Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/TT-NH1 | Hà Nội, ngày 19 tháng 9 năm 1995 |
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký quyết định số 260/QĐ-NH1 ngày 19 tháng 9 năm 1995 ban hành "Quy chế dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng" và quyết định số 261/QĐ-NH1 ngày 19 tháng 9 năm 1995 "về tỷ lệ và cơ cấu DTBB đối với TCTD". Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hướng dẫn thêm một số điểm cụ thể việc thực hiện như sau:
1. Đối tượng thi hành quy chế dự trữ bắt buộc (DTBB), bao gồm:
- Ngân hàng thương mại quốc doanh.
- Ngân hàng thương mại cổ phần đô thị.
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh hoạt động tại Việt Nam.
- Công ty Tài chính.
Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn, Hợp tác xã tín dụng, Quỹ tín dụng nhân dân thí điểm trước mắt tạm thời chưa phải thực hiện quy định về DTBB.
Trường hợp Tổ chức tín dụng (TCTD) bị đặt vào tình trạng bảo tồn hoặc phá sản, trong thời gian chưa chấm dứt hoạt động, tuỳ trường hợp cụ thể Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét chấp thuận cho TCTD đó được rút một phần hoặc toàn bộ tiền DTBB.
Các loại tiền gửi và có tính chất tiền gửi sau đây là căn cứ để tính DTBB:
- Tiền gửi kho bạc Nhà nước.
- Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn đến 12 tháng.
(Kể cả tiền gửi của công ty Vàng bạc và Đá quý).
- Tiền gửi vốn chuyên dùng.
- Tiền gửi của các tổ chức và người nước ngoài.
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn đến 12 tháng.
- Tiền gửi tiết kiệm khác.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, phát hành kỳ phiếu, phát hành trái phiếu các loại có kỳ hạn đến 12 tháng.
- Tiền quản lý và giữ hộ.
Cụ thể gồm các tài khoản: 2121, 3611, 3612, 3613, 3614, 3711, 3712, 3719, 441, 442, 449, 381.
Trong thời gian trước mắt, tạm thời không tính DTBB đối với các loại tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng.
5. Cách tính số tiền dự trữ bắt buộc:
5.1. Kỳ tính DTBB ở đây, quy định là 15 ngày một kỳ (tháng 2 kỳ).
5.2. Công thức tính số tiền phải DTBB trong kỳ:
Số tiền Số dư tiền gửi
phải DTBB = bình quân x Tỷ lệ DTBB
trong kỳ kỳ trước
Số tiền phải DTBB trong kỳ là căn cứ để NHNN thông báo hạn mức phải DTBB kỳ tiếp theo của TCTD, đồng thời là căn cứ để kiểm tra và xử lý việc chấp hành hạn mức DTBB của kỳ trước theo điểm 7 dưới đây.
5.3. Cách tính số dư tiền gửi bình quân kỳ trước:
Căn cứ số dư có các tài khoản nói tại điểm 4 của bảng cân đối tài khoản kế toán kỳ trước, để tính theo công thức:
Số dư tiền gửi Tổng số dư tiền gửi 15 ngày kỳ trước
kỳ trước 15
Ví dụ: Tính DTBB kỳ 1 tháng 8-95 cho TCTD A:
Giả sử: Tổng số dư trên các tài khoản tiền gửi của 15 ngày kỳ trước, nói tại điểm 4 trên là 18.000 tỷ đồng. Như vậy số dư tiền gửi bình quân kỳ trước của tổ chức tín dụng A là:
18.000
-------- = 1.200 (tỷ đồng)
15
Với tỷ lệ DTBB 10% thì số tiền phải DTBB trong kỳ của tổ chức tín dụng A là:
1.200 x 10
------------ = 120 (tỷ đồng)
100
5.4. Cơ cấu tiền DTBB của TCTD được xác định như sau:
5.4.1. Số tiền DTBB của TCTD phải gửi tại tài khoản tiền gửi không kỳ hạn ở NHNN, quy định tối thiểu là 70% tổng số tiền DTBB của TCTD.
Như ví dụ trên, tính được là:
120 x 70
----------- = 84 (tỷ đồng)
100
5.4.2. Tiền mặt tồn quỹ và Ngân phiếu thanh toán còn giá trị lưu hành tại TCTD, quy định tối đa 30% tổng số tiền DTBB của TCTD.
Như ví dụ trên, tính được là:
120 x 30
---------- = 36 (tỷ đồng)
100
5.4.3. Số tiền phải DTBB trong kỳ là: 84 + 36 = 120 (tỷ đồng)
Trong đó 84 tỷ đồng là hạn mức tối thiểu mà TCTD phải thường xuyên duy trì trên tài khoản tiền gửi không kỳ hạn tại NHNN.
5.4.4. Trường hợp TCTD thực hiện dưới mức quy định tại điểm 5.4.2. trên đây, thì phải tăng tương ứng số tiền ở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn tại NHNN (tăng tương ứng số tiền ở điểm 5.4.1).
6. Xác định thừa, thiếu dự trữ bắt buộc.
Căn cứ báo cáo của TCTD, Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố, nơi TCTD mở tài khoản tiền gửi chính, thực hiện đối chiếu giữa hai đại lượng a và b sau đây để xử lý theo
a. Tổng số dư bình quân của các tài khoản: tiền gửi không kỳ hạn tại NHNN; tiền mặt và Ngân phiếu thanh toán còn giá trị lưu hành tại TCTD (chỉ được tính tối đa là 30% tổng số tiền DTBB).
b. Số tiền phải DTBB trong kỳ.
Cách tính số dư bình quân các tài khoản nói tại điểm a, tính theo công thức tại điểm 5.3.
7. Xử lý thừa, thiếu tiền dự trữ bắt buộc.
7.1. Trường hợp thiếu (a< của nhất cao vay cho suất lãi mức lần 2 gấp với phạt chịu phải TCTD này, hạn thời Quá định. quy theo DTBB đủ đắp bù pháp biện mọi tìm ngày 3 vòng trong đồng DTBB, tính đến kỳ đầu từ TCTD, bằng xử nước Nhà hàng Ngân>
7.2. Trường hợp thừa (a>b), Ngân hàng Nhà nước tính toán trả lãi cho số vượt trên tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của TCTD theo mức lãi suất hiện hành, kể từ ngày đầu kỳ đến ngày tính DTBB.
- Tiền gửi của NHNN bằng ngoại tệ.
- Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước bằng ngoại tệ.
- Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ, tiền gửi có kỳ hạn đến 12 tháng bằng ngoại tệ.
- Tiền gửi vốn chuyên dùng bằng ngoại tệ.
- Tiền gửi của các tổ chức và người nước ngoài bằng ngoại tệ.
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn bằng ngoại tệ, tiết kiệm có kỳ hạn đến 12 tháng bằng ngoại tệ.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, phát hành kỳ phiếu, phát hành các loại trái phiếu khác bằng ngoại tệ có kỳ hạn đến 12 tháng.
Tiền gửi ngoại tệ làm cơ sở tính DTBB các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi, được quy thành USD và thực hiện DTBB bằng USD.
Cách tính số tiền DTBB bằng ngoại tệ và xử lý thừa, thiếu DTBB bằng ngoại tệ như cách tính và xử lý bằng đồng Việt Nam, nói tại các điểm 5, 6, 7 của Thông tư này.
9. Khiếu nại và thẩm quyền giải quyết.
9.1. Tổ chức tín dụng được quyền khiếu nại, kể cả khiếu hại lên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về các quyết định xử lý chưa thoả đáng về chấp hành quy chế DTBB.
9.2. Chậm nhất sau 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn khiếu nại về DTBB của TCTD, Giám đốc chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố hoặc Giám đốc sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước khẩn trương xem xét giải quyết hoặc phải thịnh thị lên Ngân hàng Nhà nước Trung ương, trong thời gian chưa được giải quyết TCTD phải chấp hành quyết định xử lý của Ngân hàng Nhà nước.
- Vụ Nghiên cứu kinh tế NHNN (01 bản)
- Thanh tra NHNN (01 bản).
11.1. Sở Giao dịch và chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố từng định kỳ theo dõi tính toán và thông báo mức DTBB cho các tổ chức tín dụng, trong đó phần tối thiểu 70% phải gửi tại NHNN là hạn mức tối thiểu, các tổ chức tín dụng phải đảm bảo đầy đủ, thường xuyên trên tài khoản tiền gửi không kỳ hạn tại NHNN.
Trường hợp cần thiết TCTD có thể được phép sử dụng một phần thuộc hạn mức DTBB để đáp ứng khả năng thanh toán, nhưng tối đa không được vượt quá 5% hạn mức, đồng thời phải có biện pháp bù đắp ngay trong ngày. Nếu trong ngày TCTD không thực hiện bù đắp đủ hạn mức DTBB thì sẽ bị xử phạt với mức lãi suất gấp 2 lần mức lãi suất cho vay cao nhất của TCTD tính trên số tiền chênh lệch thiếu so với hạn mức.
11.2. Vụ các định chế tài chính thường xuyên theo dõi thực hiện, căn cứ tình hình thực hiện chính sách tiền tệ từng thời kỳ để trình Thống đốc điều chỉnh tử lệ DTBB cho phù hợp.
11.3. Vụ Kế toán Tài chính hướng dẫn phương pháp hạch toán, tính toán các tài khoản kế toán liên quan đến DTBB cho phù hợp.
11.4. Thanh tra NHNN có nhiệm vụ xây dựng quy chế xử phạt và tổ chức thanh tra thường xuyên, phát hiện kịp thời những tổ chức tín dụng không chấp hành đầy đủ quy định về DTBB; có biện pháp xử lý nghiêm ngặt, kịp thời, đưa việc chấp hành về DTBB đúng các quy định trong quy chế.
Những điểm hướng dẫn tại Thông tư này, được áp dụng từ ngày 01 tháng 10 năm 1995; các thông tư hướng dẫn về DTBB trước đây hết hiệu lực thi hành.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, yêu cầu phản ánh về NHNN Trung ương (Vụ các định chế tài chính) để hướng dẫn giải quyết.
Cao Sĩ Kiêm (Đã ký) |
- 1Quyết định 396/1997/QĐ-NHNN1 năm 1997 về Quy chế dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng, tổ chức tín dụng do Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước ban hành
- 2Thông tư 11/TT-NH5 năm 1992 thực hiện Quy chế dự trữ bắt buộc do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3Quyết định 2568/QĐ-NHNN năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành từ ngày 01/10/1990 đến ngày 30/12/1996 (công bố bổ sung)
- 4Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Quyết định 396/1997/QĐ-NHNN1 năm 1997 về Quy chế dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng, tổ chức tín dụng do Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước ban hành
- 2Thông tư 11/TT-NH5 năm 1992 thực hiện Quy chế dự trữ bắt buộc do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3Quyết định 2568/QĐ-NHNN năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành từ ngày 01/10/1990 đến ngày 30/12/1996 (công bố bổ sung)
- 4Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
Thông tư 04/TT-NH1-1995 hướng dẫn Quy chế dự trữ bắt buộc do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 04/TT-NH1
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 19/09/1995
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Cao Sĩ Kiêm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra