VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 62/TB-VPCP | Hà Nội, ngày 07 tháng 02 năm 2014 |
THÔNG BÁO
Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN TẤN DŨNG TẠI HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2013, TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2014
Ngày 30 tháng 12 năm 2013, tại trụ sở Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự và chỉ đạo Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2013, triển khai nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2014. Tham dự hội nghị có Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình và đại diện Lãnh đạo một số Bộ, cơ quan, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Sau khi nghe Lãnh đạo Bộ Tài chính báo cáo công tác điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2013, triển khai nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2014, ý kiến phát biểu của các địa phương và các bộ, cơ quan, đại biểu tham dự hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng kết luận như sau:
1. Đánh giá cao và biểu dương tập thể cán bộ công chức, viên chức, người lao động ngành Tài chính và các bộ, cơ quan, địa phương đã nỗ lực phấn đấu, hành động quyết liệt, trách nhiệm, hiệu quả, bảo đảm cân đối thu chi ngân sách nhà nước năm 2013 trong điều kiện rất khó khăn, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra. Thu NSNN vượt trên 16.000 tỷ đồng so với báo cáo Quốc hội; chi NSNN được quản lý chặt chẽ, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, cắt giảm các nhiệm vụ chi chưa đủ thủ tục, chưa cần thiết, cấp bách… Thực hiện nhất quán lộ trình giá thị trường, góp phần tích cực thực hiện kiềm chế lạm phát. Bảo đảm nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn an toàn. Thị trường chứng khoán, bảo hiểm có bước phục hồi và phát triển.
2. Đồng ý mục tiêu, nhiệm vụ và những giải pháp lớn của ngành Tài chính năm 2014. Để triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014, ngành tài chính cần tập trung thực hiện tốt các giải pháp chủ yếu sau:
a) Phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; đồng thời góp phần tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, phục hồi tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế.
Thực hiện hiệu quả các chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế theo các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ. Triển khai thực hiện nghiêm các Luật thuế mới được Quốc hội ban hành. Duy trì mặt bằng lãi suất như hiện nay, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh, phục hồi tăng trưởng nền kinh tế.
Thực hiện tốt công tác huy động vốn cho NSNN và đầu tư phát triển, gắn kết chặt chẽ với điều hành chính sách tiền tệ, nhất là kiểm soát tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán hợp lý, phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ huy động vốn cho NSNN và phát hành trái phiếu Chính phủ, bảo đảm ổn định thị trường tiền tệ và tỷ giá.
Tăng cường quản lý thị trường, giá cả, công khai minh bạch căn cứ, cơ sở tính giá theo nguyên tắc thị trường đối với các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá. Tiếp tục thực hiện lộ trình giá thị trường đối với điện, nước, dịch vụ giáo dục, y tế gắn với chính sách hỗ trợ phù hợp cho người nghèo, đối tượng chính sách xã hội. Tính đúng, tính đủ giá khí ẩm. Quản lý chặt chẽ giá sữa và thuốc chữa bệnh.
Rà soát đối tượng, phạm vi cho vay ưu đãi, tập trung cho vay các đối tượng nghèo, chính sách gắn với thực hiện mục tiêu an sinh xã hội, từng bước thu hẹp cho vay đối với sản xuất kinh doanh, xuất khẩu nhằm tạo bình đẳng giữa các chủ thể hoạt động trên thị trường.
b) Triển khai thực hiện quyết liệt nhiệm vụ thu NSNN ngay từ đầu năm; tăng cường quản lý thu, kiểm soát chặt chẽ việc hoàn thuế giá trị gia tăng, chống thất thu, gian lận thương mại. Thu kịp thời vào NSNN đối với cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước của các công ty cổ phần có vốn góp của Nhà nước do bộ, cơ quan, địa phương làm đại diện chủ sở hữu và phần lợi nhuận còn lại sau khi trích nộp các quỹ theo quy định của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. Phấn đấu thu vượt dự toán được giao.
c) Quản lý chi NSNN chặt chẽ, triệt để tiết kiệm, gắn với hiệu quả công việc. Kiểm soát chặt chẽ chi NSNN cho các hoạt động tổ chức hội nghị, hội thảo, chi công tác nước ngoài, chi cho hoạt động lễ hội, lễ kỷ niệm, khởi công, khánh thành, tổng kết và các khoản chi chưa cần thiết khác, không mua xe công (trừ xe chuyên dùng theo quy định). Hạn chế tối đa bổ sung ngoài dự toán cho các chương trình, nhiệm vụ, đề án. Kiểm soát chi chặt chẽ theo đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức; thực hiện tốt Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, bảo đảm công khai, minh bạch trong sử dụng ngân sách nhà nước.
d) Bảo đảm bội chi NSNN không quá 5,3% GDP. Trường hợp tăng thu, xem xét ưu tiên trả nợ và giảm bội chi NSNN. Kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia, bảo đảm trong giới hạn an toàn. Bố trí thanh toán đầy đủ, kịp thời các khoản nợ đến hạn. Từng bước xử lý các khoản ngân sách còn nợ, nhất là nợ quỹ hoàn thuế giá trị gia tăng, nợ cấp bù chênh lệch lãi suất đối với các ngân hàng chính sách, nợ ứng chi đầu tư xây dựng cơ bản…
đ) Đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng. Rà soát, quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả đầu tư công. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm. Phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước trong việc xử lý nợ xấu ngân hàng, tái cơ cấu các tổ chức tín dụng. Tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước đẩy mạnh thực hiện tái cấu trúc theo đề án tái cơ cấu đã được phê duyệt, trọng tâm đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp.
e) Tiếp tục hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, trước hết là hệ thống pháp luật về thuế, hải quan, ngân sách, quản lý tài chính doanh nghiệp. Rà soát, sửa đổi, bổ sung và kiến nghị sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách tài chính phù hợp với yêu cầu hội nhập, mở cửa thị trường nhưng phải bảo đảm lợi ích quốc gia; tích cực, chủ động xây dựng các phương án đàm phán về thuế, hải quan, thương mại và đề xuất các giải pháp để tận dụng cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút đầu tư, hạn chế các tác động tiêu cực của việc hội nhập. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tập trung đơn giản hóa, nhất là thủ tục về thuế và hải quan, kho bạc nhà nước, bảo đảm tiết kiệm chi phí và tạo mọi thuận lợi cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các Bộ, cơ quan liên quan biết và thực hiện./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
- 1Thông tư 90/1999/TT-BTC hướng dẫn về giải pháp điều hành thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 1999 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Công văn 6839/BTC-NSNN điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - Ngân sách nhà nước năm 2010 do Bộ Tài chính ban hành
- 3Công văn 16471/BTC-NSNN điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính-ngân sách nhà nước cuối năm 2011 do Bộ Tài chính ban hành
- 4Chỉ thị 12/CT-BCT thực hiện Chỉ thị 09/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2013 do Bộ Công thương ban hành
- 5Công văn 11276/BTC-NSNN về giải pháp điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính-ngân sách nhà nước năm 2013 do Bộ Tài chính ban hành
- 6Thông báo 272/TB-VPCP ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh tại Hội nghị trực tuyến đánh giá công tác điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 7Công văn 13019/BTC-NSNN điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước những tháng cuối năm 2014 do Bộ Tài chính ban hành
- 8Thông báo 458/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2014, triển khai nhiệm vụ năm 2015 ngành Nội vụ do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Thông tư 90/1999/TT-BTC hướng dẫn về giải pháp điều hành thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 1999 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Công văn 6839/BTC-NSNN điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - Ngân sách nhà nước năm 2010 do Bộ Tài chính ban hành
- 3Công văn 16471/BTC-NSNN điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính-ngân sách nhà nước cuối năm 2011 do Bộ Tài chính ban hành
- 4Chỉ thị 12/CT-BCT thực hiện Chỉ thị 09/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2013 do Bộ Công thương ban hành
- 5Công văn 11276/BTC-NSNN về giải pháp điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính-ngân sách nhà nước năm 2013 do Bộ Tài chính ban hành
- 6Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013
- 7Thông báo 272/TB-VPCP ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh tại Hội nghị trực tuyến đánh giá công tác điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 8Công văn 13019/BTC-NSNN điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước những tháng cuối năm 2014 do Bộ Tài chính ban hành
- 9Thông báo 458/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2014, triển khai nhiệm vụ năm 2015 ngành Nội vụ do Văn phòng Chính phủ ban hành
Thông báo 62/TB-VPCP năm 2014 ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2013, triển khai nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2014 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 62/TB-VPCP
- Loại văn bản: Thông báo
- Ngày ban hành: 07/02/2014
- Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Văn Nên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/02/2014
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định