BỘ Y TẾ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ |
Số: 03-BYT-TT | Hà Nội, ngày 18 tháng 02 năm 1964 |
Kính gửi: | -Các sở, ty y tế; |
Dựa theo tinh thần Thông tư 44-TT ngày 28-10-1959, công văn số 1002-GV ngày 20-08-1962 và Thông tư 15-TT ngày 15-3-1963 của Bộ Giáo dục quy định chế độ công tác và chế độ phụ cấp giảng dạy cho giảng viên các trường chuyên nghiệp trung cấp, đại học và các trường lớp hàm thụ tại chức.
Căn cứ đặc điểm công tác của ngành là: cán bộ giảng dạy đều phải dành một số thời gian để tham gia công tác bệnh viện, điều trị phục vụ bệnh nhân, mặt khác phần nhiều cán bộ ở bệnh viện đều có tham gia giảng dạy; để thống nhất nhiệm vụ, chế độ công tác, chế độ phụ cấp giảng dạy ở các trường, Bộ quy định cụ thể như sau:
I. CHỨC TRÁCH VÀ NHIỆM VỤ CÁC BỘ GIẢNG DẠY.
A. Tất cả cán bộ chuyên môn trung, cao cấp của ngành đều có nhiệm vụ:
- Làm công tác vệ sinh phòng bệnh;
- Làm công tác điều trị;
- Làm công tác giảng dạy;
- Làm công tác nghiên cứu khoa học và kỹ thuật.
B. Trên cơ sở bốn nhiệm vụ chủ yếu của ngành, các cán bộ chuyên môn làm công tác giảng dạy có những nhiệm vụ cụ thể sau:
1. Cán bộ giảng dạy chuyên nghiệp (y, bác sĩ) thuộc biên chế nhà trường có nhiệm vụ phải dạy giờ tiêu chuẩn và hoàn thành tốt công tác giảng dạy của mình, đồng thời phải dành thời gian để tham gia công tác điều trị ở bệnh viện.
- Mỗi tuần năm buổi, mỗi buổi từ 2 giờ 30 đến 3 giờ.
- Có phụ trách một số giường bệnh bằng 1/4 số giường so với số giường của cán bộ bệnh viện phụ trách;
- Mỗi tháng có tham gia trực đêm ở bệnh viện từ một đến hai lần.
Số giờ còn lại của những buổi đi bệnh viện, cán bộ giảng dạy nhà trường có nhiệm vụ giảng dạy lâm sàng, hướng dẫn học sinh thực tập, mỗi tuần tối thiểu từ 5 giờ trở lên và coi đó là những giờ nghĩa vụ không được tính hưởng phụ cấp.
2. Hiệu trưởng, hiệu phó đều có tham gia giảng dạy một số thời gian để nắm sát tình hình và có kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo giảng dạy. Trường hợp Phó ty, bệnh viện trưởng kiêm nhiệm hiệu trưởng bận nhiều thì giờ về công tác lãnh đạo thì có thể miễn giờ tiêu chuẩn dạy, nhưng phải có kế hoạch bố trí theo dõi công tác giảng dạy để nắm sát tình hình.
3. Cán bộ ở bệnh viện có nhiệm vụ hoàn thành tốt công tác điều trị phục vụ bệnh nhân, đồng thời có nhiệm vụ tham gia giảng dạy ở trường một số thời gian nhất định, nhưng không phải là giờ tiêu chuẩn và dạy giờ nào được phụ cấp giờ ấy.
4. Ngoài việc lên lớp giảng dạy lý thuyết, các cán bộ giảng dạy còn có nhiệm vụ trực tiếp cho giảng dạy như: soạn giáo trình, giáo án, chuẩn bị giáo cụ, chấm bài thi, phụ đạo, sinh hoạt tổ môn v.v…
II. CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC GIẢNG DẬY VÀ SỐ GIỜ TIÊU CHUẨN
Chế độ công tác giảng dạy trước đây thường quy định số giờ tiêu chuẩn hàng tuần cho mỗi giáo viên nhưng thực tế thì có tuần dạy ít, có tuần dạy nhiều và cũng có tuần không dạy; nay lấy cơ sở của toàn niên học mỗi năm là 32 tuần để tính, tuy có cụ thể cho từng tuần nhưng giáo viên phải hoàn thành đủ số giờ tiêu chuẩn của cả năm học, nếu đã dạy quá số giờ tiêu chuẩn của cả năm học thì được phụ cấp những giờ đó. Số giờ dạy tiêu chuẩn hàng năm của mỗi giáo viên như sau:
1. Đối với giáo viên dạy môn chuyên môn:
a) Mới dạy: toàn niên học dạy 224 giờ (mỗi tuần dạy 7 giờ).
b) Đã dạy từ một năm đến ba năm: toàn niên học dạy 256 giờ (mỗi tuần dạy 8 giờ)
c) Đã dạy từ ba năm trở lên: toàn niên học dạy 288 giờ (mỗi tuần dạy 9 giờ).
d) Đối với các giáo viên dạy môn phi lâm sàng (lớp Dược…) giáo viên dạy các lớp bổ túc, bồi dưỡng nghiệp vụ không tham gia công tác bệnh viện thì toàn niên học dạy từ 384 giờ đến 448 giờ (mỗi tuần dạy từ 12 đến 14 giờ), mới dạy thì dạy ở mức tối thiểu, đã dạy một năm trở lên dạy ở mức tối đa;
e) Những giáo viên dạy những bài chuẩn bị một lần mà dạy từ hai lớp song song trở lên thì mỗi tuần dạy tăng lên một giờ (loại 7 giờ tăng lên 8 giờ, 8 giờ tăng lên 9 giờ) và tuỳ theo số tuần dạy các lớp song song nhiều hay ít để tăng số giờ lên, rồicộng với số giờ tiêu chuẩn đã quy định cho từng loại giáo viên trong toàn niên học mà giáo viên phải hoàn thành.
Ngoài nhiệm vụ giảng dạy lý thuyết, các giáo viên còn có nhiệm vụ hướng dẫn thực tập cho học sinh mỗi tuần ít nhất năm giờ (lấy ở số giờ còn lại của các buổi sáng khi sang công tác ở bệnh viện) còn những giờ hướng dẫn thảo luận, giờ phụ đạo, kiểm tra chấm bài thi, chuẩn bị bài giảng… là nhiệm vụ của giáo viên chuyên môn.
2. Đối với giáo viên chính trị:
- Mới dạy: toàn niên học dạy 320 giờ (mỗi tuần 10 giờ).
- Đã dạy từ một năm đến ba năm: toàn niên học dạy 352 giờ (mỗi tuần dạy 11 giờ)
- Đã dạy từ ba năm trở lên: toàn niên học dạy 384 giờ (mỗi tuần dạy 12 giờ).
- Những giờ sau đây được tính như giờ lên lớp lý thuyết:
Giờ giảng lý thuyết chính thức;
Giờ giải đáp thắc mắc;
Giờ tổng kết;
Giờ báo cáo thời sự (có ghi trong chương trình giảng dạy)
- Những giờ chuẩn bị bài giàng, giờ hướng dẫn thảo luận tổ, giờ phụ đạo, kiểm tra chấm bài thi… là nhiệm vụ của giáo viên chính trị.
3. Đối với giáo viên dạy môn văn hoá:
- Số tuần lên lớp của giáo viên văn hoá không thống nhất với số tuần lên lớp hàng năm của giáo viên chuyên môn và chính trị (có năm học 10 tháng hoặc trên dưới 40 tuần) nên số giờ dạy tuy có quy định cho mỗi tuần nhưng nhân với số tuần có thực phải dạy trong niên học:
- Mới dạy mỗi tuần dạy 15 giờ;
- Đã dạy từ một năm đến ba năm: mỗi tuần dạy 16 giờ;
- Đã dạy từ ba năm trở lên: mỗi tuần dạy 17 giờ;
Trường hợp phải dạy nhiều môn, nhiều lớp, lớp có đông học sinh (từ 60 học sinh trở lên) thì mỗi tuần được giảm một giờ.
4. Đối với giáo viên thể dục thể thao: mỗi tuần dạy 16 giờ:
- Những giờ thực hành ngoài sân bãi có giáo trình, giáo án, giờ hướng dẫn cán sự các lớp (có trong kế hoạch giảng dạy) được coi như giờ lên lớp lý thuyết;
- Những giờ theo dõi học sinh luyện tập, đi kiểm tra uốn nắn động tác, hướng dẫn ngoại khoá, vận động phong trào thể dục thể thao là nhiệm vụ của giáo viên thể dục thể thao.
5. Đối với giáo viên quân sự: mỗi tuần dạy 16 giờ.
- Những giờ chính thức giảng dạy lý thuyết ở các lớp cho giáo viên, cho học sinh, những giờ hướng dẫn các khoa, mục ngoài bãi tập và thao trường, có giáo trình, giáo án, vừa giảng lý thuyết vừa biểu diễn động tác chiến thuật, kỹ thuật đều được tính như giờ lý thuyết.
- Những giờ theo dõi học sinh trong các tiểu đội, uốn nắn động tác, chuẩn bị khí tài dụng cụ, vận động thể thao quốc phòng thì không tính là giờ lên lớp lý thuyết mà coi như nhiệm vụ của giáo viên thể dục thể thao.
6. Đối với các cán bộ giảng dạy ở bệnh viện, ở viện đều có trách nhiệm tham gia giảng dạy mỗi tuần từ 3 đến 4 giờ nhưng không phải là giờ tiêu chuẩn mà dạy giờ nào được hưởng phụ cấp giờ ấu (theo quy định của mục III trong thông tư này).
7. Đối với cán bộ phụ trách công tác lãnh đạo:
a) Hiệu trưởng, hiệu phó:
Để đảm bảo công tác lãnh đạo nhà trường và nắm được tình hình công tác giảng dạy, và để có kinh nghiệm lãnh đạo công tác giảng dạy, nên hiệu trưởng, hiệu phó đều phải tham gia giảng dạy một số thời gian quy định như sau:
- Hiệu trưởng: Toàn niên học dạy 32 giờ, đồng thời có nhiệm vụ trực tiếp lãnh đạo công tác giảng dạy, tham gia thông qua các bài giảng, lãnh đạo tổ chức việc thi kiểm tra tốt nghiệp v.v…Trường hợp Phó ty, bệnh viện trường kiêm hiệu trưởng vì bận nhiều công tác lãnh đạo nên được miễn giờ tiêu chuẩn nhưng cần bố trí thì giờ theo dõi công tác giảng dạy.
- Hiệu phó chính trị: (có làm công tác giảng dạy) Toàn niên học dạy 64 giờ, đồng thời có nhiệm vụ trực tiếp lãnh đạo công tác tư tưởng, công tác giáo dục chính trị, công tác tổ chức, quản trị hành chính và các công tác khác thuộc phạm vị chức trách của hiệu phó chính trị. Nếu hiệu phó chính trị không có khả năng giảng dạy thì không quy định giờ tiêu chuẩn.
- Hiệu phó chuyên môn: Nếu là cán bộ chuyên trách công tác nhà trường toàn niên học dạy từ 96 đến 128 giờ (mỗi tuần dạy từ 3 đến 4 giờ). Nếu hiệu phó chuyên môn kiêm cả trưởng phòng giáo vụ thì được giảm mỗi tuần một giờ trong tiêu chuẩn. Nếu là cán bộ không chuyên trách công tác nhà trường (bệnh viên phó kiêm hiệu phó) thì không phải dạy giờ tiêu chuẩn.
b) Trưởng phòng giáo vụ: Nên dành mỗi tuần từ 7 đến 8 giờ để tham gia công tác bệnh viện; thời gian còn lại làm công tác giảng dạy và hành chính, nên số giờ phải dạy trong toàn niên học từ 96 đến 128 giờ (mỗi tuần dạy từ 3 đến 4 giờ).
Nếu là trưởng phòng giáo vụ kiêm hiệu phó chuyên môn thì được giảm mỗi tuần một giờ tiêu chuẩn.
c) Chủ nhiệm lớp và trưởng tổ môn: Mỗi tuần được giảm một giờ so với các giáo viên chuyên trách. Nếu kiêm cả hai chức vụ cũng chỉ được giảm một giờ.
8. Đối với các giáo viên là phụ nữ có thai từ sáu tháng trở lên và những chị em có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống thì mỗi tuần miễn giảm một giờ.
III. MỨC PHỤ CẤP VÀ GIÁ BIỂU PHỤ CẤP GIẢNG DẬY
A. Mức phụ cấp.
1. Các giáo viên chuyên nghiệp, hiệu trưởng, hiệu phó đều phải hoàn thành số giờ tiêu chuẩn của toàn niên học, nếu đã dạy quá số giờ tiêu chuẩn đồng thời hoàn thành các công tác phục vụ cho giảng dạy như: hướng dẫn thực tập, phụ đạo, chấm bài kiểm tra…đều được hưởng phụ cấp dạy thêm giờ bằng 100% mức giá biểu phụ cấp dạy giờ hiện hành.
2. Các giáo viên không chuyên nghiệp không phải dạy giờ tiêu chuẩn (bao gồm các cán bộ ở bệnh viện, Viện, Sở, Ty Y tế,… kể cả hiệu trưởng, hiệu phó không dạy giờ tiêu chuẩn) được mời đến các trường để dạy thì có ba trường hợp để phụ cấp dạy giờ như sau:
- Nếu soạn bài và giảng bài đều dùng trong giờ chính quyền được hưởng 30% mức giá biểu phụ cấp dạy giờ hiện hành;
- Nếu soạn bài ngoài giờ chính quyền và giảng bài trong giờ chính quyền (hoặc soạn bài trong giờ chính quyền và giảng bài ngoài giờ chính quyền) được hưởng 65% mức giá biểu phụ cấp dạy giờ hiện hành;
- Nếu soạn bài và giảng bài đều ở ngoài giờ chính quyền được hưởng 100% mức giá biểu phụ cấp dạy giờ hiện hành;
Trường hợp có giáo viên dạy trong giờ chính quyền nhưng thuộc buổi của phiên nghỉ trực thì những giờ dạy ấy coi như dạy ngoài giờ chính quyền.
- Giờ hướng dẫn thực tập, giảng lâm sàng ở bệnh viện thì cứ hai giờ được tính là một giờ lý thuyết và cũng áp dụng như ba trường hợp trên.
B. GIÁ BIỂU PHỤ CẤP DẬY GIỜ
- Dạy môn văn hoá cấp II: 0đ60 một giờ.
- Dạy môn văn hoá cấp III, thể dục thể thao, chính trị, quân sự, ngoại ngữ: 1đ00 một giờ.
- Dạy môn chuyên môn: 1đ20 một giờ.
C. CÁCH THANH TOÁN PHỤ CẤP
- Đối với các giáo viên chuyên nghiệp, hiệu trưởng, hiệu phó nhà trường, việc phụ cấp dạy thêm giờ được thanh toán sau từng học kỳ.
- Các giáo viên đi dạy các trường khác phải được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường mình và được tính vào giờ tiêu chuẩn hàng năm để tính trả phụ cấp (nếu dạy ở các trường sơ cấp thì cứ hai giờ được tính bằng một giờ), số tiền phụ cấp dạy giờ do trường bạn trả giao cho tài vụ nhà trường để quản lý.
- Đối với các giáo viên không chuyên nghiệp không dạy giờ tiêu chuẩn (cán bộ ở bệnh viện, viện….) dạy giờ nào được phụ cấp giờ ấy và thanh toán hàng tuần.
- Các giáo viên chuyên nghiệp, cán bộ phụ trách hướng dẫn thực tập và phụ đạo cho học sinh thường xuyên, sau khi đã dạy đủ số giờ tiêu chuẩn và hoàn thành các công tác khác phục vụ cho giảng dạy trong cả năm được nghỉ hè một tháng.
- Hiệu trưởng và hiệu phó có tham gia giảng dạy đã hoàn thành số giờ tiêu chuẩn dạy cả năm và các công tác lãnh đạo khác được nghỉ hè từ 15 đến 20 ngày.
- Các giáo viên chuyên nghiệp mới dạy một nửa số giờ tiêu chuẩn của cả niên học hoặc mới dạy có một học kỳ được nghỉ hè từ 15 đến 20 ngày.
- Các giáo viên không chuyên nghiệp không dạy giờ tiêu chuẩn thì không được nghỉ hè mà nghỉ phép hàng năm theo chế độ chung (kể cả hiệu trưởng, hiệu phó không dạy giờ tiêu chuẩn).
- Các cán bộ làm công tác tổ chức, hành chính, quản trị v.v…thì cũng không được nghỉ hè mà nghỉ phép hàng năm theo chế độ chung.
a) Để đảm bảo sức khỏe cán bộ và đảm bảo chất lượng giảng dạy, nên số giờ dạy thêm trong một niên khoá nhất thiết không quá nửa số giờ tiêu chuẩn hàng năm, mặt khác cần hạn chế việc phân công cán bộ giảng dạy kiêm nhiệm nhiều công tác.
b) Những ngày ốm đau đi nằm bệnh viên, những thời gian đi công tác (từ một tuần trở lên) trong khi đang làm nhiệm vụ giảng dạy thì được lấy số tiêu chuẩn của mỗi tuần để trừ vào số giờ tiêu chuẩn hàng năm.
c) Những điểm quy định trong thông tư này áp dụng cho các trường chuyên nghiệp trung cấp; nhưng các trường, lớp bổ túc ngắn hạn, quản lý ngành, hàm thụ tại chức có chương trình tương đương cũng áp dụng mức phụ cấp và giá biểu phụ cấp quy định ở mục III trong thông tư này. Các văn bản của Bộ trước đây hướng dẫn về chế độ công tác, chế độ phụ cấp giảng dạy nếu trái với thông tư này đều bãi bỏ.
Trong khi thi hành thấy có những khó khăn mắc mứu gì thì phản ảnh với Bộ để nghiên cứu giải quyết.
K.T BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ |
- 1Thông tư 13-TT năm 1963 quy định chế độ công tác và chế độ phụ cấp giảng dạy cho giảng viên các trường, lớp tại chức (học buổi tối, học bằng thư) Đại học và Trung cấp do Bộ Giáo Dục ban hành
- 2Nghị định 199-NĐ năm 1957 quy định phụ cấp giảng dạy cho những giáo viên, cán bộ dạy các lớp bổ túc văn hóa tổ chức ngoài giờ làm việc cho cán bộ công nhân viên cơ quan, xí nghiệp quốc doanh, nông lâm trường quốc doanh và Công trường xây dựng cơ bản do Bộ trưởng Bộ Giáo Dục ban hành.
- 3Thông tư 21/TT/GD-1968 quy định chế độ công tác của thầy giáo giảng dạy ở trường trung học chuyên nghiệp sư phạm do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành
- 4Thông tư 49-BGD-1979 quy định chế độ công tác đối với giáo viên trường phổ thông do Bộ Giáo dục ban hành
- 1Thông tư 13-TT năm 1963 quy định chế độ công tác và chế độ phụ cấp giảng dạy cho giảng viên các trường, lớp tại chức (học buổi tối, học bằng thư) Đại học và Trung cấp do Bộ Giáo Dục ban hành
- 2Nghị định 199-NĐ năm 1957 quy định phụ cấp giảng dạy cho những giáo viên, cán bộ dạy các lớp bổ túc văn hóa tổ chức ngoài giờ làm việc cho cán bộ công nhân viên cơ quan, xí nghiệp quốc doanh, nông lâm trường quốc doanh và Công trường xây dựng cơ bản do Bộ trưởng Bộ Giáo Dục ban hành.
- 3Thông tư 21/TT/GD-1968 quy định chế độ công tác của thầy giáo giảng dạy ở trường trung học chuyên nghiệp sư phạm do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành
- 4Thông tư 49-BGD-1979 quy định chế độ công tác đối với giáo viên trường phổ thông do Bộ Giáo dục ban hành
Thông tư 03-BYT-TT-1964 quy định chế độ công tác và phụ cấp giảng dạy cho cán bộ giảng dạy ở các trường chuyên nghiệp trung cấp thuộc Bộ Y tế do Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 03-BYT-TT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 18/02/1964
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Đinh Thị Cần
- Ngày công báo: 11/03/1964
- Số công báo: Số 6
- Ngày hiệu lực: 04/03/1964
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định