Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ CÔNG AN ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2021/TT-BCA | Hà Nội, ngày 14 tháng 01 năm 2021 |
QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ SỰ CỐ, THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2017 quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
Căn cứ Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017 quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2018 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ Công an;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định về hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn của lực lượng Công an nhân dân.
Thông tư này quy định về hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; công tác tập huấn, huấn luyện thực hiện nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của lực lượng Công an nhân dân.
Điều 2. Nguyên tắc ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
1. Thông tin về sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phải được thông báo kịp thời cho Ủy ban nhân dân và cơ quan có thẩm quyền nơi xảy ra sự cố, thiên tai.
2. Chủ động, sẵn sàng lực lượng, phương tiện, thiết bị kịp thời phục vụ hoạt động ứng phó; phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân và các lực lượng tham gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn, trong đó lực lượng vũ trang là nòng cốt.
3. Thực hiện theo phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ) sẵn sàng ứng phó kịp thời, hiệu quả.
4. Chỉ huy thống nhất, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng tham gia ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; bảo đảm an toàn cho người, phương tiện tham gia ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; góp phần hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, sự cố gây ra.
5. Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ Công an được giao thực hiện nhiệm vụ liên quan đến ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Công an địa phương chịu trách nhiệm chỉ đạo triển khai thực hiện và đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; kịp thời báo cáo Bộ Công an và Ban Chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Bộ Công an chỉ đạo khi có tình huống vượt khả năng, thẩm quyền.
Điều 3. Cơ chế chỉ đạo, chỉ huy trong ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
1. Bộ Công an theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương phối hợp cùng các lực lượng chức năng tham gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đối với các sự cố, thiên tai xảy ra trên diện rộng hoặc sự cố, thiên tai do Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn chỉ đạo.
2. Ban Chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Bộ Công an: Chỉ đạo ứng phó sự cố cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư và hỗ trợ các địa phương khi có yêu cầu; chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tham gia thực hiện nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi, lĩnh vực Bộ Công an phụ trách.
3. Ban Chỉ huy Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Chỉ đạo lực lượng chức năng thuộc phạm vi quản lý tham gia phối hợp trong ứng phó sự cố cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư tại địa phương; thực hiện ứng phó với sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi, lĩnh vực phụ trách và khi có yêu cầu của Bộ Công an.
Điều 4. Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
Đơn vị trực thuộc Bộ Công an được giao thực hiện nhiệm vụ liên quan đến ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Công an địa phương chủ động xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; tổ chức thực tập, diễn tập các phương án ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phù hợp với các cấp độ rủi ro của sự cố, thiên tai; định kỳ hằng năm, từng thời kỳ có sự điều chỉnh, bổ sung kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế hoặc theo yêu cầu của Bộ Công an, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
1. Trực ban tiếp nhận tin về sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
a) Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Bộ Công an là đầu mối tiếp nhận tin về sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn từ Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Công an các đơn vị, địa phương.
b) Ban Chỉ huy Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thiết lập đường dây nóng là số điện thoại trực ban của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để tiếp nhận thông tin liên quan đến sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn từ Bộ Công an và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Xử lý tin
a) Ban Chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Bộ Công an sau khi tiếp nhận tin về sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn có trách nhiệm tham mưu lãnh đạo Bộ Công an chỉ đạo Công an đơn vị, địa phương thực hiện nhiệm vụ ứng phó theo phương châm “bốn tại chỗ”.
b) Ban Chỉ huy ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm thực hiện mệnh lệnh của lãnh đạo Bộ Công an và triển khai thực hiện nhiệm vụ tại địa phương thuộc phạm vi quản lý.
3. Phát tin, truyền tin
a) Cơ quan truyền hình, báo chí Công an nhân dân có trách nhiệm phối hợp phát tin, truyền tin các văn bản chỉ đạo ứng phó sự cố, thiên tai của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Ban Chỉ đạo Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Bộ Công an;
Việc phát tin được thực hiện ngay sau khi nhận được tin về sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn với tần suất tối thiểu 3 giờ/lần đối với rủi ro thiên tai đến cấp độ 3, tối thiểu 01 giờ/lần đối với rủi ro thiên tai trên cấp độ 3 cho đến khi có văn bản chỉ đạo mới hoặc hoạt động ứng phó thiên tai đã được thực hiện hoặc diễn biến thiên tai đã kết thúc.
b) Thời lượng phát tin chỉ đạo, chỉ huy ứng phó sự cố, thiên tai bao gồm thời gian phát đầy đủ nội dung văn bản chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai của cơ quan có thẩm quyền, bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai, nêu rõ sự thay đổi của nội dung văn bản chỉ đạo, chỉ huy, cập nhật tình hình diễn biến thiên tai, các hoạt động ứng phó thiên tai.
4. Cung cấp thông tin về sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
Các đơn vị chuyên trách thực hiện tiếp nhận thông tin về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, khi có thông tin liên quan đến cứu nạn, cứu hộ xảy ra do sự cố, thiên tai có trách nhiệm cung cấp thông tin kịp thời cho lực lượng thường trực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cụ thể:
a) Ở Bộ, cung cấp thông tin cho: Ban Chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Bộ Công an;
b) Ở địa phương, cung cấp thông tin cho: Ban Chỉ huy ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Việc cung cấp và tiếp nhận thông tin được thực hiện dưới hình thức thông qua điện thoại, máy tính nối mạng internet, email, fax và các hình thức phù hợp khác; các đơn vị đầu mối phân công cán bộ trực ban kiêm nhiệm để xử lý tin.
Điều 6. Điều động tham gia ứng phó với rủi ro thiên tai
1. Cấp độ rủi ro thiên tai thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai.
2. Điều động tham gia ứng phó với rủi ro thiên tai
Trên cơ sở tiếp nhận tin từ Ban Chỉ đạo Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Bộ Công an, Ban Chỉ huy ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Công an các địa phương thực hiện việc điều động tham gia ứng phó với rủi ro thiên tai như sau:
a) Ứng phó với rủi ro thiên tai cấp độ 1
Công an xã, phường, thị trấn chịu sự điều động của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết gọn là Công an cấp huyện) và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Công an cấp huyện chịu sự điều động của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh) và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, (sau đây viết gọn là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
b) Ứng phó với rủi ro thiên tai cấp độ 2
Công an cấp tỉnh chịu sự điều động của lãnh đạo Bộ Công an và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
Công an cấp huyện chịu sự điều động của Công an cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
c) Ứng phó với rủi ro thiên tai cấp độ 3
Bộ Công an triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai trong phạm vi quản lý và tham gia ứng phó thiên tai theo chỉ đạo, huy động của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Công an cấp tỉnh chịu sự điều động của lãnh đạo Bộ Công an và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Công an cấp huyện chịu sự điều động của Công an cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
d) Ứng phó với rủi ro thiên tai cấp độ 4
Bộ Công an triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai trong phạm vi quản lý; tham gia ứng phó thiên tai theo sự chỉ đạo và huy động của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Công an cấp tỉnh chịu sự điều động của Bộ Công an và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Công an cấp huyện chịu sự điều động của Công an cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
đ) Trường hợp thiên tai cấp độ 5 và cấp có thẩm quyền ban bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai, lực lượng Công an nhân dân thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
Điều 7. Thực hiện ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
1. Khi có dự báo, cảnh báo, thông báo nguy cơ hoặc xảy ra sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Bộ Công an, Ban chỉ huy ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức duy trì trực ban để tiếp nhận, xử lý tin về sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
2. Công an các đơn vị, địa phương nơi xảy ra sự cố, thiên tai và các đơn vị chức năng được giao nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn có trách nhiệm:
a) Triển khai các phương án, biện pháp khẩn cấp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân; kiểm tra các công trình, phương tiện và lực lượng có thể huy động tham gia ứng phó khi cần thiết;
b) Điều hành, chỉ huy các lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư chuyên dùng để ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả xảy ra;
c) Báo cáo kết quả xử lý sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo quy định về chế độ báo cáo.
Điều 8. Phối hợp trong hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
1. Phối hợp khi có bão, áp thấp nhiệt đới
a) Ban Chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Bộ Công an phối hợp với Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai và lãnh đạo Bộ Công an đưa ra các biện pháp chung của lực lượng Công an ứng phó với bão, áp thấp nhiệt đới. Trong trường hợp bão có khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc trên diện rộng thì tổ chức họp Ban Chỉ đạo để chỉ đạo ứng phó.
b) Công an các địa phương thực hiện nhiệm vụ sau:
Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự, các lực lượng Công an khác phối hợp với lực lượng Quân đội và đơn vị y tế trên địa bàn tổ chức giúp dân sơ tán, chằng chống nhà cửa, sắp xếp vị trí neo đậu tàu thuyền, bảo vệ an ninh, trật tự, tham gia cứu nạn, cứu hộ, bảo vệ các công trình phòng chống lụt, bão theo sự phân công của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn địa phương.
Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông địa phương triển khai lực lượng bảo đảm an toàn giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt. Tổ chức kiểm soát tại các ngầm, tràn, đường bị ngập, bị sạt lở gây ách tắc giao thông, phân luồng, hướng dẫn giao thông để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.
2. Phối hợp khi có lũ lớn, lũ quét và sạt lở
a) Ban Chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Bộ Công an phối hợp với Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai và lãnh đạo Bộ Công an đưa ra các biện pháp chung của lực lượng Công an ứng phó khi có lũ lớn, lũ quét và sạt lở. Tổ chức đoàn công tác đến các địa phương bị ảnh hưởng nghiêm trọng để tham mưu công tác ứng phó và khắc phục hậu quả.
b) Công an các địa phương thực hiện nhiệm vụ sau:
Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông thực hiện biện pháp hướng dẫn, phân luồng đảm bảo an toàn các hoạt động giao thông; triển khai một số lực lượng thường trực tại các bến khách ngang sông và các địa bàn xung yếu.
Tăng cường quân số các lực lượng, phương tiện phối hợp với các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương thực hiện công tác ứng phó với lũ quét, sạt lở; sẵn sàng phương tiện cứu nạn, thông tin liên lạc, vật tư và nhu yếu phẩm thiết yếu sẵn sàng tại các địa bàn xung yếu, vùng có nguy cơ cao, dễ bị chia cắt.
Tổ chức sơ tán đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân: Phối hợp với các lực lượng chức năng khác triển khai việc sơ tán người và tài sản ra khỏi vùng nguy cơ ngập lũ, lũ quét và sạt lở đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.
Kịp thời sơ cứu người bị thương và chuyển nhanh đến cơ sở y tế gần nhất để cứu chữa; phối hợp với các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương khẩn trương tìm kiếm những người còn mất tích.
3. Phối hợp khi có tin cảnh báo sóng thần, động đất
Khi nhận được tin cảnh báo sóng thần, động đất, Ban Chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Bộ Công an và Ban chỉ huy ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện chế độ thông tin, tổ chức ứng phó, sơ tán dân theo Quy chế phòng, chống động đất, sóng thần được ban hành kèm theo Quyết định số 78/2007/QĐ-TTg ngày 29/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
4. Phối hợp cứu hộ đê và công trình phòng, chống lũ
Công an các đơn vị, địa phương sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia công tác cứu hộ đê và các công trình phòng, chống lũ trên địa bàn khi có yêu cầu của Ủy ban nhân dân các cấp; báo cáo Bộ Công an hỗ trợ, tăng cường, chi viện nếu yêu cầu nhiệm vụ vượt quá khả năng.
5. Phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển
Công tác phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển thực hiện theo Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển ban hành kèm theo Quyết định số 06/2014/QĐ-TTg ngày 20/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
6. Phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên đất liền
Công an các đơn vị, địa phương thực hiện theo sự chỉ đạo của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn địa phương để chuẩn bị lực lượng, phương tiện chủ động thực hiện tìm kiếm cứu nạn.
7. Phối hợp khi có sự cố cháy rừng.
Công an các đơn vị, địa phương thực hiện theo sự chỉ đạo của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn địa phương để chuẩn bị lực lượng, phương tiện chủ động thực hiện công tác chữa cháy rừng, chống cháy lan và sơ tán nhân dân khỏi vùng nguy hiểm.
8. Công an các đơn vị, địa phương theo sự chỉ đạo của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn địa phương để chuẩn bị lực lượng, phương tiện chủ động thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ khi có sự cố, thiên tai hoặc tai nạn giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt đặc biệt nghiêm trọng; điều tiết bảo đảm giao thông, an ninh, trật tự khu vực xảy ra sự cố, tai nạn.
Điều 9. Tập huấn, huấn luyện, diễn tập ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
1. Việc tập huấn, huấn luyện, diễn tập ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm được thực hiện hàng năm.
2. Văn phòng Bộ Công an phối hợp với các đơn vị chức năng xây dựng kế hoạch, tổ chức các lớp tập huấn, huấn luyện, diễn tập công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong lực lượng Công an nhân dân.
3. Ban Chỉ huy Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan xác định nội dung, phương pháp và tổ chức tập huấn, huấn luyện ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho đơn vị mình; báo cáo Ban Chỉ đạo Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Bộ Công an (qua Văn phòng Bộ Công an) thẩm định, phê duyệt trước khi triển khai.
4. Việc diễn tập ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong lực lượng Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định, Trưởng Ban Chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Bộ Công an chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 3 năm 2021.
1. Văn phòng Bộ Công an có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này.
2. Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ Công an (qua Văn phòng Bộ Công an) để kịp thời hướng dẫn./.
- 1Quyết định 1500/QĐ-TTg năm 2019 về nhân sự Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông báo 44/TB-VPCP ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2019 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 217/QĐ-UBQGƯPSCTT&TKCN năm 2020 Kế hoạch ứng phó cấp quốc gia về tai nạn tàu thuyền trên biển do Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn ban hành
- 4Công văn 265/TTg-NC năm 2021 thực hiện nhiệm vụ chưa hoàn thành Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo Quyết định 1041/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Công văn 273-CV/BTCTW năm 2021 về sinh hoạt đảng của đảng viên là công an chính quy đảm nhiệm chức danh công an xã do Ban Tổ chức Trung ương ban hành
- 1Quyết định 78/2007/QĐ-TTg ban hành Quy chế phòng, chống động đất, sóng thần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 3Quyết định 06/2014/QĐ-TTg về Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 30/2017/NĐ-CP quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
- 5Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy do Chính phủ ban hành
- 6Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020
- 7Nghị định 160/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống thiên tai
- 8Quyết định 1500/QĐ-TTg năm 2019 về nhân sự Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Thông báo 44/TB-VPCP ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2019 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 217/QĐ-UBQGƯPSCTT&TKCN năm 2020 Kế hoạch ứng phó cấp quốc gia về tai nạn tàu thuyền trên biển do Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn ban hành
- 11Công văn 265/TTg-NC năm 2021 thực hiện nhiệm vụ chưa hoàn thành Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo Quyết định 1041/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Công văn 273-CV/BTCTW năm 2021 về sinh hoạt đảng của đảng viên là công an chính quy đảm nhiệm chức danh công an xã do Ban Tổ chức Trung ương ban hành
Thông tư 05/2021/TT-BCA quy định về hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của lực lượng Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành
- Số hiệu: 05/2021/TT-BCA
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 14/01/2021
- Nơi ban hành: Bộ Công An
- Người ký: Tô Lâm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra