Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 9/TB-VPCP | Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2022 |
Ngày 06 tháng 01 năm 2022, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2021 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2022. Tham dự Hội nghị có Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cùng các đồng chí Lãnh đạo và thành viên Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, đại diện lãnh đạo Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, lãnh đạo và thành viên Ban An toàn giao thông 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam. Sau khi nghe báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về kết quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2021 và dự kiến nhiệm vụ trọng tâm năm 2022; ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia kết luận như sau:
1. Năm 2021, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cùng với sự vào cuộc tích cực của các bộ, ngành, địa phương, tình hình trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) tiếp tục có chuyển biến tích cực, tai nạn giao thông (TNGT) giảm sâu cả 03 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương so với cùng kỳ năm 2020, cụ thể: Giảm 3.496 vụ (-23,32%), giảm 1.068 người chết (-15,55%), giảm 3.143 người bị thương (-28,16%); ùn tắc giao thông kéo dài trên các tuyến trục chính ra, vào Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tại các đầu mối giao thông chính (trước khi đợt dịch COVID-19 thứ tư bùng phát) cơ bản được kiểm soát.
Đạt được kết quả trên một phần là do việc thực hiện các quy định giãn cách xã hội nghiêm ngặt để phòng, chống dịch COVID-19 dẫn đến số lượng phương tiện và người tham gia giao thông giảm sâu so với cùng kỳ năm 2020. Bên cạnh đó, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT), Thanh tra giao thông vận tải (GTVT) và các lực lượng chức năng khác đã thực hiện có hiệu quả việc phối hợp tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về TTATGT với kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 trên các tuyến giao thông; đồng thời hướng dẫn, hỗ trợ, bảo đảm lưu thông an toàn, thông suốt cho người và phương tiện tham gia giao thông. Ngoài ra, ngành Y tế (gồm cả lực lượng y tế của Quân đội và Công an) đã nỗ lực vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ chủ trì tham mưu và thực hiện phòng, chống dịch, cứu chữa các bệnh nhân COVID-19, vừa làm tốt công tác cứu chữa, chăm sóc sức khỏe cho nạn nhân TNGT.
Biểu dương Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân Dân, Báo Giao thông đã có nhiều nỗ lực trong công tác đảm bảo TTATGT năm 2021. Đánh giá cao sự tích cực, chủ động của Bộ Giao thông vận tải trong việc phối hợp với các bộ, ngành trung ương, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ 05 quy hoạch ngành quốc gia về GTVT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không; cùng 55 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có số người chết do TNGT giảm so với cùng kỳ năm 2020.
2. Một số tồn tại, hạn chế: Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo đảm TTATGT năm 2021 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: (i) Mức độ giảm TNGT chưa tương xứng với mức độ giảm lưu lượng giao thông; (ii) Tình hình vi phạm quy định pháp luật về TTATGT đường bộ vẫn còn nhiều; (iii) Tại một số địa phương công tác tổ chức giao thông khi xử lý tai nạn còn chưa hiệu quả, việc tổ chức kiểm soát tại các chốt kiểm dịch còn chưa khoa học, gây ùn tắc giao thông cục bộ; (iv) Tình hình vi phạm tải trọng xe ô tô trên đường bộ diễn ra phức tạp tại một số địa phương. Phê bình 04 tỉnh có số người chết tăng do TNGT là: Kon Tum; Quảng Trị, Kiên Giang, Thái Bình.
Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế:
- Nguyên nhân khách quan: Một bộ phận người dân còn thiếu kiến thức, kỹ năng về TTATGT; nguồn lực dành cho công tác bảo đảm TTATGT vẫn còn hạn chế.
- Nguyên nhân chủ quan: Cấp ủy, chính quyền ở một số địa phương chưa quan tâm đúng mức, thiếu quyết hệt, thiếu thống nhất trong chỉ đạo công tác bảo đảm TTATGT, việc phối hợp giữa nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 với bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn chưa hiệu quả (trong đợt giãn cách xã hội tháng 6, tháng 7, tháng 8 một số địa phương đưa ra các quy định và thủ tục kiểm soát dịch không phù hợp với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế dẫn đến hiện tượng ùn tắc, mất TTATGT tại một số chốt kiểm dịch); một số văn bản quy phạm pháp luật còn chậm ban hành so với yêu cầu thực tiễn và thông lệ quốc tế; hạn chế về mức độ ứng dụng công nghệ thông tin, thiếu sự chia sẻ, kết nối về cơ sở dữ liệu ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước trong bảo đảm TTATGT.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2022
Năm 2022, với sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát chặt chẽ, hiệu quả của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, sự điều hành của Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và nỗ lực cao nhất của cả hệ thống chính trị, dịch COVID-19 sẽ từng bước được kiểm soát, kinh tế - xã hội từng bước được phục hồi và tăng trưởng trở lại, hoạt động giao thông, vận tải sẽ dần quay về với mức độ trước khi có đại dịch COVID-19 và tiếp tục gia tăng.
Tuy nhiên, theo nhận định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các chuyên gia y tế thì virus Sars-Cov2 sẽ vẫn tồn tại trong một thời gian dài, đòi hỏi tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam phải thực hiện chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19 để nhanh chóng phục hồi và từng bước phát triển kinh tế, xã hội trong điều kiện “bình thường mới”. Do vậy, để thực hiện có hiệu quả Kết luận số 45-KL/TW ngày 01/02/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 18 của Ban Bí thư; Quyết định số 2060/QĐ-TTg ngày 12/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về bảo đảm TTATGT đường bộ, các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, điều kiện thực tế của đơn vị, địa phương, cũng như các nhiệm vụ cụ thể được giao trong Kế hoạch Năm An toàn giao thông (ATGT) 2022 chủ đề “Xây dựng văn hóa giao thông an toàn gắn với kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” với tinh thần “Vì sức khỏe, sinh mạng của người tham gia giao thông” của Ủy ban ATGT Quốc gia, trong đó tập trung thực hiện 08 nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, trước hết là tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kết luận số 45-KL/TW ngày 01/02/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông; kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Ủy ban ATGT Quốc gia và Ban ATGT tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
Bộ Công an tham mưu cho Đảng ủy Công an Trung ương tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/09/2012 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”, đồng thời tham mưu, đề xuất Ban Bí thư ban hành Chỉ thị mới.
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, các cơ quan thành viên Ủy ban ATGT Quốc gia và các địa phương xây dựng Quyết định sửa đổi Quyết định số 22/2017/QĐ-TTg ngày 22/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Ủy ban ATGT Quốc gia và Ban ATGT tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách pháp luật và các quy định liên quan đến công tác bảo đảm TTATGT, nhằm áp dụng kịp thời, hiệu quả các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào thực tiễn; lồng ghép mục tiêu bảo đảm TTATGT vào các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, tỉnh, quy hoạch sử dụng đất, xây dựng đô thị, nông thôn và các quy hoạch chuyên ngành về giao thông vận tải.
Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an khẩn trương nghiên cứu xây dựng dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) và Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và ý kiến của các đại biểu Quốc hội trình Chính phủ báo cáo Quốc hội thông qua.
Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các cơ quan trực thuộc Bộ, các Sở GTVT khẩn trương phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tổ chức triển khai 05 quy hoạch ngành quốc gia về GTVT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không; đề xuất các hình thức khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng, trình duyệt 05 quy hoạch nêu trên.
3. Bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm; tổ chức giao thông khoa học, hợp lý; bảo trì, sửa chữa kết cấu hạ tầng giao thông gắn với rà soát, xử lý dứt điểm các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông; xóa bỏ lối đi tự mở trái phép qua đường sắt; ngăn ngừa, xử lý hoạt động lấn chiếm tuyến luồng hàng hải, đường thủy nội địa; bảo vệ an toàn tĩnh không đường tiếp cận và khu bay các cảng hàng không.
Bộ Giao thông vận tải tập trung chỉ đạo các đơn vị của Bộ, các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ, đồng thời bảo đảm chất lượng các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm, đặc biệt là tuyến cao tốc Bắc - Nam; kịp thời rà soát, xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT theo quy định khi nhận được thông tin do lực lượng CSGT, các cơ quan báo chí và người dân kiến nghị.
4. Nâng cao chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông vận tải; hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phương tiện, linh kiện, vật liệu và hạ tầng để tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh và lưu hành đối với phương tiện thân thiện với môi trường.
5. Tái cơ cấu vận tải, nâng cao thị phần vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không, giảm dần phụ thuộc vào đường bộ, đặc biệt cần ưu tiên khai thác thế mạnh của vận tải đường sắt, đường thủy nội địa trong vận chuyển hàng hóa nội địa, vận chuyển hàng nông sản xuất khẩu, giảm mật độ xe ô tô tải, bảo vệ và kéo dài tuổi thọ công trình đường bộ, kéo giảm TNGT. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư, phát triển hệ thống vận tải công cộng trong đô thị và liên tỉnh.
6. Kiên trì xây dựng văn hóa giao thông an toàn đối với tổ chức, cá nhân trong xây dựng, thực thi pháp luật, cung ứng hạ tầng, phương tiện, dịch vụ vận tải và tham gia giao thông. Đẩy mạnh tuyên truyền trên mạng xã hội và hạ tầng số; vận động, hướng dẫn việc lồng ghép mục tiêu bảo đảm TTATGT vào chương trình, kế hoạch và hoạt động của cơ quan, đơn vị, nhà trường, doanh nghiệp.
Ủy ban ATGT Quốc gia chủ trì, phối hợp với các cơ quan thành viên và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập Đề án Xây dựng và phát triển văn hóa giao thông an toàn giai đoạn 2022-2030 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; các cơ quan thành viên của Ủy ban ATGT Quốc gia, Ban ATGT các tỉnh, thành phố và các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường thời lượng, mở các chuyên mục mới nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật TTATGT, linh hoạt trong phương thức tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên hạ tầng số, phát huy vai trò của hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở để tuyên truyền về bảo đảm TTATGT gắn với phòng, chống dịch COVID-19.
7. Nâng cao năng lực, hiệu quả thực thi pháp luật về bảo đảm TTATGT và phòng, chống dịch bệnh trong giao thông vận tải; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; xây dựng và bảo đảm khả năng kết nối, sử dụng chung các cơ sở dữ liệu giữa ngành GTVT, Công an, Y tế, Bảo hiểm và các cơ quan chức năng có liên quan trong thực thi pháp luật và chia sẻ phục vụ công tác xây dựng, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nghiên cứu khoa học về bảo đảm TTATGT.
Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải và UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục lắp đặt và kết nối hệ thống camera hỗ trợ xử phạt vi phạm giao thông và bảo đảm an ninh trật tự; nâng cấp hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình xe ô tô; lập Đề án Kiểm soát tải trọng xe tự động trên đường bộ; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về TTATGT, kết nối sử dụng chung giữa ngành Công an, GTVT, Y tế, Bảo hiểm, Tài chính và Tư pháp.
8. Nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn, cứu chữa nạn nhân và khắc phục hậu quả TNGT; tập huấn kỹ năng sơ cứu TNGT cho nhân viên y tế cơ sở, lực lượng thực thi pháp luật và người tham gia giao thông.
Bộ Công an, UBND các tỉnh, thành phố tổ chức diễn tập nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó và giải quyết TNGT đặc biệt nghiêm trọng trên đường bộ cao tốc, đường sắt, đường thủy nội địa.
Bộ Y tế và UBND các tỉnh, thành phố tăng cường đầu tư nâng cao năng lực các bệnh viện tuyến huyện bảo đảm đủ khả năng cấp cứu nạn nhân TNGT; tập huấn kỹ năng sơ cứu TNGT cho cán bộ y tế cấp xã, CSGT, thanh tra GTVT, công an xã, dân quân tự vệ và đội ngũ tình nguyện viên bảo đảm ATGT tại cơ sở.
Trên cơ sở các mục tiêu và định hướng nhiệm vụ trọng tâm nêu trên, đề nghị các bộ, ngành, đoàn thể là thành viên của Ủy ban ATGT Quốc gia, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bổ sung, hoàn thiện và tổ chức thực hiện Kế hoạch Năm ATGT 2022 của cơ quan, đơn vị và địa phương, bảo đảm bám sát chủ đề, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và thực tiễn công tác.
9. Các bộ, ngành có lãnh đạo là thành viên Ủy ban ATGT Quốc gia và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các địa phương cần nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc thực hiện quy chế họp cũng như tham dự các buổi họp ATGT không đúng thành phần.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các bộ, ngành, địa phương, đơn vị biết, thực hiện./.
| KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
- 1Thông báo 36/TB-VPCP năm 2017 kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2016 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2017 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Thông báo 27/TB-VPCP năm 2018 về kết luận của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã chủ trì Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2017; phương hướng, nhiệm vụ năm 2018 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Thông báo 4/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã chủ trì Hội nghị tổng kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2019 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Nghị quyết 48/NQ-CP năm 2022 về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022–2025 do Chính phủ ban hành
- 5Công văn 1488/BNV-VP năm 2022 triển khai Nghị quyết 48/NQ-CP về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông do Bộ Nội vụ ban hành
- 6Thông báo 212/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tại Hội nghị sơ kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 7Thông báo 22/TB-VPCP Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tại Hội nghị tổng kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Luật giao thông đường bộ 2008
- 2Chỉ thị 18-CT/TW năm 2012 tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông do Ban Bí thư ban hành
- 3Thông báo 36/TB-VPCP năm 2017 kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2016 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2017 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 22/2017/QĐ-TTg về tổ chức và hoạt động của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Ban An toàn giao thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông báo 27/TB-VPCP năm 2018 về kết luận của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã chủ trì Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2017; phương hướng, nhiệm vụ năm 2018 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Kết luận 45-KL/TW năm 2019 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 18-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 7Thông báo 4/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã chủ trì Hội nghị tổng kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2019 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 2060/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Nghị quyết 48/NQ-CP năm 2022 về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022–2025 do Chính phủ ban hành
- 10Công văn 1488/BNV-VP năm 2022 triển khai Nghị quyết 48/NQ-CP về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông do Bộ Nội vụ ban hành
- 11Thông báo 212/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tại Hội nghị sơ kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 12Thông báo 22/TB-VPCP Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tại Hội nghị tổng kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 do Văn phòng Chính phủ ban hành
Thông báo 9/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tại Hội nghị tổng kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2021 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 9/TB-VPCP
- Loại văn bản: Thông báo
- Ngày ban hành: 10/01/2022
- Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ
- Người ký: Cao Huy
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra