Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ CÔNG NGHIỆP | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2002/TT-BCN | Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2002 |
THÔNG TƯ
CỦA BỘ CÔNG NGHIỆP SỐ 03/2002/TT-BCN NGÀY 25 THÁNG 9 NĂM 2002 VỀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN GIÁ BÁN ĐIỆN
Căn cứ Nghị định số 45/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về hoạt động điện lực và sử dụng điện;
Căn cứ Quyết định số 124/2002/QĐ-TTg ngày 20 tháng 9 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về giá bán điện;
Sau khi trao đổi thống nhất với Ban vật giá Chính phủ và Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, Bộ Công nghiệp hướng dẫn thực hiện giá bán điện như sau:
1- Thông tư này hướng dẫn thực hiện giá bán điện theo Quyết định số: 124/2002/QĐ-TTg ngày 20 tháng 9 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ.
Mức giá bán điện theo Quyết định nêu trên áp dụng cho các đối tượng sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng sinh hoạt, cơ quan hành chính sự nghiệp có hợp đồng mua bán điện trực tiếp với các đơn vị thuộc Tổng Công ty điện lực Việt Nam (mức giá cụ thể cho từng đối tượng như Phụ lục kèm theo).
Giá bán điện quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này là giá bán điện chưa có thuế giá trị gia tăng và theo các tiêu chuẩn chất lượng điện quy định tại Nghị định số 45/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về hoạt động điện lực và sử dụng điện.
2- Khi thực hiện mua, bán điện phải sử dụng công tơ đo đếm và thông qua hợp đồng. Việc ký kết hợp đồng mua bán điện thực hiện theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 Nghị định số 45/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về hoạt động điện lực và sử dụng điện.
3- Khi bên mua điện sử dụng điện cho nhiều mục đích khác nhau với mức giá khác nhau thì bên bán điện phải lắp công tơ đo đếm điện riêng cho từng loại giá; trường hợp chưa lắp được công tơ riêng thì hai bên mua, bán điện căn cứ vào tình hình thực tế sử dụng điện để xác định tỷ lệ cụ thể của mỗi loại giá và đưa vào hợp đồng mua bán điện.
4- Bên mua điện là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài thường trú ở Việt Nam đầu tư theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước (giấy phép đầu tư được cấp có thẩm quyền cấp) thì được áp dụng giá bán điện như bên mua điện là người Việt Nam.
5- Bên mua điện sử dụng điện năng ít hơn 15 kWh/tháng thì việc ghi chỉ số công tơ có thể tiến hành ba tháng một lần. Nếu bên mua điện sử dụng điện năng trong 3 tháng ít hơn 15 kWh thì ghi đúng chỉ số chỉ số trên công tơ và bên bán điện được thu khoản chi phí cố định bằng giá trị 15 kWh theo biểu giá bán điện quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này và hạch toán vào doanh thu bán điện.
6- Giá bán lẻ điện sinh hoạt trực tiếp đến hộ dân nông thôn của các tổ chức cá nhân tiếp tục thực hiện theo công văn số 1303/CP-KTTH ngày 3 tháng 11 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư Liên tịch số 01/1999/TT-LT/BVGCP-BCN ngày 10 tháng 12 năm 1999 và Thông tư liên tịch số 02/2000/TTLT-BVGCP-BCN ngày 15 tháng 02 năm 2000 của Ban vật giá Chính phủ và Bộ Công nghiệp.
7- Giá bán điện phải áp dụng theo đúng đối tượng sử dụng điện.
Bên mua điện có trách nhiệm kê khai đúng mục đích sử dụng điện để tính theo giá bán điện đúng đối tượng quy định tại mục III Thông tư này.
Nếu bên mua điện thay đổi mục đích sử dụng điện dẫn đến thay đổi giá phải thông báo cho bên bán điện trước 15 ngày để điều chỉnh giá trong hợp đồng. Bên bán điện kiểm tra và kịp thời áp dụng giá bán điện theo đúng đối tượng quy định.
Việc áp dụng giá sai đối tượng sử dụng điện dẫn tới gây thiệt hại cho bên mua hoặc bên bán điện, khi phát hiện, sẽ truy thu hoặc thoái hoàn tiền điện. Trường hợp không xác định rõ thời điểm áp dụng sai giá sẽ tính với thời gian là một năm.
8- Việc mua, bán công suất phản kháng thực hiện theo Thông tư liên tịch số 09/2001/TTLB-BCN-BVGCP ngày 31 tháng 10 năm 2001 của Bộ Công nghiệp - Ban vật giá Chính phủ.
9- Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
a) "Bên mua điện" là tổ chức, cá nhân có ký hợp đồng mua điện của bên bán điện để trực tiếp sử dụng hoặc bán lại cho tổ chức, cá nhân khác.
b) "Bên bán điện" là các cơ sở bán điện thuộc Tổng Công ty điện lực Việt Nam.
II- GIÁ BÁN ĐIỆN THEO CẤP ĐIỆN ÁP, THEO THỜI GIAN SỬ DỤNG TRONG NGÀY
1- Giá bán điện theo cấp điện áp
Giá bán điện theo cấp điện áp được áp dụng đối với tất cả các bên mua điện và được quy định tại Phụ lục kèm theo của Thông tư này, trừ các bên mua điện theo giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc tháng, giá bán buôn điện cho nông thôn, khu tập thể, cụm dân cư. Công tơ đo đếm điện đặt ở cấp điện áp nào thì tính giá theo quy định tại cấp điện áp đó. Tiền điện được tính theo sản lượng ghi được ở công tơ đo đếm điện, không phân biệt máy biến áp của bên mua điện hay bên bán điện, không cộng thêm bất cứ loại chi phí nào. Nếu bên mua điện có yêu cầu di chuyển vị trí đặt công tơ đo đếm từ cấp điện áp này sang cấp điện áp khác phải thống nhất với bên bán điện và chịu chi phí di chuyển công tơ đo đếm.
2- Giá bán điện theo thời gian sử dụng trong ngày.
a) Giá bán điện được quy định theo thời gian sử dụng điện trong ngày (dưới đây gọi là hình thức ba giá). Thời gian sử dụng điện trong ngày để áp dụng hình thức ba giá được quy định như sau:
- Giờ bình thường: từ 04 giờ 00 đến 18 giờ 00 (14 giờ)
- Giờ cao điểm: từ 18 giờ 00 đến 22 giờ 00 (04 giờ)
- Giờ điểm thấp: từ 22 giờ 00 đến 04 giờ sáng hôm sau (6 giờ) và được áp dụng với các đối tượng sau:
- Bên mua điện sử dụng vào mục đích sản xuất và kinh doanh, được cấp điện qua máy biến áp chuyên dùng từ 50 KVA trở lên hoặc có sản lượng điện sử dụng trung bình ba tháng liên tục từ 5000 kWh/tháng trở lên.
Nhằm góp phần cân bằng biểu đồ phụ tải, giảm chi phí đầu tư nguồn điện khuyến khích các bên mua điện có máy biến áp và sản lượng điện sử dụng dưới mức quy định nêu trên áp dụng hình thức ba giá. Tổng Công ty điện lực Việt Nam có trách nhiệm tạo điều kiện, hướng dẫn để những hộ này được lắp công tơ ba giá.
- Bên mua điện sử dụng vào mục đích bơm tưới tiêu phục vụ sản xuất: lúa, rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày xen canh.
b) Bên bán điện phải chuẩn bị đủ công tơ đo đếm điện ba giá để lắp đặt cho bên mua điện thuộc đối tượng áp dụng hình thức giá này. Trong khi bên bán điện chưa lắp đặt công tơ ba giá thì áp dụng giá bán điện theo giờ bình thường.
c) Trường hợp công tơ đo đếm điện bị mất, hoạt động không chính xác (kể cả không chính xác về thời gian) hoặc ngừng hoạt động thì sản lượng điện sử dụng được tính theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 40 Nghị định số 45/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về hoạt động điện lực và sử dụng điện và giá bán điện được tính theo giờ bình thường.
d) Trường hợp bên mua điện thuộc đối tượng áp dụng hình thức ba giá có các tổ chức, cá nhân dùng chung công tơ không thuộc đối tượng này thì bên bán điện phải tách riêng công tơ của các tổ chức, cá nhân dùng chung thành hộ chính để ký hợp đồng mua bán điện trực tiếp.
Nếu vì điều kiện kỹ thuật mà chưa tách riêng hợp đồng các tổ chức, cá nhân sử dụng điện chung công tơ thì bên bán điện lắp công tơ ba giá cho các tổ chức, cá nhân sử dụng điện chung để khấu trừ điện năng theo thực tế sử dụng. Trường hợp không lắp được công tơ ba giá thì bên mua điện áp dụng giá điện giờ bình thường.
Ví dụ: Bên mua điện là Nhà máy A có máy biến áp dung lượng 560 kVA thuộc đối tượng áp dụng hình thức ba giá nhưng có các tổ chức, cá nhân dùng chung không thuộc đối tượng này, bao gồm:
- Khu tập thể nhà máy sử dụng điện cho sinh hoạt áp dụng giá bán buôn điện sinh hoạt.
- Trường dạy nghề B áp dụng giá bán điện đối với cơ quan hành chính sự nghiệp.
Các đơn vị dùng chung này được lắp công tơ ba giá để khấu trừ nên sản lượng giá theo thời gian ngày của nhà máy A được tính như sau:
Đơn vị tính:KWh
Giờ bình thường | Giờ cao điểm | Giờ thấp điểm | |
1. Điện sử dụng chung (theo công tơ) | 7.856.000 | 2.150.000 | 3.450.000 |
2. Điện sử dụng của trường dạy nghề B (theo công tơ) | 1.572.000 | 457.000 | 356.000 |
3- Điện sử dụng vào sinh hoạt (theo công tơ) | 560.800 | 349.400 | 175.000 |
4- Điện sử dụng của nhà máy A | 5.723.200 | 1.343.600 | 2.919.000 |
III- GIÁ BÁN ĐIỆN THEO ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
a) Giá bán điện cho các ngành sản xuất bình thường
Áp dụng đối với tất cả các bên mua điện để sử dụng vào sản xuất thuộc các ngành sau:
- Nông nghiệp: trồng trọt (kể cả điện phục vụ cho tưới cây công nghiệp, cây ăn quả ở những diện tích không thu thuỷ lợi phí, thắp sáng kích thích cây ăn quả cho năng suất cao); chăn nuôi gia súc, thuỷ hải sản và các loại chăn nuôi khác; sản xuất thuốc bảo quản và chống dịch bệnh;
- Lâm nghiệp;
- Thuỷ hải sản;
- Khai thác mỏ;
- Công nghiệp;
- Xây dựng;
- Giao thông vận tải;
- Văn phòng các Tổng Công ty, Công ty quản lý sản xuất kinh doanh tính theo giá sản xuất theo ngành nghề tương ứng;
- Các kho chứa hàng hoá (thành phần, bán thành phẩm) đang trong quá trình sản xuất;
- Các doanh nghiệp hoạt động công ích;
- Các hoạt động sản xuất khác;
b) Giá bán điện cho một số ngành sản xuất đặc thù:
b1) Giá bán điện cho bơm nước tưới tiêu áp dụng đối với các bên mua điện sử dụng vào mục đích bơm nước tưới tiêu phục vụ sản xuất lúa, rau, màu, cây công nghiệp ngắn ngày xen canh (đay, cói, lạc, đỗ...), giống lúa, cây ăn quả, giống cây ăn quả có thu thuỷ lợi phí, kể cả điện sử dụng tại Văn phòng các cơ quan làm nhiệm vụ quản lý, khai thác các công trình thuỷ lợi.
b2) Giá bán điện cho sản xuất nước sạch, thoát nước, xử lý nước thải đô thị; luyện thép, fero, clindon, xút, sản xuất urê, quặng tuyển apatit, phốt pho vàng, áp dụng đối với các đối tượng sau:
- Bên mua điện để sản xuất nước sạch (kể cả điện sử dụng tại Văn phòng kinh doanh nước sạch) cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng sinh hoạt, sản xuất kinh doanh bảo đảm đủ các điều kiện như: Có giấy phép kinh doanh nước sạch; bán nước sạch theo giá quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc Uỷ ban nhân dân huyện, thị trấn, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh được Uỷ ban nhân dân tỉnh uỷ quyền.
Trường hợp bên mua điện là tổ chức, cá nhân sản xuất nước sạch ở thôn xã để bán cho các hộ tiêu dùng, nếu dùng điện sau công tơ tổng thì tính theo giá mục đích khác của giá bán buôn cho nông thôn, nếu sử dụng điện theo hợp đồng riêng thì tính theo giá sản xuất nước sạch.
Bên mua điện để sản xuất nước sạch nếu có nhu cầu áp dụng giá bán điện theo thời gian ngày thì bên bán điện lắp đặt công tơ ba giá và thực hiện giá bán điện theo thời gian ngày.
- Bên mua điện sử dụng điện vào việc bơm thoát nước, tiêu úng và xử lý nước thải của thành phố thị xã.
- Bên mua điện sử dụng cho luyện thép, fero, clindon; sản xuất xút, u rê, quặng tuyển apatit; phốt pho vàng, chỉ được áp dụng biểu giá này đối với sản lượng điện dùng vào: luyện thép (kể cả các khâu phụ trợ cho luyện thép, luyện gang, sản xuất ô xy trong khu liên hợp); dây chuyền luyện fero, luyện clindon; dây chuyền sản xuất phân u re, quặng tuyển apatit, phốt pho vàng; dây chuyền sản xuất xút thương phẩm nồng độ 32% trở lên.
Không áp dụng đối với sản lượng điện sử dụng vào các khâu khác hoặc mục đích khác của bên mua.
c) Giá bán điện cho khu công nghiệp:
Ban quản lý khu công nghiệp ký hợp đồng mua điện của bên bán điện tại công tơ tổng, bán lại điện cho các tổ chức, cá nhân sử dụng điện nằm trong khu công nghiệp thì giá bán điện áp dụng như sau:
c1) Bên bán điện bán cho Ban quản lý khu công nghiệp áp dụng theo mức giá bán điện quy định tại cấp điện áp đặt công tơ đo đếm điện tuỳ theo từng loại giá (có và không có vốn đầu tư nước ngoài). Việc tính sản lượng điện theo từng loại giá tại công tơ tổng được xác định như sau:
- Sản lượng điện tính theo giá đối với tổ chức, cá nhân sử dụng điện có vốn đầu tư nước ngoài là sản lượng ghi được tại công tơ của tổ chức, cá nhân sử dụng điện trực tiếp vào sản xuất kinh doanh do đại diện ba bên (bán điện, mua điện và khách hàng sử dụng điện trực tiếp sau công tơ tổng) xác nhận.
- Sản lượng điện tính theo giá đối với tổ chức, cá nhân sử dụng điện không có vốn đầu tư nước ngoài bằng sản lượng ghi được ở công tơ tổng trừ (-) tổng sản lượng tính theo giá đối với tổ chức, cá nhân sử dụng điện có vốn đầu tư nước ngoài.
c2) Ban quản lý khu công nghiệp bán điện cho các hộ sử dụng điện trong khu công nghiệp: áp dụng theo đúng biểu giá bán điện quy định tại Phụ lục kèm theo
Thông tư này.
Ví dụ: Ban quản lý khu công nghiệp A mua điện của bên bán điện ở cấp điện áp 110 KV để bán lại cho các hộ sử dụng điện vào sản xuất nằm trong khu công nghiệp thì giá Ban quản lý khu công nghiệp A thanh toán với bên bán điện được tính như sau:
Đơn vị tính: đ/kWh
Đối với hộ sử dụng điện có vốn đầu tư nước ngoài | Đối với hộ sử dụng điện không có vốn đầu tư nước ngoài (Việt Nam ) | |
- Giờ bình thường | 830 | 785 |
- Ban quản lý khu công nghiệp A bán điện cho các hộ sản xuất trong khu công nghiệp tại cấp điện áp 6 kV như sau:
Đơn vị tính: đ/kWh
Đối với hộ sử dụng điện có vốn đầu tư nước ngoài | Đối với hộ sử dụng điện không có vốn đầu tư nước ngoài (Việt Nam ) | |
- Giờ bình thường | 1020 | 895 |
2- Giá bán điện cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp:
a) Giá bán điện cho cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp áp dụng đối với bên mua điện là:
- Các cơ quan hành chính Nhà nước; đơn vị sự nghiệp; đơn vị lực lượng vũ trang; tổ chức chính trị; chính trị - xã hội; các hiệp hội nghề nghiệp.
- Các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, báo chí, thể dục thể thao (kể cả bể bơi, quần vợt...); Đài phát thanh, truyền hình; các nhà hát, công ty biểu diễn; Công ty và rạp chiếu bóng, rạp xiếc, nhà văn hoá, thông tin, nhà thi đấu thể thao; viện bảo tàng, nhà lưu niệm, triển lãm, nhà tang lễ, đài hoá thân; phần được cấp kinh phí từ ngân sách của hội chợ, ban quản lý chợ; phần được cấp kinh phí từ ngân sách của các nhà khách, nhà nghỉ thuộc các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Bên mua điện phải cung cấp những văn bản pháp lý về sử dụng kinh phí ngân sách để làm cơ sở xác định tính giá theo tỷ lệ.
Ví dụ: Nhà khách số 8 Chu Văn An Hà Nội là đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ: phần hoạt động được cấp kinh phí từ Văn phòng Chính phủ tính theo giá hành chính sự nghiệp, phần hoạt động kinh doanh tính theo giá kinh doanh, dịch vụ theo tỷ lệ.
- Các cơ quan bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.
- Các cơ quan nghiên cứu, thiết kế, quy hoạch; dạy nghề, dạy học (ngoài đối tượng được nêu ở điểm b khoản 2 mục III của Thông tư này).
- Các tổ chức, cơ quan phát hành sách, báo Trung ương và địa phương (kể cả các cửa hàng), cung cấp thiết bị trường học, thiết bị y tế (kể cả các cửa hàng), các tổ chức hoạt động từ thiện của người nước ngoài.
- Các cơ sở tư vấn, trừ cơ sở tư vấn nêu tại điểm b mục 2 phần III của Thông tư này.
- Các kho dự trữ thuộc Cục dự trữ quốc gia.
- Ngân hàng phục vụ người nghèo.
- Các ban quản lý dự án.
Các hoạt động sản xuất hàng hoá của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp tính theo giá bán điện cho sản xuất; các hoạt động kinh doanh, dịch vụ tính theo giá bán điện cho kinh doanh, dịch vụ.
b) Giá bán điện cho bệnh viện, nhà trẻ, mẫu giáo, trường học phổ thông áp dụng cho các đối tượng sau:
Nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường phổ thông các cấp: tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, trung tâm giáo dục thường xuyên (phần dạy văn hoá phổ thông), trường dân tộc nội trú.
Các bệnh viện (kể cả nhà tang lễ của bệnh viện), cơ sở khám, chữa bệnh (kể cả phần khám, chữa bệnh của trung tâm y tế dự phòng), cơ sở điều dưỡng, phục hồi chức năng, điều trị bệnh nghề nghệp, cơ sở cai nghiện ma tuý, văn phòng tư vấn: cai nghiện ma tuý, HIV, sinh đẻ có kế hoạch. Các cơ sở này phải có quyết định thành lập của cấp có thẩm quyền hoặc có giấy phép hành nghề. Trường hợp không có quyết định thành lập của cấp có thẩm quyền hoặc giấy phép hành nghề thì tính theo giá kinh doanh dịch vụ.
c) Giá bán điện cho chiếu sáng công cộng áp dụng đối với bên mua điện sử dụng vào mục đích chiếu sáng công cộng đường phố, công viên, ngõ xóm, đền, chùa, nhà thờ, di tích lịch sử đã được xếp hạng, nghĩa trang liệt sĩ, khu tập thể hoặc cầu thang nhà tập thể, thang máy khu chung cư, bơm nước phục vụ sinh hoạt tại khu tập thể cụm dân cư.
a) Giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc thang:
Áp dụng đối với Bên mua điện sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt gia đình.
Cách tính tiền điện hàng tháng như sau:
Ví dụ 1: Bên mua điện trong tháng sử dụng điện là: 60 kwh.
Số tiền Bên mua điện phải trả là: 36.300đ
Trong đó: Tiền điện 60 kwh x 550đ/kwh = 33.000đ
- Thuế giá trị gia tăng (10%) = 3.300đ
Ví dụ 2: Bên mua điện trong tháng sử dụng 370 kwh
Số tiền Bên mua điện phải trả là: 431.750đ
Trong đó: - 100 kwh đầu tiên: 100 kwh x 550đ/kwh = 55.000đ
- 50 kwh tiếp theo: 50 kwh x 900đ/kwh = 45.000đ
- 50 kwh tiếp theo: 50kwh x 1210đ/kwh = 60.500đ
- 100 kwh tiếp theo: 100kwh x 1340đ/kwh = 134.000đ
- 70 kwh còn lại: 70kwh x 1400đ/kwh = 98.000đ
- Tổng cộng tiền điện = 392.500đ
- Thuế GTGT 10% = 39.250đ
- Bên mua điện có các hộ sử dụng điện dùng chung công tơ (có hộ khẩu riêng) cần yêu cầu bên bán điện lắp đặt công tơ riêng cho từng hộ sử dụng để ký hợp đồng mua bán điện trực tiếp.
Trong khi bên bán điện chưa lắp đặt được công tơ riêng cho từng hộ sử dụng, tạm thời áp dụng như sau: bên mua điện gồm dưới 10 hộ sử dụng điện đối với thị xã, thị trấn, huyện lỵ, ngoại thành các thành phố và dưới 15 hộ sử dụng điện đối với nội thành các thành phố thì áp dụng giá điện bậc thang cho các hộ sử dụng theo nguyên tắc mức bậc thang chung của bên mua điện bằng mức điện năng tối đa của từng bậc thang quy định trong biểu giá điện nhân với số hộ sử dụng điện dùng chung công tơ.
Ví dụ: Bên mua điện gồm 4 hộ sử dụng điện mua điện qua một công tơ đo đếm điện, mức bậc thang giá bán lẻ điện sinh hoạt tính như sau:
- 100 kwh x 4 hộ = 400 kwh đầu tiên tính giá 550đ/kwh
- 50kwh x 4 hộ = 200kwh tiếp theo tính giá 900đ/kwh
- 50 kwh x 4 hộ = 200 kwh tiếp theo tính giá 1210đ/kwh
- 100kwh x 4 hộ = 400 kwh tiếp theo tính giá 1340đ/kwh
- Lượng điện tiếp theo từ kwh thứ 1201 tính giá 1400đ/kwh
- Bên mua điện gồm một hộ sử dụng điện có nhiều hợp đồng mua bán điện sinh hoạt (mỗi hợp đồng được lắp một công tơ riêng) sử dụng điện vào sinh hoạt tại một địa điểm thì sản lượng để tính giá điện sinh hoạt bậc thang là tổng sản lượng điện ghi được ở các công tơ tại địa điểm của hộ đó.
- Trường hợp sinh viên và người lao động thuê nhà để ở mà chủ nhà là bên mua điện ký hợp đồng mua bán điện trực tiếp với bên bán điện thì cứ 4 người (căn cứ vào giấy đăng ký tạm trú) tính là một hộ sử dụng điện áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc thang.
- Trường hợp Bên mua điện ký hợp đồng mua điện phục vụ sinh hoạt theo giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc thang, có hoạt động khác (sản xuất, kinh doanh...) dùng chung qua công tơ điện sinh hoạt: nếu tháng nào sản lượng điện đo đếm được tại công tơ nhỏ hơn hoặc bằng 50 kwh/hộ (có hộ khẩu riêng) thì tính giá điện sinh hoạt bậc thang; nếu lớn hơn 50 kwh/hộ thì tính giá cho từng mục đích sử dụng điện theo tỷ lệ được thể hiện trong hợp đồng.
Ví dụ: Bên mua điện ký hợp đồng mua điện phục vụ sinh hoạt theo giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc thang có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ dùng chung qua công tơ đo đếm điện sinh hoạt. Trong hợp đồng thống nhất giữa hai bên mua bán điện có tỷ lệ điện sinh hoạt là 80%, điện sản xuất là 10%, điện kinh doanh, dịch vụ là 10%.
Nếu trong tháng hộ này sử dụng 45 kwh/tháng thì tính 100% giá điện sinh hoạt ở nấc thang 100kwh đầu tiên giá 550đ/kwh.
Nếu trong tháng hộ này sử dụng 150 kwh thì tính giá như sau:
- Sản lượng điện tính giá sinh hoạt bậc thang: 150 kwh x 80% = 120kwh
100 kwh đầu tiên giá 550đ/kwh
20 kwh tiếp theo giá 900 đ/kwh
- Sản lượng điện tính giá sản xuất (895đ/kwh): 150 kwh x 10% = 15 kwh
- Sản lượng tính giá kinh doanh (1410đ/kwh): 150 kwh x 10% = 15 kwh
b) Giá bán buôn:
b1) Giá bán điện cho nông thôn:
- Giá bán điện phục vụ cho sinh hoạt nông thôn:
Áp dụng đối với sản lượng điện sử dụng vào mục đích sinh hoạt của các hộ sử dụng điện tại xã, Hợp tác xã, thôn, xóm, mua điện theo công tơ tổng đặt tại trạm biến áp, không phân biệt trạm biến áp của Bên mua điện hay bên bán điện, không phân biệt cấp điện áp.
- Giá bán điện phục vụ cho các mục đích khác:
Áp dụng đối với lượng điện sử dụng ngoài mục đích sinh hoạt và bơm nước tưới tiêu phục vụ sản xuất lúa, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày xen canh.
Sản lượng điện tính theo mỗi loại giá (sinh hoạt, bơm nước, mục đích khác) là sản lượng điện ghi được ở công tơ đặt tại biến áp. Trường hợp không có công tơ điện riêng cho từng loại giá thì căn cứ vào tình hình thực tế sử dụng điện để xác định tỷ lệ cụ thể cho mỗi loại giá và đưa vào hợp đồng mua bán điện.
- Giá bán điện áp dụng đối với sản lượng điện sử dụng vào bơm nước tới tiêu phục vụ sản xuất lúa, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày xen canh theo tỷ lệ tại công tơ tổng là giá bán điện giờ bình thường.
- Trường hợp bên mua điện có tỷ trọng sử dụng điện vào mục đích khác (sản xuất, kinh doanh...) từ 50% trở lên tính cho một công tơ thì tính theo giá điện cho sản xuất với cấp điện áp tương ứng tại Phụ lục kèm theo của Thông tư này trừ lùi 10%.
Ví dụ 1: Bên mua điện có công tơ điện đặt tại trạm biến áp, cấp điện áp 6 kv, cấp điện sinh hoạt cho 100 hộ dân nông thôn 45% sản lượng, bơm nước tưới tiêu 5% sản lượng, điện phục vụ cho mục đích khác 50% sản lượng tính theo giá như sau:
- 45% sản lượng điện tính theo giá bán buôn điện sinh hoạt nông thôn 390đ/kwh
- 5% sản lượng điện tính theo giá bơm nước theo giờ bình thường 600đ/kwh
- 50% sản lượng điện tính theo giá bán điện cho sản xuất trừ lùi 10% là 774đ/kwh (860 x 0,9 = 774).
Ví dụ 2: Bên mua điện có công tơ điện đặt tại trạm biến áp, cấp điện áp 6 kv, cấp điện cho sinh hoạt của 100 hộ dân nông thôn 55% sản lượng, bơm nước tưới tiêu 5% sản lượng, điện phục vụ cho mục đích khác 40% sản lượng tính theo giá như sau:
- 55% sản lượng điện áp giá bán buôn điện sinh hoạt nông thôn 390đ/kwh
- 5% sản lượng điện tính theo giá bơm nước theo giờ bình thường 600đ/kwh
- 40% sản lượng điện tính theo giá bán điện cho mục đích khác 730đ/kwh.
- Trường hợp một trạm biến áp có xuất tuyên riêng cho các xã, Hợp tác xã, thôn, xóm khác để được hưởng giá bán buôn thì cần bảo đảm điều kiện công tơ đo đếm điện tổng đặt tại trạm biến áp.
- Trường hợp các trạm biến áp của nông trường, lâm trường vừa cấp điện cho cán bộ công nhân viên nông, lâm trường vừa cấp điện cho nông dân theo từng tuyến không thực hiện được việc đo đếm riêng của từng đối tượng tính giá như sau:
Phần sản lượng điện cấp cho khu tập thể cán bộ công nhân viên tính theo giá bán buôn cho khu tập thể, cụm dân cư.
Phần sản lượng điện cấp cho nông dân tính theo giá bán buôn điện nông thôn.
- Trường hợp các trạm biến áp của nông trường, lâm trường vừa cấp điện cho cán bộ công nhân viên nông, lâm trường vừa cấp điện cho nông dân ở xen kẽ nhau không xác định được đối tượng cụ thể thì tính theo giá bán buôn điện nông thôn đối với điện sinh hoạt; đối với điện sử dụng của mục đích khác tính theo giá mục đích khác của khu tập thể cụm dân cư.
b2) Giá bán điện cho các khu tập thể, cụm dân cư:
- Giá bán điện phục vụ sinh hoạt áp dụng đối với sản lượng điện phục vụ sinh hoạt của:
Các khu tập thể của cơ quan, xí nghiệp, nhà máy, công trường, nông trường, lâm trường, trạm, trại... mà Bên mua điện gồm từ 10 hộ sử dụng điện trở lên đối với thị xã, thị trấn, huyện lỵ, ngoại thành các thành phố và từ 15 hộ sử dụng điện trở lên đối với thành phố.
Nhà ở tập thể của học sinh, sinh viên, cơ quan, xí nghiệp, lực lượng vũ trang, cơ sở dưỡng lão, người tàn tật, trại trẻ mồ côi ...
Nhà ở của người tu hành ở đền, chùa, nhà thờ ....
- Giá bán điện cho các mục đích sử dụng khác: áp dụng đối với lượng điện sử dụng ngoài mục đích sinh hoạt.
Giá bán buôn điện sinh hoạt cho các cụm dân cư nêu trên chỉ áp dụng cho những nơi mà Tổng Công ty điện lực Việt Nam chưa có điều kiện bán lẻ đến hộ dân tiêu dùng. Những nơi Tổng Công ty điện lực Việt Nam có điều kiện bán lẻ thì Tổng Công ty được phép xoá bán tại công tơ tổng để lắp công tơ bán trực tiếp đến hộ tiêu dùng.
4- Giá bán điện cho tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh dịch vụ, du lịch, thương nghiệp
Áp dụng đối với các đối tượng sử dụng điện sau:
- Các Công ty, cửa hàng, cơ sở kinh doanh thương nghiệp bán buôn, bán lẻ vật tư, hàng hoá kể cả các cửa hàng bán thuốc trừ sâu, thuốc thú y, giống cây, con.
- Các cơ sở kinh doanh tiền tệ: Ngân hàng thương mại, Quỹ tiết kiệm, Công ty tài chính, Công ty chứng khoán.
- Công ty truyền hình cáp MMDS.
- Công ty xổ số thuộc tất các các thành phần kinh tế.
- Các tổ chức hoạt động bảo hiểm (trừ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế)
- Cơ sở du lịch, cửa hàng nhiếp ảnh, vũ trường, cửa hàng karaoke, massage.
- Cửa hàng ăn uống, giải khát, uốn tóc, giặt là, may đo, rửa ô tô, xe máy...
- Cửa hàng sửa chữa, tân trang hàng tiêu dùng.
- Khách sạn, nhà trọ, nhà nghỉ, nhà khách của các ngành, địa phương, phục vụ khách trong và ngoài nước.
- Bên mua điện là người Việt Nam ký hợp đồng mua điện cho người nước ngoài sử dụng tại các địa điểm cho thuê để ở, làm văn phòng.
- Điện dùng ở phòng bán vé, trạm giao nhận hàng, phòng đợi (kể cả sảnh chờ) cửa hàng, quầy bán hàng hoá thuộc các sân bay, nhà ga, bến xe, bến cảng...
- Điện dùng ở các trạm thu phí giao thông, điểm trông giữ xe ôtô.
- Điện dùng ở các kho chứa hàng hoá trong quá trình lưu thông.
- Văn phòng, trụ sở Tổng Công ty,Công ty thuộc mọi thành phần kinh tế làm nhiệm vụ quản lý kinh doanh, dịch vụ.
- Đối với các hoạt động bưu chính viễn thông thuộc Bộ Bưu chính viễn thông, Bộ Quốc phòng:
Căn cứ vào mục đích sử dụng điện để xác định đối tượng giá bán điện cho phù hợp: sản xuất; kinh doanh, dịch vụ hay cơ quan hành chính, sự nghiệp.
Ví dụ: điện sử dụng ở Nhà máy thiết bị bưu điện thuộc đối tượng giá sản xuất; điện sử dụng ở Công ty vật tư bưu điện thuộc đối tượng giá kinh doanh, dịch vụ, điện sử dụng ở Trường đại học Bưu chính viễn thông thuộc đối tượng giá cơ quan hành chính, sự nghiệp.
Tổng Công ty Bưu chính viễn thông, bưu điện các tỉnh, thành phố (kể cả các cơ sở trực thuộc), Công ty tem vừa sử dụng điện vào sản xuất, vừa sử dụng điện vào kinh doanh tính theo giá như sau:
- Văn phòng Tổng Công ty Bưu chính viễn thông, Bưu điện tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tầu và các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Thông tin di động, Công ty Viễn thông Quốc tế:
70% sản lượng điện sử dụng theo giá sản xuất.
30% sản lượng điện sử dụng theo giá kinh doanh.
- Bưu điện các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Gia Lai - Công Tum , Đắc Lắc:
97% sản lượng điện theo giá sản xuất
3% sản lượng điện theo giá kinh doanh
- Bưu điện các tỉnh còn lại, các Công ty Viễn thông liên tỉnh và Công ty Tem:
90% sản lượng điện sử dụng theo giá sản xuất.
10% sản lượng điện sử dụng theo giá kinh doanh.
5- Giá bán điện đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người nước ngoài:
a) Giá bán điện đối với sản xuất và một số hoạt động dưới đây được áp dụng giá điện như sản xuất:
- Áp dụng cho các cơ sở sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài (100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh) theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (kể cả trường hợp sản xuất nước máy và liên doanh vận tải hành khách); không phân biệt cơ sở đó nằm trong hoặc ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất.
- Điện dùng cho xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên doanh đầu tư với nước ngoài không phân biệt bên ký hợp đồng mua điện là bên chủ đầu tư hay các bên thi công.
- Điện dùng cho các đơn vị người nước ngoài (bên B) thi công các công trình vốn đầu tư trong nước.
- Trường hợp Bên mua điện là doanh nghiệp Việt Nam - là nhà thầu phụ của bên B nước ngoài - ký hợp đồng mua điện trực tiếp với bên bán điện thì tính giá như đối tượng doanh nghiệp Việt Nam.
- Điện bán cho các tàu nước ngoài vào cảng Việt Nam.
- Điện sử dụng cho hoạt động chiếu bóng, dạy học, dạy nghề, khám chữa bệnh do nước ngoài đầu tư hoặc liên doanh.
b) Giá bán điện cho hoạt động kinh doanh, dịch vụ, du lịch, thương mại:
Áp dụng đối với lượng điện sử dụng vào mục đích dịch vụ, du lịch, thương nghiệp, khách sạn của các cơ sở hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
c) Giá bán điện cho tiêu dùng sinh hoạt:
- Áp dụng đối với điện tiêu dùng sinh hoạt của các đại sứ quán, thương vụ, cơ quan đại diện (lãnh sự, văn phòng đại diện cấp Chính phủ, Nhà nước), các tổ chức quốc tế, cơ quan ngoại giao đoàn.
- Áp dụng đối với điện sử dụng tại văn phòng đại diện của các Công ty, tổ chức và cá nhân người nước ngoài không thực hiện các hoạt động kinh doanh. Trường hợp có thực hiện các hoạt động kinh doanh (như ký kết các hợp đồng mua bán, quản lý kinh doanh...) thì áp dụng giá bán điện kinh doanh, dịch vụ theo quy định tại điểm b, khoản 5 mục III của Thông tư này.
- Áp dụng đối với diện tiêu dùng sinh hoạt tại các khu tập thể của người nước ngoài, nhà riêng của cá nhân và gia đình người nước ngoài cư trú tại Việt Nam (người nước ngoài trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện).
1- Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2002 và được thực hiện thống nhất trong phạm vi toàn quốc. Những quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
2- Tổng Công ty điện lực Việt Nam chỉ đạo các Công ty điện lực phối hợp với Sở tài chính - Vật giá, Sở công nghiệp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện Thông tư này.
3- Sở công nghiệp phối hợp với Sở tài chính vật giá các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra việc thực hiện giá bán điện, đặc biệt là giá bán điện sinh hoạt ở nông thôn. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc cần phản ánh về Bộ Công nghiệp, Ban vật giá Chính phủ để kịp thời xem xét, giải quyết.
Bùi Xuân Khu (Đã ký) |
GIÁ BÁN ĐIỆN
(Kèm theo thông tư số 03/2002/TT-BCN ngày 25 tháng 9 năm 2002 của Bộ Công nghiệp về hướng dẫn thực hiện giá bán điện) Đơn vị tính đ/kWh
Đối tượng áp dụng giá | Mức giá |
A- Giá bán điện cho sản xuất: I- Giá bán điện cho các ngành sản xuất bình thường: 1- Giá bán điện ở cấp điện áp 110 KV trở lên: a) Giờ bình thường b) Giờ thấp điểm c) Giờ cao điểm 2- Giá bán điện ở cấp điện áp từ 22KV đến dưới 110 KV: a) Giờ bình thường b) Giờ thấp điểm c) Giờ cao điểm 3- Giá bán điện ở cấp điện áp từ 6 KV đến dưới 22 KV: a) Giờ bình thường b) Giờ thấp điểm c) Giờ cao điểm 4- Giá bán điện ở cấp điện áp dưới 6 KV a) Giờ bình thường b) Giờ thấp điểm c) Giờ cao điểm II- Giá bán điện cho các ngành sản xuất đặc thù: 1- Giá bán điện cho bơm nước tưới tiêu: lúa, rau, màu và cây công nghiệp ngắn ngày xen canh: a) Giá bán điện ở cấp điện áp 6 KV trở lên: - Giờ bình thường - Giờ thấp điểm - Giờ cao điểm b) Giá bán diện ở cấp điện áp dưới 6 KV: - Giờ bình thường - Giờ thấp điểm - Giờ cao điểm 2- Giá bán điện cho sản xuất nước sạch, thoát nước đô thị, luyện thép, fero, clindon, xút, u rê, phốt pho vàng, quặng tuyển Apatit: a) Giá bán điện ở cấp điện áp từ 110 KV trở lên: - Giờ bình thường - Giờ thấp điểm - Giờ cao điểm b) Giá bán điện ở cấp điện áp từ 22 KV đến dưới 110 KV - Giờ bình thường - Giờ thấp điểm - Giờ cao điểm c) Giá bán điện ở cấp điện áp 6 KV đến dưới 22 KV: - Giờ bình thường - Giờ thấp điểm - Giờ cao điểm d) Giá bán điện ở cấp điện áp dưới 6 KV - Giờ bình thường - Giờ thấp điểm - Giờ cao điểm B- Giá bán điện cho các cơ quan hành chính, sự nghiệp: I- Bệnh viện, nhà trẻ, mẫu giáo, trường học phổ thông: 1- Giá bán điện ở cấp điện áp 6 KV trở lên 2- Giá bán điện ở cấp điện áp dưới 6 KV II- Chiếu sáng công cộng: 1- Giá bán điện ở cấp điện áp 6 KV trở lên 2- Giá bán điện ở cấp điện áp dưới 6 KV III- Cơ quan hành chính, sự nghiệp: 1- Giá bán điện ở cấp điện áp 6 KV trở lên 2- Giá bán điện ở cấp điện áp dưới 6 KV C- Giá bán điện sinh hoạt: I- Giá bán lẻ điện tiêu dùng sinh hoạt bậc thang: 1- Cho 100 kWh đầu tiên 2- Cho 50 kWh tiếp theo 3- Cho 50 kWh tiếp theo 4- Cho 100 kWh tiếp theo 5- Cho kWh thứ 301 trở lên II- Giá bán buôn: 1- Giá bán điện cho nông thôn a) Giá bán điện phục vụ sinh hoạt b) Giá bán điện cho các mục đích khác 2- Giá bán điện cho khu tập thể, cụm dân cư a) Giá bán điện phục vụ sinh hoạt - Bán điện qua MBA của khách hàng - Bán điện qua MBA của ngành điện b) Giá bán điện cho các mục đích khác D- Giá bán điện cho kinh doanh dịch vụ, du lịch, thương nghiệp: 1- Giá bán điện ở cấp điện áp từ 6 KV trở lên a) Giờ bình thường b) Giờ thấp điểm c) Giờ cao điểm 2- Giá bán điện ở cấp điện áp dưới 6 KV a) Giờ bình thường b) Giờ thấp điểm c) Giờ cao điểm Đ- Giá bán điện đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người nước ngoài tại Việt Nam: I- Giá bán điện đối với sản xuất: 1- Giá bán điện ở cấp điện áp 110 KV trở lên a) Giờ bình thường b) Giờ thấp điểm c) Giờ cao điểm 2- Giá bán điện ở cấp điện áp từ 22 KV đến dưới 110 KV a) Giờ bình thường b) Giờ thấp điểm c) Giờ cao điểm 3- Giá bán điện ở cấp điện áp từ 6 KV đến dưới 22 KV a) Giờ bình thường b) Giờ thấp điểm c) Giờ cao điểm 4- Giá bán điện ở cấp điện áp dưới 6 KV a) Giờ bình thường b) Giờ thấp điểm c) Giờ cao điểm II- Giá bán điện đối với kinh doanh 1- Giá bán điện ở cấp điện áp từ 22 KV trở lên a) Giờ bình thường b) Giờ thấp điểm c) Giờ cao điểm 2- Giá bán điện ở cấp điện áp từ 6 KV đến dưới 22 KV a) Giờ bình thường b) Giờ thấp điểm c) Giờ cao điểm 3- Giá bán điện ở cấp điện áp dưới 6 KV a) Giờ bình thường b) Giờ thấp điểm c) Giờ cao điểm III- Giá bán điện cho sinh hoạt của người nước ngoài 1- Cấp điện áp từ 22 KV trở lên 2- Cấp điện áp từ 6 KV đến dưới 22 KV 3- Cấp điện áp dưới 6 KV | 785 425 1325 815 445 1370 860 480 1430 895 505 1480 600 240 950 630 250 1000 740 390 1265 770 410 1310 795 425 1350 835 445 1420 780 820 860 895 885 920 550 900 1210 1340 1400 390 730 570 580 770 1350 790 2190 1410 815 2300 830 440 1410 890 480 1510 950 520 1600 1020 560 1710 1260 690 2110 1400 760 2360 1530 850 2550 1200 1330 1470 |
- 1Quyết định 43/2006/QĐ-BCN công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Công nghiệp ban hành hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 2Công văn số 3831/CV-TCKT ngày 02/10/2002 của Bộ Công nghiệp về việc tăng cường quản lý giá bán điện sinh hoạt nông thôn
- 3Quyết định 116/1998/QĐ/BVGCP-TLSX về bán điện chưa có thuế giá trị gia tăng do Trưởng ban Ban Vật giá Chính phủ ban hành
- 4Thông tư liên tịch 05/1999/TTLT/BVGCP-BCN về việc thực hiện giá bán điện do Ban Vật giá Chính phủ - Bộ Công nghiệp ban hành
- 5Quyết định 46/1999/QĐ-BVGCP về giá bán điện đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do Trưởng ban Ban Vật giá Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 215/2004/QĐ-TTg về giá bán điện do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Thông tư 01/2005/TT-BCN hướng dẫn thực hiện giá bán điện do Bộ Công nghiệp ban hành
- 8Thông báo 25/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện giá bán điện do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Công văn số 3831/CV-TCKT ngày 02/10/2002 của Bộ Công nghiệp về việc tăng cường quản lý giá bán điện sinh hoạt nông thôn
- 2Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) 1998
- 3Công văn về việc bán điện đến hộ nông dân
- 4Quyết định 116/1998/QĐ/BVGCP-TLSX về bán điện chưa có thuế giá trị gia tăng do Trưởng ban Ban Vật giá Chính phủ ban hành
- 5Thông tư liên tịch 01/1999/TTLT-BVGCP-BCN hướng dẫn giá bán điện tiêu dùng sinh hoạt đến hộ dân nông thôn do Ban Vật giá Chính phủ - Bộ Công nghiệp ban hành
- 6Thông tư liên tịch 05/1999/TTLT/BVGCP-BCN về việc thực hiện giá bán điện do Ban Vật giá Chính phủ - Bộ Công nghiệp ban hành
- 7Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2000
- 8Quyết định 46/1999/QĐ-BVGCP về giá bán điện đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do Trưởng ban Ban Vật giá Chính phủ ban hành
- 9Nghị định 45/2001/NĐ-CP về hoạt động điện lực và sử dụng điện
- 10Thông tư liên tịch 09/2001/TTLT-BCN-BVGCP hướng dẫn mua, bán công suất phản kháng do Bộ Công nghiệp - Ban vật giá Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 124/2002/QĐ-TTg về giá bán điện do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Công văn 4027/CV-TCKT năm 2002 đính chính Thông tư 03/2002/TT-BCN về thực hiện giá bán điện do Bộ Công nghiệp ban hành
- 13Quyết định 215/2004/QĐ-TTg về giá bán điện do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Thông tư 01/2005/TT-BCN hướng dẫn thực hiện giá bán điện do Bộ Công nghiệp ban hành
- 15Thông báo 25/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện giá bán điện do Văn phòng Chính phủ ban hành
Thông tư 03/2002/TT-BCN hướng dẫn thực hiện giá bán điện do Bộ Công nghiệp ban hành
- Số hiệu: 03/2002/TT-BCN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 25/09/2002
- Nơi ban hành: Bộ Công nghiệp
- Người ký: Bùi Xuân Khu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/10/2002
- Ngày hết hiệu lực: 04/01/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra