Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ CHÍNH TRỊ | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM |
Số: 04-TT/TW | Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 1998 |
THÔNG TRI
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM
Thực hiện Chỉ thị 38-CT/TW, ngày 30-5-1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá VII, các cấp uỷ đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể trong cả nước đã có những chủ trương, biện pháp tích cực để bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Nhiều phong trào vì trẻ em được mở rộng ở các địa phương, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
Tuy nhiên, sự tiến bộ trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em chưa đồng đều. Tình hình trẻ em ở các vùng khó khăn chưa được cải thiện bao nhiêu. Một số mục tiêu của Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em đến năm 2000 rất khó đạt được, như : Giảm tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi, thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học cho trẻ em ở vùng cao, vùng sâu, bảo đảm các điều kiện vui chơi, giải trí cho trẻ em ở cơ sở. Đặc biệt đáng lo ngại là gần đây tình trạng trẻ em nghiện hút ma tuý và phạm pháp có chiều hướng gia tăng; một bộ phận trẻ em đang phải lang thang kiếm sống và bị lạm dụng sức lao động; tình trạng trẻ em bị ngược đãi, buôn bán, xâm hại tình dục, lừa gạt vào con đường mại dâm chưa ngăn chặn được.
Một trong những nguyên nhân của tình hình nói trên là do nhiều cấp uỷ đảng và chính quyền chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; còn lúng túng trong biện pháp chỉ đạo cụ thể; chưa quan tâm dành những điều kiện tốt nhất cho trẻ em. Nhiều đảng bộ, chi bộ và đảng viên chưa nắm được tinh thần của Chỉ thị 38-CT/TW, chưa có kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo để phát huy sức mạnh tiềm tàng ở mỗi địa phương, đặc biệt là vai trò của gia đình và cộng đồng để bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Để khắc phục các thiếu sót và khuyết điểm nêu trên và phấn đấu đạt được các mục tiêu của Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em đến năm 2000; thực hiện Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và Công ước quốc tế về quyền trẻ em; giải quyết những vấn đề bức xúc hiện nay, Thường vụ Bộ Chính trị yêu cầu tổ chức đảng các cấp, các ngành, đoàn thể tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 38-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá VII và ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tại Hội nghị toàn quốc về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 30-6-1998. Trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, chú trọng một số điểm sau đây :
1- Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền giáo dục, tạo ra bước chuyển biến về nhận thức và trách nhiệm của các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức xã hội và nhân dân đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; làm cho mỗi gia đình, cộng đồng và toàn xã hội hiểu rõ đặc điểm, nhu cầu, quyền và bổn phận của trẻ em, thực sự dành ưu tiên cho trẻ em.
Hướng dẫn, giúp đỡ và vận động các gia đình, cộng đồng cam kết trong việc thực hiện bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Nêu gương những gia đình nuôi dạy con tốt, những trẻ em chăm ngoan; tạo dư luận xã hội phê phán các hành vi thiếu trách nhiệm đối với trẻ em; tích cực giải quyết những vấn đề xã hội có ảnh hưởng tiêu cực đối với trẻ em.
2- Tổng kết kinh nghiệm và mở rộng các mô hình, các phong trào bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở các địa phương và cơ sở; phát huy hiệu quả "Tháng hành động vì trẻ em" hàng năm. Tăng cường chỉ đạo các hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và các hình thức sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội của trẻ em. Lồng ghép các mục tiêu bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em vào các cuộc vận động và các phong trào chung, các nhiệm vụ kinh tế - xã hội ở mỗi địa phương.
3- Phát huy các biện pháp đồng bộ và huy động mọi nguồn lực của xã hội nhằm đạt được các mục tiêu của Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em đến năm 2000.
Tăng cường đầu tư cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, vay vốn, tạo việc làm, cứu trợ xã hội, xây dựng làng xã văn hoá, nâng cao chất lượng cuộc sống.... Có qui hoạch dành đất để xây dựng trường học, bệnh viện, trạm y tế, các khu vui chơi, giải trí, văn hoá, thể thao của trẻ em. Đặc biệt quan tâm đầu tư và tổ chức giúp đỡ trẻ em ở các vùng khó khăn, vùng căn cứ cách mạng. Khai thác các điều kiện sẵn có để tăng thêm các cơ sở phúc lợi cho trẻ em. Khuyến khích các hoạt động tự nguyện, nhân đạo vì trẻ em. Phát triển và sử dụng có hiệu quả "Quỹ bảo trợ trẻ em" và các quỹ khác vì trẻ em.
4- Nghiên cứu bổ sung và đôn đốc thực hiện tốt các văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Xây dựng ý thức trách nhiệm của mỗi người dân đối với việc bảo vệ trẻ em; lên án và trừng trị nghiêm những vụ vi phạm quyền trẻ em. Giáo dục, ngăn ngừa các hành vi phạm pháp của trẻ em.
Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, nắm chắc tình hình, dự báo và giải quyết có hiệu quả những vấn đề về trẻ em. Xây dựng chiến lược bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đến năm 2010.
5- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc của trẻ em, như tình trạng tử vong sơ sinh, suy dinh dưỡng, trẻ em chưa được đi học, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, nghiện hút ma tuý, bị bóc lột sức lao động, bị lạm dụng tình dục và bị lừa gạt làm nghề mại dâm. Các địa phương có nhiều trẻ em bỏ nhà ra đi và các địa phương có nhiều trẻ em đến lang thang kiếm sống phải có trách nhiệm phối hợp với nhau và cùng các bộ, ngành có biện pháp từng bước giải quyết một cách đồng bộ.
Tăng cường và củng cố tổ chức hệ thống uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em các cấp; quan tâm xây dựng, động viên đội ngũ cán bộ, cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác trẻ em ở cộng đồng. Chăm lo xây dựng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nhằm lãnh đạo tốt Đội Thiếu niên tiền phong. Hình thành các cơ chế thích hợp để nâng cao hiệu quả lồng ghép và phối hợp liên ngành trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Ban Khoa giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam và các bộ, ngành, đoàn thể giúp Bộ Chính trị hướng dẫn, kiểm tra và định kỳ báo cáo tình hình thực hiện Thông tri này.
| T/M THƯỜNG VỤ BỘ CHÍNH TRỊ |
- 1Thông tư 05/2007/TT-BTNMT hướng dẫn các trường hợp được ưu đãi về sử dụng đất và việc quản lý đất đai đối với các cơ sở giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục - thể thao, khoa học - công nghệ, môi trường, xã hội, dân số, gia đình, bảo vệ và chăm sóc trẻ em do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban hành.
- 2Thông tư 61-BT/TT-1995 hướng dẫn kế hoạch sơ kết công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em Việt Nam năm 1991-1995 và Xây dựng Chương trình kế hoạch hành động vì trẻ em năm 1996-2000 do Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em ban hành
- 3Thông tư 39/2009/TT-BGDĐT ban hành Quy định giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1Thông tư 05/2007/TT-BTNMT hướng dẫn các trường hợp được ưu đãi về sử dụng đất và việc quản lý đất đai đối với các cơ sở giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục - thể thao, khoa học - công nghệ, môi trường, xã hội, dân số, gia đình, bảo vệ và chăm sóc trẻ em do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban hành.
- 2Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 1991
- 3Thông tư 61-BT/TT-1995 hướng dẫn kế hoạch sơ kết công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em Việt Nam năm 1991-1995 và Xây dựng Chương trình kế hoạch hành động vì trẻ em năm 1996-2000 do Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em ban hành
- 4Thông tư 39/2009/TT-BGDĐT ban hành Quy định giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Chỉ thị 38-CT/TW năm 1994 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em do Ban Bí thư ban hành
Thông tri 04-TT/TW năm 1998 tăng cường lãnh đạo công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em do Bộ Chính trị ban hành
- Số hiệu: 04-TT/TW
- Loại văn bản: Thông tri
- Ngày ban hành: 30/07/1998
- Nơi ban hành: Bộ Chính trị
- Người ký: Phạm Thế Duyệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra