- 1Nghị định 96/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam
- 2Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010
- 3Luật các tổ chức tín dụng 2010
- 4Quyết định 2453/QĐ-TTg năm 2011 về phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Thông tư 21/2017/TT-NHNN về quy định phương thức giải ngân vốn cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 2Quyết định 197/QĐ-NHNN năm 2018 về công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2017
- 3Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2012/TT-NHNN | Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2012 |
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Thực hiện Quyết định số 2453/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định việc sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng,
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định việc sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, góp phần đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt và giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng theo mục đích thỏa thuận cho hợp đồng tín dụng.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động cho vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các quy định của pháp luật có liên quan.
b) Khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
c) Tổ chức, cá nhân liên quan đến việc sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bên thụ hưởng là tổ chức, cá nhân có quan hệ với khách hàng vay trong việc mua bán tài sản, thanh toán các chi phí hình thành nên tài sản và các chi phí khác thuộc nhu cầu vay vốn theo hợp đồng tín dụng được ký kết giữa khách hàng vay với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Giải ngân vốn cho vay là việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giao cho khách hàng vay một khoản tiền để thanh toán, chi trả cho bên thụ hưởng theo mục đích vay vốn ghi trong hợp đồng tín dụng được ký kết giữa khách hàng vay với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Điều 3. Phương tiện thanh toán được sử dụng để giải ngân vốn cho vay
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt để giải ngân vốn cho vay và thực hiện thanh toán trực tiếp cho bên thụ hưởng, trừ các trường hợp quy định lại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét quyết định việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, hoặc bằng tiền mặt, hoặc thông qua tài khoản thanh toán của khách hàng vay để giải ngân vốn cho vay đối với các trường hợp:
a) Thanh toán cho bên thụ hưởng là tổ chức với số tiền dưới 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng) cho một lần giải ngân;
b) Thanh toán cho bên thụ hưởng là cá nhân có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán với số tiền dưới 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng) cho một lần giải ngân;
c) Thanh toán cho bên thụ hưởng là cá nhân không có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;
d) Để bù đắp phần vốn tự có, nguồn tài chính mà khách hàng vay đã sử dụng để thực hiện dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống;
đ) Để trả lương cho người lao động;
e) Chuyển tiền vay vào tài khoản thanh toán của khách hàng để khách hàng thanh toán cho các mục đích mà pháp luật quy định phải thực hiện thông qua tài khoản thanh toán của khách hàng vay.
Điều 4. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định việc sử dụng các phương tiện thanh toán phù hợp với quy định tại Thông tư này, các biện pháp giám sát vốn cho vay nhằm đảm bảo việc giải ngân vốn cho vay được thực hiện theo tiến độ sử dụng vốn của phương án, dự án vay vốn và nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thông báo công khai cho khách hàng biết các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài việc sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay đối với khách hàng.
Điều 5. Trách nhiệm của khách hàng vay
Khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm cung cấp các thông tin, tài liệu, chứng từ thanh toán theo quy định của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để phục vụ cho việc xem xét quyết định sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật liên quan; khách hàng vay chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin, tài liệu và chứng từ cung cấp cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2012.
2. Đối với các hợp đồng tín dụng ký kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, khách hàng vay và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiếp tục sử dụng phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay theo hợp đồng tín dụng đã ký kết phù hợp với quy định của pháp luật hoặc thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng tín dụng phù hợp với quy định tại Thông tư này.
3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tổ chức khác và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: | KT. THỐNG ĐỐC |
- 1Thông tư 105/2015/TT-BTC sửa đổi hướng dẫn cơ chế tài chính và giải ngân đối với nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng Đầu tư Châu Âu cho hai Dự án Xây dựng tuyến đườnng sắt đô thị thí điểm TP. Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội (tuyến số 3) và Dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 TP. Hồ Chí Minh kèm theo Thông tư 117/2013/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Công văn 3059/BKHĐT-TH về giải ngân kế hoạch vốn nước ngoài (ODA) năm 2015 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 3Thông tư 21/2017/TT-NHNN về quy định phương thức giải ngân vốn cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 4Quyết định 197/QĐ-NHNN năm 2018 về công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2017
- 5Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Thông tư 21/2017/TT-NHNN về quy định phương thức giải ngân vốn cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 2Quyết định 197/QĐ-NHNN năm 2018 về công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2017
- 3Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Nghị định 96/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam
- 2Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010
- 3Luật các tổ chức tín dụng 2010
- 4Quyết định 2453/QĐ-TTg năm 2011 về phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 105/2015/TT-BTC sửa đổi hướng dẫn cơ chế tài chính và giải ngân đối với nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng Đầu tư Châu Âu cho hai Dự án Xây dựng tuyến đườnng sắt đô thị thí điểm TP. Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội (tuyến số 3) và Dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 TP. Hồ Chí Minh kèm theo Thông tư 117/2013/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Công văn 3059/BKHĐT-TH về giải ngân kế hoạch vốn nước ngoài (ODA) năm 2015 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
Thông tư 09/2012/TT-NHNN quy định việc sử dụng phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 09/2012/TT-NHNN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 10/04/2012
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Nguyễn Đồng Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 341 đến số 342
- Ngày hiệu lực: 01/06/2012
- Ngày hết hiệu lực: 02/04/2018
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực