Hệ thống pháp luật

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/2017/TT-BVHTTDL

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2017

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VIỆC THU THẬP, BÁO CÁO THÔNG TIN VỀ GIA ĐÌNH VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Căn cứ Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 thang 02 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;

Căn cứ Nghị định số 02/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định về công tác gia đình;

Căn cứ Nghị định số 79/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ n hóa, Thể thao và Du lịch;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Gia đình;

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định việc thu thập, báo cáo thông tin về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định việc thu thập, báo cáo thông tin về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình.

2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 2. Nguyên tắc thu thập, báo cáo thông tin về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình

1. Trung thực, khách quan, chính xác, kịp thời.

2. Bảo đảm độc lập, không trùng lặp, không chồng chéo.

3. Công khai, minh bạch, không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

4. Thông tin được thu thập dưới hình thức ghi chép và cập nhật vào số và mẫu biểu.

1. Nội dung thu thập thông tin

a) Thông tin về gia đình;

b) Thông tin về bạo lực gia đình;

c) Thông tin về công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

2. Trách nhiệm thu thập thông tin

Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) có trách nhiệm thu thập, ghi chép thông tin ban đầu về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình định kỳ hằng năm (từ ngày 01 tháng 12 năm trước đến 01 tháng 12 năm sau) vào sổ thông tin.

Sổ thông tin thực hiện theo mẫu số 01, mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 4. Báo cáo thông tin về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình

1. Nội dung báo cáo

a) Các thông tin quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này.

b) Đánh giá chung công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn quản lý;

2. Kỳ báo cáo

Báo cáo thông tin về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện hằng năm.

3. Trách nhiệm báo cáo thông tin

a) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo thông tin về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn quản lý về Phòng Văn hóa - Thông tin cấp huyện trước ngày 5 tháng 12 hằng năm.

Thông tin báo cáo thực hiện theo mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Phòng Văn hóa - Thông tin huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo thông tin về gia đình và phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn quản lý về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao trước ngày 10 tháng 12 hằng năm.

Thông tin báo cáo thực hiện theo mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

c) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo thông tin về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn quản lý về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Vụ Gia đình) trước ngày 15 tháng 12 hằng năm.

Thông tin báo cáo thực hiện theo mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 5. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

a) Chỉ đạo, hướng dẫn Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức thực hiện Thông tư này;

b) Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Thông tư của các địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo định kỳ hàng năm và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng tổ chức thu thập thông tin về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trong phạm vi quản lý của địa phương và đảm bảo kinh phí thực hiện.

3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện;

b) Hướng dẫn về nghiệp vụ ghi chép, cách thức theo dõi, cập nhật và lập các mẫu biểu báo cáo thống kê;

c) Tổ chức in ấn và phát hành Sổ thông tin về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình;

d) Kiểm tra, tổng hợp kết quả thu thập thông tin về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình, báo cáo về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo quy định tại Thông tư này.

4. Ủy ban nhân dân cấp huyện

a) Chỉ đạo các phòng, ban liên quan và Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc lập sổ và duy trì việc ghi chép thông tin về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình;

b) Kiểm tra việc ghi chép sổ, mẫu biểu tại các địa bàn quản lý, tổng hợp, lập báo cáo định kỳ và đột xuất gửi các cơ quan cấp trên theo quy định tại Thông tư.

5. Ủy ban nhân dân cấp xã

a) Tổ chức thu thập thông tin, số liệu về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn quản lý;

b) Lập sổ và duy trì việc ghi chép sổ, mẫu biểu về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn quản lý;

c) Tổng hợp, lập báo cáo định kỳ và đột xuất gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Điều 6. Kinh phí thực hiện

Kinh phí thực hiện việc thu thập, báo cáo thông tin về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình được bố trí từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Điều 7. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2018.

2. Thông tư số 23/2011/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định thu thập, xử lý thông tin về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Vụ Gia đình) để nghiên cứu, chỉnh sửa bổ sung cho phù hợp./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng TW Đảng;
- Văn phòng Quốc Hội;
- Văn phòng Chủ tịch Nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Tòa án NDTC;
- Viện KSNDTC;
- Tổng Kiểm toán nhà nước;
- UB Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan TW của các tổ chức chính trị-xã hội;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở VHTTDL, Sở VHTT;
- Công bảo; Website Chính phủ; Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản QPPL; Cổng thông tin điện tử của Bộ VHTTDL;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Bộ trưởng; các Thứ trưởng Bộ VHTTDL;
- Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ VHTTDL;
- Lưu: VT, GĐ, VQ.300.

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Ngọc Thiện

PHỤ LỤC

(Ban hành theo Thông tư số 07/2017/TT-BVHTTDL ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

TT

Tên mẫu

Nội dung

1

Mẫu số 01 (cấp xã)

Sổ

Thông tin về gia đình

2

Mẫu số 02 (cấp xã)

Sổ

Thông tin về phòng, chống bạo lực gia đình

3

Mẫu số 03 (cấp xã)

Thông tin về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình

Năm………..

4

Mẫu số 04 (cấp huyện)

Thông tin về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình

Năm………..

5

Mẫu số 05 (cấp tỉnh)

Thông tin về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình

Năm………..

Mẫu số 01

Sổ thông tin về Gia đình

Tỉnh/Thành phố: …………………………………

Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố: ……………….

Xã/Phường/Thị trấn: ……………………………..

SỔ

THÔNG TIN VỀ GIA ĐÌNH

Họ và tên người ghi sổ ……………………………………….

Địa chỉ liên hệ ………………………………………………….

Số điện thoại: ………………………………………………….

Quyển số: ……………………………………………………..

Năm...

Thời điểm ghi chép………….

Số TT

Tên thôn (ấp, bản, tổ dân phố, khu dân cư...)

Tổng số hộ gia đình

Phân loại

Ghi chú

Hộ gia đình có cha hoặc mẹ sống chung với con (con đẻ, con nuôi)

Hộ gia đình 1 thế hệ (vợ, chồng)

Hộ gia đình 2 thế hệ (vợ, chồng, con)

Hộ gia đình 3 thế hệ trở lên

Hộ gia đình khác

Hộ gia đình có bạo lực

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Mẫu số 02

Sổ thông tin về phòng, chống bạo lực gia đình

Tỉnh/Thành phố: …………………………………

Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố: ……………….

Xã/Phường/Thị trấn: ……………………………..

SỔ

THÔNG TIN VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Họ và tên người ghi sổ ……………………………………….

Địa chỉ liên hệ ………………………………………………….

Số điện thoại: ………………………………………………….

Quyển số: ……………………………………………………..

Năm...

Thời điểm ghi chép………….

STT

Người gây bạo lực gia đình

Nạn nhân bị bạo lực gia đình

Ghi chú

Họ và tên

Giới tính

Năm sinh

Biện pháp xử lý

Quan hệ với nạn nhân

Họ và tên

Giới tính

Năm sinh

Hình thức bị bạo lực

Biện pháp hỗ trợ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Mẫu số 03

THÔNG TIN VỀ GIA ĐÌNH VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Năm ……………

Đơn vị báo cáo: Xã/phường/thị trấn ……………………………………………………………

Đơn vị nhận báo cáo: Phòng VH&TT quận/huyện ……………………………………………

Ngày nhận báo cáo: 05 tháng 12 hàng năm

TT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

I

GIA ĐÌNH

1

Tổng số hộ gia đình

Hộ

1.1

Số hộ gia đình chỉ có cha hoặc mẹ sống chung với con

Hộ

1.2

Số hộ gia đình 1 thế hệ (vợ, chồng)

Hộ

1.3

Số hộ gia đình 2 thế hệ

Hộ

1.4

Số hộ gia đình 3 thế hệ trở lên

Hộ

1.5

Số hộ gia đình khác

Hộ

II

BẠO LỰC GIA ĐÌNH

1

Tổng số hộ có bạo lực gia đình

Hộ

2

Tổng số vụ bạo lực gia đình

Vụ

3

Hình thức bạo lực

3.1

Tinh thần

Vụ

3.2

Thân thể

Vụ

3.3

Tình dục

Vụ

3.4

Kinh tế

Vụ

4

Người gây bạo lực gia đình và biện pháp xử lý

4.1

Giới tính

4.1.1

Nam

Người

4.1.2

Nữ

Người

4.2.

Độ tuổi

4.2.1

Dưới 16 tuổi

Người

4.2.2

Từ đủ 60 tuổi trở lên

Người

4.3

Biện pháp xử lý

4.3.1

Góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư

Người

4.3.2

Áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc

Người

4.3.3

Áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã/phường/thị trấn

Người

4.3.4

Xử phạt vi phạm hành chính

Người

4.3.5

Xử lý hình sự (phạt tù)

Người

5

Nạn nhân bị bạo lực gia đình và biện pháp hỗ trợ

5.1

Giới tính

5.1.1

Nam

Người

5.1.2

Nữ

Người

5.2

Độ tuổi

5.2.1

Dưới 16 tuổi

Người

5.2.2

Từ đủ 60 tuổi trở lên

Người

5.3

Biện pháp hỗ trợ

5.3.1

Được tư vấn (tâm lý, tinh thần, pháp luật)

Người

5.3.2

Chăm sóc hỗ trợ sau khi bị bạo lực

Người

5.3.3

Hỗ trợ (cai nghiện rượu, điều trị rối loạn tâm thần do chất gây nghiện)

Người

5.3.4

Đào tạo nghề, giới thiệu việc làm

Người

III

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

1

Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình (theo chuẩn của Bộ VHTTDL)

Mô hình

2

Mô hình hoạt động độc lập

2.1

Số Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững

CLB

2.2

Số Nhóm phòng, chống bạo lực gia đình

Nhóm

2.3

Số địa chỉ tin cậy ở cộng đồng

Địa chỉ

2.4

Số Đường dây nóng

Số lượng


Người lập báo cáo
(Ký và ghi rõ họ tên)

………….., ngày ….. tháng ….. năm.......
T/M ỦY BAN NHÂN DÂN………………..
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Mẫu số 04

THÔNG TIN VỀ GIA ĐÌNH VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Năm ……………

Đơn vị báo cáo: Phòng VH&TT huyện/quận …………………………………………………

Đơn vị nhận báo cáo: Sở VHTT&DL, Sở VHTT ……………………………………………..

Ngày nhận báo cáo: 10 tháng 12 hàng năm

TT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

I

GIA ĐÌNH

1

Tổng số hộ gia đình

Hộ

1.1

Số hộ gia đình chỉ có cha hoặc mẹ sống chung với con

Hộ

1.2

Số hộ gia đình 1 thế hệ (vợ, chồng)

Hộ

1.3

Số hộ gia đình 2 thế hệ

Hộ

1.4

Số hộ gia đình 3 thế hệ trở lên

Hộ

1.5

Số hộ gia đình khác

Hộ

II

BẠO LỰC GIA ĐÌNH

1

Tổng số hộ có bạo lực gia đình

Hộ

2

Tổng số vụ bạo lực gia đình

Vụ

3

Hình thức bạo lực

3.1

Tinh thần

Vụ

3.2

Thân thể

Vụ

3.3

Tình dục

Vụ

3.4

Kinh tế

Vụ

4

Người gây bạo lực gia đình và biện pháp xử lý

4.1

Giới tính

4.1.1

Nam

Người

4.1.2

Nữ

Người

4.2.

Độ tuổi

4.2.1

Dưới 16 tuổi

Người

4.2.2

Từ đủ 60 tuổi trở lên

Người

4.3

Biện pháp xử lý

4.3.1

Góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư

Người

4.3.2

Áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc

Người

4.3.3

Áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã/phường/thị trấn

Người

4.3.4

Xử phạt vi phạm hành chính

Người

4.3.5

Xử lý hình sự (phạt tù)

Người

5

Nạn nhân bị bạo lực gia đình và biện pháp hỗ trợ

5.1

Giới tính

5.1.1

Nam

Người

5.1.2

Nữ

Người

5.2

Độ tuổi

5.2.1

Dưới 16 tuổi

Người

5.2.2

Từ đủ 60 tuổi trở lên

Người

5.3

Biện pháp hỗ trợ

5.3.1

Được tư vấn (tâm lý, tinh thần, pháp luật)

Người

5.3.2

Chăm sóc hỗ trợ sau khi bị bạo lực

Người

5.3.3

Hỗ trợ (cai nghiện rượu, điều trị rối loạn tâm thần do chất gây nghiện)

Người

5.3.4

Đào tạo nghề, giới thiệu việc làm

Người

III

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

1

Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình (theo chuẩn của Bộ VHTTDL)

Mô hình

2

Mô hình hoạt động độc lập

2.1

Số Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững

CLB

2.2

Số Nhóm phòng, chống bạo lực gia đình

Nhóm

2.3

Số địa chỉ tin cậy ở cộng đồng

Địa chỉ

2.4

Số Đường dây nóng

Số lượng


Người lập báo cáo
(Ký và ghi rõ họ tên)

………….., ngày ….. tháng ….. năm.......
Phòng VH&TT….………………..
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Mẫu số 04

THÔNG TIN VỀ GIA ĐÌNH VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Năm ……………

Đơn vị báo cáo: Sở VHTTDL, Sở VHTT ………………………………………………………

Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ……………………………………

Ngày nhận báo cáo: 15 tháng 12 hàng năm

TT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

I

GIA ĐÌNH

1

Tổng số hộ gia đình

Hộ

1.1

Số hộ gia đình chỉ có cha hoặc mẹ sống chung với con

Hộ

1.2

Số hộ gia đình 1 thế hệ (vợ, chồng)

Hộ

1.3

Số hộ gia đình 2 thế hệ

Hộ

1.4

Số hộ gia đình 3 thế hệ trở lên

Hộ

1.5

Số hộ gia đình khác

Hộ

II

BẠO LỰC GIA ĐÌNH

1

Tổng số hộ có bạo lực gia đình

Hộ

2

Tổng số vụ bạo lực gia đình

Vụ

3

Hình thức bạo lực

3.1

Tinh thần

Vụ

3.2

Thân thể

Vụ

3.3

Tình dục

Vụ

3.4

Kinh tế

Vụ

4

Người gây bạo lực gia đình và biện pháp xử lý

4.1

Giới tính

4.1.1

Nam

Người

4.1.2

Nữ

Người

4.2.

Độ tuổi

4.2.1

Dưới 16 tuổi

Người

4.2.2

Từ đủ 60 tuổi trở lên

Người

4.3

Biện pháp xử lý

4.3.1

Góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư

Người

4.3.2

Áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc

Người

4.3.3

Áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã/phường/thị trấn

Người

4.3.4

Xử phạt vi phạm hành chính

Người

4.3.5

Xử lý hình sự (phạt tù)

Người

5

Nạn nhân bị bạo lực gia đình và biện pháp hỗ trợ

5.1

Giới tính

5.1.1

Nam

Người

5.1.2

Nữ

Người

5.2

Độ tuổi

5.2.1

Dưới 16 tuổi

Người

5.2.2

Từ đủ 60 tuổi trở lên

Người

5.3

Biện pháp hỗ trợ

5.3.1

Được tư vấn (tâm lý, tinh thần, pháp luật)

Người

5.3.2

Chăm sóc hỗ trợ sau khi bị bạo lực

Người

5.3.3

Hỗ trợ (cai nghiện rượu, điều trị rối loạn tâm thần do chất gây nghiện)

Người

5.3.4

Đào tạo nghề, giới thiệu việc làm

Người

III

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

1

Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình (theo chuẩn của Bộ VHTTDL)

Mô hình

2

Mô hình hoạt động độc lập

2.1

Số Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững

CLB

2.2

Số Nhóm phòng, chống bạo lực gia đình

Nhóm

2.3

Số địa chỉ tin cậy ở cộng đồng

Địa chỉ

2.4

Số Đường dây nóng

Số lượng


Người lập báo cáo
(Ký và ghi rõ họ tên)

………….., ngày ….. tháng ….. năm.......
Sở VHTT&DL, Sở VHTT….………………..
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 07/2017/TT-BVHTTDL về quy định việc thu thập, báo cáo thông tin về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành

  • Số hiệu: 07/2017/TT-BVHTTDL
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 29/12/2017
  • Nơi ban hành: Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch
  • Người ký: Nguyễn Ngọc Thiện
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản