Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH - BỘ TƯ PHÁP | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 01-TT-LB | Hà Nội, ngày 19 tháng 01 năm 1956 |
GIẢI THÍCH VỀ VIỆC THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 01-NĐ-LB
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG LÂM - BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH - BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Kính gửi: | - Các ông Chủ tịch Ủy ban hành chính các Khu Việt bắc, Liên khu 3, 4, Khu tự trị Thái – Mèo, Khu Hồng – quảng, Hà – nội, Hải – phòng |
Dưới đây, Liên bộ giải thích thêm về một số điểm được bổ khuyết.
1) Việc tính giá bán lâm sản :
Trước đây vì hoàn cảnh giao thông khó khăn, việc định giá bán giao cho Ủy ban hành chính tỉnh, căn cứ vào giá thị trường quan trọng nhất ở địa phương.
Kiểm điểm lại, nhận thấy hiện nay việc tính giá như vậy có nhiều điểm không hợp lý. Giá bán chênh lệch quá nhiều từ tỉnh này qua tỉnh khác, tuy điều kiện sản xuất không khác nhau, thí dụ giá lim ở Hải-ninh 9.600đ, ở Thanh hóa 40.000đ, nhiều nơi cũng trên một luồng sông giá tiền ở nơi xa hơn lại đắt hơn giá phía dưới, thí dụ lim ở Tuyên quang 36.000đ, ở Việt trì 28.000đ hoặc ở Thái nguyên 30.000đ, Bắc-giang 28.000đ - giá thay đổi quá nhiều từ tháng này sang tháng khác thí dụ lim ở Tuyên-quang tháng 5 là 24.000đ, tháng 6 là 36.000đ, tháng 7 là 40.000đ.
Tình trạng đó có ảnh hưởng không tốt như sau:
- Không khuyến khích nhân dân khai thác những rừng xa;
- Không bảo vệ được những rừng gần đã bị tàn phá nhiều vì khai thác ồ ạt;
- Thất thu cho công quỹ;
- Giá hàng tháng thay đổi quá nhiều cản trở việc tính toán kinh doanh của Mậu dịch cũng như tư nhân và cản trở việc dự trù ngân sách của cơ quan.
Nguyên nhân là:
- Tổ chức thu mua của Mậu dịch còn yếu, nên thương nhân lũng đoạn thị trường, giá cả chưa bình ổn- việc lãnh đạo sản xuất thu mua còn thiếu sót.
- Việc lấy giá thị trường không sát, hoặc có nơi thấy tư nhân kêu ca thì hạ giá (Hải-ninh, Hồng-quảng, Việt-trì)
- Giá lâm sản do địa phương quyết định, nên thiếu bao quát, không có tác dụng điều hòa thị trường.
- Nguyên tắc tính giá bán mới chỉ căn cứ đơn thuần vào giá thị trường chưa chú trọng đến giá vốn sản xuất tại rừng.
Để chấm dứt tình trạng trên, Liên bộ định lại giá bán theo nguyên tắc sau đây:
- Một mặt căn cứ vào giá vốn sản xuất tại rừng của từng loại lâm sản (công gây rừng, công quản lý, công khai thác).
- Mặt khác phải chiếu cố đến giá thị trường, nơi khai thác xa giá hạ hơn nơi gần để khuyến khích sản xuất.
- Những nơi nào hoàn cảnh khai thác, vận chuyển giống nhau thì giá ngang nhau.
Muốn như vậy, việc định giá bán phải do Trung ương quyết định để có lãnh đạo bao quát. Ủy ban hành chính tỉnh địa phương có nhiệm vụ cung cấp đầy đủ giá thị trường hàng tháng một cách chính xác để giúp Trung ương định giá được sát. Với điều kiện giao thông hiện tại,việc phổ biến giá bán cho các địa phương áp dụng không gặp trở ngại như trước.
Trong lúc thị trường chưa ổn định, vẫn có thể có giá hàng tháng, nhưng sẽ tiến dần bình ổn thị trường để có giá bán tương đối ổn định cho từng thời gian dài hơn.
Tuy hiện nay trên các luồng lâm sản quan trọng, theo đường thủy, các trạm kiểm thu đã tổ chức tương đối hợp lý; nhưng còn một số lớn lâm sản phụ vẫn chuyển theo đường bộ rất phân tán. Nếu kể riêng từng luồng thì số lượng không đáng đặt một trạm kiểm thu nhưng cộng nhiều luồng thì số thất thu khá quan trọng.
Do đó cần đặt thêm ủy nhiệm thu. Tổ chức trước đây đã đặt, nhưng vì thiếu lãnh đạo chặt chẽ nên có tình trạng lợi dụng tham ô, làm thiệt hại đến công quỹ và ảnh hưởng không tốt đến chính sách kiểm thu. Ngày nay các Ủy ban xã đã và đang được chấn chỉnh điều lệ khai thác của Chính phủ đã ban hành cũng đặt chính thức nhiệm vụ quản lý rừng cho các Ủy ban. Do đó việc lập lại ủy nhiệm cho các xã có thể làm được tốt.
Ủy nhiệm thu ở xã có thể là một ủy viên trong ban kinh tế phụ trách nếu có điều kiện, hoặc một cán bộ đoàn thể do ủy ban chọn và chịu trách nhiệm.
Đối với ủy nhiệm thu, dù là của Ủy ban xã hay cơ quan thuế vụ, hải quan, cần nhận rõ trách nhiệm lãnh đạo trực tiếp mọi mặt là Ủy ban và cơ quan ngành dọc. Nhưng đồng thời các Ty Nông lâm có trách nhiệm hướng dẫn kiểm tra đôn đốc về mặt chuyên môn.
Đối với cơ quan thuế vụ, hải quan, nên coi như một nhiệm vụ chính quyền giao thêm nên không có thù lao.
3) Về việc thu thêm tiền bán một số lâm sản :
Sở dĩ trong kháng chiến những lâm sản này không thu tiền, vì tiêu thụ còn ít. Chính phủ cần khuyến khích nâng đỡ đồng bào miền núi. Ngày nay số lượng khai khác nhiều, tiêu thụ mạnh, nếu không thu thì người khai thác thu mua được hưởng một số lợi quá đáng, mà công quỹ bị thiệt thòi, mặt khác không được thực hiện đầy đủ chính sách quản lý rừng.
Trong nghị định số 08 và số 09 chưa quy định đầy đủ, nên đã xảy những trường hợp lợi dụng, vin vào văn bản thiếu sót để không thi hành như không đem theo thông hành với lâm sản, không để cán bộ kiểm tra lại bè, làn gỗ, làm thông hành giả. Nay cần quy định thêm cho đầy đủ và chặt chẽ hơn.
5) Về cách xử trí với vi phạm:
Trong nghị định số 8 đã quy định là ai trốn tránh không nộp tiền thì phạt gấp hai lần số tiền đã quy định- như vậy quá cứng rắn. Nay quy định lại để phân biệt tùy trường hợp nặng nhẹ đối xử cho thích hợp.
Trường hợp các trạm phía trên tính nhầm hoặc phân sai loại gỗ, hoặc có nông dân mới khai thác chưa thông hiểu thể lệ thì chỉ thu thêm chỗ tính sai mà không nên phạt.
Nhưng nếu có hành vi như chở gỗ không có dấu bua hoặc số lâm sản phụ, than củi vượt quá nhiều so với thông hành, hoặc cố ý dùng những thủ đoạn trốn tránh như đẩy gỗ dưới gầm bè, vượt trạm ban đêm, bán lén lút dọc đường không trả tiền bán. cố ý không cho phúc khám.v.v… đều coi như gian lận.
Vi phạm một lần đầu hoặc trốn ban ngày phạt nhẹ hơn tái phạm hoặc trốn ban đêm.
Nếu có những hành động như cố ý che giấu không chịu khai hoặc kháng cự không cho kiểm tra, cố ý che chở hoặc trốn nộp tiền bán có tổ chức, làm giấy tờ giả mạo thì tùy nặng nhẹ tịch thu một phần hoặc toàn bộ lâm sản gian lận hoặc áp dụng cả phạt tiền và tịch thu. Những hành vi sau này nghiêm trọng vượt hẳn những hình phạt hành chính, nếu cần đưa tòa án xử lý. Gặp trường hợp này, các trạm cần phải lập biên bản nói rõ ngày tháng tên tuổi người vi phạm trường hợp phạm pháp đã xảy ra cùng những chứng cớ cụ thể có tuyên bố và đọc cho vi phạm biết. Biên bản sẽ gửi lên Ủy ban hành chính tỉnh (qua Ty Nông lâm). Ủy ban sẽ gửi sang tòa án để xét xử theo hình luật chung.
Hiện nay việc khai thác rừng phát triển mạnh, công tác kiểm thu trở nên rất quan trọng. Trong việc quản lý rừng mà kiểm thu là một bộ phận, không thể đơn thuần giao phó cho cơ quan chuyên môn. Liên bộ đề nghị các Ủy ban khu chỉ thị cho các Ủy ban các cấp và các ngành có liên quan (cơ quan Tài chính, Công an, Tư pháp, Thuế vụ) tham gia một cách tích cực để đảm bảo việc quản lý rừng được tốt, đảm bảo kế hoạch thu.
Muốn đạt mục đích đó, một mặt cần phổ biến sâu rộng thể lệ kiểm thu, nhất cho đồng bào miền núi và những người khai thác thu mua lâm sản; một mặt cần tăng cường kiểm tra theo dõi công tác kiểm thu, giúp đỡ và giải quyết kịp thời những khó khăn cho cán bộ.
Liên bộ đề nghị các Ủy ban có kế hoạch chấn chỉnh cụ thể cho từng địa phương.
BỘ TRƯỞNG | KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG LÂM | KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
Thông tư 01-TT-LB năm 1956 giải thích Nghị định 01-NĐ-LB về điều lệ kiểm thu do Bộ Nông lâm - Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp ban hành
- Số hiệu: 01-TT-LB
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 19/01/1956
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Nông lâm
- Người ký: Lê Duy Trinh, Vũ Đình Hoè
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 3
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra