vệ;

+ Có ý thức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm

Sau khi học xong trình độ trung cấp nghề Tài chính doanh nghiệp, có thể làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học ti thiu

- Thời gian đào tạo: 2 năm

- Thời gian học tập: 90 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2550 giờ

- Thời gian ôn kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 280 giờ; (Trong đó thi tốt nghiệp 80 giờ)

2. Phân bố thời gian thực học tối thiu

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học đào tạo nghề: 2340 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1575 giờ; Thời gian học tự chọn: 765 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 720 giờ; Thời gian học thực hành: 1620 giờ

3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đi với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1200 giờ

(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả)

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ (tiếng Anh)

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bt buộc

1575

538

977

60

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

390

240

126

24

MH 07

Kinh tế chính trị

60

40

16

4

MH 08

Luật kinh tế

30

20

8

2

MH 09

Toán tài chính

60

30

27

3

MH 10

Nguyên lý thống kê

45

30

12

3

MH 11

Kinh tế vi mô

60

40

17

3

MH 12

Lý thuyết tài chính

60

40

16

4

MH 13

Nguyên lý kế toán

75

40

30

5

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1185

298

851

36

MĐ 14

Thuế

60

30

26

4

MĐ 15

Thống kê doanh nghiệp

60

30

26

4

MH 16

Lập và phân tích dự án

90

60

24

6

MH 17

Kế toán tài chính

90

60

24

6

MĐ 18

Tin học ứng dụng trong tài chính

60

16

40

4

MĐ 19

Tài chính doanh nghiệp 1

120

42

70

8

MH 20

Phân tích tài chính doanh nghiệp

90

60

26

4

MĐ 21

Thực tập tốt nghiệp

615

0

615

0

Tổng cộng

1785

644

1064

77

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân b thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

1.1. Danh mục và phân b thời gian môn hc, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng ngành cụ thể hoặc tính đặc thù của vùng, miền của từng địa phương.

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong mục III, các cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc lựa chọn một số môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được đề nghị trong chương trình khung này (mang tính chất tham khảo) để áp dụng cho cơ sở của mình.

- Việc xác định các môn học, mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như sau:

+ Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;

+ Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của từng ngành, từng địa phương (vùng, lãnh thổ) hoặc của từng doanh nghiệp cụ thể;

+ Đảm bảo thời gian đào tạo theo quy định;

+ Đảm bảo tỷ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo quy định.

- Thời gian đào tạo các môn học, mô đun tự chọn chiếm tỷ lệ từ 20% đến 30% tổng thời gian học tập các môn học, mô đun đào tạo nghề. Trong đó thực hành chiếm tỷ lệ từ 70% đến 85% và lý thuyết chiếm từ 15% đến 30%.

- Gợi ý các môn học, mô đun tự chọn để các cơ sở dạy nghề tham khảo là 22 môn học, mô đun theo bảng sau:

MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thi gian đào tạo (gi)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 22

Soạn thảo văn bản

45

27

15

3

MH 23

Quản trị học

45

25

17

3

MH 24

Marketing

60

35

21

4

MH 25

Kinh tế phát triển

45

25

17

3

MH 26

Tâm lý học quản trị kinh doanh

45

30

12

3

MH 27

Kinh tế quốc tế

45

25

17

3

MH 28

Thanh toán tín dụng quốc tế

45

30

12

3

MH 29

Quản trị văn phòng

45

25

17

3

MH 30

Quản lý ngân sách

45

25

17

3

MĐ 31

Dự toán ngân sách doanh nghiệp

45

20

22

3

MH 32

Tài chính công

60

30

27

3

MH 33

Bảo hiểm

60

30

27

3

MĐ 34

Thị trường chứng khoán

60

30

27

3

MĐ 35

Hệ thống thông tin trong doanh nghiệp

60

15

42

3

MH 36

Quản trị rủi ro tài chính

60

30

27

3

MĐ 37

Đầu tư tài chính

60

15

42

3

MH 38

Nghiệp vụ ngân hàng

60

30

27

3

MH 39

Hoạch định ngân sách vốn đầu tư

60

30

27

3

MĐ 40

Thực hành tài chính doanh nghiệp

90

0

85

5

MĐ 41

Thực hành đầu tư tài chính

90

0

85

5

MĐ 42

Thực hành thị trường chứng khoán

90

0

85

5

MĐ 43

Thực hành nghiệp vụ ngân hàng

90

0

85

5

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Thời gian, nội dung của các môn học đào tạo nghề tự chọn do cơ sở dạy nghề xây dựng hoặc có thể tham khảo, điều chỉnh từ các môn học đề nghị trong chương trình khung này trên cơ sở đảm bảo mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành nghề hoặc vùng, miền.

- Nếu cơ sở dạy nghề chọn trong số các môn học đào tạo nghề tự chọn đề nghị trong chương trình khung này thì tiến hành xây dựng đề cương chi tiết từng bài học cho từng chương cụ thể theo mẫu ở mục III, sau đó tiến hành thẩm định và ban hành chương trình chi tiết các môn học đào tạo nghề tự chọn cho cơ sở của mình.

- Các cơ sở dạy nghề có thể lựa chọn 12 môn học, mô đun ở bảng sau để đảm bảo số giờ quy định theo Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 09/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: tổng số giờ là 765 giờ chiếm 30% trong tổng thời gian đào tạo nghề.

MH, MĐ

Tên môn hc, mô đun tự chọn

Thi gian đào tạo (gi)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 22

Soạn thảo văn bản

45

27

15

3

MH 23

Quản trị học

45

25

17

3

MĐ 24

Marketing

45

20

21

4

MH 29

Quản trị văn phòng

45

25

17

3

MH 30

Quản lý ngân sách

45

25

17

3

MĐ 33

Bảo hiểm

60

20

37

3

MĐ 34

Thị trường chứng khoán

60

20

37

3

MĐ 38

Nghiệp vụ ngân hàng

60

20

37

3

MĐ 40

Thực hành tài chính doanh nghiệp

90

85

5

MĐ 41

Thực hành đầu tư tài chính

90

85

5

MĐ 42

Thực hành thị trường chứng khoán

90

85

5

MĐ 43

Thực hành nghiệp vụ ngân hàng

90

85

5

Tổng cộng

765

182

538

45

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

- Học sinh phải đạt yêu cầu tất cả các môn học, mô đun đào tạo trong chương trình sẽ được dự thi tốt nghiệp để được cấp bằng Trung cấp nghề.

- Các môn thi tốt nghiệp:

+ Chính trị: theo quy định hiện hành;

+ Lý thuyết nghề: các kiến thức trọng tâm về: tài chính doanh nghiệp;

+ Thực hành nghề: các kỹ năng về lập kế hoạch tài chính, phân tích tài chính, kiểm tra và kiểm soát tài chính trong doanh nghiệp, quản lý ngân sách hoạt động doanh nghiệp, báo cáo tài chính doanh nghiệp.

- Thời gian làm bài thi, cách thức tiến hành, điều kiện công nhận tốt nghiệp theo quy định hiện hành.

STT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Không quá 120 phút

2

Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

Viết, trắc nghiệm

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề

Viết,

Vấn đáp

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời/ sinh viên)

- Thực hành nghề

- Mô đun tốt nghiệp (tích hp thuyết với thực hành)

Bài thi thực hành

Bài thi lý thuyết và thực hành

Không quá 4 giờ

Không quá 8 giờ

3. Hướng dn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được b trí ngoài thời gian đào tạo) nhm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện

- Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, cơ sở dạy nghề có thể bố trí sinh viên tham quan, học tập, tham gia trực tiếp làm việc tại các đơn vị, nhà máy, doanh nghiệp.

- Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội có thể bố trí cho sinh viên tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia hoạt động xã hội tại địa phương.

- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp:

STT

Nội dung

Thi gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

Ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ đến 21 giờ (một buổi/ tuần)

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Đi thực tế

Theo thời gian bố trí của giáo viên và theo yêu cầu của môn học

4. Các chú ý khác

Hướng dẫn phân bổ thời gian và nội dung thực hành nghề tại cơ sở:

- Thực hành nghề được đào tạo ngay tại trường, trong quá trình đào tạo cơ sở có thể sử dụng các mô hình để đào tạo nhằm mục tiêu hoàn thiện kiến thức, áp dụng các hiểu biết và kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh.

- Nội dung thực hành nghề đã được cụ thể theo đề cương đào tạo của mô đun thực hành nghề. Sau khi hướng dẫn chung có thể phân nhóm thực hành trên các số liệu thực tế của từng loại hình doanh nghiệp.

- Thực hành tốt nghiệp:

+ Thời gian và nội dung theo chương trình khung;

+ Các cơ sở dạy nghề căn cứ vào chương trình đào tạo, xây dựng đề cương báo cáo thực tập.

B - CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ

Tên nghề: Tài chính doanh nghiệp

Mã nghề: 50340201

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyn sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 34

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Vận dụng được kiến thức cơ bản về kinh tế, tài chính trong việc thực hiện nghề tài chính doanh nghiệp;

+ Vận dụng được kiến thức về pháp luật, kinh tế - xã hội, quản trị kinh doanh, tài chính - tiền tệ vào việc thực hiện nghiệp vụ tài chính được đào tạo theo đúng chuyên ngành ở vị trí công tác được giao;

+ Vận dụng được kiến thức tin học, ngoại ngữ vào trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp;

+ Vận dụng được kiến thức về phân tích tài chính vào trong doanh nghiệp với những khía cạnh phân tích chính: tình hình huy động, sử dụng vốn; kết quả kinh doanh; tình hình thanh toán; khả năng sinh lời; dự án đầu tư của doanh nghiệp;

+ Trình bày được cách thức lập kế hoạch tài chính (dự báo tài chính) về lượng vốn cần huy động, doanh thu, chi phí bán hàng, chi phí nhân sự cũng như các chi phí khác trong hoạt động của doanh nghiệp;

+ Nắm được phương pháp tổ chức thực hiện công tác tài chính trong doanh nghiệp: tìm kiếm nguồn vốn, quản trị vốn và tài sản, khấu hao, đầu tư;

+ Hiểu được những biện pháp kiểm tra và kiểm soát hoạt động tài chính trong doanh nghiệp;

+ Nắm được quy trình đầu tư và quyết định dự án đầu tư hiệu quả trong doanh nghiệp;

+ Hiểu được phương pháp vận dụng hệ thống thông tin, dữ liệu vào các quá trình hoạt động, quản lý tài chính trong doanh nghiệp;

+ Nắm được cách thức tổ chức, quản lý hoạt động tài chính phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp;

+ Cập nhật được các chính sách phát triển kinh tế và các chế độ về tài chính, vào công tác quản lý tài chính tại doanh nghiệp.

- Kỹ năng:

+ Tổ chức được công tác tài chính phù hợp với từng doanh nghiệp;

+ Lập được kế hoạch tài chính doanh nghiệp;

+ Lập được các báo cáo tài chính của doanh nghiệp;

+ Phân tích được tình hình kinh tế, tài chính doanh nghiệp;

+ Kiểm tra, đánh giá được công tác tài chính của doanh nghiệp;

+ Cung cấp được đầy đủ thông tin kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị để phục vụ cho yêu cầu lãnh đạo và quản lý kinh tế ở đơn vị;

+ Sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng trong kế toán và tài chính doanh nghiệp;

+ Có khả năng làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhóm hiệu quả.

2. Chính trị, đạo đức; Th cht và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức:

+ Có hiểu biết về một số kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp, Pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

+ Có ý thức tích cực, chủ động phòng ngừa vừa kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng.

+ Có lòng yêu nước, yêu Chủ nghĩa Xã hội và những hiểu biết cần thiết về quốc phòng toàn dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa;

+ Có đạo đức, yêu nghề và có lương tâm nghề nghiệp;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, nghiêm túc, trung thực, cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác;

+ Tuân thủ các quy định của luật kế toán, tài chính, chịu trách nhiệm cá nhân đối với nhiệm vụ được giao;

+ Có tinh thần tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của công việc.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Có đủ sức khỏe để học tập, công tác lâu dài, sẵn sàng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

+ Hiểu biết một số phương pháp luyện tập và đạt kỹ năng cơ bản một số môn thể dục, thể thao như: thể dục, điền kinh, bóng chuyền;

+ Có hiểu biết cơ bản về công tác quốc phòng toàn dân, dân quân tự vệ;

+ Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về quân sự phổ thông cần thiết của người chiến sĩ, vận dụng được trong công tác bảo vệ trật tự trị an;

+ Có ý thức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm

Sau khi học xong trình độ cao đẳng nghề Tài chính doanh nghiệp, sinh viên có thể làm việc:

- Tại các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ và các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.

- Làm việc tại các đơn vị hành chính sự nghiệp.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiu

- Thời gian đào tạo: 3 năm

- Thời gian học tập: 131 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3750 giờ

- Thời gian ôn kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 400 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp 80 giờ)

2. Phân b thời gian thực học ti thiu

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học đào tạo nghề: 3300 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 2415 giờ; Thời gian học tự chọn: 885 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 1060 giờ; Thời gian học thực hành: 2240 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ (tiếng Anh)

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

2415

890

1430

95

II. 1

Các môn học, mô đun cơ sở

570

350

185

35

MH 07

Kinh tế chính trị

60

40

16

4

MH 08

Luật kinh tế

60

30

27

3

MH 09

Toán tài chính

60

30

27

3

MH 10

Nguyên lý thống kê

45

30

12

3

MH 11

Anh văn chuyên ngành

60

40

16

4

MH 12

Kinh tế vi mô

60

40

17

3

MH 13

Kinh tế vĩ mô

45

30

12

3

MH 14

Lý thuyết tài chính

60

40

16

4

MH 15

Lý thuyết tiền tệ - tín dụng

45

30

12

3

MH 16

Nguyên lý kế toán

75

40

30

5

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1845

540

1245

60

MH 17

Quản trị doanh nghiệp

60

40

17

3

MĐ 18

Thuế

60

30

26

4

MĐ 19

Thống kê doanh nghiệp

60

30

26

4

MH 20

Phân tích hoạt động kinh doanh

90

60

24

6

MH 21

Lập và phân tích dự án

90

60

24

6

MH 22

Kế toán tài chính

90

60

24

6

MĐ 23

Tin học ứng dụng trong tài chính

60

16

40

4

MĐ 24

Tài chính doanh nghiệp 1

120

42

70

8

MĐ 25

Tài chính doanh nghiệp 2

120

42

70

8

MH 26

Phân tích tài chính doanh nghiệp

90

60

26

4

MH 27

Lập báo cáo tài chính

90

60

26

4

MH 28

Kiểm soát hệ thống quản lý tài chính trong doanh nghiệp

60

40

17

3

MĐ 29

Thực tập nghề

215

0

215

0

MĐ 30

Thực tập tốt nghiệp

640

0

640

0

Tổng cộng

2865

1110

1630

125

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hướng dn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thi gian, phân b thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

1.1. Danh mục và phân b thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng ngành cụ thể hoặc tính đặc thù của vùng, miền của từng địa phương.

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong mục III, các cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc lựa chọn một số môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được đề nghị trong chương trình khung này (mang tính chất tham khảo) để áp dụng cho cơ sở của mình.

- Việc xác định các môn học, mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như sau:

+ Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;

+ Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của từng ngành, từng địa phương (vùng, lãnh thổ) hoặc của từng doanh nghiệp cụ thể;

+ Đảm bảo thời gian đào tạo theo quy định;

+ Đảm bảo tỷ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo quy định.

- Thời gian đào tạo các môn học, mô đun tự chọn chiếm tỷ lệ từ 20% đến 30% tổng thời gian học tập các môn học, mô đun đào tạo nghề. Trong đó thực hành chiếm tỷ lệ từ 65% đến 85% và lý thuyết chiếm từ 15% đến 35%;

- Gợi ý các môn học, mô đun tự chọn để các cơ sở dạy nghề tham khảo là 22 môn học, mô đun theo bảng sau:

MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 31

Soạn thảo văn bản

45

27

15

3

MH 32

Quản trị học

45

25

17

3

MH 33

Marketing

60

35

21

4

MH 34

Kinh tế phát triển

45

25

17

3

MH 35

Tâm lý học quản trị kinh doanh

45

30

12

3

MH 36

Kinh tế quốc tế

45

25

17

3

MH 37

Thanh toán tín dụng quốc tế

45

30

12

3

MH 38

Quản trị văn phòng

45

25

17

3

MH 39

Quản lý ngân sách

45

25

17

3

MĐ 40

Dự toán ngân sách doanh nghiệp

45

20

22

3

MH 41

Tài chính công

60

30

27

3

MH 42

Bảo hiểm

60

30

27

3

MH 43

Thị trường chứng khoán

60

30

27

3

MĐ 44

Hệ thống thông tin trong doanh nghiệp

60

15

42

3

MH 45

Quản trị rủi ro tài chính

60

30

27

3

MĐ 46

Đầu tư tài chính

60

15

42

3

MH 47

Nghiệp vụ ngân hàng

60

30

27

3

MH 48

Hoạch định ngân sách vốn đầu tư

60

30

27

3

MĐ 49

Thực hành tài chính doanh nghiệp

90

0

85

5

MĐ 50

Thực hành đầu tư tài chính

90

0

85

5

MĐ 51

Thực hành thị trường chứng khoán

90

0

85

5

MĐ 52

Thực hành nghiệp vụ ngân hàng

90

0

85

5

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do cơ sở dạy nghề từ xây dựng hoặc có thể tham khảo, điều chỉnh từ các môn học đề nghị trong chương trình khung này trên cơ sở đảm bảo mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành nghề hoặc vùng, miền.

- Nếu cơ sở dạy nghề chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn đề nghị trong chương trình khung này thì tiến hành xây dựng đề cương chi tiết từng bài học cho từng chương cụ thể theo mẫu ở mục III, sau đó tiến hành thẩm định và ban hành chương trình chi tiết các môn học đào tạo nghề tự chọn cho cơ sở của mình.

- Các cơ sở dạy nghề có thể lựa chọn 14 môn học, mô đun ở bảng sau để đảm bảo số giờ quy định theo Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 09/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: tổng số giờ là 885 giờ chiếm 23,6% trong tổng thời gian đào tạo nghề.

MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (gi)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 31

Soạn thảo văn bản

45

27

15

3

MH 32

Quản trị học

45

25

17

3

MH 40

Dự toán ngân sách doanh nghiệp

45

20

22

3

MH 41

Tài chính công

60

30

27

3

MH 42

Bảo hiểm

60

30

27

3

MĐ 43

Thị trường chứng khoán

60

30

27

3

MH 44

Hệ thống thông tin trong doanh nghiệp

60

15

42

3

MĐ 45

Quản trị rủi ro tài chính

60

30

27

3

MĐ 46

Đầu tư tài chính

60

15

42

3

MĐ 47

Nghiệp vụ ngân hàng

60

30

27

3

MĐ 48

Hoạch định ngân sách vốn đầu tư

60

30

27

3

MĐ 49

Thực hành tài chính doanh nghiệp

90

0

85

5

MĐ 50

Thực hành đầu tư tài chính

90

0

85

5

MĐ 51

Thực hành thị trường chứng khoán

90

0

85

5

Tổng cộng

885

282

555

48

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

2. Hướng dn thi tt nghiệp

- Sinh viên phải đạt yêu cầu tất cả các môn học, mô đun đào tạo trong chương trình sẽ được dự thi tốt nghiệp để được cấp bằng Cao đẳng nghề.

- Các môn thi tốt nghiệp:

+ Chính trị: theo quy định hiện hành;

+ Lý thuyết nghề: các kiến thức trọng tâm về tài chính doanh nghiệp;

+ Thực hành nghề: các kỹ năng về lập kế hoạch tài chính, phân tích tài chính, kiểm tra và kiểm soát tài chính trong doanh nghiệp, quản lý ngân sách hoạt động doanh nghiệp, báo cáo tài chính doanh nghiệp.

- Thời gian làm bài thi, cách thức tiến hành, điều kiện công nhận tốt nghiệp theo quy định hiện hành.

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Không quá 120 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề

Viết,

Vấn đáp

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời/ sinh viên)

- Thực hành nghề

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

Trắc nghiệm

Bài thi thực hành

Bài thi lý thuyết và thực hành

Không quá 90 phút

Không quá 4 giờ

Không quá 8 giờ

3. ng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được b trí ngoài thời gian đào tạo) nhm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện

- Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, cơ sở dạy nghề có thể bố trí sinh viên tham quan, học tập, tham gia trực tiếp làm việc tại các đơn vị, nhà máy, doanh nghiệp.

- Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội có thể bố trí cho sinh viên tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia hoạt động xã hội tại địa phương.

- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp:

TT

Nội dung

Thi gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

Ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ đến 21 giờ (một buổi/ tuần)

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Đi thực tế

Theo thời gian bố trí của giáo viên và theo yêu cầu của môn học

4. Các chú ý khác

Hướng dẫn phân bổ thời gian và nội dung thực hành nghề tại cơ sở:

- Thực hành nghề được đào tạo ngay tại trường, trong quá trình đào tạo cơ sở có thể sử dụng các mô hình để đào tạo nhằm mục tiêu hoàn thiện kiến thức, áp dụng các hiểu biết và kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên.

- Nội dung thực hành nghề đã được cụ thể theo đề cương đào tạo của mô đun thực hành nghề. Sau khi hướng dẫn chung có thể phân nhóm thực hành trên các số liệu thực tế của từng loại hình doanh nghiệp.

- Thực hành tốt nghiệp:

+ Thời gian và nội dung theo chương trình khung;

+ Các cơ sở dạy nghề căn cứ vào chương trình đào tạo, xây dựng đề cương báo cáo thực tập.

PHỤ LỤC 04

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2014/TT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

A - CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ

Tên nghề: Quản lý và khai thác công trình thủy li

Mã nghề: 40340405

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương (Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa Trung học phổ thông theo quy định Bộ Giáo dục và đào tạo)

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 30

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Có kiến thức cơ bản về vẽ kỹ thuật, cơ kỹ thuật, vật liệu xây dựng, thủy lực, thủy văn, môi trường và một số kiến thức liên quan về cơ khí;

+ Trình bày được nguyên lý hoạt động, đặc điểm làm việc của các loại thiết bị thuộc hệ thống thủy nông;

+ Trình bày được phương pháp đo vẽ, tính toán khối lượng phục vụ cho công tác thi công các công trình thủy lợi;

+ Phân loại và trình bày được trình tự lập kế hoạch dùng nước;

+ Nêu được các biện pháp bảo hộ lao động, phòng chống tai nạn lao động, sơ cứu người bị tai nạn và các biện pháp an toàn khi vận hành công trình thủy lợi;

+ Trình bày được quy trình quản lý, vận hành các công trình thủy lợi trong hệ thống tưới, tiêu.

- Kỹ năng:

+ Đọc được các loại bản vẽ sử dụng trong thi công, xây dựng công trình thủy lợi và bình đồ khu vực tưới, tiêu;

+ Lựa chọn và sử dụng thành thạo các thiết bị, dụng cụ, đồ nghề, dụng cụ chuyên dùng và dụng cụ đo kiểm để quan trắc, đo đạc, bảo dưỡng, sửa chữa công trình thủy lợi;

+ Thực hiện được kế hoạch dùng nước đảm bảo theo đúng hợp đồng sử dụng nước;

+ Quản lý, vận hành được các công trình thủy lợi đảm bảo đúng quy trình, quy phạm;

+ Sửa chữa được những hư hỏng thông thường của công trình thủy lợi đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

2. Chính trị, đạo đức; Th cht và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức:

+ Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh và Hiến pháp, Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật;

+ Có ý thức, trách nhiệm trong việc phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm chống lãng phí;

+ Có ý thức chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác trong quá trình làm việc theo tổ, nhóm để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc;

+ Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ trong quá trình thực hiện thao tác phân tích;

+ Có ý thức tiết kiệm, bảo vệ dụng cụ, máy móc, thiết bị; bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;

+ Có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khỏe nhằm giúp học sinh sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm;

+ Có tinh thần tự học để nâng cao trình độ chuyên môn.

- Thể chất và quốc phòng:

+ Có kiến thức, kỹ năng cơ bản và phương pháp tập luyện về thể dục thể thao nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực để học tập, lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp;

+ Có kiến thức, kỹ năng cơ bản về Giáo dục Quốc phòng - An ninh;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tự giác trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp hệ trung cấp nghề, nghề Quản lý khai thác công trình thủy lợi học sinh sẽ:

+ Làm việc trực tiếp tại các công ty, xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi, doanh nghiệp khai thác tài nguyên nước; Thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực quản lý khai thác công trình thủy lợi, thủy điện…;

+ Tự tạo việc làm cho mình, học liên thông lên các bậc học cao hơn.

II. THỜI GIAN KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 1,5 năm

- Thời gian học tập: 68 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2250 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 200 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 90 giờ)

2. Phân b thời gian thực học ti thiu

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2040 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1560 giờ; Thời gian học tự chọn: 480 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 576 giờ; Thời gian học thực hành: 1464 giờ

3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tt nghiệp Trung học cơ sở: 1200 giờ

(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo lôgic sư phạm đảm bảo cho học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả)

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thi gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I.

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng- An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ (tiếng Anh)

60

30

25

5

II.

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1560

430

1055

75

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

225

134

76

15

MH 07

Cơ kỹ thuật

45

30

12

3

MH 08

Vật liệu

45

30

12

3

MH 09

Kỹ thuật an toàn lao động

45

24

18

3

MH 10

Bảo vệ môi trường

30

18

10

2

MH 11

Vẽ kỹ thuật thủy lợi

60

32

24

4

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1335

296

979

60

MH 12

Thủy lực cơ sở

30

20

8

2

MH 13

Thủy văn

30

16

12

2

MĐ 14

Trắc địa

120

22

90

8

MĐ 15

Thiết bị điện trong hệ thống thủy lợi

80

30

47

3

MH 16

Quản lý, vận hành tưới, tiêu

75

40

30

5

MĐ 17

Quản lý, vận hành kênh và công trình trên kênh

120

44

68

8

MĐ 18

Kỹ thuật thi công, công trình thủy lợi

160

42

110

8

MĐ 19

Duy tu và bảo dưỡng công trình thủy lợi

80

22

54

4

MĐ 20

Máy đóng mở cửa van

120

32

80

8

MĐ 21

Thực tập tay nghề cơ bản

240

30

198

12

MĐ 22

Thực tập sản xuất

280

0

280

0

Tổng cộng

1770

536

1142

105

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hướng dn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo tự chọn; thời gian, phân b thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

1.1. Danh mục và phân bố thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thi gian đào tạo (gi)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 23

Vận hành, bảo dưỡng máy bơm ly tâm và hỗn lưu

80

20

56

4

MĐ 24

Kỹ thuật bơi lội

40

14

22

4

MH 25

Tổ chức sản xuất

30

20

8

2

MH 26

Kỹ năng giao tiếp

30

16

12

2

MH 27

Soạn thảo văn bản

30

16

12

2

MĐ 28

Kỹ thuật nền móng

80

18

58

4

MĐ 29

Máy xây dựng

80

20

56

4

MĐ 30

Bê tông cốt thép

110

22

80

8

MH 31

Cơ học đất

45

24

18

3

MH 32

Kinh tế thủy lợi

75

35

35

5

MĐ 33

Vận hành, bảo dưỡng máy bơm hướng trục

40

10

26

4

MH 34

Cơ học kết cấu

45

24

18

3

MĐ 35

Hàn cơ bản

80

20

56

4

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo nghề trong mục III, các cơ sở dạy nghề (sau đây gọi chung là Trường) có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong mục chương trình khung tại mục V, tiểu mục 1.1.

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học.

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường xây dựng được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù ngành, nghề hoặc vùng, miền. Trên cơ sở quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng nhà Trường tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho Trường mình.

Ví dụ: Có thể lựa chọn 8 trong số 13 môn học, mô đun có trong danh mục môn học, mô đun lựa chọn ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo, cụ thể như sau:

MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thi gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 23

Vận hành, bảo dưỡng máy bơm ly tâm và hỗn lưu

80

20

56

4

MĐ 24

Kỹ thuật bơi lội

40

14

22

4

MH 25

Tổ chức sản xuất

30

20

8

2

MH 26

Kỹ năng giao tiếp

30

16

12

2

MH 27

Soạn thảo văn bản

30

16

12

2

MĐ 28

Kỹ thuật nền móng

80

18

58

4

MĐ 29

Máy xây dựng

80

20

56

4

MĐ 30

Bê tông cốt thép

110

22

80

8

Tổng số

480

146

304

30

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thi gian thi

1

Chính trị

Viết

Không quá 120 phút

2

Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

Viết, trắc nghiệm

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

Kiến thức, kỹ năng nghề

- Lý thuyết nghề

Viết

Không quá 120 phút

Vấn đáp

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút/học sinh)

Trắc nghiệm

Không quá 90 phút

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 24 giờ

- Mô đun tốt nghiệp (tích hp lý thuyết với thực hành)

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được b trí ngoài thời gian đào tạo) nhm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện

- Để học sinh có được nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường/cơ sở dạy nghề có thể bố trí tham quan, học tập và các hoạt động ngoại khóa tại các doanh nghiệp quản lý, khai thác công trình thủy lợi, doanh nghiệp khai thác tài nguyên nước,...

- Để giáo dục toàn diện, để học sinh có được nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường/cơ sở dạy nghề có thể bố trí tham quan, học tập và các hoạt động ngoại khóa tại các doanh nghiệp quản lý, khai thác công trình thủy lợi, doanh nghiệp khai thác tài nguyên nước được xây dựng với kỹ thuật điều khiển hiện đại, tự động hóa cao và điều kiện khắc nghiệt.

- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp.

TT

Nội dung

Thi gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

- Qua các phương tiện thông tin đại chúng

- Sinh hoạt tập thể

Ngoài giờ học hàng ngày 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Đi thực tế

Theo thời gian bố trí của giáo viên và theo yêu cầu của môn học, mô đun

4. Các chú ý khác

Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn Trường có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý.

B - CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ

Tên ngh: Quản lý và khai thác công trình thủy li

Mã nghề: 50340405

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đi tượng tuyn sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 40

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Có kiến thức cơ bản về vẽ kỹ thuật, cơ kỹ thuật, vật liệu, thủy lực, thủy văn, môi trường và một số kiến thức liên quan về cơ khí;

+ Phân tích được nguyên lý hoạt động, đặc điểm làm việc của các loại thiết bị thuộc hệ thống thủy nông;

+ Trình bày được phương pháp đo, vẽ, tính toán khối lượng phục vụ cho công tác thi công các công trình thủy lợi;

+ Phân loại và trình bày được trình tự lập kế hoạch dùng nước;

+ Nêu được các biện pháp bảo hộ lao động, phòng chống tai nạn lao động, sơ cứu người bị tai nạn và các biện pháp an toàn khi vận hành công trình thủy lợi;

+ Trình bày được quy trình quản lý, vận hành các công trình thủy lợi trong hệ thống tưới, tiêu;

+ Phân tích được những nguyên nhân hư hỏng, cách kiểm tra, sửa chữa những hư hỏng thông thường của công trình thủy lợi;

+ Trình bày được cách thức tổ chức sản xuất trong quản lý và khai thác công trình thủy lợi;

+ Vận dụng được các loại văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi.

- Kỹ năng:

+ Đọc, phân tích được các loại bản vẽ sử dụng trong thi công, xây dựng công trình thủy lợi và bình đồ khu vực tưới, tiêu;

+ Lựa chọn và sử dụng thành thạo các thiết bị, dụng cụ, đồ nghề, dụng cụ chuyên dùng và dụng cụ đo kiểm để quan trắc, đo đạc, bảo dưỡng, sửa chữa công trình thủy lợi;

+ Thực hiện được kế hoạch dùng nước đảm bảo theo đúng hợp đồng sử dụng nước;

+ Quản lý, vận hành được các công trình thủy lợi đảm bảo đúng quy trình, quy phạm. Xử lý được những sự cố thường xảy ra trong quá trình vận hành;

+ Kiểm tra, sửa chữa được những hư hỏng thông thường của công trình thủy lợi đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

+ Lựa chọn được các phương án điều tiết nước hợp lý; Tổ chức, điều hành được các hoạt động của tổ, nhóm hiệu quả;

+ Có khả năng làm việc độc lập và giải quyết được những tình huống trong thực tế.

2. Chính trị, đạo đức; th chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức:

+ Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh và Hiến pháp, Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật;

+ Có ý thức, trách nhiệm trong việc phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm chống lãng phí;

+ Có ý thức chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác trong quá trình làm việc theo tổ, nhóm để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc;

+ Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ trong quá trình thực hiện thao tác phân tích;

+ Có ý thức tiết kiệm, bảo vệ dụng cụ, máy móc, thiết bị; bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;

+ Có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khỏe nhằm giúp người học sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm;

+ Có tinh thần tự học để nâng cao trình độ chuyên môn.

- Thể chất và quốc phòng:

+ Có kiến thức, kỹ năng cơ bản và phương pháp tập luyện về thể dục thể thao nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực để học tập, lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp;

+ Có kiến thức, kỹ năng cơ bản về Giáo dục Quốc phòng - An ninh;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tự giác trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp hệ cao đẳng nghề Quản lý khai thác công trình thủy lợi sinh viên sẽ:

+ Làm việc trực tiếp tại các công ty, xí nghiệp quản lý, khai thác công trình thủy lợi, doanh nghiệp khai thác tài nguyên nước; Thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực quản lý khai thác công trình thủy lợi, thủy điện.

+ Có thể làm trạm trưởng, cụm trưởng tại các cụm, trạm trong công ty, xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi;

+ Học liên thông lên các bậc học cao hơn.

II. THỜI GIAN KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học ti thiu

- Thời gian đào tạo: 2,5 năm

- Thời gian học tập: 110 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3200 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 300 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 110 giờ)

2. Phân b thời gian thực học tối thiu

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2750 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 2090 giờ; Thời gian học tự chọn: 660 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 806 giờ; Thời gian học thực hành: 1944 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng- An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bt buộc

2090

576

1406

108

II.1.

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

225

134

76

15

MH 07

Cơ kỹ thuật

45

30

12

3

MH 08

Vật liệu

45

30

12

3

MH 09

Kỹ thuật an toàn lao động

45

24

18

3

MH 10

Bảo vệ môi trường

30

18

10

2

MH 11

Vẽ kỹ thuật thủy lợi

60

32

24

4

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1865

442

1330

93

MH 12

Thủy lực cơ sở

30

20

8

2

MH 13

Thủy lực công trình

30

16

12

9

MH 14

Thủy văn

30

16

12

2

MĐ 15

Trắc địa

120

22

90

8

MĐ 16

Thiết bị điện trong hệ thống thủy lợi

120

42

70

8

MH 17

Quản lý vận hành tưới, tiêu

75

40

30

5

MĐ 18

Quản lý, vận hành công trình đầu mối thủy lợi

80

34

42

4

MĐ 19

Quản lý, vận hành kênh và công trình trên kênh

120

44

68

8

MĐ 20

Quản lý, vận hành hệ thống tưới tiết kiệm nước

40

10

26

4

MĐ 21

Kỹ thuật thi công công trình thủy lợi

160

42

110

8

MĐ 22

Duy tu và bảo dưỡng công trình thủy lợi

80

22

54

4

MĐ 23

Máy đóng mở cửa van

120

32

80

8

MĐ 24

Vận hành bảo dưỡng máy bơm ly tâm và hỗn lưu

80

20

56

4

MĐ 25

Vận hành bảo dưỡng máy bơm hướng trục

40

10

26

4

MH 26

Tổ chức sản xuất

30

20

8

2

MĐ 27

Thực tập tay nghề cơ bản

240

30

198

12

MĐ 28

Thực tập tay nghề nâng cao

150

22

120

8

MĐ 29

Thực tập sản xuất

320

0

320

0

Tổng cộng

2540

796

1606

138

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hướng dn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo tự chọn; thời gian, phân b thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

1.1. Danh mục và phân b thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

MH,

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (gi)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 30

Đánh giá tác động môi trường

45

23

19

3

MH 31

Cơ học đất

45

24

18

3

MĐ 32

Kỹ thuật khai thác nước ngầm

80

20

55

5

MH 33

Kinh tế thủy lợi

75

35

35

5

MH 34

Kỹ năng giao tiếp

30

16

12

2

MĐ 35

Kỹ thuật bơi lội

40

14

22

4

MH 36

Soạn thảo văn bản

30

16

12

2

MĐ 37

Bê tông cốt thép

110

22

80

8

MĐ 38

Kỹ thuật nền móng

80

18

58

4

MH 39

Cơ học kết cấu

45

22

20

3

MĐ 40

Máy xây dựng

80

20

56

4

MĐ 41

Hàn cơ bản

80

20

55

5

MH 42

Địa chất công trình

45

24

18

3

MĐ 43

AutoCAD

100

18

76

6

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo nghề trong mục III, các cơ sở dạy nghề (sau đây gọi chung là Trường) có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong mục chương trình khung tại mục V, tiểu mục 1.1.

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học.

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường xây dựng được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù ngành, nghề hoặc vùng, miền. Trên cơ sở quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng nhà Trường tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho Trường mình.

Ví dụ: Có thể lựa chọn 11 trong số 14 môn học, mô đun có trong danh mục môn học, mô đun lựa chọn ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo, cụ thể như sau:

MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 30

Đánh giá tác động môi trường

45

23

19

3

MH 31

Cơ học đất

45

24

18

3

MĐ 32

Kỹ thuật khai thác nước ngầm

80

20

55

5

MH 33

Kinh tế thủy lợi

75

35

35

5

MH 34

Kỹ năng giao tiếp

30

16

12

2

MĐ 35

Kỹ thuật bơi lội

40

14

22

4

MH 36

Soạn thảo văn bản

30

16

12

2

MĐ 37

Bê tông cốt thép

110

22

80

8

MĐ 38

Kỹ thuật nền móng

80

18

58

4

MH 39

Cơ học kết cấu

45

22

20

3

MĐ 40

Máy xây dựng

80

20

56

4

Tổng

660

230

387

43

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

STT

Môn thi

Hình thức thi

Thi gian thi

1

Chính trị

Viết

Không quá 120 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề

- Lý thuyết nghề

Viết

Không quá 120 phút

Vấn đáp

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút)

Trắc nghiệm

Không quá 90 phút

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 24 giờ

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được b trí ngoài thời gian đào tạo) nhm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện

- Để sinh viên có được nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường/cơ sở dạy nghề có thể bố trí tham quan, học tập và các hoạt động ngoại khóa tại các doanh nghiệp quản lý, khai thác công trình thủy lợi, doanh nghiệp khai thác tài nguyên nước.

- Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức về văn hóa xã hội... có thể bố trí cho sinh viên tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương.

- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp.

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5h giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

- Qua các phương tiện thông tin đại chúng

- Sinh hoạt tập thể

Ngoài giờ học hàng ngày 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Đi thực tế

Theo thời gian bố trí của giáo viên và theo yêu cầu của môn học, mô đun

4. Các chú ý khác

Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn Trường có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 09/2014/TT-BLĐTBXH về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề cho 04 nghề thuộc nhóm nghề Kinh doanh và Quản lý do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

  • Số hiệu: 09/2014/TT-BLĐTBXH
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 27/05/2014
  • Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
  • Người ký: Nguyễn Ngọc Phi
  • Ngày công báo: 16/06/2014
  • Số công báo: Từ số 587 đến số 588
  • Ngày hiệu lực: 12/07/2014
  • Ngày hết hiệu lực: 10/07/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản