- 1Thông tư 05/2000/TT-TCBĐ sửa đổi Thông tư 03/2000/TT-TCBĐ về việc ghi nhãn hàng hoá đối với thiết bị viễn thông đầu cuối thuê bao sản xuất trong nước và nhập khẩu do Tổng cục Bưu điện ban hành
- 2Thông tư 03/2001/TT-TCBĐ sửa đổi Thông tư 03/2000/TT-TCBĐ về việc ghi nhãn hàng hoá đối với thiết bị viễn thông đầu cuối thuê bao sản xuất trong nước và nhập khẩu do Tổng Cục Bưu Điện ban hành
TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2000/TT-TCBĐ | Hà Nội, ngày 26 tháng 7 năm 2000 |
Căn cứ Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (dưới đây gọi là Quy chế);
Căn cứ Thông tư số 34/1999/TT-BTM ngày 15/12/1999 của Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/08/1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
Tổng cục Bưu điện hướng dẫn một số điểm cụ thể để ghi nhãn hàng hoá đối với thiết bị viễn thông đầu cuối thuê bao (dưới đây gọi là nhãn thiết bị) như sau:
1.1. Phạm vi điều chỉnh: Tất cả các thiết bị viễn thông đầu cuối thuê bao sản xuất tại Việt Nam để lưu thông trong nước; thiết bị viễn thông đầu cuối thuê bao sản xuất tại nước ngoài được nhập khẩu để tiêu thụ tại thị trường Việt Nam đều phải có nhãn thiết bị và thực hiện việc ghi nhãn thiết bị theo các quy định tại Thông tư này.
1.2. Đối tượng áp dụng: Thông tư này quy định đối với các tổ chức, cá nhân, thương nhân sản xuất, kinh doanh thiết bị viễn thông đầu cuối thuê bao được sản xuất tại Việt Nam để lưu thông trong nước; tổ chức, cá nhân, thương nhân, nhập khẩu thiết bị viễn thông đầu cuối thuê bao để bán tại Việt Nam.
1.3. Giải thích thuật ngữ:
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Thiết bị viễn thông đầu cuối thuê bao (sau đây gọi là thiết bị) nêu trong Thông tư này bao gồm thiết bị điện thoại cố định và di động, máy Fax, máy telex, máy nhắn tin, tổng đài nội bộ PBX, modem.
1.3.2. Nhãn hiệu thiết bị là bản viết, bản in, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu được in chìm, in nổi trực tiếp hoặc được dán, đính, cài chắc chắn trên thiết bị hoặc bao bì để thể hiện các thông tin cần thiết, chủ yếu về thiết bị đó.
1.3.3. Ghi nhãn thiết bị là việc ghi các thông tin cần thiết, chủ yếu về thiết bị lên nhãn thiết bị nhằm cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin cơ bản để nhận biết thiết bị, làm căn cứ để người mua quyết định việc lựa chọn thiết bị đó, làm căn cứ cho các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, giám sát. Nhãn thiết bị phải được gắn ở vị trí để khách hàng dễ nhận biết.
1.3.4. Nội dung bắt buộc ghi trên nhãn thiết bị là phần bao gồm nhưng thông tin quan trọng cần thiết nhất về thiết bị đó và được quy định tại Thông tư này.
1.3.5. Nội dung không bắt buộc ghi trên nhãn thiết bị là phần những thông tin khác, ngoài nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn thiết bị.
1.4. Yêu cầu cơ bản của nhãn hiệu thiết bị: Tất cả các chữ viết, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu ghi trên nhãn thiết bị phải rõ ràng, đúng với thực chất của thiết bị, không được ghi mập mờ, gây ra nhầm lẫn với nhãn thiết bị khác.
1.5. Ngôn ngữ trình bầy nhãn thiết bị:
1.5.1. Nhãn thiết bị lưu thông trong nước phải được viết bằng tiếng Việt Nam. Tuỳ theo yêu cầu của từng loại thiết bị có thể viết thêm bằng tiếng nước ngoài nhưng kích thước phải nhỏ hơn.
1.5.2. Đối với thiết bị nhập khẩu để lưu thông, tiêu thụ ở thị trường Việt Nam thì ngôn ngữ trình bày trên nhãn thiết bị được áp dụng một trong các cách thức sau đây:
a) Khi ký kết hợp đồng nhập khẩu, thương nhân cần yêu cầu để phía cung cấp thiết bị chấp thuận ghi trên phần nhãn nguyên gốc các thông tin thuộc nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt Nam.
b) Trường hợp không thoả thuận được như quy định trên thì thương nhân nhập khẩu thiết bị phải làm nhãn phụ ghi những thông tin thuộc nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt Nam đính kèm theo nhãn nguyên gốc bằng tiếng nước ngoài của thiết bị đó trước khi đưa ra bán hoặc lưu thông trên thị trường.
1.6. Nhãn thiết bị không có giá trị thay thế cho Giấy chứng nhận hợp chuẩn vật tư, thiết bị bưu chính viễn thông do Tổng cục Bưu điện cấp.
II- NỘI DUNG GHI NHÃN THIẾT BỊ
2.1.1. Tên thiết bị:
2.1.1.1. Tên thiết phải được ghi rõ trên nhãn thiết bị theo nguyên tắc sau:
a) Nếu thiết bị là loại có tên trong tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) thì tên của thiết bị được lấy theo tên ghi trong tiêu chuẩn Việt Nam đó.
b) Nếu thiết bị chưa có tên trong Tiêu chuẩn Việt Nam, thì tên thiết bị được lấy theo tên ghi trong các Tiêu chuẩn ngành do Tổng cục Bưu điện ban hành hoặc Tiêu chuẩn Quốc tế đã được Tổng cục Bưu điện công bố áp dụng.
c) Trường hợp thiết bị chưa có tên theo quy định tại các mục a, b nêu trên, thì lấy tên kèm theo danh mã của thiết bị đó trong bảng phân loại hàng hoá HS Quốc tế (Harmonized commodity description and coding System) mà Việt Nam đã công bố áp dụng.
d) Nếu thiết bị không có tên theo quy định tại các mục a, b, c trên đây, thì việc ghi tên của thiết bị được dùng tên mô tả cụ thể hoặc nói rõ công dụng của thiết bị.
2.1.1.2. Trường hợp thiết bị có nhiều chức năng khác nhau, thì tên của thiết bị được xác định theo chức năng, công dụng chính của thiết bị đó. Ví dụ: Máy FAX có chức năng điện thoại, chức năng tự động trả lời, thì vẫn lấy tên theo chức năng chính là máy FAX....
2.1.2. Tên và địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm về thiết bị:
- Việc ghi tên của thương nhân chịu trách nhiệm về thiết bị trên nhãn thiết bị được thực hiện theo nguyên tắc sau:
+ Nếu thiết bị được sản xuất hoàn chỉnh tại một cơ sở sản xuất, tên thương nhân chịu trách nhiệm về thiết bị là tên cơ sở sản xuất với dòng chữ ghi trên nhãn thiết bị là:
"Sản xuất tại............" hoặc "Sản phẩm của.................."
+ Nếu thiết bị được lắp ráp từ các chi tiết, phụ kiện từ nhiều cơ sở sản xuất khác nhau, tên thương nhân chịu trách nhiệm về thiết bị là tên cơ sở lắp ráp thành phẩm, với dòng chữ ghi trên nhãn thiết bị là:
"Cơ sở lắp ráp.............." hoặc "Lắp ráp tại..................."
+ Nếu thiết bị là hàng nhập khẩu hoặc hàng thuộc đại lý bán hàng cho thương nhân nước ngoài, thì tên thương nhân chịu trách nhiệm về thiết bị là thương nhân nhập khẩu hoặc tên thương nhân đại lý bán hàng, với dòng chữ:
"Thương nhân nhập khẩu......" hoặc "Thương nhân đại lý.........."
- Việc ghi địa chỉ của thương nhân quy định như sau:
+ Địa chỉ gồm có: Số nhà, đường phố (thôn, xóm), phường (xã), quận (huyện, thị xã), thành phố (tỉnh).
+ Ghi địa chỉ trụ sở chính của thương nhân, nơi thương nhân đăng ký để tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh.
2.1.3. Hướng dẫn sử dụng, vận hành và bảo quản:
- Trên nhãn hiệu thiết bị phải ghi hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, cảnh báo nguy hại có thể xẩy ra khi sử dụng thiết bị không đúng cách thức và cách xử lý sự cố nguy hại (nếu có).
- Trường hợp nhãn thiết bị không đủ diện tích để ghi các hướng dẫn nói trên thì phải ghi các nội dung đó vào một tài liệu kèm theo thiết bị để cung cấp cho người mua thiết bị.
2.1.4. Xuất xứ của thiết bị:
Đối với thiết bị nhập khẩu, thương nhân phải ghi rõ trên nhãn tên nước xuất xứ (nước sản xuất và nước xuất khẩu) của thiết bị.
2.2. Nội dung không bắt buộc:
2.2.1. Ngoài những nội dung bắt buộc phải ghi rõ trên nhãn thiết bị như quy định trên đây, tuỳ theo yêu cầu và đặc thù riêng của từng loại thiết bị, thương nhân có thể ghi thêm các thông tin khác nếu thấy cần thiết, nhưng không được trái với các quy định của pháp luật và của Thông tư này.
2.2.2. Thương nhân có thể ghi trên nhãn thiết bị các nội dung (nếu có) như: mã số, mã vạch do tổ chức mã số, mã vạch quốc gia cấp; nhãn hiệu hàng hoá đã được bảo hộ sở hữu công nghiệp; các loại huy chương đã được khen thưởng; các chứng nhận sản phẩm hàng hoá đạt tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam hoặc quốc tế; số hiệu lô hàng được sản xuất; các dấu hiệu quốc tế được dùng cho vận chuyển, sử dụng, bảo quản...
III- CÁC HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ GHI NHÃN THIẾT BỊ VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
3.1. Các hành vi vi phạm pháp luật về ghi nhãn thiết bị:
a) Lưu thông thiết bị không có nhãn thiết bị theo quy định.
b) Nhãn thiết bị có những nội dung thông tin bằng hình ảnh, hình vẽ hoặc chữ viết không đúng với bản chất thực của thiết bị đó.
c) Nhãn thiết bị không rõ ràng, mờ nhạt đến mức mắt thường không đọc được nội dung ghi trên nhãn.
d) Nhãn thiết bị không có đủ các nội dung bắt buộc theo quy định tại Thông tư này.
e) Nội dung trình bày trên nhãn thiết bị không đúng kích thước, vị trí, cách ghi và ngôn ngữ.
f) Nội dung ghi trên nhãn thiết bị bị tẩy xoá, sửa đổi.
g) Thay nhãn thiết bị nhằm mục đích lừa dối người tiêu dùng.
h) Sử dụng nhãn hiệu hàng hoá đã được pháp luật bảo hộ mà không được sự chấp thuận của chủ sở hữu. Mọi tổ chức, cá nhân có bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật về ghi nhãn hàng hoá đối với thiết bị viễn thông đầu cuối thuê bao nói trên đều phải bị xử lý theo quy định của Pháp luật.
3.2. Hình thức và thẩm quyền xử lý vi phạm về ghi nhãn hàng hoá đối với thiết bị viễn thông đầu cuối thuê bao được thực hiện theo quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.
3.3. Tổng cục Bưu điện là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại trong việc thực hiện quản lý nhà nước về ghi nhãn thiết bị theo quy định của pháp luật.
4.1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
4.3. Các đơn vị thuộc Tổng cục Bưu điện trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ liên quan có trách nhiệm giải thích và hướng dẫn việc thi hành Thông tư này.
4.4. Các tổ chức, cá nhân, thương nhân sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu thiết bị viễn thông đầu cuối thuê bao chịu trách nhiệm thi hành các quy định tại Thông tư này.
4.5. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Tổng cục Bưu điện để xem xét giải quyết.
Trần Đức Lai (Đã ký) |
- 1Thông tư 34/1999/TT-BTM hướng dẫn Quyết định 178/1999/QĐ-TTg về Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Thương mại ban hành
- 2Thông tư 04/2001/TT-BTM hướng dẫn Chỉ thị 28/2000/CT-TTg thực hiện Quy chế ghi nhãn hàng hoá ban hành kèm theo Quyết định 178/1999/QĐ-TTg do Bộ Thương mại ban hành
- 3Thông tư 102/2001/TT-BNN hướng dẫn thực hiện Quyết định 178/1999/QĐ-TTg về quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hoá lâm sản, hàng hoá chế biến từ lâm sản, hạt ngũ cốc và hạt nông sản các loại có bao gói do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- 1Thông tư 05/2000/TT-TCBĐ sửa đổi Thông tư 03/2000/TT-TCBĐ về việc ghi nhãn hàng hoá đối với thiết bị viễn thông đầu cuối thuê bao sản xuất trong nước và nhập khẩu do Tổng cục Bưu điện ban hành
- 2Thông tư 03/2001/TT-TCBĐ sửa đổi Thông tư 03/2000/TT-TCBĐ về việc ghi nhãn hàng hoá đối với thiết bị viễn thông đầu cuối thuê bao sản xuất trong nước và nhập khẩu do Tổng Cục Bưu Điện ban hành
- 1Quyết định 178/1999/QĐ-TTg về Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 34/1999/TT-BTM hướng dẫn Quyết định 178/1999/QĐ-TTg về Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Thương mại ban hành
- 3Thông tư 04/2001/TT-BTM hướng dẫn Chỉ thị 28/2000/CT-TTg thực hiện Quy chế ghi nhãn hàng hoá ban hành kèm theo Quyết định 178/1999/QĐ-TTg do Bộ Thương mại ban hành
- 4Thông tư 102/2001/TT-BNN hướng dẫn thực hiện Quyết định 178/1999/QĐ-TTg về quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hoá lâm sản, hàng hoá chế biến từ lâm sản, hạt ngũ cốc và hạt nông sản các loại có bao gói do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
Thông tư 03/2000/TT-TCBĐ hướng dẫn Quyết định 178/1999/QĐ-TTg về việc ghi nhãn hàng hoá đối với thiết bị viễn thông đầu cuối thuê bao sản xuất trong nước và nhập khẩu do Tổng cục Bưu điện ban hành
- Số hiệu: 03/2000/TT-TCBĐ
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 26/07/2000
- Nơi ban hành: Tổng cục Bưu điện
- Người ký: Trần Đức Lai
- Ngày công báo: 08/10/2000
- Số công báo: Số 37
- Ngày hiệu lực: 10/08/2000
- Ngày hết hiệu lực: 01/07/2016
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực