Hệ thống pháp luật

BỘ NGOẠI GIAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 25/2022/TB-LPQT

Hà Nội, ngày 18 tháng 8 năm 2022

 

THÔNG BÁO

VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC

Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:

Biên bản ghi nhớ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len về dẫn độ Nguyễn Cảnh Ánh và Nguyễn Thị Mai, ký tại Hà Nội ngày 15 tháng 8 năm 2022, có hiệu lực ngày 15 tháng 8 năm 2022.

Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Biên bản theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Lương Ngọc

 

BIÊN BẢN GHI NHỚ

GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ LIÊN HIỆP VƯƠNG QUỐC ANH VÀ BẮC AI-LEN VỀ DẪN ĐỘ NGUYỄN CẢNH ÁNH VÀ NGUYỄN THỊ MAI

Biên bản ghi nhớ này giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (sau đây gọi là Bên yêu cầu và Bên được yêu cầu),

MONG MUỐN nâng cao hiệu quả hợp tác đấu tranh chống tội phạm;

TÔN TRỌNG chủ quyền, bình đẳng và lợi ích của các Bên;

TUÂN THỦ các nguyên tắc của pháp luật quốc tế và các nguyên tắc hiến định của mỗi Bên;

TRÊN CƠ SỞ XEM XÉT về nhân quyền và pháp quyền;

GHI NHỚ các bảo đảm theo quy định của hệ thống pháp luật mỗi bên trong đó cho phép người bị cáo buộc có quyền được xét xử công bằng, bao gồm quyền được xét xử bởi một tòa án được thành lập theo luật;

thể hiện các ghi nhớ đã đạt được để dẫn độ Nguyễn Cảnh Ánh và Nguyễn Thị Mai về thẩm quyền tài phán của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 1

Khái niệm

Trong Biên bản này:

(a) “Dẫn độ” là việc chuyển giao người bị yêu cầu đến Bên yêu cầu nhằm mục đích truy tố người này về một hoặc nhiều tội phạm và/hoặc nhằm mục đích thi hành hình phạt tù;

(b) “Bên yêu cầu” là Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

(c) “Bên được yêu cầu” là Chính phủ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len; và

(d) “Người bị yêu cầu” là Nguyễn Cảnh Ánh (sinh ngày: 15/01/1987; quốc tịch: Việt Nam; Số hộ chiếu: B7338718) và Nguyễn Thị Mai (sinh ngày: 10/9/1988; quốc tịch: Việt Nam; Số hộ chiếu: B7338720/BS279951) (mỗi người là một “Người bị yêu cầu”).

Điều 2

Thủ tục dẫn độ

Bên được yêu cầu sẽ chuyển giao Người bị yêu cầu đến Bên yêu cầu theo quy định của Biên bản này.

Điều 3

Tội phạm bị dẫn độ

1. Trong Biên bản này, một tội phạm sẽ là tội phạm có thể bị dẫn độ nếu việc thực hiện tội phạm đó sẽ bị trừng phạt theo pháp luật của cả Bên được yêu cầu và Bên yêu cầu với hình phạt tù từ mười hai (12) tháng trở lên hoặc một hình thức giam giữ khác, hoặc một hình phạt nặng hơn.

2. Trường hợp việc dẫn độ được yêu cầu nhằm mục đích thi hành một hình phạt bị áp dụng theo một bản án đối với Người bị yêu cầu do một tòa án có thẩm quyền của Bên yêu cầu, một tội phạm sẽ là tội phạm có thể bị dẫn độ chỉ khi (a) việc thực hiện tội phạm đó sẽ bị trừng phạt theo pháp luật của cả Bên được yêu cầu và Bên yêu cầu với hình phạt tù từ mười hai (12) tháng trở lên hoặc một hình thức giam giữ khác, hoặc một hình phạt nặng hơn; và (b) một hình phạt tù hoặc một hình thức giam giữ khác có thời hạn từ bốn tháng hoặc hình phạt khác nặng hơn đã được áp dụng về việc thực hiện hành vi đó.

3. Một tội phạm sẽ là tội phạm có thể bị dẫn độ kể cả khi pháp luật của các Bên không quy định tội phạm đó thuộc cùng một nhóm tội danh hoặc mô tả tội phạm đó với các yếu tố cấu thành tội phạm khác nhau.

Điều 4

Căn cứ từ chối

Việc dẫn độ có thể bị từ chối nếu:

(a) Bên được yêu cầu cho rằng yêu cầu dẫn độ được đưa ra nhằm truy tố hoặc trừng phạt Người bị yêu cầu vì lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, dân tộc, quan điểm chính trị, giới tính, hay địa vị của người này hoặc người này có thể bị ảnh hưởng khi xét xử, hoặc bị giam giữ hoặc các biện pháp hạn chế tự do cá nhân bởi các lý do trên;

(b) Bên được yêu cầu cho rằng Người bị yêu cầu được trả tự do theo quy định của pháp luật liên quan đến việc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bản án trước đó nếu người này đã bị kết án về tội phạm bị yêu cầu dẫn độ trên lãnh thổ của Vương quốc Anh;

(c) Bên được yêu cầu cho rằng điều kiện thể chất hoặc tinh thần của Người bị yêu cầu không được bảo đảm hoặc sẽ bị ảnh hưởng nếu bị dẫn độ;

(d) việc truy tố Người bị yêu cầu hoặc việc thi hành hình phạt sẽ bị cản trở vì hết thời hiệu theo pháp luật trong nước của Bên được yêu cầu;

(e) hành vi liên quan đến yêu cầu dẫn độ cấu thành một tội phạm theo pháp luật về quân sự của Bên yêu cầu nhưng không cấu thành một tội phạm theo pháp luật hình sự thông thường của Bên được yêu cầu;

(f) Bên được yêu cầu cho rằng việc dẫn độ sẽ không tương thích với các quyền con người của Bên được yêu cầu;

(g) Bên được yêu cầu cho rằng Người bị yêu cầu đã bị kết án vắng mặt, trừ trường hợp:

(i) Người bị yêu cầu cố ý vắng mặt khi xét xử, hoặc

(ii) Bên được yêu cầu được bảo đảm rằng người này sẽ được xét xử lại hoặc (nếu kháng cáo) được xem xét để xét xử lại, và sẽ có các quyền sau trong các thủ tục này:

a. quyền được tự bào chữa hoặc thông qua trợ giúp pháp lý do chính người này lựa chọn hoặc, nếu người này không có đủ khả năng chi trả trợ giúp pháp lý, sẽ được cung cấp miễn phí nếu lợi ích tư pháp yêu cầu;

b. quyền được kiểm tra hoặc có người làm chứng đã được kiểm tra chống lại người này và có sự có mặt của người làm chứng ủng hộ người này với cùng các điều kiện như người làm chứng chống lại người này.

(h) Bên được yêu cầu cho rằng Người bị yêu cầu có thể bị kết án tử hình, trừ trường hợp Bên yêu cầu đưa ra cam kết bằng văn bản phù hợp về việc hình phạt tử hình sẽ không bị áp dụng, hoặc nếu áp dụng sẽ không bị thi hành;

(i) Bên được yêu cầu cho rằng việc dẫn độ là trái với Công ước năm 1951 về quyền của người tị nạn;

(j) việc dẫn độ bị cản trở vì các lý do khác theo pháp luật trong nước của Bên được yêu cầu.

Điều 5

Thủ tục dẫn độ và các tài liệu yêu cầu

1. Yêu cầu dẫn độ phải được lập bằng văn bản.

2. Yêu cầu dẫn độ được lập theo Biên bản này phải được gửi bằng văn bản đến Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

3. Yêu cầu dẫn độ phải kèm theo:

(a) mô tả chính xác nhất có thể về Người bị yêu cầu cùng mọi thông tin khác giúp xác định nhân thân và địa chỉ;

(b) bản tuyên bố về các hành vi tội phạm bị yêu cầu dẫn độ;

(c) các văn bản pháp luật có liên quan mô tả các cấu thành chính của tội phạm bị yêu cầu dẫn độ, hình phạt và thời hiệu;

(d) chứng cứ chứng minh lệnh giam giữ để xét xử hoặc tương đương theo pháp luật của khu vực có liên quan của Vương quốc Anh (nơi việc bắt giữ có hiệu lực); và

(e) bản sao lệnh truy nã hoặc lệnh bắt được ban hành bởi các cơ quan có thẩm quyền;

(f) nếu Người bị yêu cầu đã bị kết án vắng mặt, chứng cứ hoặc các thông tin khác bảo đảm với Bên được yêu cầu về các vấn đề nêu tại Điều (4)(g).

4. Các tài liệu kèm theo yêu cầu dẫn độ có thể được tiếp nhận và được coi là chứng cứ trong thủ tục dẫn độ nếu chúng được chứng thực hợp pháp theo pháp luật của Bên được yêu cầu.

5. Nếu Bên được yêu cầu xét thấy cần thêm thông tin thì Bên này có thể yêu cầu cung cấp thông tin bổ sung trong một thời gian cụ thể.

Điều 6

Ngôn ngữ

Tất cả tài liệu được gửi từ cả hai Bên phải bằng tiếng Anh hoặc kèm theo bản dịch tiếng Anh được chứng thực hợp pháp theo pháp luật của Bên được yêu cầu.

Điều 7

Bắt giữ khẩn cấp

1. Trong trường hợp khẩn cấp, Bên yêu cầu có thể yêu cầu bắt giữ tạm thời Người bị yêu cầu trong khi chờ đợi lập yêu cầu dẫn độ đầy đủ theo Biên bản này.

2. Yêu cầu bắt giữ tạm thời có thể được chuyển qua kênh ngoại giao hoặc Interpol.

3. Yêu cầu bắt giữ tạm thời phải bao gồm:

(a) mô tả Người bị yêu cầu;

(b) nơi ở của người này, nếu biết;

(c) bản tóm tắt các hành vi của vụ việc, nếu có thể cần bao gồm thời gian và địa điểm của tội phạm;

(d) mô tả các quy định pháp luật bị vi phạm;

(e) bản gốc hoặc bản sao lệnh truy nã hoặc lệnh bắt, bản cáo trạng hoặc bản án kết tội đối với Người bị yêu cầu; và

(f) tuyên bố về việc các tài liệu hỗ trợ liên quan đến Người bị yêu cầu sẽ được gửi trong thời gian quy định tại Điều 7(5) Biên bản này.

4. Bên yêu cầu sẽ được thông báo ngay về quyết định liên quan đến yêu cầu bắt giữ tạm thời và lý do không thực hiện yêu cầu này, trừ trường hợp nghĩa vụ bảo mật không cho phép Bên được yêu cầu thực hiện.

5. Bên yêu cầu phải gửi yêu cầu dẫn độ đầy đủ phù hợp với Điều 5 của Biên bản này trong thời hạn bốn mươi lăm (45) ngày kể từ ngày Người bị yêu cầu bị bắt giữ.

6. Việc không tuân thủ Điều 7(5) của Biên bản này có thể dẫn đến việc trả tự do cho Người bị yêu cầu.

7. Việc Người bị yêu cầu được trả tự do theo Điều 7(6) của Biên bản này không ảnh hưởng đến việc bắt giữ lại và dẫn độ người này.

Điều 8

Quyết định và chuyển giao

1. Bên được yêu cầu sẽ thông báo ngay cho Bên yêu cầu qua kênh ngoại giao về các quyết định liên quan đến yêu cầu dẫn độ.

2. Nếu yêu cầu bị từ chối toàn bộ hoặc một phần, Bên được yêu cầu sẽ, trừ trường hợp nghĩa vụ bảo mật không cho phép, cung cấp thông tin về các lý do từ chối. Bên được yêu cầu sẽ cung cấp bản sao các quyết định tư pháp thích hợp nếu được yêu cầu.

3. Nếu yêu cầu dẫn độ được chấp nhận, các cơ quan của các Bên sẽ thỏa thuận về việc chuyển giao Người bị yêu cầu.

4. Theo kết luận của thủ tục dẫn độ, Người bị yêu cầu sẽ bị dẫn độ trong thời hạn 28 ngày. Nếu có tình huống ngăn cản Bên được yêu cầu chuyển giao Người bị yêu cầu trong thời hạn nêu trên, Bên này sẽ thông báo cho Bên yêu cầu. Các Bên sẽ quyết định thời hạn mới để chuyển giao, có tính đến các yêu cầu đặc biệt theo pháp luật của Bên được yêu cầu.

Điều 9

Hoãn chuyển giao và chuyển giao có điều kiện

1. Bên được yêu cầu có thể hoãn việc chuyển giao Người bị yêu cầu để truy cứu trách nhiệm hình sự người này, hoặc trong trường hợp người này đã bị kết án, để thi hành hình phạt tù. Trong trường hợp này, Bên được yêu cầu sẽ có thông báo phù hợp cho Bên yêu cầu.

2. Bên được yêu cầu có thể, thay vì hoãn chuyển giao theo Điều 9(1) của Biên bản này, chuyển giao tạm thời Người bị yêu cầu đến Bên yêu cầu theo các điều kiện sẽ được quyết định giữa hai Bên.

Điều 10

Nhiều yêu cầu dẫn độ

Nếu Bên được yêu cầu nhận được các yêu cầu từ Bên yêu cầu và từ một nước khác để dẫn độ Người bị yêu cầu, kể cả về cùng một tội phạm hay về một tội phạm khác, Bên được yêu cầu sẽ quyết định sẽ chuyển giao Người bị yêu cầu cho nước nào. Khi quyết định việc này, Bên được yêu cầu sẽ xem xét mọi yếu tố liên quan, trong đó bao gồm:

(a) địa điểm nơi mỗi tội phạm được thực hiện (hoặc bị cáo buộc được thực hiện);

(b) lợi ích liên quan của các nước yêu cầu;

(c) mức độ nghiêm trọng tương đối của các tội phạm;

(d) thứ tự thời gian tiếp nhận các yêu cầu của các nước yêu cầu; và

(e) đối với mỗi tội phạm, Người bị yêu cầu đã bị truy tố về việc thực hiện (nhưng không bị truy tố đã bị kết án) hoặc đã bị kết án.

Điều 11

Nguyên tắc đặc biệt

1. Người bị yêu cầu sẽ không bị giam giữ, xét xử hoặc trừng phạt ở Bên yêu cầu trừ trường hợp:

(a) tội phạm bị yêu cầu dẫn độ đã được chấp nhận;

(b) các tội phạm khác được phát hiện từ cùng các hành vi của tội phạm, với điều kiện tội phạm đó cũng là tội phạm có thể bị dẫn độ theo định nghĩa tại Điều 3 Biên bản này và rằng tội phạm đó không phải là một yếu tố để áp dụng hình phạt tử hình;

(c) một tội phạm được thực hiện sau khi bị dẫn độ; hoặc

(d) một tội phạm mà Bên được yêu cầu đồng ý cho phép giam giữ, xét xử hoặc trừng phạt người này.

2. Trường hợp yêu cầu vì mục đích quy định tại Điều 11(1)(c) của Biên bản này được lập, Bên được yêu cầu có thể yêu cầu gửi các tài liệu được nêu tại Điều 5 của Biên bản này.

3. Các Điều 11(1) và (2) của Biên bản ghi nhớ này không cản trở việc Người bị yêu cầu bị giam giữ, xét xử hoặc trừng phạt, hoặc việc dẫn độ người này đến nước thứ ba, nếu người này:

(a) rời lãnh thổ của Bên yêu cầu sau khi bị dẫn độ và tự nguyện trở lại; hoặc

(b) không rời khỏi lãnh thổ của Bên yêu cầu dù đã có cơ hội thực hiện việc này.

Điều 12

Sự đồng ý

Nếu Người bị yêu cầu đồng ý bằng văn bản về việc chuyển giao người này đến Bên yêu cầu, Bên được yêu cầu có thể, kể cả các yêu cầu tại Điều 5 của Biên bản này không được đáp ứng, chuyển giao người này nhanh nhất có thể.

Điều 13

Tịch thu và chuyển giao tài sản

1. Bên được yêu cầu có thể, theo yêu cầu và nếu được pháp luật trong nước cho phép và không ảnh hưởng đến quyền của người khác, tịch thu các tài sản được nêu dưới đây và chuyển cho Bên yêu cầu tại thời điểm dẫn độ Người bị yêu cầu hoặc ngay sau đó:

(a) các vật được sử dụng trong khi thực hiện tội phạm hoặc cấu thành chứng cứ của tội phạm; và

(b) vật thu được như kết quả của việc thực hiện tội phạm nếu chúng thuộc sở hữu của Người bị yêu cầu tại thời điểm bắt giữ.

2. Nếu các tài sản bị tịch thu được nêu tại Điều 13(1) của Biên bản này là cần thiết để phục vụ điều tra hoặc truy tố một tội phạm tại Bên được yêu cầu, việc chuyển giao các tài sản này có thể được trì hoãn, hoặc chúng có thể được chuyển giao có điều kiện phải được trả lại sau khi có kết luận về thủ tục tại Bên yêu cầu.

3. Trường hợp pháp luật của Bên được yêu cầu hoặc việc bảo vệ quyền của bên thứ ba yêu cầu, mọi tài sản đã được chuyển giao sẽ được trả lại cho Bên yêu cầu miễn phí sau khi hoàn tất các thủ tục, nếu Bên này yêu cầu.

Điều 14

Thủ tục

Thủ tục liên quan đến dẫn độ và bắt giữ tạm thời sẽ được điều chỉnh hoàn toàn theo pháp luật của Bên được yêu cầu.

Điều 15

Đại diện và chi phí

1. Bên được yêu cầu sẽ sắp xếp cho người liên quan của Bên yêu cầu được có mặt trong mọi thủ tục tại tòa án ở Bên được yêu cầu liên quan trực tiếp đến yêu cầu dẫn độ đối với Người bị yêu cầu thông qua việc bố trí các quy định về tư vấn, hỗ trợ và đại diện.

2. Bên yêu cầu sẽ chịu mọi chi phí liên quan đến đi lại của Bên yêu cầu khi chuyển giao. Bên được yêu cầu sẽ chịu mọi chi phí khác phát sinh trực tiếp từ thủ tục dẫn độ tại Bên này.

3. Cả hai Bên sẽ không được đưa ra yêu cầu về tài chính phát sinh từ việc bắt, giam giữ, kiểm tra hoặc chuyển giao Người bị yêu cầu đối với Bên kia.

Điều 16

Hiệu lực

Biên bản này sẽ có hiệu lực kể từ ngày ký và sẽ chấm dứt hiệu lực sau khi mọi thủ tục liên quan đến việc dẫn độ Người bị yêu cầu kết thúc.

Các nội dung nêu trên thể hiện sự ghi nhớ đạt được giữa các Bên về các vấn đề đã nêu tại Biên bản này.

Người ký tên dưới đây, được Chính phủ nước mình ủy quyền đầy đủ, đã ký Biên bản này.

Làm thành hai bản tại thành phố Hà Nội vào ngày 15 tháng 8 năm 2022.

 

Thay mặt
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam




Thượng tướng Lương Tam Quang
Thứ trưởng Bộ Công an

Thay mặt
Chính phủ Liên hiệp
Vương quốc Anh và Bắc Ai-len




Matthew Rycroft
Quốc vụ khanh Bộ Nội vụ

 

MEMORANDUM OF UNDERSTANDING

BETWEEN THE GOVERNMENT OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM AND THE GOVERNMENT OF THE UNITED KINGDOM OF GREAT BRITAIN AND NORTHERN IRELAND CONCERNING THE EXTRADITION OF CANH ANH NGUYEN AND THI MAI NGUYEN

This Memorandum of Understanding between the Government of the Socialist Republic of Viet Nam and the Government of the United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland (here in after referred to as the Requesting and Requested Parties),

DESIRING to provide for more effective cooperation in combating crime;

AFFIRMING their mutual respect for sovereignty and equality and mutual benefit;

RESPECTING the principles of international laws and each Party’s constitutional principles;

HAVING DUE REGARD for human rights and the rule of law;

MINDFUL of the guarantees under their respective legal systems which provide an accused person with the right to a fair trial, including the right to adjudication by an impartial tribunal established pursuant to law;

Records the understandings which have been reached for the extradition of Canh Anh Nguyen and Thi Mai Nguyen to the jurisdiction of the Socialist Republic of Viet Nam.

Paragraph 1

Definitions

For the purposes of this Memorandum:

(a) “Extradition” means the surrender of the Requested Person to the Requesting Party for the purpose of being prosecuted there for one or more offences and / or for the purpose of serving a sentence of imprisonment;

(b) “Requesting Party” means the Government of the Socialist Republic of Viet Nam; and

(c) “Requested Party” means the Government of the United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland;

(d) “Requested Person” means Canh Anh Nguyen (date of birth: 15/01/1987; Nationality: Vietnamese; Passport number: B7338718) and Thi Mai Nguyen (date of birth: 10/9/1988; Nationality: Vietnamese; Passport number: B7338720/ B8279951) (each a “Requested Person”).

Paragraph 2

Arrangement to extradite

The Requested Party will surrender the Requested Person to the Requesting Party in accordance with the provisions of this Memorandum.

Paragraph 3

Offences allowing extradition

1. For the purposes of this Memorandum, an offence will be an extraditable offence if the conduct on which it is based is punishable under the laws of both the Requested and Requesting Parties by imprisonment for a period of at least twelve (12) months or another form of detention, or by a greater punishment.

2. Where extradition is sought for the purpose of serving a sentence imposed following the conviction of the Requested Person by a competent court of the Requesting Party, an offence will be an extraditable offence only where (a) the conduct on which the offence is based is punishable under the laws of both the Requested and Requesting Parties by imprisonment for a period of at least twelve (12) months or another form of detention, or by a greater punishment; and (b) a sentence of imprisonment or another form of detention for a term of four months or a greater punishment has been imposed in respect of the conduct.

3. An offence will be an extraditable offence whether or not the laws of the Parties place the offence within the same category or describe the offence by different terminology.

Paragraph 4

Grounds for refusal

Extradition may be refused if:

(a) it appears to the Requested Party that the request for extradition has been made for the purpose of prosecuting or punishing the Requested Person on account of his or her race, religion, nationality, ethnic origin, political opinions, sex or status, or that he or she may be prejudiced at trial, or that he or she will be detained or otherwise restricted in his or her personal liberty, for any of those reasons;

(b) it appears to the Requested Party that the Requested Person would be entitled to be discharged under any rule of law relating to previous exemption of criminal liabilities or conviction if he or she were charged with the offence for which extradition is sought in the territory of the United Kingdom;

(c) it appears to the Requested Party that the physical or mental condition of the Requested Person is such that it would be unjust or oppressive to extradite him or her;

(d) the prosecution of the Requested Person or the implementation of the sentence would be barred by reason of passage of time, under the domestic law of the Requested Party;

(e) the conduct in relation to which extradition is sought constitutes an offence under the military law of the Requesting Party, but does not constitute an offence under the general criminal law of the Requested Party;

(f) it appears to the Requested Party that extradition would be incompatible with the Requested Person’s human rights;

(g) it appears to the Requested Party that the Requested Person has been convicted in his or her absence, unless:

(i) the Requested Person deliberately absented themselves from his or her trial, or

(ii) the Requested Party is satisfied that he or she would be entitled to a retrial or (on appeal) a review amounting to a retrial, and that in such proceedings would have the following rights:

a. the right to defend him- or herself in person or through legal assistance of his or her own choosing or, if he or she has not sufficient means to pay for legal assistance, to be given it free when the interests of justice so require;

b. the right to examine or have examined witnesses against him or her and to obtain the attendance of witnesses on his or her behalf under the same conditions as witnesses against him or her.

(h) it appears to the Requested Party that the Requested Persons could be sentenced to death, unless the Requesting Party provides an adequate written assurance that a sentence of death will not be imposed, or, if imposed, will not be carried out;

(i) if it appears to the Requested Party that extradition would be contrary to the 1951 Convention Relating to the Status of Refugees;

(j) extradition is barred for any other reason under the domestic law of the Requested Party.

Paragraph 5

Extradition procedures and required documents

1. The request for extradition will be made in writing.

2. A request for extradition made under this Memorandum will be made in writing to the Secretary’ of State for the Home Department.

3. A request for extradition will be supported by:

(a) as accurate a description as possible of the Requested Person together with any other information that would help to establish identity and probable location;

(b) a statement of the facts of the offence(s) for which extradition is requested;

(c) the relevant text of the law(s) describing the essential elements of the offence for which extradition is requested, the penalties and the periods of limitation;

(d) such evidence as would justify committal for trial or the equivalent under the laws of the relevant part of the United Kingdom (where arrest is affected); and

(e) a copy of the warrant or order of arrest issued by the competent authorities;

(f) if the Requested Person has been convicted in their absence, evidence or other information such as would satisfy the Requested Party of the matters referred to in paragraph (4)(g) above.

4. The documents which accompany the extradition request may be received and admitted as evidence in extradition proceedings if they are authenticated in a manner accepted by the law of the Requested Party.

5. If the Requested Party considers that further information is needed that Party may request that additional information be furnished within such time as it specifies.

Paragraph 6

Language

All documents submitted by either Party will be in English or accompanied by an English translation which is authenticated in a manner accepted by the law of the Requested Party.

Paragraph 7

Provisional arrest

1. In an urgent situation, the Requesting Party may request the provisional arrest of the Requested Person pending the making of a full request for extradition under this Memorandum.

2. A request for provisional arrest may be transmitted through the diplomatic channel or via Interpol.

3. The application for provisional arrest will contain:

(a) a description of the Requested Person;

(b) his or her location, if known;

(c) a brief statement of the facts of the case including, if possible, the date and location of the offence;

(d) a description of the law(s) violated;

(e) the original or a copy of the warrant or order of arrest, the finding of guilt, or the judgment of conviction against the Requested Persons; and

(f) a statement that the supporting documents for the Requested Persons will follow within the time specified in Paragraph 7(5) of this Memorandum.

4. The Requesting Party will be notified without delay of the decision on its request for provisional arrest and the reasons for any inability to proceed with the request, unless obligations as to confidentiality prevent the Requested Party from doing so.

5. The Requesting Party must submit a full request for extradition in compliance with Paragraph 5 of this Memorandum within forty-five (45) days of the date on which the Requested Persons were arrested.

6. A failure to comply with Paragraph 7(5) of this Memorandum may result in the discharge of the person sought.

7. The fact that the person sought has been discharged from custody pursuant to Paragraph 7(6) of this Memorandum will not prejudice the subsequent re-arrest and extradition of that person.

Paragraph 8

Decision and surrender

1. The Requested Party will promptly notify the Requesting Party through the diplomatic channel of its decision on the request for extradition.

2. If the request is refused in whole or in part, the Requested Party will, unless obligations as to confidentiality prevent it, provide information as to the reasons for the refusal. The Requested Party will provide copies of pertinent judicial decisions upon request.

3. If the request for extradition is granted, the authorities of the Parties will make arrangements for the surrender of the Requested Person.

4. At the conclusion of the extradition proceedings, the Requested Person will be extradited within 28 days. If circumstances prevent the Requested Party from surrendering the Requested Person within that timeframe, it will notify the Requesting Party. The Parties will decide upon a new period of time for surrender, taking into account any particular requirements of the Requested Party’s domestic law.

Paragraph 9

Postponed and conditional surrender

1. The Requested Party may postpone the surrender of the Requested Person in order to proceed against him or, if he has already been convicted, in order to enforce a sentence of imprisonment. In such a case the Requested Party will advise the Requesting Party accordingly.

2. The Requested Party may, instead of postponing surrender under Paragraph 9(1) of this Memorandum, temporarily surrender the Requested Person to the Requesting Party in accordance with conditions to be decided between the Parties.

Paragraph 10

Multiple requests for extradition

If the Requested Party receives requests from the Requesting Party and from any other Party for the extradition of the Requested Person, either for the same offence or for a different offence, the Requested Party will determine to which Party it will surrender the Requested Person. In making the decision, the Requested Party will consider all relevant facts, including but not limited to:

(a) the place where each offence was committed (or is alleged to have been committed);

(b) the respective interests of the Requesting Parties;

(c) the relative seriousness of the offences;

(d) the chronological order in which the requests were received from the Requesting Parties; and

(e) whether, in the case of each offence, the Requested Person is accused of its commission (but not alleged to have been convicted) or has been convicted.

Paragraph 11

Speciality

1. The Requested Person may not be detained, tried or punished in the Requesting Party except for:

(a) the offence for which extradition has been granted;

(b) any other offence disclosed by the same facts as that offence, provided such an offence is also an extraditable offence within the meaning of Paragraph 3 of this Memorandum and that such other offence is not one in respect of which a sentence of death could be imposed;

(c) an offence committed after his or her extradition; or

(d) an offence for which the Requested Party consents to the person’s detention, trial or punishment.

2. Where a request for the purpose of Paragraph 11 (1)(c) of this Memorandum is made, the Requested Party may require the submission of the documents called for in Paragraph 5 of this Memorandum.

3. Paragraphs 11(1) and (2) of this Memorandum do not prevent the Requested Person being detained, tried or punished, or his extradition to a third Party, if he or she:

(a) leaves the territory of the Requesting Party after the extradition and voluntarily returns to it; or

(b) does not leave the territory of the Requesting Party having been given an opportunity to do so.

Paragraph 12

Consent

If the Requested Person consents in writing to his or her surrender to the Requesting Party, the Requested Party may, notwithstanding that the requirements of Paragraph 5 of this Memorandum have not been met, surrender him or her as expeditiously as possible.

Paragraph 13

Seizing and surrender of property

1. The Requested Party may upon request and as far as this is permitted by its domestic law and without prejudice to the rights of others, seize the materials stated below and deliver the same to the Requesting Party at the time of extradition of the Requested Person or immediately thereafter:

(a) items used in the commission of the offence or which constitute evidence of the offence; and

(b) items obtained in consequence of the commission of the offence if they are in the possession of the Requested Person at the time of the arrest.

2. If the seized materials, as referred to in Paragraph 13(1) of this Memorandum, are required for an investigation or prosecution of an offence in the Requested Party, then the delivery of those materials may be delayed, or they may be delivered on condition that they will be returned after the conclusion of the proceedings in the Requesting Party.

3. Where the law of the Requested Party or the protection of the rights of third parties so requires, any property so surrendered will be returned to the Requested Party free of charge after the completion of the proceedings, if that Party so requests.

Paragraph 14

Procedure

The procedure with regard to extradition and provisional arrest will be governed solely by the law of the Requested Party.

Paragraph 15

Representation and expenses

1. The Requested Party will arrange for the interests of the Requesting Party to be represented in any court proceedings in the Requested Party directly concerning a request for the extradition of the Requested Person by arranging for the provision of advice, assistance and representation.

2. The Requesting Party will bear the expenses related to the transport of the Requested Party at his surrender. The Requested Party will pay all other expenses incurred in that Party as a direct result of the extradition proceedings.

3. Neither Party will make any pecuniary claim against the other Party arising out of the arrest, detention, examination or surrender of the Requested Person.

Paragraph 16

Effective date

This Memorandum will come into effect on the date of signature and will be no longer effective after the procedures relating to the Requested Persons are terminated.

The foregoing represents the understanding reached between the Parties on the matters referred to in this Memorandum.

The undersigned, being duly authorised by their respective Governments, have signed this Memorandum.

Signed in duplicate at the city of Ha Noi on the 15th of August 2022.

 

For the Government
of the Socialist Republic of Viet Nam





Senior Lieutenant General
Luong Tam Quang
Deputy Minister of Public Security

For the Government
of the United Kingdom
of Great Britain and Northern Ireland




Matthew Rycroft
Permanent Under Secretary
of the Home Office

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông báo 25/2022/TB-LPQT hiệu lực của Biên bản ghi nhớ về dẫn độ Nguyễn Cảnh Ánh và Nguyễn Thị Mai giữa Việt Nam - Vương quốc Anh và Bắc Ai-len

  • Số hiệu: 25/2022/TB-LPQT
  • Loại văn bản: Điều ước quốc tế
  • Ngày ban hành: 15/08/2022
  • Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Liên hiệp Vương quốc Anh và bắc Ireland
  • Người ký: Lương Tam Quang, Matthew Rycroft
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 15/08/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản