BỘ NỘI VỤ Số : 09-NV | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA ******* Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 1961 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THI HÀNH PHÁP LỆNH VỀ VIỆC BẦU CỬ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP
Để tiến hành Hiến pháp, đồng thời đáp ứng với tình hình và nhiệm vụ cách mạng hiện tại, Pháp lệnh về việc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 18-01-1961 và do Lệnh số 01-LCT ngày 23-01-1961 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa công bố.
Thông tư này hướng dẫn thi hành Pháp lệnh nói trên.
I. MẤY VẤN ĐỀ CĂN BẢN CỦA PHÁP LỆNH CẦN QUÁN TRIỆT TRONG KHI THI HÀNH PHÁP LỆNH
1. Điều I của Pháp lệnh ghi bốn nguyên tắc căn bản của việc bầu cử là: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Những nguyên tắc này bảo đảm quyền tự do, dân chủ và bình đẳng của nhân dân ta trong việc làm chủ đất nước, nắm giữ chính quyền.
Sắc luật số 004/SLt cũng ghi bốn nguyên tắc này nhưng lại quy định một ngoại lệ đối với nguyên tắc bầu cử trực tiếp là ở các Khu tự trị và miền núi Hội đồng nhân dân từ cấp châu trở lên do Hội đồng nhân dân xã bầu ra. Pháp lệnh xóa bỏ ngoại lệ này.
2. Bầu cử đại biểu vào các cơ quan quyền lực Nhà nước là việc của nhân dân, do nhân dân đảm nhiệm; các cơ quan hành chính phải tạo mọi điều kiện thuận tiện để tất cả công dân có thể sử dụng đầy đủ quyền bầu cử và ứng cử của mình.
Quán triệt tinh thần trên, Pháp lệnh đã giao thêm cho các tổ chức phụ trách bầu cử (Hội đồng bầu cử, Ban bầu cử, Tổ bầu cử) một số nhiệm vụ mà trước đây Sắc luật số 004/SLt đã giao cho cơ quan hành chính đảm nhiệm như tiếp nhận đơn ứng cử, lập và niêm yết danh sách những người ứng cử, xét các khiếu nại của nhân dân trong cuộc bầu cử, tuyên bố kết quả cuộc bầu cử.
Pháp lệnh đã quy định: “trong phiên họp đầu tiên Hội đồng nhân dân cử ra Ban thẩm tra tư cách đại biểu. Căn cứ vào báo cáo của Ban thẩm tra tư cách đại biểu Hội đồng nhân dân quyết định xác nhận tư cách đại biểu Hội đồng nhân dân cáp mình” (Điều 59). Các cơ quan hành chính không xét duyệt và cũng không công bố kết quả cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.
3. Pháp lệnh quy định trong điều 5 “Kinh phí về tổ chức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp do ngân sách Nhà nước chịu”. Quy định này nhằm để tất cả công dân có điều kiện thuận tiện sử dụng quyền bầu cử và ứng cử của mình.
4. Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, phải có số đại biểu thích đáng để bảo đảm việc bàn bạc, quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, đồng thời bảo đảm địa vị lãnh đạo của giai cấp công nhân và khối đoàn kết các dân tộc.
Pháp lệnh đã quy định Hội đồng nhân dân cấp xã tối thiểu có 20 đại biểu để các địa phương mặc dù ít nhân khẩu cũng được cử số đại biểu đủ để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tối đa có thể có tới 120 đại biểu; các thành phố có thể có tới 140 đại biểu.
Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp các cấp ở miền núi ngang với số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân ở miền xuôi. Đối với các địa phương có nhiều dân tộc xen kẽ, có các khu vực công nghiệp tập trung hoặc nông trường, để các dân tộc và công nhân có số đại biểu thích đáng trong Hội đồng nhân dân, Chính phủ có thể châm chước các tỷ lệ đã quy định trong phạm vi mức tối đa đã quy định.
5. Đi đôi với tinh thần phát huy dân chủ, Pháp lệnh đã đề ra những biện pháp bảo đảm lãnh đạo tốt việc bảo vệ quyền dân chủ của nhân dân và chế độ pháp chế dân chủ.
Trong tình hình thực tế, các thị trấn và xã cần phải có sự hướng dẫn giúp đỡ của cấp huyện, châu v.v... trong công tác bầu cử, Pháp lệnh quy định thành lập Hội đồng giám sát việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thị trấn và xã. Hội đồng này có nhiệm vụ hướng dẫn, giúp đỡ các tổ chức phụ trách bầu cử ở thị trấn và xã thi hành đúng pháp luật, bảo đảm quyền dân chủ bầu cử của nhân dân, bảo đảm cuộc bầu cử đạt kết quả tốt.
Cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân nào có những điều không hợp pháp nghiêm trọng thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định hủy bỏ.
Trên đây là mấy vấn đề căn bản mà các cấp cần quán triệt để áp dụng các điều quy định trong Pháp lệnh được tốt.
II. MỘT SỐ ĐIỂM CHI TIẾT THI HÀNH PHÁP LỆNH
Công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt dân tộc, nòi giống, nam nữ, thành phần xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, tình trạng tài sản, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đều có quyền bầu cử.
Công dân đang ở trong quân đội và công an nhân dân vũ trang có quyền bầu cử như những công dân khác.
Địa chủ được quyền bầu cử theo những điều kiện đã quy định trong Thông tư số 94-TTg ngày 12-4-1960 của Phủ Thủ tướng.
Những người bị tòa án hoặc pháp luật tước quyền bầu cử, ứng cử và những người mất trí không có quyền bầu cử.
Tuổi bầu cử tính theo cách tính tuổi trong điều tra dân số năm 1960, nghĩa là tính từ ngày sinh đến ngày bầu cử phải đủ 18 tuổi mới được bầu cử; trường hợp không nhớ ngày tháng sinh thì căn cứ vào năm sinh để tính tuổi bầu cử.
Lúc lập danh sách cử tri để bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân một cấp, những người có quyền bầu cử được ghi tên vào danh sách cử tri nơi cư trú, nếu nơi này là:
a) Nơi cư trú chính thức (đã đăng ký vào một hộ chính thức).
b) Nơi ở và làm ăn thường xuyên ngoài nơi cư trú chính thức; thí dụ: một người có nơi cư trú chính thức ở xã A thuộc tỉnh Thái Bình, nhưng hiện nay làm việc ở một công trường trong tỉnh Thái Nguyên, thì được ghi tên vào danh sách cử tri và bỏ phiếu nơi có công trường, là nơi cư trú thường xuyên của người đó.
c) Hoặc là nơi cư trú tạm thời nhưng trong cùng một địa phương có cuộc bầu cử với nơi cư trú chính thức, như: cùng huyện nếu là cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân huyện, cùng thành phố nếu là cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố. Thí dụ: một người mà nơi cư trú chính thức thuộc xã Tân Cương huyện Đồng Hỷ, nhưng lúc lập danh sách cử tri để bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Đồng Hỷ, đang tạm trú ở xã Gia Sàng huyện Đồng Hỷ, thì có quyền được ghi tên vào danh sách cử tri và bỏ phiếu ở xã Gia Sàng.
Đối với các công trường to lớn, lại thuộc phạm vi nhiều xã thì Ủy ban hành chính tỉnh hoặc Ủy ban hành chính hành chính huyện có thể thống nhất việc lập danh sách cử tri trong công trường vào Ủy ban hành chính xã nơi Ban chỉ huy công trường đóng trụ sở. Ủy ban hành chính xã này có thể giao cho Ban chỉ huy công trường thừa lệnh mình lập danh sách cử tri cho tất cả cán bộ công nhân viên trong công trường.
Những cử tri trong quân đội và công an nhân dân vũ trang biệt phái, công tác ở ngoài nơi đơn vị mình đóng quân, được ghi danh sách cử tri thuộc khu vực bỏ phiếu nơi công tác. Những người công tác ở đơn vị nhưng được ở ngoài doanh trại vẫn được ghi vào danh sách cử tri của đơn vị quân đội hay là công an nhân dân vũ trang.
2. Số đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp :
Số đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đã được quy định trong điều 11 của Pháp lệnh.
Theo đoạn 1 và đoạn 4, điều 11:
“Thị trấn và xã miền núi và hải đảo có từ 700 nhân khẩu trở xuống, bầu cử 20 đại biểu; có trên 700 nhân khẩu, thì ngoài số 20 đại biểu tính cho 700 nhân khẩu đầu tiên, cứ thêm 150 đến 200 nhân khẩu thì được bầu thêm 1 đại biểu, nhưng tổng số không được quá 35 đại biểu”.
“Châu và huyện miền núi và hải đảo có từ 10.000 nhân khẩu trở xuống, bầu cử 30 đại biểu; có trên 10.000 nhân khẩu thì ngoài số 30 đại biểu tính cho 10.000 nhân khẩu đầu tiên, cứ thêm 1.500 đến 2000 nhân khẩu thì được bầu thêm 1 đại biểu, nhưng tổng số không được quá 50 đại biểu”.
Các quy định này xuất phát từ tình hình các địa phương miền núi, có những nơi có nhiều dân tộc ở xen kẽ và nhằm để các địa phương có số đại biểu thích đáng, các dân tộc đều có thể có đại biểu của mình trong Hội đồng nhân dân. Khi tính số đại biểu, Ủy ban hành chính cấp bầu Hội đồng nhân dân, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương mà chọn nhân khẩu bầu thêm một đại biểu, trong phạm vi từ 150 đến 200 nhân khẩu đối với cấp thị trấn và xã; từ 1.500 đến 2.000 nhân khẩu đối với cấp châu và huyện. Mức đó phải được Ủy ban hành chính cấp trên trực tiếp xét duyệt, khi duyệt y số đơn vị bầu cử và số đại biểu cho mỗi đơn vị theo điều 14 của Pháp lệnh.
Theo đoạn 1, điều 11, các xã dưới 300 nhân khẩu có thể bầu dưới 20 đại biểu. Để các xã này có đủ số đại biểu đảm bảo sinh hoạt dân chủ của Hội đồng nhân dân, số đại biểu Hội đồng nhân dân cần gấp 3 lần số ủy viên Ủy ban hành chính.
Theo đoạn 4, điều 11, tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân huyện miền xuôi nói chung không được quá 50 đại biểu.
Theo quy định này, trường hợp đặc biệt ở các huyện miền xuôi có nhiều xã, dân số đông, có các xã dân tộc, có khu công nghiệp tập trung, có nông trường, thì có thể được bầu thêm một, hai đại biểu ngoài số 50 đại biểu mà Pháp lệnh đã quy định.
Theo điều 12 của Pháp lệnh, đối với các địa phương có nhiều dân tộc thiểu số sống xen kẻ, có các khu vực công nghiệp tập trung hoặc nông trường để cho các dân tộc thiểu số và công nhân có số đại biểu thích đáng trong Hội đồng nhân dân, Chính phủ có thể châm chước các tỷ lệ nói ở Pháp lệnh, trong phạm vi mức tối đa đã quy định.
Ở các địa phương nói trên, nếu xét cần phải có đủ số đại biểu các dân tộc và công nhân trong Hội đồng nhân dân thì Ủy ban hành chính khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương, tỉnh trực thuộc trung ương có thể đề nghị lên Chính phủ, Ủy ban hành chính tỉnh trực thuộc Khu tự trị, huyện, châu, thành phố thuộc tỉnh, thị xã, khu phố, thị trấn, xã có thể đề nghị lên Ủy ban hành chính cấp trên trực tiếp xin tăng thêm một, hai đại biểu cho Hội đồng nhân dân cấp mình, nhưng tổng số đại biểu không được vượt mức tối đa đã quy định.
Số đại biểu được tăng phải dành riêng để chia thêm cho các đơn vị bầu cử có nhiều dân tộc thiểu số sống xen kẽ có công nhân tập trung, hoặc nông trường, ngoài số đại biểu mà các đơn vị đó được bầu tính theo dân số.
Việc lập khu vực bỏ phiếu phải dựa trên các điều kiện sinh hoạt, cư trú của nhân dân, hoàn cảnh địa dư, khả năng tổ chức của địa phương và theo đúng tiêu chuẩn dân số đã được quy định trong Pháp lệnh. Ở miền núi và hải đảo có thể thành lập những khu vực bỏ phiếu với số nhân khẩu dưới 500 người, nhưng cũng không quá ít, để đảm bảo không khí tưng bừng phấn khởi của cuộc bầu cử.
Các đơn vị quân đội và công an nhân dân vũ trang được thành lập khu vực bỏa phiếu riêng, nhưng vẫn thuộc đơn vị bầu cử nơi đóng quân. Đối với những đơn vị quân đội và công an nhân dân vũ trang ở lẻ tẻ, nếu không tiện sát nhập vào những đơn vị quân đội và công an nhân dân vũ trang ở nơi gần nhất và cũng không thuận tiện thành lập một khu vực bỏ phiếu riêng thì có thể sát nhập vào khu vực bỏ phiếu chung với nhân dân.
Đối với các công trường lớn, lại thuộc phạm vi nhiều xã thì Ủy ban hành chính tỉnh hoặc Ủy ban hành chính huyện có thể thống nhất việc chia khu vực bỏ phiếu trong công trường vào Ủy ban hành chính xã nơi Ban chỉ huy công trường đóng trụ sở. Ủy ban hành chính xã này có thể giao cho Ban chỉ huy công trường thừa lệnh mình chia khu vực bỏ phiếu và thành lập các Tổ bầu cử phụ trách công tác bầu cử trong công trường.
Ở các tỉnh, khu tự trị, địa dư rộng, có nhiều đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, khu tự trị, thì Ủy ban hành chính tỉnh hoặc khu tự trị có thể ủy quyền cho Ủy ban hành chính huyện, châu, thị xã thành lập các Ban bầu cử. Trong trường hợp này, Ủy ban hành chính huyện, châu, thị xã phải gửi ngay một bản quyết định thành lập Ban bầu cử lên Ủy ban hành chính tỉnh, khu tự trị, và một bản lên Hội đồng bầu cử tỉnh, khu tự trị.
Khi bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thị trấn và xã, đơn vị bầu cử nào chỉ có một khu vực bỏ phiếu thì Ban bầu cử kiêm nhiệm vụ của Tổ bầu cử.
Việc thành lập Hội đồng giám sát việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thị trấn và xã là để hướng dẫn và giúp đỡ các thị trấn và xã tiến hành tốt cuộc bầu cử.
Nói chung, cần thành lập Hội đồng giám sát việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thị trấn và xã. Nơi nào không thành lập Hội đồng giám sát ở huyện, thị xã, châu, thành phố thuộc tỉnh vì xét không cần thiết thì phải được Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hay là khu vực tự trị (trong khu tự trị không có cấp tỉnh) chuẩn y.
Chậm nhất là 40 ngày trước ngày bầu cử, Hội đồng giám sát việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thị trấn và xã phải được thành lập, gồm từ 7 đến 15 đại biểu. Những đại biểu này không nên kiêm nhiều công tác và ít nhất mỗi Hội đồng giám sát phải có 5 người chuyên trách làm công tác của hội đồng. Trường hợp cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân huyện, châu, thành phố thuộc tỉnh, thị xã cùng tiến hành trong một thời gian với cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thị trấn và xã thì cũng không được tổ chức Hội đồng bầu cử huyện, châu, thành phố thuộc tỉnh, thị xã kiêm nhiệm vụ của Hội đồng giám sát việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thị trấn và xã.
Sau khi thành lập, Hội đồng giám sát phải họp để nghiên cứu nắm vững thể lệ và kế hoạch tiến hành bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thị trấn và xã của địa phương, thảo luận kế hoạch hướng dẫn, giúp đỡ và kiểm tra công tác bầu cử của các Hội đồng bầu cử thị trấn và xã. Hội đồng giám sát không làm thay nhiệm vụ của các Hội đồng bầu cử thị trấn và xã. Các Hội đồng bầu cử thị trấn và xã phải liên hệ chặt chẽ với Hội đồng giám sát để tranh thủ sự hướng dẫn và giúp đỡ trong công tác.
Ủy ban hành chính các cấp và các cơ quan Nhà nước có nhiệm vụ giúp những phương tiện làm việc cần thiết cho các tổ chức phụ trách và giám sát bầu cử.
Hội đồng bầu cử, Ban bầu cử, Tổ bầu cử và Hội đồng giám sát việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thị trấn và xã hết nhiệm vụ sau khi Hội đồng nhân dân đã xác nhận tư cách đại biểu của các đại biểu mới trúng cử.
Khi ngày bỏ phiếu đã được ấn định thì các địa phương phải bảo đảm thực hiện cuộc bỏ phiếu đúng ngày đó.
Trong ngày bầu cử, cần chú ý những điểm sau đây:
a) Phải bảo đảm thời gian bỏ phiếu từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối như đã quy định ở điều 36 của Pháp lệnh. Nơi nào toàn thể cử tri của mình đã bỏ phiếu xong trước 7 giờ tối, thì cũng tới 7 giờ tối mới kết thúc cuộc bỏ phiếu vì có thể còn có người ở nơi khác đến bỏ phiếu theo như quy định ở điều 10 của Pháp lệnh.
Tuy nhiên tùy hình địa phương, Pháp lệnh cho phép Tổ bầu cử được bắt đầu sớm hơn và kết thúc muộn hơn giờ quy định, nhưng không được kéo dài quá 10 giờ đêm.
b) Các phòng bỏ phiếu phải có nội quy. Nội quy phòng bỏ phiếu do Tổ bầu cử lập, theo sự hướng dẫn của Ban bầu cử hoặc của Hội đồng bầu cử.
c) Cử tri nào không biết chữ, có thể nhờ người khác viết hộ. Đặc biệt ở một vài nơi còn nhiều người không biết chữ, Hội đồng bầu cử có thể dùng những phương pháp thích hợp để cử tri dễ dàng chọn đại biểu, nhưng phải bảo đảm nguyên tắc bỏ phiếu kín.
d) Cần nói cho cử tri biết là không nên ký vào phiếu bầu cử. Nhưng nếu có người trót ký lỡ rồi thì phiếu bầu vẫn hợp lệ.
Cử tri viết phiếu hỏng có thể xin đổi một phiếu khác, nhưng Tổ bầu cử cần phải giữ lại phiếu hỏng khi phát phiếu mới và phải bảo đảm bí mật về lá phiếu viết hỏng, không được để lộ ý định của cử tri muốn bầu cử ai. Những phiếu hỏng và các phiếu không dùng đều phải hoàn lại Ban bầu cử.
đ) Chỉ tổ chức hòm phiếu phụ đối với những cử tri già, ốm đau, mới sinh đẻ, tàn tật không đến phòng bỏ phiếu được. Để kịp thời chuẩn bị, Tổ bầu cử cần nắm trước số lượng những người này trong khu vực bỏ phiếu của mình. Nếu những người này đề nghị mang hòm phiếu và phiếu bầu đến tận nhà để bỏ phiếu, Tổ bầu cử sẽ cử hai tổ viên mang hòm phiếu phụ đến tận nhà những người đó để tiếp nhận phiếu bầu, đồng thời sẽ mời hai cử tri cùng đi theo để chứng kiến.
e) Trong khi đang bỏ phiếu, nếu có cử tri nơi khác đến xuất trình giấy chứng nhận không thể tham gia bỏ phiếu ở nơi đã được ghi tên vào danh sách cử tri thì Tổ bầu cử xét nếu người đó có quyền bầu cử theo quy định ở mục lập danh sách cử tri trên đây, thì cho ghi tên thêm vào danh sách cử tri của khu vực mình, cấp phiếu bầu và cho bỏ phiếu. Trường hợp cần xét rõ hơn, Tổ bầu cử có thể đòi xuất trình những giấy tờ chứng minh cần thiết khác.
g) Trong ngày bầu cử, Tổ bầu cử cần phải cố gắng khắc phục khó khăn bảo đảm cho cuộc bỏ phiếu được liên tục và làm xong trong ngày.
h) Phiếu ghi tên người ứng cử chưa đủ số đại biểu được bầu vẫn là hợp lệ.
Theo Pháp lệnh thì việc bầu cử lại hoặc bầu thêm vẫn phải theo những điều đã quy định cho cuộc bầu cử lần đầu. Những người ứng cử phải được quá nửa số phiếu hợp lệ mới được trúng cử và trong đơn vị bầu cử số phiếu bầu phải được quá nửa số phiếu số cử tri ghi trong danh sách thì cuộc bầu cử mới có giá trị. Vì vậy các địa phương phải vận động và tạo điều kiện thuận tiện để nhân dân đi bỏ phiếu thật đông đủ và phải hướng dẫn cử tri viết phiếu cho đúng thể lệ nhằm giảm bớt số phiếu không hợp lệ ngay từ cuộc bầu cử lần đầu, tránh tình trạng phải bầu đi bầu lại nhiều lần. Trường hợp bầu lại hoặc bầu thêm thì công tác vận động và tổ chức càng cần phải làm tốt để bảo đảm kết quẳ chắc chắn hơn.
Ngày bầu cử lại hoặc bầu cử thêm do Hội đồng bầu cử ấn định, phải được báo cáo cho cử tri trong đơn vị biết được ít nhất là 3 ngày, bằng niêm yết, phát thanh và mọi phương tiện thông thường của địa phương.
Sau khi tiếp nhận và kiểm tra biên bản bầu cử do các Ban bầu cử gửi đến, Hội đồng bầu cử phải làm ngay biên bản tổng kết cuộc bầu cử và tuyên bố kết quả cuộc bầu cử cho toàn thể cử tri được biết bằng niêm yết, phát thanh và mọi phương tiện thường dùng trong địa phương. Phần kết quả cần tuyên bố nên gồm những điểm sau:
- Tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu;
- Tổng số người ứng cử;
- Tổng số cử tri;
- Số cử tri đã đi bầu, tỷ lệ so với tổng số cử tri;
- Số phiếu hợp lệ;
- Số phiếu không hợp lệ (kể cả phiếu trắng);
- Danh sách những người trúng cử, số phiếu bầu và tỷ lệ phiếu bầu của mỗi người;
- Số đơn vị bầu cử hoặc đại biểu phải bầu lại, bầu thêm (nếu có).
Theo điều 58 của Pháp lệnh thì ngoài việc gửi một bản biên bản tổng kết cuộc bầu cử của Hội đồng bầu cử lên Ủy ban hành chính cấp bầu Hội đồng nhân dân, phải gửỉ một bản biên bản đó lên Ủy ban hành chính cấp trên trực tiếp (hoặc gửi lên Chính phủ, nếu là cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh trực thuộc trung ương) để xét nếu thấy cuộc bầu cử có những điều không hợp pháp nghiêm trọng thì báo cáo ngay lên Chính phủ biết để tình hình cùng đề nghị biệp pháp giải quyết. Chính phủ sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xét định.
Đối với cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thị trấn và xã, Hội đồng giám sát sau khi nhận được biên bản tổng kết bầu cử của các Hội đồng bầu cử thị trấn và xã trong địa phương, phải kiểm tra lại kết quả bầu cử và có ý kiến về các đơn khiếu nại nếu có. Sau đó, Hội đồng giám sát làm bản nhận xét về cuộc bầu cử của từng thị trấn và xã gửi cho Ủy ban hành chính huyện, châu, thành phố thuộc tỉnh, thị xã, để sao gửi Ủy ban hành chính các thị trấn và xã biết và đưa trình Hội đồng nhân dân thị trấn và xã trong phiên hợp đầu tiên.
8. Thẩm tra tư cách đại biểu ứng cử.
Trong phiên họp đầu tiên, Hội đồng nhân dân cử ra một Ban thẩm tra tư cách đại biểu của Hội đồng nhân dân. Ban thẩm tra gồm:
- Từ 3 đến 5 đại biểu Hội đồng nhân dân ở cấp thị trấn, xã.
- Từ 5 đến 7 đại biểu Hội đồng nhân dân ở cấp thị huyện, châu, thành phố thuộc tỉnh, thị xã, khu phố.
- Từ 7 đến 9 đại biểu Hội đồng nhân dân ở khu tự trị, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Ban thẩm tra tư cách đại biểu Hội đồng nhân dân tự bầu ra 1 trưởng ban và 1 thư ký. Riêng Ban thẩm tra tư cách đại biểu Hội đồng nhân dân khu tự trị, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì bầu thêm 1 Phó ban.
Ban thẩm tra tư cách đại biểu Hội đồng nhân dân thẩm tra hồ sơ, biên bản của Hội đồng bầu cử và các Ban bầu cử xem kết quả cuộc bầu cử ở từng đơn vị bầu cử rồi làm báo cáo trình Hội đồng nhân dân. Riêng ở cấp thị trấn và xã, Ban thẩm tra nên căn cứ cả vào nhận xét về kết quả cuộc bầu cử của Hội đồng giám sát.
Căn cứ vào báo cáo của Ban thẩm tra, Hội đồng nhân dân quyết định xác nhận tư cách đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình.
9. Áp dụng thể lệ bầu cử quy định cho miền núi.
Các địa phương sau đây được áp dụng thể lệ bầu cử quy định cho miền núi:
a) Các tỉnh, huyện, châu, thị trấn và xã trong các khu tự trị Việt Bắc và Thái Mèo.
b) Các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hòa bình, Hải ninh và các huyện, thị trấn và xã trong các tỉnh đó.
c) Các huyện và xã ở các tỉnh và khu vực khác có một trong hai điều kiện sau đây: có khoảng từ 1/2 dân số trở lên là người dân tộc thiểu số hoặc có diện tích rừng núi chiếm đa số phần đất đai. Danh sách các huyện và xã này phải do Ủy ban hành chính tỉnh quyết định, theo đề nghị của Ủy ban hành chính huyện.
10. Chuẩn bị các tài liệu, vật liệu cần thiết cho cuộc bầu cử.
Trước khi bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân một cấp trong địa phương, Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải chuẩn bị đầy đủ tài liệu và vật liệu cần thiết cho cuộc bầu cử để phân phối kịp thời cho Ủy ban hành chính cấp dưới, cho Hội đồng bầu cử, Ban bầu cử và Tổ bầu cử.
a) Pháp lệnh về việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và các văn bản cần thiết.
b) Danh sách cử tri theo mẫu số 1, danh sách những người ứng cử theo mẫu số 2.
c) Các thứ biên bản: biên bản kiểm phiếu theo mẫu số 3. Biên bản kiểm phiếu và sơ kết bầu cử theo mẫu số 4. Biên bản sơ kết bầu cử theo mẫu số 5. Biên bản tổng kết bầu cử theo mẫu số 6.
d) Thẻ cử tri hình chữ nhật, ngang chừng 14 phân, dọc chừng 10 phân theo mẫu số 7.
Mặt trước thẻ cử tri có ghi các mục theo thứ tự sau đây: Họ và tên cử tri, tuổi, nam hay nữ, dân tộc, nghề nghiệp (hay là chức vụ) chỗ ở. Ở góc bên trái phía dưới là chỗ ký tên của cử tri.
Mặt sau thẻ cử tri để trắng. Khi cử tri đi đến bỏ phiếu thì Tổ bầu cử đóng dấu vào mặt sau thẻ để chứng nhận là cử tri đã bỏ phiếu.
Ủy ban hành chính nơi lập danh sách cử tri phụ trách viết thẻ, ký tên, đóng dấu và phát thẻ cho cử tri chậm nhất là 5 ngày trước ngày bầu cử.
Những thẻ cử tri cũ dùng trong các cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và bầu cử đại biểu Quốc hội các năm trước vẫn được dùng trong các cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp sắp tới.
d) Phiếu bầu cử làm bằng giấy không bóng, hình chữ nhật, ngang chừng 12 phân, dọc chừng 17 phân, theo mẫu số 8.
Phiếu bầu cử có thể để trắng để cử tri tự viết tên người ứng cử mà mình chọn bầu, hoặc in sẵn tên các người ứng cử để cử tri muốn bầu ai thì để tên người đó lại và không muốn bầu ai thì xóa tên người đó đi. Nếu in sẵn tên các người ứng cử, thì tên những người ứng cử đó (cả những người được đề cử và những người tự ứng cử) đều xếp theo thứ tự ABC.
e) Hòm phiếu: Tùy theo số cử tri nhiều ít mà làm theo kích thước như sau:
- Số cử tri không quá 1.000:
Hòm phiếu chiều dài chừng 55 phân.
chiều rộng _ 35 _
chiều cao _ 38 _
- Số cử tri trên 1.000:
Hòm phiếu chiều dài chừng 70 phân.
chiều rộng _ 45 _
chiều cao _ 48 _
Giữa nắp hòm phiếu chỉ có một khe hở chênh chếch, dài độ 10 phân, rộng độ 7 ly. Nắp hòm phiếu phụ cũng phải có khe hở đủ để bỏ vừa lá phiếu bầu.
Nơi nào đã có hòm phiếu đúng hoặc gần đúng như kích thước này rồi thì không phải làm hòm phiếu mới.
g) Dấu của Hội đồng bầu cử khu tự trị, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo mẫu số 9. Dấu của Hội đồng bầu cử châu, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, khu phố theo mẫu số 10. Dấu của Hội đồng bầu cử huyện theo mẫu số 11. Dấu của Hội đồng bầu cử xã, thị trấn theo mẫu số 12. Dấu của các Tổ bầu cử theo mẫu số 13.
h) Vật liệu văn phòng cho phòng bỏ phiếu: giấy, mực, bút mực, bút chì, hồ dán, giấy thấm, đinh ghim, dầu đèn, mực dấu, v.v...
Để thực hành tiết kiệm, tránh lãng phí, các Ủy ban hành chính cần cố gắng chuẩn bị đủ các phương tiện cần thiết cho việc bầu cử bằng cách tận dụng những thứ sẵn có và có thể mượn trong địa phương, chỉ mua sắm những thứ mà địa phương không thể tự túc được. Khi cuộc bỏ phiếu đã xong, các Tổ bầu cử phải thu lại những vật liệu chưa dùng hết rồi giao cho Ủy ban hành chính cơ sở để sử dụng hợp lý theo sự hướng dẫn của cơ quan tài chính khu tự trị, tỉnh, thành phố, trực thuộc trung ương. Còn các vật liệu khác như hòm phiếu, con dấu, v.v... phải giao ngay cho Ủy ban hành chính bảo quản cẩn thận để tiện sử dụng sau này.
K.T BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ | ||||||
Tỉnh ………………. (hay là Khu, Thành phố) Huyện ………………. (hay là Châu, Thị xã) Xã ………………. (hay là Thị trấn, Khu phố) | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
| ||||
bầu cử đại biểu H.Đ.N.D. ………… Khu vực bỏ phiếu ([1])………. | ||||||
Số thứ tự | Họ và tên cử tri ([2]) | Tuổi | Nam hay là nữ | Dân tộc | Nghề nghiệp (hay là chức vụ) | Chỗ ở | Chú thích |
|
Nữ : ……….
Làm tại…………….ngày……tháng……năm 196….. ỦY BAN HÀNH CHÍNH………….([3]) (Ký tên và đóng dấu) |
Tỉnh ………………. (hay là Khu, Thành phố) Huyện ………………. (hay là Châu, Thị xã) Xã ………………. (hay là Thị trấn, Khu phố) | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
| ||||||
Đại biểu H.Đ.N.D. ………… Đơn vị bầu cử ([4])……….
| ||||||||
Số thứ tự | Họ và tên người ứng cử (xếp theo thứ tự A, B, C) | Tuổi | Nam hay là nữ | Dân tộc | Nghề nghiệp (hay là chức vụ) | Chỗ ở | Chú thích | |
Tổng số cử tri trong danh sách này là:
Làm tại…………….ngày……tháng……năm 196….. HỘI ĐỒNG BẨU CỬ (Ký tên và đóng dấu) | |||||
Tỉnh ………………. (hay là Khu, Thành phố) Huyện ………………. (hay là Châu, Thị xã) Xã ………………. (hay là Thị trấn, Khu phố) | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
| |||
BẦU CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN ……….
| |||||
Khu vực bỏ phiếu.........................................................................................................................
Đơn vị bầu cử..............................................................................................................................
Ngày …… tháng …… năm 196 …… hồi …… giờ sáng, Tổ bầu cử gồm có:
Ông (hay là bà) ............................................ Trưởng Ban
............................................ Phó Ban
............................................ Thư ký
............................................ Nhân viên
............................................ -
............................................ -
Đã họp tại Phòng bỏ phiếu ……… thuộc đơn vị bầu cử ……… để phụ trách việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ………
Đúng ……… giờ sáng, Tổ trưởng Tổ bầu cử kiểm soát lại hòm phiếu, sau đó khóa và niêm phong hòm phiếu lại, rồi mời cử tri bắt đầu bỏ phiếu.
Đúng ……… giờ tối, sau khi cử tri cuối cùng có mặt tại trụ sở bỏ phiếu đã bỏ phiếu xong, Tổ trưởng Tổ bầu cử tuyên bố cuộc bỏ phiếu kết thúc và cuộc kiểm phiếu bắt đầu ngay.
Trước khi mở hòm phiếu, Tổ trưởng Tổ bầu cử đã mời 2 cử tri biết chữ không ra ứng cử vào chứng kiến công việc kiểm phiếu là:
Ông (hay là Bà)..................................................................................
Và Ông (hay là Bà)............................................................................
Kết quả cuộc bầu cử như sau:
- Tổng số cử tri ở danh sách khu vực bỏ phiếu:.................................
(có phân biệt nam, nữ)
- Số cử tri đã đi bầu: ……….
(có phân biệt nam, nữ)
- Số phiếu hợp lệ: ………….
- Số phiếu không hợp lệ: ………….
- Số phiếu trắng: …………..
- Số phiếu bầu cho mỗi người ứng cử: ………….
Ông (hay là Bà) ……… được …… phiếu
Biểu quyết của Tổ bầu cử về những phiếu nghi ngờ: ……
Tóm tắt những việc đã xảy ra, những khiếu nại trong việc bầu cử và cách giải quyết của Tổ bầu cử ……
Những khiếu nại chưa được giải quyết ……
Biên bản này lập thành 2 bản tại địa điểm, ngày tháng năm kể trên, vào hồi …… giờ và có đính kèm theo các khiếu nại, tờ trình của Tổ bầu cử (nếu có).
TỔ BẦU CỬ | ||
Hai cử tri chứng kiến cuộc kiểm phiếu | Tổ trưởng | Thư ký |
Tỉnh ………………. (hay là Khu, Thành phố) Huyện ………………. (hay là Châu, Thị xã) Xã ………………. (hay là Thị trấn, Khu phố) | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
| |
BẦU CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN ………. |
BIÊN BẢN KIỂM PHIẾU VÀ SƠ KẾT BẦU CỬ
Đơn vị bầu cử …………
Ngày …… tháng …… năm 196 ……, hồi …… giờ sáng, Ban Bầu cử kiêm Tổ bầu cử gồm có:
Ông (hay là bà) ............................................ Trưởng Ban
............................................ Phó Ban
............................................ Thư ký
............................................ Nhân viên
............................................ -
Đã họp tại Phòng bỏ phiếu của đơn vị bầu cử ……… để phụ trách việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ………
Đúng ……… giờ sáng, Trưởng Ban bầu cử kiêm Tổ trưởng Tổ bầu cử kiểm soát lại hòm phiếu, sau đó khóa và niêm phong hòm phiếu lại, rồi mời cử tri bắt đầu bỏ phiếu.
Đúng ……… giờ tối, sau khi cử tri cuối cùng có mặt tại trụ sở bỏ phiếu đã bỏ phiếu xong. Trưởng Ban bầu cử kiêm Tổ trưởng Tổ bầu cử tuyên bố cuộc bỏ phiếu kết thúc và cuộc kiểm phiếu bắt đầu ngay.
Trước khi mở hòm phiếu, Trưởng Ban bầu cử kiêm Tổ trưởng Tổ bầu cử đã mời 2 cử tri biết chữ không ra ứng cử vào chứng kiến công việc kiểm phiếu là:
Ông (hay là Bà) ............................................
Và Ông (hay là Bà) ............................................
Kết quả cuộc bầu cử như sau:
- Số đại biểu Hội đồng nhân dân ấn định cho đơn vị bầu cử: ……
- Số người ứng cử: ……
- Tổng số cử tri trong đơn vị bầu cử: ……… (có phân biệt nam, nữ)
- Số cử tri đã đi bầu: ………. (có phân biệt nam, nữ)
- Số cử tri không đi bầu: ………. (có phân biệt nam, nữ)
- Tỷ lệ số cử tri đã đi bầu so với tổng số cử tri: ………. (có phân biệt nam, nữ)
- Số phiếu hợp lệ: ………….
- Số phiếu không hợp lệ: ………….
- Số phiếu trắng: …………..
- Số phiếu bầu cho mỗi người ứng cử: ………….
Ông (hay là Bà) | …… | được | …… | xếp theo thứ tự người nhiều phiếu trên, người ít phiếu dưới. |
…… | …… | |||
…… | …… |
Căn cứ vào kết quả ghi trên, Ban Bầu cử kiêm Tổ bầu cử kết luận:
a) Số phiếu bầu là quá nửa số cử tri ghi trong danh sách cử tri của đơn vị bầu cử. (Nếu số phiếu bầu không được quá nửa số cử tri ghi trong danh sách cử tri của đơn vị bầu cử thì viết “Vì số phiếu bầu cử không được quá nửa số cử tri ghi trong danh sách cử tri của đơn vị bầu cử, nên cuộc bầu cử này không có giá trị và sẽ có cuộc bầu cử lại”)
b) Các ông, Bà có tên sau đây được nhiều phiếu nhất và số phiếu đó đã quá nửa số phiếu hợp lệ, được coi là trúng cử. (Nếu không ai được quá nửa số phiếu hợp lệ thì viết: “Vì không ai được quá nửa số phiếu hợp lệ để trúng cử nên sẽ có cuộc bầu lại”).
- Ông (hay là bà) ……………
- Ông (hay là bà) ……………
c) Còn thiếu …… đại biểu, sẽ bầu thêm cho đủ (nếu thiếu).
Tóm tắt những việc đã xảy ra, những khiếu nại trong việc bầu cử và cách giải quyết của Ban bầu cử kiêm Tổ bầu cử: ……..
Những khiếu nại chưa được giải quyết: ………..
Biên bản này lập thành 2 bản tại địa điểm, ngày tháng năm kể trên, vào hồi …… giờ và có đính theo các khiếu nại, tờ trình của Ban bầu cử kiêm Tổ bầu cử (nếu có).
BAN BẦU CỬ KIÊM TỔ BẦU CỬ | |||
Hai cử tri chứng kiến cuộc kiểm phiếu | Trưởng Ban | Phó Ban | Thư ký |
Tỉnh ………………. (hay là Khu, Thành phố) Huyện ………………. (hay là Châu, Thị xã) Xã ………………. (hay là Thị trấn, Khu phố) | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
| |
|
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN ……….
BIÊN BẢN SƠ KẾT BẦU CỬ
Đơn vị bầu cử………
Ngày …… tháng …… năm 196 ……, hồi …… giờ sáng, Ban bầu cử gồm có:
Ông (hay là bà) ............................................ Trưởng Ban
Phó Ban
Thư ký
Nhân viên
Đã họp tại ……… để làm biên bản sơ kết cuộc bàu cử đại biểu Hội đồng nhân dân tại các khu vực bỏ phiếu thuộc đơn vị bầu cử: ………..
- Số đại biểu Hội đồng nhân dân ấn định cho đơn vị bầu cử: ……
- Số người ứng cử: ……
- Tổng số cử tri trong đơn vị bầu cử: ……… (có phân biệt nam, nữ)
- Số cử tri đã đi bầu: ………. (có phân biệt nam, nữ)
- Số cử tri không đi bầu: ………. (có phân biệt nam, nữ)
- Tỷ lệ số cử tri đã đi bầu so với tổng số cử tri: ………. (có phân biệt nam, nữ)
- Số phiếu hợp lệ: ………….
- Số phiếu không hợp lệ: ………….
- Số phiếu trắng: …………..
- Số phiếu bầu cho mỗi người ứng cử: ………….
Họ và tên người ứng cử | Số phiếu được bầu tại các khu vực bỏ phiếu | CỘNG | ||||
([5]) | (1) | (1) | (1) | (1) | ||
Ông (hay là bà) …………. | Xếp theo thứ tự người nhiều phiếu trên, người ít phiếu dưới ([6]) |
Căn cứ vào kết quả ghi trên, Ban bầu cử kết luận:
a) Số phiếu bầu là quá nửa số cử tri ghi trong danh sách cử tri của đơn vị bầu cử. (Nếu số phiếu bầu chưa được quá nửa số cử tri ghi trong danh sách cử tri của đơn vị bầu cử, thì viết: “Vì số phiếu bầu chưa được quá nửa số cử tri ghi trong danh sách cử tri của đơn vị bầu cử nên cuộ bầu cử này không có giá trị và sẽ có cuộc bầu lại”).
b) Các ông, bà có tên sau đây, được nhiều phiếu nhất và số phiếu đó đã quá nửa số phiếu hợp lệ, được coi là trúng cử. (Nếu không ai được quá nửa số phiếu hợp lệ, thì viết: “Vì không ai được quá nửa số phiếu hợp lệ để trúng cử, nên sẽ có cuộc bầu lại”).
Ông (hay là bà) ……………
Ông ………………………..
c) Còn thiếu ………….. đại biểu, sẽ bầu thêm cho đủ (nếu thiếu)
Tóm tắt những việc đã xảy ra,lao động những khiếu nại trong việc bầu cử do Tổ bầu cử đã giải quyết: …………….. do Ban bầu cử đã giải quyết: ………..
Những khiếu nại chuyển lên cấp trên để giải quyết:…………….
Biên bản này lập thành 2 bản tại địa điểm, ngày tháng năm kể trên, và có đính theo biên bản của các Tổ bầu cử, các khiếu nại, tờ trình của các Tổ bầu cử và của Ban bầu cử (nếu có).
BAN BẦU CỬ | ||
Trưởng Ban | Phó Ban | Thư ký |
PHỤ LỤC ĐÍNH THEO BIÊN BẢN CỦA BAN BẦU CỬ, GHI KẾT QUẢ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN……. TẠI CÁC KHU VỰC BỎ PHIẾU THUỘC ĐƠN VỊ BẦU CỬ…..
Khu vực bỏ phiếu (ghi tên hay là số hiệu) | HỌ VÀ TÊN NGƯỜI ỨNG CỬ | |||||||||||||||
Ông bà | Ông bà | Ông bà | Ông bà | Ông bà | Ông bà | Ông bà | Ông bà | Ông bà | Ông bà | Ông bà | Ông bà | |||||
A | B | C | D | Đ | E | F | G | H | I | K | L | |||||
……… ……… ……… | ||||||||||||||||
Cộng | ||||||||||||||||
BAN BẦU CỬ | ||||||||||||||||
Trưởng Ban | Phó Ban | Thư ký | ||||||||||||||
Tỉnh ………………. (hay là Khu, Thành phố) Huyện ………………. (hay là Châu, Thị xã) Xã ………………. (hay là Thị trấn, Khu phố) | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
| |
|
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN ……….
BIÊN BẢN TỔNG KẾT BẦU CỬ
Ngày …… tháng …… năm 196 ……, hồi …… giờ, Hội đồng bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân…….. gồm có:
Ông (hay là bà) ............................................ Chủ Tịch
............................................ Phó Chủ Tịch
............................................ Thư ký
............................................ Hội viên
Đã họp tại ……… để tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân…… tiến hành trong ngày….
Kết quả bầu cử như sau:
- Tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân:………
- Tổng số người ứng cử: ……
- Tổng số cử tri…….. (có phân biệt nam, nữ)
- Số cử tri đã đi bầu: ………. (có phân biệt nam, nữ)
- Số cử tri không đi bầu: ………. (có phân biệt nam, nữ)
- Tỷ lệ số cử tri đã đi bầu so với tổng số cử tri: ………. (có phân biệt nam, nữ)
- Số phiếu hợp lệ: ………….
- Số phiếu không hợp lệ: ………….
- Số phiếu trắng: …………..
Căn cứ vào kết quả cuộc bầu cử ghi trong biên bản của các Ban bầu cử và sau khi đã kiểm tra lại, Hội đồng bầu cử tuyên bố:
a) Các ông, bà có tên sau đây được coi là trúng cử:
Tại đơn vị bầu cử ([7])
- Ông (hay là Bà) … được … phiếu
- Ông (hay là Bà) … được … phiếu
Tại đơn vị bầu cử (1)
- …… …… ……
- …… …… ……
b) Số đại biểu phải bầu thêm:
Tại đơn vị bầu cử (1) …………. đại biểu
c) Các đơn vị bầu cử phải bầu lại (vì số phiếu bầu không được quá nửa số cử tri ghi trong danh sách cử tri, hoặc không người ứng cử nào được quá nửa số phiếu hợp lệ);
Đơn vị bầu cử (1) …………. đại biểu
Các việc quan trọng đã xảy ra và cách giải quyết của các Tổ bầu cử, Ban bầu cử hay là Hội đồng bầu cử….
Các khiếu nại và cách giải quyết của Hội đồng bầu cử:
Biên bản này lập thành 2 bản tại địa điểm, ngày tháng năm kể trên, và có đính theo các khiếu nại, tờ trình của các Tổ bầu cử và của Ban bầu cử (nếu có).
HỘI ĐỒNG BẦU CỬ | ||
Chủ tịch | Phó Chủ tịch | Thư ký |
|
| |||
|
Dấu của Hội đồng bầu cử Khu Tự trị, Tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương bằng gỗ, hình tròn đường kính rộng 38 ly, ngoài có đường chỉ to, trong lòng có đường chỉ nhỏ cách đường chỉ ngoài 5 ly. Giữa hai đường vòng ở phía trên có các chữ: Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa (có sao nhỏ 5 cánh ở đầu chữ Việt và sau chữ Hòa), ở phía dưới có tên Khu Tự trị, Tỉnh, thành phố. Trong lòng con dấu có chữ Hội đồng bầu cử, dưới có đường gạch ngắn. | |||
Dấu của Hội đồng bầu cử Châu, Thị xã, Thành phố thuộc tỉnh và Khu phố bằng gỗ, hình tròn đường kính rộng 38 ly, ngoài có đường chỉ to, trong lòng có đường chỉ nhỏ cách đường chỉ ngoài 5 ly. Giữa hai đường vòng ở phía trên có Khu Tự trị, Tỉnh, Thành phố, ở giữa có 2 sao nhỏ 5 cánh, ở phía trên có tên Châu, Thị xã, Thành phố thuộc tỉnh, khu phố. Trong lòng con dấu có chữ: Hội đồng bầu cử, dưới có đường gạch ngắn. | |||
| Dấu của Hội đồng bầu cử Huyện bằng gỗ, hình vuông, cạnh 33 ly, có một đường chỉ to bao ngoài. Phía trên (bằng 1/3 con dấu), có tên Khu Tự trị, Tỉnh, Thành phố, 1 đường chỉ ngang đứt quãng và 1 sao nhỏ 5 cánh ở đường chỉ. Phía dưới có chữ Hội đồng bầu cử (chữ to nét đậm) và dưới cùng là tên Huyện. |
| Dấu của Hội đồng bầu cử xã, thị trấn bằng gỗ hình chữ nhật, dài 42 ly, rộng 24 ly, có một đường chỉ to bao ngoài. Phía trên (bằng 1/3 chiều rộng), có tên Khu Tự trị, Tỉnh, Thành phố, 1 đường chỉ ngang đứt quãng và 1 sao nhỏ 5 cánh ở giữa đường chỉ. Phía dưới có chữ Hội đồng bầu cử (chữ to nét đậm) và dưới cùng là tên xã, thị trấn. | ||
| Dấu của Tổ bầu cử bằng gỗ hình chữ nhật, dài 40 ly, rộng 25 ly, có một đường chỉ to bao ngoài. Trên mặt dấu có chữ “Tổ bầu cử số…”, tên Xã (hay là thị trấn, khu phố) và dưới cùng là tên tỉnh, khu, thành phố. |
(2) Xếp theo hộ - tên chủ hộ xếp lên đầu – Các hộ xếp theo thứ tự từ đầu xóm đến cuối xóm ở nông thôn, từ đầu phố đến cuối phố ở thành thị, hoặc theo một thứ tự thích hợp với hoàn cảnh địa phương.
(2) Trường hợp trong đơn vị bầu cử có nhiều khu vực bỏ phiếu, khổ giấy biên bản không đủ rộng để ghi đầy đủ số phiếu các người ứng cử được bầu tại tất cả các khu vực bỏ phiếu (như khi bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân khu tự trị, tỉnh, thành phố, thì:
a) Ghi trong biên bản tổng số phiếu bầu cho mỗi người ứng cử trong tất cả các khu vực bỏ phiếu như sau:
- Ông (hay là bà)………… được ………….. phiếu (xếp theo thứ tự người nhiều phiếu trên, người ít phiếu dưới).
- Ông (hay là bà)………… được ………….. phiếu
(Xem phụ lục theo biên bản này)
b) Làm bản phụ luc theo mẫu sau đây ghi số phiếu bầu cho mỗi người ứng cử trong mỗi khu vực bỏ phiếu
[7] Ghi tên hay là số hiệu của đơn vị bầu cử
Thông tư 09-NV năm 1961 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh về bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp do Bộ Nội vụ ban hành
- Số hiệu: 09-NV
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 20/02/1961
- Nơi ban hành: Bộ Nội vụ
- Người ký: Tô Quang Đẩu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 9
- Ngày hiệu lực: 07/03/1961
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định