Hệ thống pháp luật

BỘ THƯƠNG MẠI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 04/2001/TT-BTM

Hà Nội, ngày 22 tháng 2 năm 2001

THÔNG TƯ

CỦA BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 04/2001/TT-BTM NGÀY 22 THÁNG 02 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 28/2000/CT-TTG NGÀY 27/12/2000 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ GHI NHÃN HÀNG HOÁ BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH 178/1999/QĐ-TTG NGÀY 30/8/1999

Để việc thực hiện Quy chế ghi nhãn hàng hoá ban hành kèm theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ (dưới đây gọi là Quy chế ghi nhãn hàng hoá) nghiêm túc và có hiệu quả, kịp thời khắc phục những tồn tại khó khăn, vướng mắc ngày 27/12/2000 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 28/2000/CT-TTg về việc thực hiện ghi nhãn hàng hoá (dưới đây gọi là Chỉ thị 28 Bộ Thương mại hướng dẫn như sau:

1. Các cơ quan Quản lý Nhà nước tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện Quy chế ghi nhãn.hàng hóa lưu thông trên thị trường và xử lý các trường hợp vi pham theo hướng dẫn sau đây:

a- Công tác kiểm tra, kiểm soát việc ghi nhãn hàng hoá:

Nội dung kiểm tra thực hiện Quy chế ghi nhãn hàng hoá phải bao gồm các quy định về hình thức ghi nhãn (như cách ghi nội dung trên hàng hoá, bao bì thương phẩm, nhãn phụ, tài liệu thuyết minh kèm theo, ngôn ngữ được sử dụng...); cả về nội dung ghi nhãn (các nội dung bắt buộc và các nội dung không bắt buộc). Công tác kiểm tra hình thức và nội dung ghi nhãn hàng hoá phải căn cứ vào Quy chế ghi nhãn hàng hoá ban hành kèm theo các Quyết định của Thủ tướng Chỉnh phủ, các Thông tư hướng dẫn thực hiện Quy chế ghi nhãn hàng hoá của các Bộ, ngành liên quan.

Công tác kiểm tra việc thực hiện ghi nhãn hàng hoá cần làm từng bước, không tràn lan, có trọng tâm trọng điểm, xác định rõ đối tượng, địa bàn, mặt hàng cần kiểm tra. Cần tập trung kiểm tra ở các đầu mối phát luồng hàng như các chợ bán buôn, siêu thị, trung tâm thương mại, v.v... Đối tượng kiểm tra là hàng hoá đang lưu thông trên thị trường của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Chú ý kiểm tra nhóm hàng: thực phẩm; thuốc chữa bệnh cho người; mỹ phẩm; thuốc phòng và chữa bệnh cho vật nuôi, cây trồng; phân bón; xi măng, vật liệu xây dựng khác; dầu nhờn động cơ, v.v...

Cần kiểm tra cả việc in ấn, nhập khẩu nhãn hàng hoá không phù hợp với Quy chế ghi nhãn hàng hoá. Không được lạm dụng việc kiểm tra, kiểm soát để sách nhiễu, gây phiền hà cho cơ sở sản xuất, kinh doanh và làm mất ổn định thị trường.

b- Về xử lý vi phạm Quy chế ghi nhãn hàng hoá:

Mục đích kiểm tra việc ghi nhãn hàng hoá trước hết là đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn thực hiện Quy chế ghi nhãn hàng hoá. Việc xử lý vi phạm về ghi nhãn hàng hoá chỉ thực hiện đối với các trường hợp vi phạm quy định tại Nghị định hiện hành của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực khác có liên quan đến Quy chế ghi nháp hàng hoá. Công tác kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về ghi nhãn hàng hoá phải đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục pháp luật hiện hành. Các trường hợp vướng mắc phát sinh trong hoạt động kiểm tra thực hiện Quy chế ghi nhãn hàng hoá và xử lý ở cơ sở và địa phương phải được báo cáo kịp thời về Bộ Thương mại đế xem xét và hướng dẫn xử lý.

2. Đối với số nhãn hàng hoá cũ đã in ấn trước ngày 01/1/2001 mà chưa sử dụng hết thì xử lý như sau:

Số nhãn này phải được kê khai, kiểm tra, xác nhận của cơ quan có thẩm quyền để làm căn cứ cho việc xử lý vi phạm hành chính.

Thẩm quyền tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, xác nhận:

a. Đối với các Tổng công ty 91, 90, các doanh nghiệp của các Bộ, ngành ở Trung ương:

Các Bộ, ngành giao cho các Tổng giám đốc (giám đốc) các doanh nghiệp hướng dẫn, kê khai, kiểu tra, xác nhận số nhãn cũ của tất cả các loại hàng hoá chưa sử dụng hết thực tế còn lồn đọng đến thời điểm kê khai theo mẫu kèm theo Thông tư này gửi về Bộ, ngành chủ quản dể Bộ, ngành chủ quản xác nhận.

b. Đối với các Tổng công ty 90, các doanh nghiệp của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao cho các Tổng giám đóc (giám đốc) các doanh nghiệp hướng dẫn, kê khai, kiểm tra, xác nhận số nhãn cũ của tất cả các loại hàng hoá chưa sử dụng hết thực tế còn tồn đọng đến thời điểm kê khai theo mẫu kèm theo Thông tư này gửi về Sở, ngành chủ quản ở địa phương để Sở, ngành chủ quản xác nhận. Trường hợp địa phương không có Sở chuyên ngành thì gửi về Sở Thương mại để xác nhận.

c. Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao:

Chỉ kê khai, kiểm tra, xác nhận đối với số nhãn hàng hoá cũ sẽ dược phép nhập khẩu và tiêu thụ tại thị trường trong nước.

Trưởng ban quản lý khu công nghiệp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao cho các Tổng giám đốc (giám đốc) các doanh nghiệp hướng dẫn, kê khai, kiểm tra, xác nhận số nhãn cũ của tất cả các loại hàng hoá chưa sử dụng hết thực tế còn tồn đọng đến thời điểm kê khai theo mẫu kèm theo Thông tư này gửi về Ban quản lý Khu công nghiệp ở địa phương để xác nhận.

d. Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không nằm trong các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao:

Sở Thương mại tỉnh, thành phố giao cho các Tổng giám đốc (giám đốc) các doanh nghiệp hướng đẫn, kê khai, kiểm tra, xác nhận số nhãn cũ của tất cả các loại hàng hoá chưa sử dụng hết thực tế còn tồn đọng đến thời điểm kê khai theo mầu kèm !heo Thông tư này gửi về Sở Thương mại ở địa phương để xác nhận.

Tổng giám đốc (giám đốc) các doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của các bản kê khai, xác nhận của các doanh nghiệp. Các Bộ, ngành chủ quản ở Trung ương, các Sở, ngành chủ quản ở địa phương, các Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao có thể kiểm tra sự chính xác của các bản kê khai đó trước khi xác nhận chính thức. Cơ quan quản lý nhà nước xác nhận bản kê khai phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự xác nhận đó.

Bản kê khai và xác nhận nhãn hàng hoá cũ còn tồn đọng được thực hiện thống nhất theo phụ lục (mẫu A, mẫu B) kèm theo Thông tư này; cơ sở sản xuất kinh doanh lập thành 3 bản, cơ sở sản xuất kinh doanh lưu giữ 1 bản cơ quan kiểm tra, xác nhận lưu giữ 1 bản; 1 bản gửi về Bộ Thương mại (đối với các doanh nghiệp Trung ương) hoặc Sở Thương mại để báo cáo.

Thời hạn kê khai, kiểm tra, xác nhận nhãn hàng hoá cũ còn tồn đọng được thực hiện hoàn thành trước ngày 31 /05/2001.

3. Phải bổ sung nhãn phụ bằng tiếng Việt ghi những nội dung thông tin mà nhãn hàng hoá cũ còn thiếu so với quy định của Quy chế ghi nhãn hàng hoá để hàng hoá được tiếp tục lưu thông kể cả hàng hoá được sản xuất trong nước và hàng hoá nhập khẩu. Trong trường hợp nhãn phụ không dán được thì cài, đính hoặc kèm theo hàng hoá để cung cấp cho người mua.

4. Đối với hàng hoá sản xuất tại Việt Nam để xuất khẩu, trước mắt nếu có khách hàng nước ngoài yêu cầu ghi nhãn hàng hoá riêng, cơ quan Hải quan giải quyết cho thông quan, nhưng bắt buộc phải ghi nhãn nội dung "Sản phẩm chế tạo tại Việt Nam" hoặc "Sản phẩm của Việt Nam"; các nội dung khác được phép ghi theo yêu cầu của khách hàng nhập khẩu. Cơ quan kiểm tra không được kiểm tra, kiểm soát việc ghi nhãn hàng hoá đối với hàng hoá xuất khẩu đã được thông quan.

5. Thực hiện Chỉ thị số 28/2000/CT-TTg ban hành ngày 27/12/2000 của thủ tướng Chính phủ, Bộ Thương mại đề nghị các Bộ, Ngành và các Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo tình hình thực hiện Quy chế ghi nhãn hàng hoá sau từng đợt kiểm tra và định kỳ hàng quý về Bộ Thương mại để tổng hợp tình hình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và kịp thời xin ý kiến chỉ đạo nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Lê Danh Vĩnh

(Đã ký)

Bộ, (Tổng cục): .....
Tên cơ sở sản xuất kinh doanh
Địa chỉ:.......
Số:..............

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Ngày........ tháng........ năm 2001

Kính gửi: Bộ (Tổng cục)...........

BẢN KÊ KHAI VÀ XIN XÁC NHẬN

(Chủng loại và số lượng nhãn hàng hoá không phù hợp Quy chế ghi nhãn hàng hoá ban hành kèm theo Quyết định 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ đang tồn đọng tại cơ sở)

Số TT

Chủng loại nhãn hàng hoá (ghi kèm thương hiệu)

Số lượng (cái)

Trị giá (đồng)

1

..........................................

............................

............................

2

..........................................

............................

............................

.........

..........................................

............................

............................

Ghi chú: Dùng cho cơ sở sản xuất kinh doanh Trung ương.

Cơ quan kiểm tra, xác nhận

(Ký tên, đóng dấu)

Cơ sở sản xuất kinh doanh

(Ký tên, đóng dấu)

UBND Tỉnh (Thành phố).....
Sở:......................
Tên cơ sở sản xuất kinh doanh
Địa chỉ:.......
Số:..............

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Ngày........ tháng........ năm 2001

Kính gửi: Sở......

BẢN KÊ KHAI VÀ XIN XÁC NHẬN

(Chủng loại và số lượng nhãn hàng hoá không phù hợp Quy chế ghi nhãn hàng hoá ban hành kèm theo Quyết định 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ đang tồn đọng tại cơ sở)

Số TT

Chủng loại nhãn hàng hoá (ghi kèm thương hiệu)

Số lượng (cái)

Trị giá (đồng)

1

..........................................

............................

............................

2

..........................................

............................

............................

.........

..........................................

............................

............................

Ghi chú: Dùng cho cơ sở sản xuất kinh doanh địa phương

Cơ quan kiểm tra, xác nhận
(Ký tên, đóng dấu)

Cơ sở sản xuất kinh doanh
(Ký tên, đóng dấu)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 04/2001/TT-BTM hướng dẫn Chỉ thị 28/2000/CT-TTg thực hiện Quy chế ghi nhãn hàng hoá ban hành kèm theo Quyết định 178/1999/QĐ-TTg do Bộ Thương mại ban hành

  • Số hiệu: 04/2001/TT-BTM
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 22/02/2001
  • Nơi ban hành: Bộ Thương mại
  • Người ký: Lê Danh Vĩnh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 16
  • Ngày hiệu lực: 09/03/2001
  • Ngày hết hiệu lực: 05/11/2009
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản