Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NỘI VỤ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01-TT/BNV | Hà Nội , ngày 27 tháng 10 năm 1976 |
Ngày 18 tháng 09 năm 1976, Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định số 167-CP về việc tăng cường công tác đăng ký, quản lý hộ khẩu, Bộ Nội vụ ra Thông tư hướng dẫn thi hành Quyết định nói trên như sau:
a) Tạo thuận lợi cho việc điều động cán bộ, công nhân, viên chức của các cơ quan, xí nghiệp; có căn cứ để giải quyết đăng ký hộ khẩu thường trú cho những người ở các nơi khác chuyển về thành phố, thị xã; góp phần thực hiện chủ trương hạn chế tăng dân số của các thành phố, thị xã một cách chặt chẽ và hợp lý;
b) Những tiêu chuẩn đăng ký hộ khẩu thường trú quy định trong Quyết định của Hội đồng Chính phủ làm cho nhân dân hiểu được rõ chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước để thi hành, đồng thời có trách nhiệm giám sát việc thi hành của cơ quan chính quyền trong việc vận dụng giải quyết các tiêu chuẩn đã quy định;
c) Củng cố thêm một bước về công tác quản lý hộ khẩu, tiến hành được chặt chẽ, khắc phục tình trạng đăng ký nhân khẩu thường trú một nơi nhưng thường xuyên ở nơi khác, góp phần giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội.
2. Mấy vấn đề vận dụng thi hành Quyết định số 167-CP:
Để thực hiện đúng nguyên tắc cơ bản nói ở trong Quyết định “Mọi công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt-nam và mọi người nước ngoài (trừ Đoàn ngoại giao) đều phải được đăng ký nhân khẩu thường trú trong nội bộ gia đình hoặc một hộ tập thể nhất định tại nơi ở thường xuyên của mình…”.
Trong khi vận dụng thi hành Quyết định cần quán triệt được mấy điểm cơ bản sau đây:
a) Khi cơ quan, xí nghiệp, trường học được Thủ tướng Chính phủ cho phép đặt trụ sở ở Hà-nội mà đã có đầy đủ thủ tục giấy tờ quy định, thì cơ quan quản lý hộ khẩu phải giải quyết cho cán bộ, công nhân, viên chức được dễ dàng, nhanh chóng để bảo đảm việc hoàn thành công tác, sản xuất;
b) Những người đã có cơ sở sinh sống ở nông thôn và các thành phố, thị xã khác không giải quyết chuyển về thành phố Hà-nội;
c) Vận dụng thi hành các tiêu chuẩn quy định trong Quyết định số 167-CP đối với cán bộ và nhân dân phải được thống nhất. Địa phương không tùy tiện đặt ra các tiêu chuẩn khác trái với quy định của Nhà nước.
3. Cần nắm vững thêm một số điểm trong Quyết định số 167-CP:
a) Cán bộ, công nhân, viên chức, học sinh hàng ngày về ăn ở với gia đình, có hộ khẩu thường trú ở địa phương thì được đăng ký nhân khẩu thường trú với hộ gia đình. Nếu thường xuyên ở tập thể do cơ quan, xí nghiệp, trường học bố trí nơi ở, thì đăng ký nhân khẩu thường trú với hộ tập thể;
b) Những cán bộ, công nhân, viên chức, học sinh đã được đăng ký hộ khẩu thường trú ở thành phố, thị xã, nhưng nay đã đi theo cơ quan, xí nghiệp, trường học của mình chuyển đến địa điểm khác thì phải chuyển hẳn hộ khẩu thường trú đến nơi đang ở thường xuyên để công tác, sản xuất, học tập.
Trường hợp cán bộ, công nhân, viên chức đăng ký nhân khẩu thường trú với hộ gia đình ở thành phố hoặc tỉnh nào đó, nay đến công tác, sản xuất, học tập ở cơ quan, xí nghiệp thuộc thành phố hoặc tỉnh khác nhưng địa điểm lại ở vùng giáp giới của hai địa phương và hàng ngày vẫn về ăn ở với gia đình thì không phải chuyển hộ khẩu thường trú đến nơi công tác, sản xuất, học tập;
c) Những người đã đi khỏi nơi đăng ký nhân khẩu thường trú từ 6 tháng trở lên không có lý do chính đáng thì cơ quan quản lý hộ khẩu địa phương sẽ xoá tên trong sổ đăng ký hộ tịch, hộ khẩu và phải tìm hiểu rõ nguyên nhân vắng mặt của người đó. Nếu sau này đương sự trở về, cơ quan quản lý hộ khẩu ở địa phương sẽ căn cứ tình tiết cụ thể mà xét giải quyết một cách hợp lý việc đăng ký hộ khẩu thường trú.
a) Phổ biến nội dung Quyết định của Hội đồng Chính phủ và Thông tư này của Bộ Nội vụ cho cán bộ, công nhân viên các cơ quan, xí nghiệp, các ngành, các cấp và nhân dân biết;
b) Niêm yết các tiêu chuẩn trong Quyết định số 167-CP tại các trụ sở tiếp dân đến đăng ký hộ khẩu để mọi người hiểu rõ và thực hiện đúng tiêu chuẩn đã quy định;
c) Những trường hợp nhân dân ở các nơi khác xin chuyển đến các xã ngoại thành thuộc thành phố Hà-nội; các quận nội thành thuộc thành phố Hồ Chí Minh thì Sở, Ty công an nơi có người xin chuyển đi cũng phải trao đổi trước với Sở công an nơi họ xin chuyển đến theo điều 3 Thông tư số 433-TT ngày 19-06-1976 của Bộ Nội vụ đã quy định;
d) Các thành phố, thị xã khác trong cả nước cũng căn cứ vào điểm 3 Quyết định số 167-CP của Hội đồng Chính phủ để vận dụng thi hành cho thích hợp.
Trong quá trình thực hiện có những vấn đề khó khăn, yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo về Bộ Nội vụ để nghiêu cứu giải quyết. Trong khi chờ đợi các địa phương không được tự ý đặt ra các tiêu chuẩn khác trái với các tiêu chuẩn đã quy định trong Quyết định số 167-CP.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ THỨ TRƯỞNG Nguyễn Tài |
- 1Luật Cư trú 2006
- 2Nghị định 32-CP năm 1968 về việc thống nhất công tác đăng ký hộ tịch, hộ khẩu và thống kê dân số do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 4-CP năm 1961 Điều lệ đăng ký hộ tịch do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 167-CP năm 1976 về tăng cường công tác đăng ký, quản lý hộ khẩu do Hội đồng Chính phủ ban hành
Thông tư 01-TT/BNV-1976 hướng dẫn thi hành Quyết định 167-CP-1976 về việc tăng cường công tác đăng ký, quản lý hộ khẩu do Bộ Nội vụ ban hành
- Số hiệu: 01-TT/BNV
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 27/10/1976
- Nơi ban hành: Bộ Nội vụ
- Người ký: Nguyễn Tài
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 9
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra