Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 250/TB-VPCP | Hà Nội, ngày 17 tháng 8 năm 2022 |
Ngày 27 tháng 7 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đi khảo sát Dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 Thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành - Suối Tiên, Dự án xây dựng nút giao An Phú, thành phố Thủ Đức và làm việc với lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, triển khai một số dự án trọng điểm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, những vướng mắc, khó khăn cần tháo gỡ. Cùng dự buổi làm việc có Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị; Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan; đại diện lãnh đạo các Bộ: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường.
Sau khi nghe báo cáo của đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; phát biểu của đồng chí Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; ý kiến của lãnh đạo các Bộ, cơ quan; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kết luận như sau:
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức đạt được nhiều kết quả, thành tựu toàn diện trong quá trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội sau hậu quả của đại dịch COVID-19, tiếp tục khẳng định vai trò là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục và y tế của đất nước.
Tốc độ tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2022 ước tăng 3,82%, trong đó, tốc độ tăng trưởng Quý II tăng hơn 3 lần so với Quý I. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 238 nghìn tỷ đồng, đạt 61,7% dự toán năm và tăng 17,5% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 24,9 tỷ đô la Mỹ, tăng 13,8% so với cùng kỳ; tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 34,2 tỷ đô la Mỹ, tăng 13,7% so với cùng kỳ. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 7,7% so với cùng kỳ, trong đó, bốn ngành công nghiệp trọng điểm tăng 12,2% so với cùng kỳ. Ngành du lịch có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, tổng doanh thu du lịch ước đạt trên 49,6 nghìn tỷ đồng, tăng 29,9%. Thu hút đầu tư nước ngoài đạt 2,18 tỷ đô la Mỹ, tăng 60,07% so với cùng kỳ. Các hoạt động văn hóa - xã hội sôi động trở lại; các hoạt động kỷ niệm, lễ hội, sự kiện được tổ chức tiết kiệm, ý nghĩa. Công tác giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội và công tác đền ơn đáp nghĩa tiếp tục được quan tâm thực hiện tốt; các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch COVID-19 triển khai hiệu quả. Công tác tri ân các lực lượng tuyến đầu, củng cố hệ thống y tế và các biện pháp y tế chiến lược được tích cực triển khai. Quốc phòng - an ninh được đảm bảo, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Đối ngoại và hội nhập quốc tế tiếp tục đẩy mạnh, làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác nhiều mặt.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ gửi lời tri ân, biết ơn sâu sắc nhất đến các gia đình có công với cách mạng tại Thành phố Hồ Chí Minh; ghi nhận, biểu dương; đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố thời gian qua trong kiểm soát dịch bệnh, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống người dân, góp phần vào kết quả chung của đất nước trong giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn. Để đạt được kết quả này, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố đã thực hiện nghiêm túc và vận dụng có sáng tạo các chủ trương, chính sách, giải pháp của Trung ương.
Bên cạnh những kết quả tích cực đó, 7 tháng đầu năm vẫn còn những tồn tại, hạn chế, khó khăn: tốc độ tăng trưởng của 3/4 khu vực tuy có tăng nhưng tốc độ tăng chưa cao, chưa tận dụng hết dư địa để phát triển; triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội còn chậm; tốc độ giải ngân vốn đầu tư công thấp, chưa thực sự tạo động lực dẫn dắt, thúc đẩy kích cầu đầu tư xã hội; phát triển văn hóa chưa tương xứng với vai trò, vị trí là trung tâm văn hóa lớn của vùng và cả nước; một số vấn đề bức xúc chậm được khắc phục; cơ sở vật chất giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao còn bất cập, tình trạng quá tải ở các bệnh viện chậm được cải tiến.
II. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ THỜI GIAN TỚI
1. Tiếp tục tập trung triển khai các khâu đột phá chiến lược về hạ tầng, thể chế, nhân lực và sáu nhiệm vụ trọng tâm theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, các Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2022 và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ; thực hiện nghiêm Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 39/2022/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2022.
2. Tiếp tục triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, nhất là các biến chủng mới (BA.4, BA.5), lưu ý không để xảy ra “dịch chồng dịch” khi các dịch bệnh khác như dịch đậu mùa khỉ, dịch sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp. Tập trung đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin cho các đối tượng theo quy định, mục tiêu chỉ đạo của Chính phủ, đặc biệt các lực lượng tuyến đầu, công nhân, người cao tuổi, người có bệnh nền, hoàn thành việc tiêm mũi 3, mũi 4 cho các đối tượng chỉ định trên 18 tuổi và mũi 2 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi trong tháng 8/2022; quyết liệt triển khai các giải pháp mua sắm, đấu thầu để bảo đảm đủ thuốc, trang thiết bị, sinh phẩm, vật tư y tế cho phòng, chống dịch bệnh nói chung và phòng, chống dịch COVID-19 nói riêng, bảo đảm nhân lực y tế phục vụ công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
3. Tập trung rà soát các quy định của pháp luật liên quan trong triển khai các chương trình, dự án để cùng Chính phủ, các Bộ, ngành giải quyết, xử lý các vấn đề vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung đối với những vấn đề vượt thẩm quyền. Tập trung thực hiện, xử lý dứt điểm các vướng mắc liên quan đến các dự án đã có kết luận thanh tra, kiểm tra với tinh thần không hợp thức hóa các sai phạm, phải tìm cơ chế, chính sách với cách tiếp cận mới, kịp thời tháo gỡ các điểm nghẽn và khơi thông nguồn lực để phát triển. Ưu tiên kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa chính sách tiền tệ linh hoạt, an toàn, thận trọng và chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, hiệu quả, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng, chống suy thoái.
Triển khai quyết liệt các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2022. Tập trung, đẩy nhanh hơn nữa để hoàn thành việc lập Quy hoạch Thành phố trước ngày 31 tháng 12 năm 2022.
4. Thúc đẩy chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, đô thị thông minh, chuyển đổi xanh, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, cần nỗ lực, quyết tâm vượt lên chính mình để thực hiện nhiệm vụ, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn với các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, doanh nghiệp.
5. Tiếp tục làm tốt công tác an sinh xã hội, bảo đảm đời sống người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Rà soát, thúc đẩy nhanh việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà cho người lao động. Quan tâm phát triển văn hóa gắn với du lịch và phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Làm tốt công tác quản lý thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán.
6. Thí điểm thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ làm Tổ trưởng, thành viên là lãnh đạo các Bộ, cơ quan liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh để đôn đốc, kiểm tra, kịp thời tháo gỡ các vấn đề vướng mắc tại Thành phố Hồ Chí Minh.
III. VỀ CÁC KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
1. Về sửa đổi, bổ sung các văn bản luật, cơ chế, chính sách:
Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với các Bộ, ngành liên quan phân tích, đánh giá và tổng hợp những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện cơ chế, chính sách. Những nội dung hiện đã có quy định và còn phù hợp với tình hình thực tế, Thành phố tiếp tục thực hiện; đối với những cơ chế, chính sách không còn phù hợp, Thành phố phối hợp với các Bộ, ngành đề xuất phương án tháo gỡ, khắc phục, trình Chính phủ và cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung những vấn đề vượt thẩm quyền.
2. Về quy mô, hình thức đầu tư, thời gian thực hiện Dự án đường Vành đai 4:
Thủ tướng Chính phủ đã giao các địa phương (UBND Thành phố Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Đồng Nai, UBND tỉnh Bình Dương, UBND tỉnh Long An, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) làm cơ quan có thẩm quyền triển khai các dự án của đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh tại Công văn số 1263/TTg-CN ngày 29 tháng 9 năm 2021.
Giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu đẩy nhanh tiến độ triển khai các thủ tục theo tinh thần phân cấp, qua địa phương nào địa phương đó thực hiện. Trường hợp khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo, đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, nhanh chóng, đúng quy định.
3. Về tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư có sử dụng đất theo quy định, sắp xếp lại, xử lý tài sản công đối với phần diện tích đất công nằm xen cài trong khu đất dự kiến tổ chức thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư có sử dụng đất:
Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan liên quan nghiên cứu hướng dẫn, giải quyết vướng mắc của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trong Quý IV năm 2022.
4. Về công tác quản lý nhà, đất, tổ chức thí điểm đấu giá cho thuê quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu nhà nước trong thời gian chờ sửa đổi, bổ sung quy định:
Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng, cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng dự thảo Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, trình Chính phủ trong Quý IV năm 2022; nghiên cứu rà soát, hoàn thiện quy định quản lý nhà đất sở hữu nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp công lập, tránh thất thoát, lãng phí, sử dụng không hiệu quả tài sản nhà nước.
5. Về quỹ đất thanh toán cho các Hợp đồng BT (Dự án giải quyết ngập do triều khu vực Thành phố Hồ Chí Minh; Dự án đầu tư xây dựng đoạn tuyến kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa - Quốc lộ 1):
Giao Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chỉ đạo khẩn trương xử lý kiến nghị của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trong tháng 8 năm 2022.
6. Về bố trí vốn cho 03 Dự án Bệnh viện cửa ngõ của Thành phố Hồ Chí Minh:
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh rà soát, điều chỉnh kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã được giao từ các dự án chưa thực sự cấp thiết và bố trí từ các nguồn vốn hợp pháp khác (tăng thu, tiết kiệm chi) theo quy định để bổ sung vốn cho 03 Dự án bệnh viện.
Đồng thời, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất phương án bổ sung vốn cho 03 Dự án bệnh viện từ số vốn điều chỉnh giảm của các dự án không có khả năng giải ngân hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 9 năm 2022.
7. Về các Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 Thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành - Suối Tiên và Dự án tuyến số 2 Bến Thành - Tham Lương:
a) Về việc điều chỉnh thời gian thực hiện 02 Dự án:
Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương tham mưu trình cấp có thẩm quyền xem xét về việc điều chỉnh thời gian thực hiện Dự án theo quy định. Các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương có ý kiến theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 4939/BKHĐT-GSTĐĐT ngày 20 tháng 7 năm 2022.
b) Về bổ sung kế hoạch trung hạn vốn nước ngoài cấp phát từ ngân sách Trung ương còn lại để thực hiện Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 Thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành - Suối Tiên:
Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh rà soát, báo cáo cấp có thẩm quyền bố trí bổ sung vốn nước ngoài cấp phát từ ngân sách Trung ương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 cho Dự án theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm hoàn thành Dự án theo đúng tiến độ.
c) Về kinh phí hoạt động cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đường sắt đô thị số 1 Thành phố Hồ Chí Minh Bến Thành - Suối Tiên:
Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan liên quan hướng dẫn Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện theo quy định pháp luật; trường hợp vượt thẩm quyền, đề xuất phương án xử lý, làm rõ cơ sở pháp lý và thẩm quyền, trên cơ sở đó, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định trong tháng 9 năm 2022.
8. Về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác:
Giao Bộ Tài chính nghiên cứu tổng hợp kiến nghị của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 04/2019/NĐ-CP; khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định, trình Chính phủ trong tháng 10 năm 2022 theo đúng ý kiến chỉ đạo tại Công văn số 2905/VPCP-KTTH ngày 10 tháng 5 năm 2022.
9. Về Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp:
Giao Bộ Khoa học và Công nghệ theo chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định hiện hành để chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu kiến nghị của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh để có hướng dẫn cụ thể đối với các hoạt động thuê dịch vụ hạ tầng thông tin.
10. Về tổng kết Nghị quyết số 16-NQ/TW của Bộ Chính trị và tổng kết Nghị quyết số 54/2017/QH14 của Quốc hội:
Đề nghị Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ tại Công văn số 4442/VPCP-QHĐP ngày 15 tháng 7 năm 2022, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, cơ quan liên quan trong quá trình tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 54/2017/QH14 của Quốc hội; kiến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách, báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 (tháng 10 năm 2022).
Văn phòng Chính phủ thông báo để các Bộ, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh biết, thực hiện, đồng thời theo dõi đôn đốc và tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để tổ chức thực hiện kịp thời hiệu quả./.
| BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
- 1Thông báo 228/TB-VPCP năm 2022 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo thành phố Cần Thơ do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Thông báo 244/TB-VPCP năm 2022 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Nghệ An do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Thông báo 240/TB-VPCP năm 2022 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo thành phố Cần Thơ do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Thông báo 252/TB-VPCP năm 2022 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hậu Giang do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Thông báo 289/TB-VPCP năm 2022 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bình Thuận do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Thông báo 311/TB-VPCP năm 2022 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Phú Thọ do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Nghị quyết 16-NQ/TW năm 2012 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 do Bộ Chính trị ban hành
- 2Nghị quyết 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh do Quốc hội ban hành
- 3Nghị định 04/2019/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô
- 4Công văn 1263/TTg-CN năm 2021 về giao các địa phương làm cơ quan có thẩm quyền triển khai các dự án của đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 do Chính phủ ban hành
- 6Nghị quyết 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022 do Chính phủ ban hành
- 7Công văn 2905/VPCP-KTTH năm 2022 đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi Nghị định 04/2019/NĐ-CP do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 8Nghị định 39/2022/NĐ-CP về Quy chế làm việc của Chính phủ
- 9Thông báo 228/TB-VPCP năm 2022 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo thành phố Cần Thơ do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 10Thông báo 244/TB-VPCP năm 2022 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Nghệ An do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 11Thông báo 240/TB-VPCP năm 2022 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo thành phố Cần Thơ do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 12Thông báo 252/TB-VPCP năm 2022 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hậu Giang do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 13Thông báo 289/TB-VPCP năm 2022 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bình Thuận do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 14Thông báo 311/TB-VPCP năm 2022 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Phú Thọ do Văn phòng Chính phủ ban hành
Thông báo 250/TB-VPCP năm 2022 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh do Văn phòng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 250/TB-VPCP
- Loại văn bản: Thông báo
- Ngày ban hành: 17/08/2022
- Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ
- Người ký: Trần Văn Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra