- 1Bộ luật Dân sự 2005
- 2Luật Đầu tư 2005
- 3Luật Doanh nghiệp 2005
- 4Bộ Luật Hình sự 1999
- 5Luật Đất đai 2003
- 6Nghị định 14/2008/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
- 7Nghị định 13/2008/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- 8Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008
- 9Thông tư liên tịch 01/2009/TTLT-BTP-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và Công tác tư pháp của Ủy ban nhân dân cấp xã do Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ ban hành
- 10Luật Lý lịch tư pháp 2009
- 11Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009
- 12Bộ luật hình sự sửa đổi 2009
- 13Luật nuôi con nuôi 2010
- 14Luật phổ biến, giáo dục pháp luật 2012
- 15Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 46/TB-VPCP | Hà Nội, ngày 28 tháng 01 năm 2013 |
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN XUÂN PHÚC TẠI HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI CÔNG TÁC TƯ PHÁP NĂM 2013
Ngày 09 tháng 01 năm 2013 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2013. Tham dự Hội nghị có Lãnh đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Sau khi nghe Báo cáo tổng kết công tác tư pháp năm 2012 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu công tác năm 2013, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các ý kiến phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kết luận như sau:
I. Đánh giá chung
Năm qua, trong bối cảnh khó khăn chung của cả nước, công tác tư pháp đã được triển khai đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm; gắn kết với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Công tác xây dựng thể chế đạt nhiều kết quả tích cực, về cơ bản đã hoàn thành Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội; tình trạng nợ văn bản quy định chi tiết của Chính phủ trong nhiều năm qua đã giảm rõ rệt.
- Ngành Tư pháp đã hoàn thành nhiệm vụ tham mưu giúp Chính phủ, các Bộ, ngành, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức tổng kết thi hành và nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992.
- Cơ chế theo dõi thực thi pháp luật được hình thành và được triển khai có kết quả bước đầu, thể hiện qua việc phản ứng nhạy bén hơn trước những vấn đề gây bức xúc trong xã hội, nhân dân, từng bước góp phần nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, đồng thời tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước bằng pháp luật.
- Công tác hành chính tư pháp đã đi vào nền nếp, giải quyết một khối lượng lớn yêu cầu của người dân trong các lĩnh vực hộ tịch, chứng thực, quốc tịch, lý lịch tư pháp, đăng ký giao dịch bảo đảm.
- Các lĩnh vực bổ trợ tư pháp được tăng cường (luật sư, công chứng, công tác trợ giúp pháp lý, nghiên cứu đề xuất quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở... cũng được triển khai tích cực).
- Công tác thi hành án dân sự tiếp tục được củng cố, đã tổ chức tốt việc tổng kết thí điểm thừa phát lại tại thành phố Hồ Chí Minh và được Quốc hội cho phép tiếp tục thí điểm mô hình này.
- Công tác đào tạo cán bộ pháp luật cho cơ sở được đẩy mạnh với việc sớm hoàn thành Quy hoạch hệ thống 05 Trường Trung cấp luật tại các khu vực, tạo cơ sở triển khai toàn diện nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực pháp luật trên toàn quốc.
Những kết quả nêu trên đã đóng góp thiết thực vào những thành tựu chung về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhờ đó, vai trò của ngành Tư pháp trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội ngày càng được khẳng định; vị trí ngày càng được củng cố, tăng cường; Ngành được giao thêm một số nhiệm vụ mới.
Tuy nhiên, công tác tư pháp vẫn còn những tồn tại, yếu kém chủ yếu sau: Hệ thống pháp luật cồng kềnh, phức tạp, thiếu đồng bộ, tính khả thi chưa cao, tiến độ, chất lượng xây dựng và thẩm định văn bản quy phạm pháp luật còn hạn chế, nhất là ở cấp Trung ương, cấp Bộ và liên Bộ; thủ tục hành chính còn rườm rà, chi phí tuân thủ lớn. Việc triển khai thi hành các luật mới như Luật lý lịch tư pháp, Luật nuôi con nuôi, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước còn chậm, đặc biệt nhiều địa phương thiếu sự quan tâm đưa pháp luật vào cuộc sống. Công tác hộ tịch liên quan đến người dân rất nhiều, nhưng chậm được đổi mới, còn thủ công, chưa đóng góp thiết thực cho việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương. Hiện tượng tiêu cực trong công tác thi hành án dân sự, công chứng có chiều hướng gia tăng, đáng báo động; hình ảnh của công chức thi hành án dân sự chưa tốt.
Về nguyên nhân của tồn tại, yếu kém: Lãnh đạo của một số Bộ, ngành và địa phương chưa thấy rõ vai trò của công tác tư pháp, chưa quan tâm đến việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của ngành Tư pháp; chưa kịp thời đầu tư đúng mức các nguồn lực và công chức cho ngành Tư pháp. Nhiều bộ phận, lĩnh vực công chức tư pháp còn non yếu, nhất là thái độ, trách nhiệm của một số công chức tư pháp các cấp đối với người dân chưa thực sự đem lại lòng tin cho nhân dân; công chức làm công tác pháp chế ở các cơ quan chuyên môn ở Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ở nhiều địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa được kiện toàn đúng theo quy định của Chính phủ.
II. Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác Tư pháp năm 2013
Cần xác định công tác tư pháp không chỉ là của Bộ Tư pháp mà còn là của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác tư pháp, pháp chế, thực hiện tốt các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và các nhiệm vụ sau:
1. Chỉ đạo thực hiện tốt Chỉ thị của Bộ Chính trị và Kế hoạch về việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp, lấy ý kiến địa phương về dự án Luật sửa đổi Luật đất đai (sửa đổi);
2. Bộ Tư pháp tiếp tục tham mưu cho Chính phủ xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong đó chú trọng các dự án luật lớn như Bộ luật dân sự (sửa đổi), Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Luật đất đai (sửa đổi), Luật đầu tư (sửa đổi), Luật doanh nghiệp, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (hợp nhất). Đây là những luật có ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân, phát triển xã hội. Phấn đấu không để xảy ra tình trạng xin lùi, rút làm thay đổi chương trình; đồng thời khẩn trương ban hành kịp thời các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, khắc phục cơ bản tình trạng nợ đọng các văn bản này trong năm 2013;
3. Tập trung triển khai thực hiện tốt công tác theo dõi thi hành pháp luật, cần có các giải pháp đột phá nhằm tạo cơ chế thống nhất, hiệu quả, gắn kết giữa xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, tạo cơ sở cho việc chuyển hướng từ tập trung xây dựng thể chế sang tập trung thực thi thể chế; xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2013 theo tình hình thực tiễn thi hành pháp luật của từng Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đẩy mạnh kiểm tra việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại một số Bộ, ngành và địa phương, kiên quyết xử lý hoặc kiến nghị xử lý văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật, chú trọng những lĩnh vực kinh tế - xã hội có nhiều bức xúc. Kết hợp có hiệu quả giữa công tác theo dõi thi hành pháp luật với việc tăng cường hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, coi đây là một giải pháp nhằm tăng cường năng lực phản ứng chính sách, góp phần hoàn thiện pháp luật, nhất là những điểm chồng chéo, thiếu đồng bộ hoặc những khoảng trống pháp luật hiện nay trong một số lĩnh vực đang gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân;
4. Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính. Đây là nhiệm vụ Chính phủ mới giao cho ngành Tư pháp. Bộ Tư pháp khẩn trương xây dựng trình Chính phủ Đề án “Đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ liên quan đến công dân và cơ sở dữ liệu về dân cư” trong năm 2013. Giao Bộ Tư pháp, các Sở Tư pháp làm tốt hơn nữa việc công khai minh bạch, giảm chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phòng ngừa tham nhũng, xây dựng nền hành chính kiến tạo, phát triển; khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ việc sửa đổi, bổ sung các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; sớm bàn giao để ổn định công tác của bộ phận kiểm soát thủ tục hành chính của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
5. Chuẩn bị thật tốt các điều kiện để triển khai Luật xử lý vi phạm hành chính và hoàn thành việc xây dựng các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trên các lĩnh vực trong nửa đầu năm 2013; trong đó, đặc biệt chú trọng tới tính khả thi, tính hợp lý, đồng bộ của các văn bản và kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện;
6. Ngành Tư pháp cần quan tâm, kiên quyết hơn trong việc chỉ đạo công tác Thi hành án dân sự, phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu được giao trên 88% về vụ việc và trên 77% về giá trị; chống tiêu cực, sai phạm trong thi hành án dân sự; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là Trưởng Ban Chỉ đạo thi hành án cần chỉ đạo sát sao hơn về công tác này, nhất là đối với việc phân loại án;
7. Thực hiện đồng bộ các luật do Quốc hội mới ban hành trong lĩnh vực hành chính tư pháp, đặc biệt là Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Luật lý lịch tư pháp. Quan tâm thực hiện tốt, hiệu quả pháp luật về hộ tịch, chứng thực;
8. Triển khai một cách có chất lượng Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, đổi mới cách thức, mô hình tuyên truyền, phổ biến; cần quan tâm bố trí cán bộ và kinh phí để bảo đảm thực hiện tốt công tác này; đổi mới một cách đồng bộ công tác giáo dục ý thức công dân ở trong các trường học thuộc hệ thống giáo dục và các môi trường xã hội khác; chuẩn bị tốt việc tổ chức Ngày Pháp luật đầu tiên trong toàn quốc theo quy định của Luật.
9. Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực công chứng, luật sư, trợ giúp pháp lý cho người nghèo... Đây là khâu rất quan trọng để đảm bảo cho hoạt động tố tụng diễn ra đúng pháp luật, bảo đảm công lý. Các Đoàn Luật sư, Hội Luật gia đẩy mạnh hoạt động hơn để xã hội hóa, tăng cường chất lượng tư pháp bảo vệ công lý cho nhân dân;
10. Nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ pháp luật, công chức có chức danh tư pháp và cán bộ tư pháp cơ sở. Tổ chức thực hiện tốt Đề án “Xây dựng trường Đại học Luật Hà Nội và Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành trường trọng điểm về đào tạo pháp luật” và Đề án “Xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp”, tập trung phát triển 05 Trường Trung cấp Luật đáp ứng tốt các yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt ở Tây Bắc, Tây Nam Bộ, Tây Nguyên và Bắc Trung bộ.
III. Các giải pháp thực hiện
Để thực hiện các nhiệm vụ trên, các Bộ, ngành, địa phương cần tập trung triển khai một số giải pháp sau:
- Lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, vị trí, vai trò của công tác tư pháp, pháp chế; tăng cường hơn nữa trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của người đứng đầu cơ quan trong việc tổ chức triển khai công tác tư pháp;
- Quan tâm hơn nữa việc xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy và quy hoạch, phát triển nguồn nhân lực làm công tác tư pháp, pháp chế theo yêu cầu nâng cao trình độ chuyên môn, chuẩn hóa, tăng cường chế độ ưu đãi và các giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn;
- Tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp, ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ, trong đó có việc tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; chấn chỉnh lề lối làm việc, tăng cường kỷ luật hành chính và đặc biệt thực hiện tốt Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp. Ngành Tư pháp phải gương mẫu, thực hiện nghiêm việc không uống rượu, bia trong giờ hành chính, các Sở Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh phát động phong trào này tại địa phương mình.
IV. Về một số kiến nghị
1. Giao Bộ Tư pháp:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, các Bộ, ngành, địa phương tổ chức rà soát và đề xuất giải pháp tổng thể kiện toàn tổ chức bộ máy và nhân lực làm công tác tư pháp, pháp chế, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định, ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị định mới về chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp;
- Chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành nghiên cứu xây dựng đề án thí điểm cơ chế kiểm soát tập trung việc ban hành thông tư, thông tư liên tịch trong những lĩnh vực trực tiếp liên quan đến quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức; trình Chính phủ xem xét quyết định, làm tiền đề cho việc xây dựng Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (hợp nhất);
- Chủ trì phối hợp các Bộ: Nội vụ, Tài chính và Văn phòng Chính phủ sớm báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, ký ban hành Quyết định về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề cho những người làm công tác pháp chế.
2. Giao Bộ Nội vụ:
- Phối hợp với Bộ Tư pháp khẩn trương ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn về tổ chức biên chế của các tổ chức pháp chế tại các Bộ, ngành trung ương và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Việc chậm kiện toàn tổ chức này đã ảnh hưởng lớn đến công tác chỉ đạo điều hành về lĩnh vực pháp luật của các Bộ, ngành, địa phương;
- Phối hợp với Bộ Tư pháp tính toán lại tổng biên chế Ngành Tư pháp ở Trung ương và địa phương, nhất là biên chế cho một số lĩnh vực mới được giao, các lĩnh vực cần được tăng cường, chế độ chính sách thu hút công chức tư pháp như Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tại Hội nghị này;
- Khẩn trương xây dựng, trình Chính phủ ban hành các nghị định thay thế Nghị định số 13/2008/NĐ-CP; Nghị định số 14/2008/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc các Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; phối hợp với Bộ Tư pháp ban hành thông tư liên tịch thay thế Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và công tác tư pháp của Ủy ban nhân dân cấp xã bảo đảm các cơ quan tư pháp có tổ chức, bộ máy phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao;
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trên cơ sở số biên chế được giao, quan tâm bố trí cán bộ chuyên trách cho các cơ quan tư pháp địa phương để thực hiện một số lĩnh vực, nhiệm vụ mới được giao như lý lịch tư pháp, bồi thường nhà nước, theo dõi thi hành pháp luật; bố trí đúng, đủ cán bộ Tư pháp - Hộ tịch cấp xã để thực hiện nhiệm vụ được giao, chấm dứt việc cán bộ Tư pháp - Hộ tịch kiêm nhiệm công tác khác; tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ này; đồng thời, nghiên cứu mở rộng một số lĩnh vực có thể xã hội hóa được nhiều hơn nữa (công chứng, thừa phát lại...).
V. Về tổ chức thực hiện
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần bám sát các nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp năm 2013 để tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác tư pháp, pháp chế, quan tâm hơn đến những lĩnh vực liên quan đến quyền, lợi ích nhân dân, lợi ích xã hội, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để Bộ Tư pháp và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương biết, thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
- 1Công văn 7860/BTP-VP báo cáo công tác tư pháp năm 2012 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2013 do Bộ Tư pháp ban hành
- 2Kế hoạch 9115/KH-BTP tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2013 do Bộ Tư pháp ban hành
- 3Báo cáo 16/BC-BTP tổng kết công tác tư pháp năm 2012 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu công tác năm 2013 do Bộ Tư pháp ban hành
- 4Công văn 1028/VPCP-PL gửi bài phát biểu của Thủ tướng tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2013 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Bộ luật Dân sự 2005
- 2Luật Đầu tư 2005
- 3Luật Doanh nghiệp 2005
- 4Bộ Luật Hình sự 1999
- 5Luật Đất đai 2003
- 6Nghị định 14/2008/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
- 7Nghị định 13/2008/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- 8Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008
- 9Thông tư liên tịch 01/2009/TTLT-BTP-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và Công tác tư pháp của Ủy ban nhân dân cấp xã do Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ ban hành
- 10Luật Lý lịch tư pháp 2009
- 11Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009
- 12Bộ luật hình sự sửa đổi 2009
- 13Luật nuôi con nuôi 2010
- 14Luật phổ biến, giáo dục pháp luật 2012
- 15Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 16Công văn 7860/BTP-VP báo cáo công tác tư pháp năm 2012 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2013 do Bộ Tư pháp ban hành
- 17Kế hoạch 9115/KH-BTP tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2013 do Bộ Tư pháp ban hành
- 18Báo cáo 16/BC-BTP tổng kết công tác tư pháp năm 2012 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu công tác năm 2013 do Bộ Tư pháp ban hành
- 19Công văn 1028/VPCP-PL gửi bài phát biểu của Thủ tướng tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2013 do Văn phòng Chính phủ ban hành
Thông báo 46/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2013 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 46/TB-VPCP
- Loại văn bản: Thông báo
- Ngày ban hành: 28/01/2013
- Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ
- Người ký: Kiều Đình Thụ
- Ngày công báo: 12/02/2013
- Số công báo: Từ số 103 đến số 104
- Ngày hiệu lực: 28/01/2013
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định