Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 330/TB-VPCP | Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2015 |
THÔNG BÁO
Ý KIẾN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ KẾT QUẢ HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN TOÀN QUỐC QUÁN TRIỆT CHỈ THỊ 15/CT-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 22-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Ngày 27 tháng 8 năm 2015, tại trụ sở Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ: Phạm Bình Minh, Vũ Văn Ninh, Vũ Đức Đam đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt Chỉ thị 15/CT-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ. Tham dự Hội nghị có các thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế, đại diện một số Bộ, ngành Trung ương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, một số Hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp chủ chốt và đại diện Lãnh đạo các địa phương, doanh nghiệp tiêu biểu ở đầu cầu 63 tỉnh, thành phố. Trên cơ sở kết quả của Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau:
Đánh giá cao kết quả thiết thực Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt Chỉ thị 15; cơ bản đồng tình với nội dung các báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương trên cơ sở bám sát nhiệm vụ đề ra trong Chỉ thị 15, làm rõ những vấn đề tồn tại, vướng mắc trong từng lĩnh vực cụ thể, nguyên nhân khách quan và chủ quan trong công tác hội nhập quốc tế hiện nay, qua đó đề xuất nhiều kiến nghị triển khai hội nhập đi vào hiệu quả gắn với thực tế tại các địa phương, doanh nghiệp...
Để đẩy mạnh hội nhập quốc tế sâu rộng, đem lại hiệu quả thiết thực trong thời gian tới, các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp cần tập trung các nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Tiếp tục đẩy mạnh hội nhập quốc tế toàn diện, gắn kết chặt chẽ với các hoạt động đối ngoại nhằm tạo môi trường hòa bình và điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước. Chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế phải trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi.
Hội nhập quốc tế với trọng tâm là Hội nhập kinh tế vừa là cơ sở quan trọng, vừa là cơ hội để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; phát triển nhanh, bền vững; và là cơ hội để đất nước ta không bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Đây là nguyên tắc, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của hội nhập quốc tế
2. Phát huy tinh thần “chủ động, tích cực" trong hội nhập quốc tế trên cơ sở phù hợp năng lực, điều kiện thực tiễn và hài hòa với lợi ích của đất nước. Chủ động, tích cực ngay từ khâu chuẩn bị để sẵn sàng đón nhận và tận dụng thời cơ. Trong quá trình triển khai, cần hết sức chú trọng phối hợp liên ngành nhằm tạo sự triển khai đồng bộ, nhất quán và hiệu quả nhất. Ban Chỉ đạo quốc gia và các Ban Chỉ đạo liên ngành về hội nhập quốc tế cần làm tốt công tác theo dõi, đôn đốc và điều phối.
3. Về hội nhập kinh tế, cần tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, phát huy và nâng cao nội lực. Tích cực đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, thực hiện ba đột phá chiến lược và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trong 2 năm tới cần tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính, thuế, hải quan, cải thiện hạ tầng... bằng những hành động thực tiễn cụ thể của từng ngành, từng cơ quan, bảo đảm thực hiện được mục tiêu trong năm 2016 đạt mức trung bình của ASEAN-4 trên một số chỉ tiêu chủ yếu theo thông lệ quốc tế.
Chủ động xây dựng và thực hiện các biện pháp phù hợp với các cam kết quốc tế để bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhà nước doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước.
Tập trung thúc đẩy hoàn tất các Hiệp định thương mại tự do FTA lớn phù hợp với yêu cầu của ta gắn với mở rộng thị trường, tăng nhanh kim ngạch thương mại, hướng tới mục tiêu cân bằng thương mại, tránh phụ thuộc vào một thị trường; đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, gắn thu hút đầu tư với giám sát quá trình thực thi, bảo đảm an ninh kinh tế, hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường.
4. Về hội nhập về chính trị, an ninh, quốc phòng cần tiếp tục chủ động làm sâu sắc hơn các mối quan hệ và phát huy mạnh mẽ vai trò của đối ngoại đa phương, nhằm tăng cường lòng tin và đan xen lợi ích. Đẩy mạnh việc đóng góp có trách nhiệm và chủ động tham gia hình thành các sân chơi, luật chơi, hài hòa lợi ích của ta và mẫu số lợi ích chung. Đặc biệt chú ý nội hàm hòa bình, ổn định ở khu vực, trên thế giới và nội hàm về phát triển bền vững - là hai nội hàm gắn bó với nhiều lợi ích quan trọng về an ninh và phát triển của đất nước. Chú ý vận động nắm giữ và thực hiện tốt các trọng trách quốc tế,chuẩn bị đề cử cán bộ có năng lực làm việc tại các tổ chức quốc tế; chuẩn bị thật tốt cho Năm APEC 2017.
Cần quán triệt sâu sắc Nghị quyết 28 của Ban chấp hành Trung ương về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới và Chỉ thị 46 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới. Tập trung thúc đẩy hợp tác quốc tế có trọng tâm, trọng điểm nhằm bảo vệ vững chắc biên giới quốc gia, chủ quyền và quyền chủ quyền trên biển; giữ vững an ninh trật tự trong nước; tranh thủ hội nhập để tiếp tục nâng cao năng lực bảo đảm an ninh, quốc phòng, năng lực tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình và xử lý những vấn đề quan tâm như an ninh biển, hậu quả chiến tranh, phòng chống tội phạm...
5. Về hội nhập văn hóa xã hội, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ, cần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đặc biệt là giáo dục Đại học và dạy nghề ngang tầm chất lượng và phù hợp với các tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Đẩy mạnh hội nhập về giao lưu hữu nghị nhân dân. Phát triển du lịch quốc tế, xây dựng môi trường du lịch văn minh, thân thiện. Trong vấn đề môi trường lao động, cần chủ động nghiên cứu khả năng phê chuẩn các công ước cơ bản còn lại của Tổ chức Lao động quốc tế phù hợp với tình hình của Việt Nam. Tiếp tục đẩy mạnh chủ động hài hòa về tiêu chuẩn, chất lượng và tiếp thu thành tựu khoa học công nghệ của nước ngoài. Đẩy mạnh công tác vận động, tranh thủ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, các nhà khoa học, chuyên gia, nhà nghiên cứu giỏi đóng góp cho quá trình hội nhập, phát triển của đất nước.
6. Phát huy hơn nữa vai trò của địa phương, doanh nghiệp trong công tác hội nhập quốc tế. Nâng cao vai trò của các Sở (Phòng) Ngoại vụ trong việc triển khai công tác hội nhập quốc tế tại các địa phương. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác hội nhập quốc tế.
7. Đẩy manh hơn nữa công tác thông tin, hỗ trợ cho địa phương và doanh nghiệp. Nghiên cứu xây dựng một hệ thống thông tin toàn diện về các FTA và các khuôn khổ hợp tác hội nhập quan trọng đang chuẩn bị triển khai. Có thể thành lập trang thông tin điện tử riêng, coi đây là một kênh hữu ích để tiếp nhận, trao đổi ý kiến, thông tin giữa Trung ương và địa phương, doanh nghiệp; giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương triển khai thực hiện.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các Bộ, ngành, địa phương biết, thực hiện./.
| BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
- 1Công văn 2242/LĐTBXH-TCCB năm 2015 triệu tập tham dự tập huấn về an toàn, an ninh mạng thông tin mạng trong bối cảnh hội nhập quốc tế do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Công văn 6037/VPCP-QHQT năm 2015 phê duyệt Đề án tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về hội nhập quốc tế do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 1615/QĐ-TTg năm 2015 Kế hoạch thông tin, tuyên truyền về các sự kiện hội nhập quốc tế nổi bật 2015-2016 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Công văn 2242/LĐTBXH-TCCB năm 2015 triệu tập tham dự tập huấn về an toàn, an ninh mạng thông tin mạng trong bối cảnh hội nhập quốc tế do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Chỉ thị 15/CT-TTg năm 2015 triển khai Nghị quyết 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 6037/VPCP-QHQT năm 2015 phê duyệt Đề án tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về hội nhập quốc tế do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1615/QĐ-TTg năm 2015 Kế hoạch thông tin, tuyên truyền về các sự kiện hội nhập quốc tế nổi bật 2015-2016 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Thông báo 330/TB-VPCP năm 2015 ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về kết quả Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt Chỉ thị 15/CT-TTG tiếp tục thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW của bộ chính trị về hội nhập quốc tế
- Số hiệu: 330/TB-VPCP
- Loại văn bản: Thông báo
- Ngày ban hành: 02/10/2015
- Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Văn Nên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1043 đến số 1044
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra