Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2001/TT-NHNN | Hà Nội, ngày 04 tháng 4 năm 2001 |
Căn cứ Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 70/2000/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2000 về việc giữ bí mật, lưu trữ và cung cấp thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện Nghị định này như sau:
1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Thông tư này hướng dẫn về việc giữ bí mật, lưu trữ và cung cấp các thông tin có liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng và các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng có hoạt động ngân hàng.
Đối tượng áp dụng là các tổ chức tín dụng và các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng có hoạt động ngân hàng (gọi chung trong Thông tư này là tổ chức) theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc cung cấp và sử dụng các thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng.
2.1. Cán bộ và nhân viên của tổ chức nhận tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng chỉ được cung cấp các thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng cho các đối tượng được quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Nghị định số 70/2000/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về việc giữ bí mật, lưu trữ và cung cấp thông tin liên quan đến tiền gửi, tài sản gửi của khách hàng.
2.2. Việc cung cấp thông tin liên quan đến tiền gửi vầ tài sản gửi của khách hàng phải tuân theo các quy định sau:
Tổ chức nhận tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng không được cung cấp các thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng trong trường hợp khách hàng yêu cầu qua điện thoại.
b. Đối với việc cung cấp thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng theo yêu cầu của người được khách hàng đó uỷ quyền: Phải có giấy uỷ quyền đối với trường hợp được phép uỷ quyền theo quy định của pháp luật, yêu cầu cung cấp thông tin phải phù hợp với nội dung uỷ quyền và phải được thực hiện bằng văn bản nêu rõ những thông tin cần cung cấp có liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng và phù hợp với các quy chế, thể lệ của tổ chức nhận tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng.
c. Đối với việc cung cấp thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng để phục vụ hoạt động nội bộ của tổ chức nhận tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng được thực hiện theo quy định của Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức nhận tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng.
d. Đối với việc cung cấp thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng theo yêu cầu của các đối tượng được quy định tại các khoản 3, 4 Điều 5 và Điều 6 Nghị định 70/2000/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21 tháng 11 năm 2000 về việc giữ bí mật, lưu trữ và cung cấp thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng: Yêu cầu cung cấp thông tin phải được thực hiện bằng văn bản. Văn bản yêu cầu cung cấp thông tin về tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng phải có đầy đủ các nội dung:
- Lý do cần cung cấp thông tin;
- Các thông tin cần cung cấp (nêu cụ thể loại thông tin và tên khách hàng);
- Thời hạn cung cấp thông tin;
- Địa điểm cung cấp thông tin;
- Mục đích sử dụng thông tin;
- Các tài liệu có liên quan đến việc đang tiến hàng thanh tra, điều tra (như Quyết định thanh tra; Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can; các tài liệu chứng minh việc thanh tra, điều tra có liên quan trực tiếp đến khách hàng).
Văn bản yêu cầu cung cấp thông tin phải do người có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 5 hoặc điểm a khoản 2 Điều 6 Nghị định 70/2000/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21 tháng 11 năm 2000 về việc giữ bí mật, lưu trữ và cung cấp thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng ký.
2.3. Các tổ chức nhận tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng có trách nhiệm cung cấp và cung cấp theo đúng quy trình cung cấp thông tin các thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng khi nhận được yêu cầu cung cấp thông tin hợp lệ. Các thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng được cung cấp phải bảo đảm tính trung thực, chính xác và đúng đối tượng.
2.4. Trong trường hợp các giao dịch về tiền gửi và tài sản gửi giữa khách hàng và các tổ chức nhận tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng được thực hiện qua mạng máy tính, tổ chức nhận tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng không được cung cấp mã số nhận thông tin và giao dịch tiền gửi qua mạng máy tính cho bất kỳ đối tượng nào ngoài bản thân khách hàng đó (hoặc người được khách hàng đó uỷ quyền hợp pháp).
3. Quy trình cung cấp thông tin.
3.1. Việc xem xét, sao chụp các dữ liệu liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng do Tổng Giám đốc (Giám đốc) hoặc người được Tổng Giám đốc (Giám đốc) của tổ chức có tài liệu đó uỷ quyền quyết định.
3.2. Việc cung cấp thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng cho các đối tượng quy định tại Điều 5 và Điều 6 Nghị định 70/2000/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21 tháng 11 năm 2000 về việc giữ bí mật, lưu trữ và cung cấp thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng phải được lập thành "Biên bản cung cấp thông tin" và tuân thủ các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước. "Biên bản cung cấp thông tin" phải ghi đầy đủ các nội dung:
- Thời gian cung cấp thông tin;
- Địa điểm cung cấp thông tin;
- Nội dung chi tiết các thông tin cung cấp;
- Phạm vi sử dụng các thông tin được cung cấp;
- Người đại diện cho bên cung cấp và bên được cung cấp thông tin;
- Những người tham gia vào việc cung cấp và được cung cấp thông tin;
- Người làm chứng (nếu có).
"Biên bản cung cấp thông tin" được lập thành 2 bản, bên cung cấp và bên được cung cấp thông tin, mỗi bên giữ một bản.
4. Lưu trữ và bảo quản thông tin.
Hồ sơ về việc cung cấp và nhận cung cấp thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng phải được lưu trữ và bảo quản theo chế độ lưu trữ, bảo quản hiện hành của Nhà nước. Hồ sơ lưu trữ bao gồm:
- Văn bản yêu cầu cung cấp thông tin;
- Biên bản cung cấp thông tin;
- Các giấy tờ tài liệu khác có liên quan đến việc cung cấp và nhận cung cấp thông tin.
5.1. Nếu bên cung cấp thông tin cố ý tiết lộ các thông tin ra ngoài, cung cấp thông tin không đúng đối tượng hoặc không tuân thủ đúng các quy định tại
5.2. Các tổ chức, cá nhân phải thực hiện đúng các quy định về lưu trữ, cung cấp các thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng được quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
5.3. Nếu các thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng hoặc mã số nhận thông tin và giao dịch về tiền gửi của khách hàng qua mạng máy tính bị để lộ ra ngoài trong các trường hợp sau đây thì tuỳ theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật
- Bất kỳ một tổ chức hoặc cá nhân nào tự ý sử dụng mã số nhận thông tin và giao dịch về tiền gửi của khách hàng qua mạng máy tính khi không được phép của khách hàng.
- Tổ chức hoặc cá nhân của tổ chức nhận tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng để lộ ra ngoài.
- Tổ chức hoặc cá nhân được tổ chức nhận tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng cung cấp để lộ ra ngoài.
5.4. Tổng Giám đốc (Giám đốc) hoặc các cá nhân của tổ chức nhận tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng có hành vi cố tình che dấu các khoản tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng có dấu hiệu bất hợp pháp thì tuỳ theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Hiệu lực thi hành.
Thông tư này có hiệu lực sau 15 này kể từ ngày ký.
7. Điều khoản thi hành.
Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các Tổ chức tín dụng và các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng có hoạt động ngân hàng chịu trách nhiệm ban hành các quy định cụ thể để tổ chức thực hiện Thông tư này.
Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Trung ương, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
Trần Minh Tuấn (Đã ký) |
- 1Nghị định 117/2018/NĐ-CP về giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
- 2Quyết định 210/QĐ-NHNN năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2018
- 3Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Quyết định 1004/2001/QĐ-NHNN sửa đổi tiết a điểm 2.2 Mục II thông tư 02/2001/TT-NHNN hướng dẫn Nghị định 70/2000/NĐ-CP về giữ bí mật, lưu trữ và cung cấp thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Văn bản hợp nhất 08/VBHN-NHNN năm 2014 hợp nhất Thông tư hướng dẫn Nghị định 70/2000/NĐ-CP về giữ bí mật, lưu trữ và cung cấp thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 3Quyết định 210/QĐ-NHNN năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2018
- 4Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
Thông tư 02/2001/TT-NHNN hướng dẫn Nghị định 70/2000/NĐ-CP về việc giữ bí mật, lưu trữ và cung cấp thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 02/2001/TT-NHNN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 04/04/2001
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Trần Minh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra