BỘ CÔNG NGHIỆP-BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN-BỘ LAO ĐỘNG-BỘ TÀI CHÍNH-BỘ Y TẾ-BỘ THỦY LỢI VÀ ĐIỆN LỰC | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 04-TT-LB | Hà Nội, ngày 27 tháng 01 năm 1956 |
Từ ngày hòa bình được lập lại, trong công tác phục hồi kinh tế, trên các công trường cầu đường, thủy lợi, lâm khẩn, đường sắt, xây dựng nhà cửa, v.v…từ đồng bằng đến miền rừng núi, từ nông thôn đến thành thị ta đã vận động, thuê mướn hàng nghìn thợ chuyên nghiệp và đã huy động, sử dụng hàng chục vạn lao động.
Bước vào Kế hoạch Nhà nước năm 1956 ta còn huy động và sử dụng một khối nhân lực to lớn hơn nữa.
Để đảm bảo và cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho lao động ở công trường, để khuyến khích đẩy mạnh năng suất công tác, để đảm bảo yêu cầu khôi phục và kiến thức, Liên bộ ban hành thông tư về chế độ lao động trên các công trường (trừ dân công sẽ quy định riêng trong điều lệ và nghĩa vụ tham gia kiến thiết)
Lương ở công trường là lương khoán việc. Trong trường hợp nơi nào chưa thực hiện làm khoán, có thể tạm thời áp dụng lương ngày.
A. LƯƠNG CỦA CÁN BỘ, CÔNG NHÂN VIÊN VÀ LAO ĐỘNG THƯỜNG
1- Trên các công trường giao thông, thủy lợi, kiến trúc, v.v…mức lương phổ thông cho lao động là 1.080đ một ngày hay 27.000đ một tháng.
Cụ thể:
- Làm những công việc nhẹ như ngồi đan sọt, rổ rá, sửa lại quang gánh, v.v…thì trả 1.040đ một ngày.
- Làm những công việc nặng hơn như đào đất, xúc đất, gánh đất, gánh gạch, tôi vôi, xe cát, gánh đá, đập đá, v.v…thì trả 1.080đ một ngày.
- Làm những công việc nặng nhọc có ít nhiều nguy hiểm và đòi hỏi ít nhiều kỹ thuật lương có thể cao hơn 1.080đ một ngày. Các ngành sẽ căn cứ vào một số việc của công trường mà quy định các mức lương cho sát tính chất của từng loại việc. Bộ Lao động và Bộ Tài chính sẽ duyệt những mức lương do các ngành quy định.
Ngoài ra có những công việc đặc biệt, cần mượn một số người chuyên môn trong một thời gian ngắn, như thuê thợ lặn cho công trường cầu, thì sẽ trả lương theo hợp đồng. Giá cả và điều kiện làm việc sẽ thỏa thuận giữa công trường và người làm công.
2- Những công nhân trước kia thất nghiệp và lao động ở các thành thị (Kể cả Hoa kiều) đã huy động đi làm ở các công trường với chế độ 2kg500 và 3kg một ngày tạm thời vẫn giữ các mức lương đó. (Ngày chủ nhật không đi làm lĩnh 1kg50, ngày nghỉ vì đau ốm có y sĩ hoặc y tá có trách nhiệm chứng nhận lĩnh cả lương 2kg500 hay 3kg. Hàng tháng công trường sẽ liên lạc với ủy ban lấy giá gạo bình ổn trung bình của thị trường chính của tỉnh đó mà trả lương).
Khi nào công trường làm xong công việc và chuyển số công nhân, lao động thành thị sang một công trường khác thì sẽ thi hành chế độ mới, trả theo những mức lương trên, để dần dần thống nhất các chế độ lương trên công trường.
Nếu có một số tự nguyện muốn chuyển sang làm khoán ngay, công trường cũng có thể tổ chức cho làm khoán và tiến tới cuối cùng tất cả mọi người đều nhận làm khoán với công trường.
Khi cần thiết, những người có nghề chuyên môn cũng sẽ được tuyển lựa dần đưa về làm công việc chuyên môn ở các xí nghiệp.
3- Bộ đội phục viên: Làm lao động trên các công trường lúc đầu ăn theo chế độ lương ngày của công trường, làm việc nào ăn lương theo việc đó. Dần dần chuyển vào làm khoán những mức tiêu chuẩn khoán việc có thể thấp hơn mức tiêu chuẩn của các loại lao động khác. Các ngành nghề sẽ nghiên cứu những mức khoán việc cho sát với tình hình sức khỏe và khả năng lao động của bộ đội phục viên.
4- Thanh niên xung phong: Công trường sẽ khoán hẳn cho từng đơn vị thanh niên xung phong một khối việc. Căn cứ mức lương của từng loại việc như đã quy định trên, thanh niên xung phong sẽ nhận khoán một khối việc để làm và sẽ phân phối số tiền lĩnh được theo chế độ riêng biệt của nội bộ tổ chức mình.
5- Cán bộ, công nhân lao động miền Nam : Làm ở công trường tạm thời lĩnh lương tháng (Mức lương là 26.000đ hoặc trên 27.000đ một tháng). Làm loại việc nào ăn lương theo loại việc đó.
Nếu có một số nào tự nguyện xin làm khoán thì công trường tổ chức làm khoán.
Ngoài những khoản phụ cấp về tập thể phí, bồi dưỡng ốm đau, v.v…theo chế độ chung quy định trong thông tư này, những người đã có tiêu chuẩn được phụ cấp sinh đẻ, phụ cấp con thì vẫn được lĩnh những khoản đó. Các phụ cấp về chăn, màn, vải, áo ấm, và việc cấp phát áo tơi, nón lá từ nay bãi bõ vì đã tính vào chế độ lương mới.
Chú ý: Khi cần thiết, Chính phủ sẽ tuyển lựa dần một số trong bộ đội phục viên, thanh niên xung phong và cán bộ, công nhân lao động miền Nam đưa vào các doanh nghiệp quốc gia.
6 – Âu phi: Làm việc ở công trường, làm việc nào hưởng lương theo việc ấy, và cũng sẽ nhận khoán với công trường.
Hàng tháng được lĩnh thêm một khoản phụ cấp đặc biệt là 32.000đ, nếu có con thì mỗi đứa con được lĩnh 8.000đ một tháng. Vợ không có phụ cấp.
Âu phi cũng được hưởng các khoản về tập thể phí, bồi dưỡng ốm đau, v.v…như lao động Việt nam.
b) Lương của những người làm việc cấp dưỡng, tiếp phẩm :
Chỉ có một mức lương chung là 1.080đ một ngày.
Cán bộ B, C ăn lương ngày, lãnh đạo đơn vị nào thì lĩnh lương theo mức lương của loại việc nặng, nhẹ do công trường phân công cho đơn vị đó.
Cán bộ B và C ngoài số lương bản thân được thêm một khoản phụ cấp như sau:
Cán bộ B 1.200đ một tháng
Cán bộ C 1.800đ một tháng
d) Lương của cán bộ và nhân viên quản trị, hành chính:
- Cán bộ trong ban chỉ huy công trường, nhân viên văn phòng và nhân viên các ban chuyên môn của công trường, nếu ở trong biên chế thì lĩnh lương theo biên chế.
- Cán bộ B và C mà công trường lấy lên giúp việc trong bộ máy quản trị, hành chính hoặc làm công tác chính trị v.v..vẫn hưởng lương như khi còn ở đơn vị (có cả phụ cấp 1.200đ hay 1.800đ một tháng)
- Khi cần thiết và xét khả năng của từng người, có thể tuyển lựa anh em đưa vào biên chế của công trường.
Số thợ chuyên nghiệp như thợ nề, thợ mộc, thợ xẻ, v.v… thuê mướn để xây dựng những công trình kiến thiết trong một thời gian, mà không tuyển vào biên chế, thì sẽ đối chiếu với thang lương 8 bậc xem loại thợ đó ở vào những bậc nào của loại sản nghiệp nào rồi căn cứ vào khả năng của họ, căn cứ vào thực tế tình hình mà định tiền công cho từng loại thợ trên nguyên tắc lấy mức lương cuả những bậc của loại sản nghiệp 3 (kiến trúc, cầu đường) mà tính công thêm mỗi bậc là 200đ một ngày. Các ngành sẽ căn cứ vào nguyên tắc này mà quy định tiền công thích hợp cho từng loại.( Xem bảng mẫu về tiền công kèm theo).
Thợ chuyên nghiệp cũng sẽ nhận khóan việc với công trường.
Khi tuyển ở một địa phương để đưa đến một công trường xa và khi xong việc trở về, công trường sẽ đài thọ cho số thợ chuyên nghiệp đó tiền tàu, xe và bảo đảm cho mỗi người 900đ tiền ăn mỗi ngày (không có tiền công).
Trong khi làm việc, ngoài tiền công, thợ chuyên nghiệp cũng được hưởng mọi khoản tập thể phí, bồi dưỡng khi đau ốm,v.v.. quy định trong thông tư này như toàn thể lao động trên công trường.
Nếu công trường ở nơi có phụ cấp khu vực thì cán bộ, công nhân và lao động của công trường cũng được hưởng phụ cấp khu vực theo quy định chung của Chính phủ như công nhân, viên chức trong biên chế.
- Cán bộ và nhân viên trong biên chế của công trường khi đi công tác sẽ được tiền công tác phí theo thể lệ hiện hành của Chính phủ.
- Riêng đối với lao động và công nhân trên công trường (kể cả cán bộ A,B,C của các đơn vị) thì không có chế độ công tác phí. Chỉ có một khoản phụ cấp 600đ một ngày.
Quy định cụ thể như sau:
1) Đi công tác trên một ngày cho công trường mà đi lẻ tẻ dưới 6 người thì ngoài lương còn được phụ cấp mỗi người 600đ một ngày, ( trường hợp cấp bách phải đi tàu, xe sẽ do công trường xét định và đài thọ tiền xe ngoài số tiền phụ cấp 600đ).
2) Đi đoàn trên 6 người (như di chuyển địa điểm) chỉ được lương hàng ngày, không có phụ cấp.
Trong lúc chuyển các đơn vị từ nơi này qua nơi khác, nếu tiện đường giao thông, công trường sẽ bố trí phương tiện như ô-tô, ca-nô, xe lửa, v.v… Tiền phí tổn sẽ do công trường chịu.
Qua đò ngang, trên những khúc sông dọc đường đi thì công trường chịu tiền đò.
Công ty lương thực sẽ đảm bảo cung cấp gạo cho công trường theo tiêu chuẩn sau đây:
1) Những người trực tiếp sản xuất ăn 8 lạng gạo một ngày (đối với một số người đặc biệt như thợ xẻ, thợ đấu, thợ chèo thuyền, chèo phà,v.v… cần ăn nhiều gạo thì có thể ăn đến 1kilô, 1kilô 200 (tối đa) một ngày.
2) Cán bộ trong Ban chỉ huy công trường, cán bộ kỹ thuật, cán bộ B,C tiếp phẩm và cấp dưỡng ăn 7 lạng gạo một ngày.
3) Cán bộ và nhân viên văn phòng của công trường, y sĩ, y tá ăn 6 lạng một ngày.
Trong những ngày rét nếu cần ăn thêm, công trường sẽ xét định.( Có thể mỗi người ăn thêm 1 lạng một ngày).
Ấn định mức gạo ăn là để đảm bảo ăn no cho những người ăn khỏe. Những người ăn yếu, không nhất thiết phải bắt buộc lĩnh đủ số gạo quy định, nếu không ăn hết.
Vấn đề gạo còn là một vấn đề khó khăn phải chú ý tiết kiệm, không nên nấu thừa, ăn không hết đem nuôi súc vật hoặc lĩnh nhiều gạo đem bán, làm ảnh hưởng đến giá gạo thị trường.
F. VIỆC TRẢ LƯƠNG TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
(Quy định chung cho cả cán bộ A,B, C cấp dưỡng, tiếp phẩm, lao động thường và thợ chuyên nghiệp)
Trong trường hợp chưa làm khoán mà vẫn ăn lương ngày thì cán bộ cũng như lao động trên công trường sẽ theo những nguyên tắc dưới đây
1) Những ngày lễ chính thức, ngày chuyển từ nơi này qua nơi khác, ngày được công trường cử đi học,đi dự hội nghị, được hưởng cả lương.
2) Nếu làm việc trong ngày lễ chính thức thì được hưởng lương gấp đôi.
3) Nếu làm việc trong ngày chủ nhật thì được hưởng lương như ngày thường.
4) Nếu nghỉ về thăm gia đình hay nghỉ chủ nhật thì không có lương.
6) Trong những ngày mưa nếu tranh thủ làm việc được trên 4 tiếng sẽ được cả lương.
Để tránh tình trạng lãng phí trong việc sử dụng nhân lực, khuyến khích công nhân phát huy sáng kiến đẩy mạnh tăng năng suất, bảo đảm thực hiện kế hoạch chế độ làm việc ở các công trường là chế độ làm khoán.
Chế độ làm khoán dựa trên phương châm “ làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít”. Tiến hành chế độ làm khoán căn cứ vào những nguyên tắc chính dưới đây:
1) Giao khoán cho đơn vị hay cá nhân là giao một khối lượng công việc nhất định với một công khoán nhất định và thời hạn phải hoàn thành. Khi giao khoán cho đơn vị thì căn cứ vào khối lượng công việc (thí dụ đắp 1.000 thước khối đê) và số tiền công tiêu chuẩn để hòan thành 1 thước khối đê là 1 công 15 gồm các việc đào đất, chuyển đất, đầm đất, v.v…) để tính số ngày công, tính tiền công khoán và tính thời hạn phải bảo đảm hoàn thành.
2) Giao khóan chủ yếu là giao cho C. Nếu có điều kiện, có thể tiến tới giao khoán cho B, rồi cho A hoặc cho cá nhân. Thời gian giao khoán sẽ tùy từng công việc cụ thể từ một tuần đến một tháng. Không nên định thời gian ngắn quá làm cho đơn vị nhận khoán bị động và cũng không nên giao khoán dài ngày quá sẽ khó khăn trong việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc.
3) Nếu đơn vị hay cá nhân tăng năng suất hoàn thành khối lượng công việc trước hạn định thì vẫn được lĩnh đủ cả số tiền công khoán. Nhưng nếu năng suất kém, quá hạn định mới hoàn thành thì cũng chỉ được lĩnh số tiền công khoán đó.
4) Thanh toán tiền công khoán cần ấn định từ nửa tháng đến một tháng một kỳ. Thanh toán phải làm gọn và kịp thời.
(Sẽ có thông tư giải thích chi tiết về làm khoán).
Nói chung các công trường phải tích cực tạo điều kiện áp dụng nhanh chóng chế độ làm khoán. Những nơi nào chưa có hoàn cảnh thi hành chế độ làm khoán thì tạm áp dụng cách trả lương ngày hay lương tháng và giao cho một khối công việc nhất đinh.Cụ thể là :
1) Căn cứ vào khối lượng công việc, vào số công tiêu chuẩn để hoàn thành một thước khối đất, đá, v.v… và số công trực tiếp sản xuất để tính số ngày công, tiền công và thời hạn hoàn thành.
2) Nếu đơn vị hoàn thành được khối lượng công việc đúng thời hạn là đã đạt được mức, hoàn thành trước thời hạn là vượt mức, hoàn thành sau thời hạn là tụt mức.
3) Trường hợp vượt mức, rút ngắn thời hạn, số ngày công không làm vẫn được tính là tiền thưởng tăng năng suất cho đơn vị. Trong đơn vị sẽ bình nghị để phân phối tiền thưởng tăng năng suất cho cá nhân, tăng nhiều thưởng nhiều, tăng ít thưởng ít, không tăng không thưởng.
4) Nếu đơn vị đảm bảo mức hay tăng năng suất mà có tổ, nhóm hay cá nhân không đảm bảo mức, không vì lý do chính đáng (như sức yếu, thiếu dụng cụ, v.v…) thì sẽ áp dụng phê bình, cảnh cáo tùy theo khuyết điểm.
5) Nếu cả đơn vị không bảo đảm được mức thì vẫn được lĩnh đủ tiền công. Nhưng công trường phải tìm nguyên nhân, áp dụng các biện pháp cần thiết như kiểm thảo, phê bình và có kế hoạch chấn chỉnh kịp thời để trong đợt sau đơn vị đó bảo đảm được khối lượng công tác. Việc kiểm điểm những nguyên nhân không đạt được mức cũng phải tiến hành ở Ban chỉ huy công trường, xem mức giao có sát không, và cũng tìm xem ở các bộ phận y tế, cấp dưỡng xem việc săn sóc sức khỏe công nhân và lao động trên công trường có đầy đủ không, và kiểm điểm xem công tác chính trị giải quyết các thắc mắc, động viên thi đua có tiến hành đều đặn không.
6) Đối với cán bộ, công nhân gián tiếp sản xuất (cán bộ B, C, y tá của đơn vị, cấp dưỡng, tiếp phẩm) có thành tích cố gắng trong công tác thì sẽ được thưởng. Tiền thưởng cho những người này sẽ trích trong số tiền thưởng tăng năng suất của đơn vị. Chia tiền thưởng dựa trên cơ sở bình nghị theo nguyên tắc có nhiều thành tích thưởng nhiều, có ít thưởng ít, không có không thưởng. Tiền thưởng cho cá nhân gián tiếp không được cao hơn tiền thưởng trung bình của một cá nhân trực tiếp.
III. THÌ GIỜ LÀM VIỆC VÀ NGÀY NGHỈ:
Thì giờ làm việc trên công trường là từ 8 đến 10 tiếng một ngày (học tập và sinh hoạt ngoài giờ làm việc). Cụ thể là:
- Làm những việc nhẹ như ngồi đan sọt, rổ , rá, chữa lại quang gánh, v.v… thì làm 9 tiếng một ngày.
- Làm những việc nặng hơn như đào đất, xúc đất, tôi vôi, xe cát , gánh đá, đập đá,v.v… thì làm 8 tiếng một ngày.
- Làm việc có tính chất đặc biệt và nguy hiểm như ngâm mình dưới nước, treo mình trên không để đục lỗ mìn phá đá, tán ri-vê cầu thì thì giờ làm việc có thể là dưới 8 tiếng.
- Trường hợp cấp bách, do toàn công trường quyết định để đảm bảo kế hoạch có thể làm đến 10 tiếng một ngày.
Thì giờ trên quy định để tính khối lượng công việc mà giao khoán.
Sau mỗi đợt công tác công trường cần xét lại thì giờ làm việc đã quy định trước, lấy ý kiến của lao động và công nhân, xây dựng một chế độ thì giờ làm việc thích hợp với từng trường hợp, từng loại việc có lợi cho sản xuất đồng thời bảo đảm sức khỏe cho nhân công.
Giờ làm việc cần ghi rõ trong bản nội quy của công trường ( nghiên cứu những điểm chi tiết trong thông tư số 5-LĐ-TT ngày 9-3-1955 của Bộ Lao động).
a) Nghỉ hàng tuần: làm 6 ngày nghỉ một ngày, một tháng nghỉ 4 ngày (không nhất thiết phải nghỉ đúng vào ngày chủ nhật hàng tuần).
Nếu số đông người muốn làm cả trong những ngày nghỉ cũng có thể để làm thêm, nhưng nhất thiết làm liền trong 15 ngày thì phải để nghỉ 1 ngày.
b) Nghỉ ngày lễ: Vì tính chất làm có thời hạn của công trường nên chỉ nghỉ những ngày lễ sau đây:
- 1 ngày tết dương lịch ( mùng 1 tháng giêng).
- 1 ngày lễ Quốc tế Lao động ( 1-5 dương lịch )
- 1 ngày lễ Độc lập ( 2-9 dương lịch).
Ngày lễ nhằm đúng ngày chủ nhật thì không nghỉ bù.
Ngày nghỉ thường và ngày nghỉ lễ quy định trên áp dụng cho cả cán bộ, công nhân và nhân viên trong biên chế công tác ở công trường.
- Công trường phải bảo đảm đủ nhà ở cao ráo tránh được gió, mưa, có đủ chỗ nằm và chiếu (không nằm đất).
- Mỗi khi làm lán, trại sẽ dự trù chừng ba thước vuông một người ( kể cả chỗ nằm, chỗ đi lại, bếp và nhà ăn ).
Trong trường hợp ở nhà đồng bào cũng phải bố trí bảo đảm đủ chỗ nằm, có đủ chiếu, không nằm đất.
- Nếu công trường có tính chất ngắn ngày, di động luôn, mà không dựa được vào nhà nhân dân thì sẽ làm lều đơn giản có thể di chuyển nhẹ nhàng. Tuy nhiên cũng phải bảo đảm đủ chỗ nằm, mỗi lều có thể chứa tối đa 10 người.
- Cần cố gắng bố trí nơi ở không quá rải rác hoặc quá xa nơi làm việc.
Nhà tiêu: nơi ở tập trung như lán, trại phải có nhà tiêu công cộng hợp vệ sinh, xa nhà ở.
- Một cấp dưỡng phục vụ từ 20 đến 25 người ( kể cả tiếp phẩm).
- Cấp dưỡng cần được chuyên môn hóa để trau dồi nghiệp vụ, cải tiến kỹ thuật nấu ăn để đảm bảo sức khỏe cho đơn vị.
- Mỗi công trường phải tổ chức một đội tiếp phẩm chuyên môn, bảo đảm cung cấp thực phẩm, củi v.v.. cho cả công trường ( kể cả trạm xá, bệnh xá). Số người của đội tiếp phẩm nhiều hay ít sẽ tùy theo tình hình cụ thể về tổng số lượng nhân công và nơi mua bán thực phẩm xa hay gần mà ấn định.
- Ban chỉ huy công trường có trách nhiệm liên lạc mật thiết với địa phương để có kế hoạch trong việc điều hòa, mua bán thực phẩm cân thiết cho công trường để giữ vững giá cả thị trường,
- Công trường phải bảo đảm đủ số dụng cụ cần thiết cho việc nấu nướng, ăn uống cho các đơn vị. Phải có kế hoạch bảo quản và quy định thời hạn dùng cho từng loại dụng cụ.
- Người nào làm mất hoặc để hỏng, vỡ nếu không có lý do chính đáng thì phải đền cho công trường.
- Những thứ nào mượn được của nhân dân địa phương hay anh em tự làm lấy được như đan rổ, rá, v.v… thì không phải mua để đỡ tốn công quỹ.
Tiêu chuẩn dụng cụ cần thiết như sau:
- Mỗi B có :
- Một nồi hoặc chảo to thổi cơm cho từ 30 đến 50 người ăn (nếu đơn vị nào nhiều người hơn thì phải phát thêm nồi hoặc chảo).
- Một nồi hoặc chảo nấu thức ăn mặn.
- Một nồi hoặc chảo nấu canh.
- Một nồi hoặc thùng nấu nước uống (nồi, chảo, thùng, phải có vung đậy).
- Hai thùng gánh nước.
- Hai thùng đựng nước uống để đem ra chỗ làm việc.
- Một chum hoặc thùng tôn to có nắp đậy để chứa nước ăn ( nếu ở nhờ nhà dân nên cố gắng dựa vào chum, vại và bệ nước của nhân dân).
- Hai rá to vo gạo.
- Hai rổ to rửa rau.
- Một cái cân 50 cân.
- Một cái thớt thái thức ăn ( loại to).
- Hai con dao ( một dao thái thịt, một dao chẻ củi).
Từ 4 đến 6 người có :
- Một bát to đựng canh.
- Một bát đựng thức ăn mặn.
- Một bát nhỏ đựng nước mắm.
- Một rá hoặc thùng gỗ đựng cơm có nắp hoặc vỉ buồm đậy.
- Một muôi múc canh.
- Một lồng bàn hoặc vải màn che thức ăn.
Dụng cụ tại trạm xá và bệnh xá:
Nói chung tùy theo số bệnh nhân mà cung cấp theo tiêu chuẩn trên. Nhưng cũng có thể sắm những thứ cần thiết khác nếu y sĩ hoặc y tá yêu cầu cụ thể. Nếu có những người mắc bệnh truyền nhiễm phải dự trù số bát riêng cho từng người để giữ vệ sinh chung.
4) Chi phí cho sinh hoạt công trường
a) Vui khỏe : Để bảo đảm sinh hoạt tinh thần trên công trường, mỗi đơn vị C được cấp số tiền tính theo đầu người, một tháng là 50 đồng mỗi người để chi tiêu về các khoản vui khỏe như tổ chức chiếu bóng, văn công, mua dụng cụ âm nhạc, mua bóng v.v….
Việc chi tiêu cần niêm yết công khai.
b) Báo: mỗi B có một tờ báo Nhân dân và một tờ báo Lao động ( B nào có từ 45 người trở lên thì được 2 tờ Nhân dân và 2 tờ Lao động).
Đơn vị từ một A trở lên sống riêng lẻ được 1 tờ Nhân dân và 1 tờ Lao động.
c) Dầu, đèn:
- Một A được cấp 1 đèn và mỗi tháng được nửa lít dầu.
- Không cấp dầu, đèn cho ban chỉ huy B vì cán bộ B trực tiếp sống chung với đơn vị A.
- Ban chỉ huy C được cấp 1 đèn và mỗi tháng 1 lít dầu.
- Mỗi bộ phận cấp dưỡng (kể cả cấp dưỡng bệnh xá hay trạm xá được cấp 1 đèn và mỗi tháng nửa lít dầu).
- Văn phòng trạm xá: được cấp 1 đèn và mỗi tháng 1 lít dầu.
- Văn phòng bệnh xá: được cấp 2 đèn và mỗi tháng 2 lít dầu.
- Đối với bệnh nhân cứ 10 người được cấp 1 đèn và mỗi tháng nửa lít dầu.
Công trường cần quy định rõ trách nhiệm bảo quản dầu, đèn cho các đơn vị. Nếu vỡ, hỏng, phải có lý do chính đáng thì công trường mới thay thế cái mới.
- Một C có một y tá (hoặc y tá xã).
- Từ 500 đến 1000 người có 1 trạm xá, có một y tá chịu trách nhiệm chính và một y tá giúp việc.
- Từ 1000 đến 1500 người cómột bệnh xá ( từ 30 đến 40 giường) có một y sĩ hay y tá trưởng trông nom và 2 y tá giúp việc.
- 10 bệnhnhân nặng có 1 hộ lý và 1 cấp dưỡng.
- 20 bệnh nhân thường có 1 hộ lý và 1 cấp dưỡng.
- Nơi khám và tiêm thuốc cần có phòng riêng cho phụ nữ.
- Bố trí bệnh nhân mắc bệnh hay lây ở riêng, bệnh nhân phụ nữ ở riêng.
- Y sĩ và y tá phục vụ tại bệnh xá mỗi người có một áo khoác.
- Y sĩ, y tá , hộ lý và cấp dưỡng phải có băng che miệng.
Tiêu chuẩn giấy và xà phòng rửa tay:
a) Trạm xá : trong 1 tháng được cấp 2000 đ để có thể mua 2 thếp giấy làm sổ sách và nửa cân xà phòng.
b) Bệnh xá: trong 1 tháng được cấp 4000đ để có thể mua 4 thếp giấy làm sổ sách và 1 cân xà phòng.
B. QUYỀN LỢI CỦA CÁN BỘ, CÔNG NHÂN, LAO ĐỘNG Ở CÔNG TRƯỜNG:
1)Thuốc : để dự tín ngân sách, tiêu chuẩn thuốc cho đồng bằng là 6.000đ một người và miền ngược 11.000đ một người ( kể cả 3.000đ thuốc phòng) trong một năm.
Thuốc phòng áp dụng tùy theo từng khu vực và cần thiết, có thể từ 6 đến 12 viên một người trong một tháng. Phải bảo đảm những thứ thuốc cần thiết cho các bệnh hoặc tai nạn thường xảy ra ở công trường như thuốc đau bụng, thuốc sốt rét, thuốc ho, thuốc đỏ, bông, băng, v.v…
2) Tiền bồi dưỡng cho những người ốm:
Chế độ bồi dưỡng là 150đ và 300đ một người trong một ngày. Việc bồi dưỡng cho bệnh nhân 150đ hay 300đ sẽ do y sĩ hay y tá xét và đề nghị được Ban chỉ huy công trường đồng ý.
Trường hợp trạm xá hoặc bệnh xá không còn chỗ nằm phải nằm tạm ở đơn vị, người bệnh cũng được bồi dưỡng do y tá đơn vị xét và được Ban chỉ huy C và công trường đồng ý. Nếu nằm ở đơn vị mà cần phải bồi dưỡng tới 300đ thì nhất thiết phải đưa đi bệnh xá.
Trong thời gian ốm, người bệnh có thể lĩnh ít hay không lĩnh khẩu phần gạo hàng ngày mà lĩnh cả 630đ toàn bằng tiền để mua thức ăn bồi dưỡng (do y tá xét và đề nghị).
Vì sự cần thiết phải săn sóc những người đau ốm nên việc bồi dưỡng phải kịp thời, sát với yêu cầu thực tế của bệnh nhân, không quá bó hẹp trong phạm vi tỷ lệ 3% người ốm hoặc trong một khoảng thời gian nhất định miễn là bảo đảm cho bệnh nhân chóng lành mạnh. Tuy nhiên vẫn cần phải căn cứ vào mức của tỷ lệ 3% mà làm dự toán.
3)Bệnh viện:
Gặp trường hợp ốm nặng hay bị tai nạn lao động hoặc xảy ra bệnh đặc biệt mà trạm xá hay bệnh xá không đủ khả năng chữa thì phải đưa đi bệnh viện ngay. Người được đi nằm bệnh viện sẽ được hưởng quyền lợi điều trị theo hạng cán bộ từ cấp Huyện trở xuống của Chính phủ.
Khi đưa đi bệnh viện phải bố trí chu đáo, có y tá đi theo.
Nếu tiện đường giao thông sẽ cho người bệnh đi bằng xe, thuyền, tàu, tiền chi phí do công trường chịu.
Công trường có trách nhiệm thanh toán mọi khoản chi phí về ăn, bồi dưỡng, thuốc men cho người bệnh trong suốt thời gian nằm tại bệnh viện.
4) Sự săn sóc đối với đàn bà có chửa hay có kinh:
- Nhất thiết không huy động người có chửa đi công trường.
- Trong trường hợp nếu đã có người chửa ở công trường thì cố gắng bố trí công việc nhẹ, tránh những công việc phải trèo cao.
- Khi đã có chửa trên 6 tháng thì cho về nghỉ và được phụ cấp 30 ngày lương nếu người đó đã làm việc cho công trường từ 6 tháng trở lên. Những ngày đi đường về nhà được trả tiền lương như ngày làm việc. ( Kể cả những người làm cho công trường dưới 6 tháng).
- Trường hợp bị xẩy thai ở ngay tại công trường mà bị đau yếu sẽ được đưa đi trạm xá, bệnh xá hay bệnh viện và nếu y sĩ hoặc y tá xét thấy cần thiết cũng được bồi dưỡng theo chế độ chung.
- Trong những ngày phụ nữ thấy kinh, công trường phải bố trí công tác nhẹ cho chị em, tránh giao việc phải trèo cao hay ngâm mình dưới nước.
5) Bồi thường tai nạn lao động:
Trong trường hợp cán bộ, công nhân lao động làm việc trên công trường bị thương tật hoặc bị chết vì tai nạn lao động thì sẽ được bồi thường theo chế độ bồi thường tai nạn lao động quy định trong bản nghị định Liên bộ Lao động, Nội vụ,Y tế, Tài chính số 111-NĐ-LB ngày 11-11-1955.
6) Trợ cấp khi bị chết vì đau ốm:
Khi một người chết vì đau ốm, vợ hoặc chồng hoặc con được hưởng một khoản tiền trợ cấp bằng hai tháng lương của người đó. Nếu không có vợ, chồng, hoặc con thì cha mẹ người đó được lĩnh số tiền ấy.
7)Tiền chôn cất: (chết vì đau ốm hay tai nạn lao động).
Tiền chôn cất gồm các khoản sau đây:
- 1 áo quan hạng trung bình (tính theo giá địa phương).
- Tiền thuê người chôn cất (nếu có).
- Tiền thuê đất để chôn (nếu có).
- Ở các thành phố lớn, tiền thuê xe tang hạng trung bình (nếu có).
- 6 thước vải diềm bâu hạng trung bình để khâm liệm.
- Hương thơm và nến thắp khi cần thiết.
Chú ý: Bất kỳ chết vì ốm đau hay do tai nạn lao động đều phải:
a) Tiến hành kiểm thảo có cán bộ y tế, ban chỉ huy công trường, công đoàn và đại biểu của anh em tham gia.
b) Báo ngay cho gia đình, thân nhân người chết biết và giải thích, an ủi chu đáo.
c) Quần áo, chăn, màn, tiền và vật dụng khác của người chết phải giao cho cơ quan chính quyền, đoàn thể, hoặc cơ quan lao động địa phương để trao lại cho thân nhân người chết hoặc công trường sẽ trực tiếp trao lại.
C. BẢO VỆ AN NINH KHI LÀM VIỆC:
Công trường phải chú ý đề phòng tai nạn lao động bằng cách niêm yết những lời căn dặn, lưu ý sự cẩn thận của lao động đối với những công việc có tính chất nguy hiểm và bố trí chu đáo các dụng cụ và phương tiện cần thiết, thích hợp khi làm việc như:
- Những người làm trên cao phải có thang, có đóng bắc và tay vịn chắc chắn. Không có chỗ đứng chắc chắn, phải có giây nịt lưng.
- Những nơi có hơi độc, nhiều bụi (như đập đá dăm, xe cát, phun xi-măng,v.v…) phải có băng bịt mũi và mồm.
- Những nơi có thể xảy ra tại nạn phải rào, ngăn và có dấu hiệu rõ ràng để mọi người chú ý.
- Triệt để không dùng vào các công việc dễ xảy ra tai nạn những người có mắt kém, tai điếc, chóng mặt.
- Nơi làm việc tập trung phải có một y tá thường trực và có một tủ thuốc cấp cứu.
- Khi xảy ra tai nạn nếu xét cần thiết, phải kịp thời đưa đi bệnh xá hay bệnh viện cứu chữa và báo ngay cho cơ quan lao động hoặc ủy ban địa phương (nơi không có cơ quan lao động) và cơ quan quản trị ngành dọc biết.
Ban chỉ huy công trường phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc thi hành và đôn đốc thi hành chế độ bảo vệ và phải niêm yết và phổ biến cho mọi người rõ về nội quy bảo vệ lao động.
Để đảm bảo thực hiện chương trình kế hoạch Nhà nước cho tốt, các ban chỉ huy công trường, các cán bộ chỉ huy các đơn vị, các cơ quan chuyên môn và các cấp chính quyền có nhiệm vụ nghiên cứu, kiểm tra, đôn đốc để bảo đảm hoàn thành kế hoạch chuyên môn thực sự quan tâm đến đời sống tinh thần và vật chất của lao động, đẩy mạnh thi đua sản xuất và tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu, đề cao cảnh giác chống phá hoại của địch.
A. CÁC BAN CHỈ HUY CÁC CÔNG TRƯỜNG CÓ NHIỆM VỤ:
1) Đề cao tinh thần trách nhiệm, bảo đảm hoàn thành chương trình và nhiệm vụ chuyên môn đúng thời gian, đúng tiêu chuẩn theo chương trình và kế hoạch đã định.
2) Luôn luôn nghiên cứu và học tập nghiệp vụ và chính sách lao động để luôn cải tiến công tác chuyên môn và thi hành đúng chính sách bồi dưỡng lao động của Chính phủ. Thực sự quan tâm đến đời sống tinh thần và vật chất của lao động trên công trường.
3) Tổ chức thi đua để đẩy mạnh sản xuất, chống lãng phí, tham ô, chống phá hoại của địch.
4) Lắng nghe những ý kiến tham góp, xây dựng của công nhân, lao động và cán bộ trong công tác chuyên môn cũng như trong việc bảo vệ sức lao động.
5) Đoàn kết, thân mật và thực sự thương yêu lao động.
6) Đề cao tinh thần phê bình và tự phê bình để đảm bảo việc quản lý công trường cho tốt.
B. CÁC CÁN BỘ CHỈ HUY CÁC ĐƠN VỊ CÓ NHIỆM VỤ:
1) Điều hòa, phân phối công tác cho đơn vị, đôn đốc và theo dõi làm việc để thực hiện kế hoạch của công trường. Nhắc nhở những điều kỷ luật lao động để nâng cao tinh thần trách nhiệm chung . Động viên và phát huy sáng kiến của anh em trong công tác.
2) Chăm lo chỗ ăn, chỗ ở, sức khỏe của đơn vị.
3) Tổ chức sinh hoạt chính trị để nâng cao tinh thần đoàn kết, tương trợ, tinh thần quý trọng của công, tinh thần tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống phá hoại.
4) Tổ chức học tập văn hóa và động viên phong trào vui khỏe của đơn vị.
5) Theo dõi, phản ánh kịp thời những diễn biến tư tưởng, những thắc mắc, nguyện vọng của đơn vị với công trường để Ban chỉ huy công trường có kế hoạch giải quyết làm cho mọi người thực sự an tâm phục vụ, phấn khởi công tác và có nhiệm vụ tham góp ý kiến với Ban chỉ huy công trường về mọi vấn đề có liên quan đến việc chấn chỉnh công tác chuyên môn và thực hiện chế độ lao động.
C. CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN VÀ CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN CÓ NHIỆM VỤ:
1) Nghiên cứu xây dựng, củng cố bộ máy công trường vững mạnh để có đủ khả năng lãnh đạo thực hiện mọi chương trình kế hoạch của công trường.
2) Thường xuyên tổ chức học tập chuyên môn và chủ trương, chính sách cho cán bộ (nhất là cán bộ trực tiếp phụ trách các công trường).
3) Thường xuyên cử những đoàn kiểm tra công tác để đôn đốc, giúp đỡ về kỹ thuật để đẩy mạnh công tác chuyên môn, kiểm tra việc thi hành các thể lệ lao động để chăm sóc đời sống của lao động, ngăn ngừa tham ô, lãng phí và chống phá hoại.
Thông tư này phải phổ biến cho tất cả các công trường. Thường xuyên đại biểu của công nhân, lao động trên công trường ở trong Ban chỉ huy công trường phải phản ánh những sự thi hành lệch lạc thông tư này, để cho toàn Ban chỉ huy công trường có trách nhiệm thi hành đúng.
Các ủy ban hành chính các cơ quan lao động, cơ quan chuyên môn các cấp phải tích cực thi hành bản thông tư này và thường xuyên báo cáo kết quả cho Bộ Lao động và các Bộ sở quan.
Bộ Lao động theo dõi, giải thích những điều cần thiết.
Thông tư này áp dụng kể từ ngày ban hành.
Những điều quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
BỘ TRƯỞNG | KT. BỘ TRƯỞNG | KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP |
BỘ TRƯỞNG | KT. BỘ TRƯỞNG | BỘ TRƯỞNG |
CỦA THỢ CHUYÊN NGHIỆP THUÊ MƯỚN LÀM CÔNG TÁC Ở CÁC CÔNG TRƯỜNG KIẾN THIẾT
LOẠI THỢ | BẬC LƯƠNG | GHI CHÚ | |||||||
8 | 7 | 6 | 5 | 4 | 3 | 2 | 1 | ||
Rèn… | 1.300đ | 1.350đ | 1.420đ | 1.500đ | 1.620đ | 1.800đ | 2.000đ | 2.300đ | Có đến 8 bậc |
Gò sắt, thiếc…. | 1.300đ | 1.350đ | 1.420đ | 1.500đ | 1.620đ | 1.800đ | 2.000đ | 2.300đ | Có đến 8 bậc |
Phá đá… | 1.300đ | 1.350đ | 1.420đ | 1.500đ | Có đến 4 bậc | ||||
Mộc thường… | 1.300đ | 1.350đ | 1.420đ | 1.500đ | Chỉ có 4 bậc | ||||
Xẻ gỗ…. | 1.300đ | 1.350đ | 1.420đ | Chỉ có 3 bậc | |||||
Nề…….. | 1.300đ | 1.350đ | 1.420đ | 1.500đ | 1.620đ | 1.800đ | Có đến 6 bậc | ||
Ngói,vôi, gạch….. | 1.300đ | 1.350đ | 1.420đ | Chỉ có 3 bậc |
- Mức lương trên đây đã là lương ngày ( đã cộng thêm 200đ).
- Riêng thợ rèn, gò sắt (kể cả người quạt bễ, quai búa), và thợ xẻ, ngoài số tiền lương quy định trên đây được phụ cấp thêm mỗi ngày 120đ là phụ cấp hao mòn sức khỏe.
- Bảng lương này có thể áp dụng cho các công trường giao thông, thủy lợi,nếu có loại thợ chuyên nghiệp thuê mướn.
- Các ngành sẽ dựa vào bảng tiêu chuẩn nghề nghiệp của Bộ Lao động đã ban hành để nghiên cứu, sắp xếp thêm một số thợ khác nhau như thợ máy nổ, thợ lặn, v.v…. và xây dựng tiêu chuẩn của thợ sơn, lắp kính,v.v… để trả lương cho sát và đúng (có trao đổi ý kiến với Bộ Lao động).
- 1Thông tư 12-LĐ/TL năm 1958 hướng dẫn chế độ tiền lương và bổ sung các chế độ lao động của công nhân, cán bộ, nhân viên các công trường kiến thiết cơ bản do Bộ Lao Động ban hành.
- 2Nghị định 651-TTg năm 1955 về định chế độ lương của công nhân làm việc ở các công trường do Thủ Tướng ban hành.
- 3Thông tư 01-LĐ-TT năm 1956 hướng dẫn chế độ lương cho công nhân và nhân viên các xí nghiệp Chính phủ, doanh nghiệp quốc gia và công trường do Bộ Lao Động ban hành
- 4Thông tư 1329-TC-HCP năm 1956 tăng sinh hoạt phí và phụ cấp đặc biệt cho công nhân viên Âu Phi do Bộ Tài Chính ban hành
- 5Thông tư 17-TT/DC năm 1957 thi hành bản Điều lệ tạm về huy động và sử dụng dân công trong thời hoà bình kiến thiết do Bộ Lao động ban hành
- 6Thông tư 063-TTg năm 1957 về việc thành lập các tổ chức bảo vệ ở các xí nghiệp, công trường, nông trường, kho tàng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Nghị định 651-TTg năm 1955 về định chế độ lương của công nhân làm việc ở các công trường do Thủ Tướng ban hành.
- 2Thông tư 01-LĐ-TT năm 1956 hướng dẫn chế độ lương cho công nhân và nhân viên các xí nghiệp Chính phủ, doanh nghiệp quốc gia và công trường do Bộ Lao Động ban hành
- 3Thông tư 582-LĐ/TT năm 1957 giải thích thêm về thi hành Thông tư 19-TT/LB về chế độ lao động trên các công trường do Bộ Lao Động ban hành
- 4Thông tư 1329-TC-HCP năm 1956 tăng sinh hoạt phí và phụ cấp đặc biệt cho công nhân viên Âu Phi do Bộ Tài Chính ban hành
- 5Thông tư 17-TT/DC năm 1957 thi hành bản Điều lệ tạm về huy động và sử dụng dân công trong thời hoà bình kiến thiết do Bộ Lao động ban hành
- 6Thông tư 063-TTg năm 1957 về việc thành lập các tổ chức bảo vệ ở các xí nghiệp, công trường, nông trường, kho tàng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Thông tư 04-TT-LB năm 1956 về chế độ lao động trên các công trường do Bộ Lao động - Bộ Tài chính - Bộ Kiến trúc và Thuỷ lợi - Bộ Công nghiệp- Bộ y tế ban hành
- Số hiệu: 04-TT-LB
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 27/01/1956
- Nơi ban hành: Bộ Công nghiệp, Bộ Giao thông và Bưu điện, Bộ Lao động, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Thủy lợi và Điện lực
- Người ký: Hoàng Tích Trí, Lê Dung, Nguyễn Văn Tạo, Trần Đại Nghĩa, Trần Đăng Khoa, Trịnh Văn Bính
- Ngày công báo: 28/02/1956
- Số công báo: Số 3
- Ngày hiệu lực: 27/01/1956
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực