Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/TB-VPCP | Hà Nội, ngày 07 tháng 01 năm 2015 |
THÔNG BÁO
Ý KIẾN CHỈ ĐẠO CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG HOÀNG TRUNG HẢI TẠI HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NĂM 2014 VÀ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH NĂM 2015
Ngày 25 tháng 12 năm 2014, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì Hội nghị trực tuyến tổng kết năm 2014 và triển khai kế hoạch năm 2015 ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Văn phòng Chính phủ; đại diện Văn phòng Trung ương Đảng, Trung ương Hội nông dân Việt Nam và các Bộ, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Sau khi nghe Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch năm 2014 và triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2015 của ngành, ý kiến phát biểu của các đại biểu dự Hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có ý kiến như sau:
1. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 2014
a) Năm 2014, nền kinh tế và ngành nông nghiệp nước ta đã đạt được kết quả đáng khích lệ: Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát thấp, tỷ giá ngoại tệ ổn định, dự trữ ngoại hối tăng, cán cân thương mại tiếp tục được cải thiện; công nghiệp, nông nghiệp đã phục hồi, tăng trưởng trở lại vượt nhiều so với các năm trước đây, chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, năm 2014, tổng giá trị nông sản xuất khẩu đạt 30,86 tỷ USD, tăng 11,2%; hầu hết các mặt hàng nông sản xuất khẩu đều tăng. Trong đó nhiều mặt hàng tăng mạnh: thủy sản đạt 7,92 tỷ USD, tăng 18%; lâm sản và đồ gỗ đạt 6,54 tỷ USD, tăng 12,7% trong khi quản lý rừng, tốc độ tăng trưởng khá hơn, độ che phủ rừng đạt 41,5%. Thủy lợi còn nhiều khó khăn nhưng đã tập trung đầu tư vốn nâng cấp hệ thống đê điều, hồ chứa, tăng diện tích tưới trên 80.000 ha. Nhận thức của người sản xuất về tác động tăng năng suất đã thúc đẩy cơ giới hóa nông nghiệp tăng nhanh, trong đó cơ giới hóa các khâu làm đất trồng lúa đạt 92% (tăng 12%), thu hoạch lúa đạt 45% (tăng 15%), sấy lúa ở đồng bằng sông Cửu Long đạt 55% (tăng 13%). Thủy sản xuất khẩu và tỷ trọng chế biến tăng đã thu hút nhiều doanh nghiệp chế biến đầu tư, thường xuyên cập nhật đưa công nghệ mới nhất vào lĩnh vực này.
Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp đã có những thay đổi cơ bản về nhận thức của cả hệ thống chính trị; phong trào cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới đã phát huy tác dụng, Chương trình đã có bước chuyển khá mạnh, người dân tích cực, nỗ lực tham gia, các địa phương có nhiều sáng tạo, cách làm hay, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả trong quá trình xây dựng nông thôn mới; việc huy động nguồn lực rất to lớn.
Công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, cảnh báo nhằm nâng cao nhận thức chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, giảm thiểu thiệt hại được các Bộ, ngành, địa phương, người dân nỗ lực thực hiện.
Về quản lý nhà nước, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng nhiều văn bản pháp luật; đồng thời xây dựng, đề xuất sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách ngày càng đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, biểu dương sự nỗ lực tích cực và kết quả đạt được khá toàn diện của toàn ngành nông nghiệp, của các Bộ, ngành, các địa phương, của bà con nông dân và các doanh nghiệp trong năm qua.
b) Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành nông nghiệp vẫn còn những hạn chế, tồn tại cần được khắc phục: Thu nhập trên 1 ha canh tác, thu nhập của nông dân còn thấp; ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ còn chậm, chưa thực sự tạo động lực mạnh mẽ để thúc đẩy phát triển nông nghiệp; liên kết giữa người dân với doanh nghiệp, các nhà khoa học thiếu chặt chẽ; quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm còn bất cập.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ năm 2015 và trong thời gian tới
Để thực hiện các mục tiêu phát triển đã được Quốc hội thông qua và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; đồng thời để khai thác, phát huy năng lực sản xuất còn rất lớn của ngành nông nghiệp, đồng ý với các giải pháp của ngành đã nêu trong Báo cáo tổng kết, ngành nông nghiệp cần tập trung vào một số nội dung:
a) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý ngành: Trước hết, tập trung vào các nội dung về cải cách thủ tục hành chính; kiện toàn cơ cấu tổ chức ngành; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp dịch vụ, sản xuất nông nghiệp.
b) Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất gắn với xây dựng nông thôn mới: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan chức năng, các địa phương tích cực phổ biến, cung cấp thông tin, kiến thức nhằm nâng cao nhận thức của người dân về thị trường, mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh giỏi, xóa bỏ tư duy chỉ làm nông nghiệp giá rẻ và phải coi đây là nhiệm vụ quan trọng để thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp. Trong tái cơ cấu đầu tư công cần nghiên cứu, có cơ chế, chính sách thu hút và nhân rộng mô hình tư nhân bỏ vốn đầu tư vào các công trình cung cấp nước sạch, xử lý chất thải ở nông thôn, thủy lợi và các lĩnh vực khác.
c) Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất: Phát triển các hình thức hợp tác, liên kết giữa người sản xuất với các doanh nghiệp, hợp tác xã để tổ chức sản xuất hàng hóa theo hướng tập trung quy mô lớn, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ; đồng thời tiếp tục hình thành, nhân rộng các mô hình doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để sản xuất kinh doanh, cạnh tranh hiệu quả.
d) Tăng cường nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ: Đổi mới, phát huy quyền tự chủ, hoạt động như doanh nghiệp của các cơ sở nghiên cứu; tăng cường mối liên kết giữa người dân với doanh nghiệp, với nhà khoa học trong tất cả các khâu, các lĩnh vực nhằm thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao nhanh tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, trong đó có chuyển giao kỹ thuật về sử dụng giống, phân bón cho nông dân.
đ) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương kịp thời giải quyết các rào cản kỹ thuật về thị trường với các nước liên quan để không ngừng mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản; đồng thời nghiên cứu áp dụng các rào cản kỹ thuật phù hợp với cam kết quốc tế nhằm kiểm soát, ngăn chặn hàng nông sản, thực phẩm kém chất lượng, không bảo đảm an toàn thực phẩm nhập khẩu vào nước ta.
e) Về phòng chống thiên tai: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, các địa phương hoàn thành phương án phòng chống siêu bão chậm nhất trong tháng 6 năm 2015 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 410/TB-VPCP ngày 13 tháng 10 năm 2014; đề xuất ưu tiên vốn nhằm tiếp tục đầu tư cho đê biển, hồ chứa.
g) Quy hoạch xử lý chất thải rắn: Tình trạng chất thải rắn ở nông thôn hiện đang ở mức báo động, các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường tiếp tục nghiên cứu các giải pháp xử lý kịp thời, đồng thời phải nhân rộng các mô hình xử lý có hiệu quả.
3. Đối với một số kiến nghị:
- Xây dựng Nghị định hợp tác xã nông nghiệp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng theo chỉ đạo tại Nghị quyết số 74/NQ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ.
- Về khó khăn vướng mắc trong thực hiện Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan liên quan đánh giá việc thực hiện Nghị định, trên cơ sở đó tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các địa phương, doanh nghiệp; trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Trồng bù diện tích rừng tại các công trình thủy điện ở một số địa phương thực hiện chậm: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các địa phương kiểm tra, có giải pháp tháo gỡ cụ thể theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 10065/VPCP-KTN ngày 16 tháng 12 năm 2014.
- Nguồn lực xây dựng nông thôn mới: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Bộ liên quan nghiên cứu đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Đối với các kiến nghị khác: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp thu đầy đủ ý kiến của các đại biểu, chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xử lý theo thẩm quyền trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch và thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương biết, thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
- 1Thông báo số 09/TB-VPCP về việc ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị tổng kết công tác năm 2007 và triển khai nhiệm vụ năm 2008 của Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Thông báo số 03/TB-VPCP về việc ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị tổng kết công tác năm 2008 và triển khai nhiệm vụ năm 2009 của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Thông báo 34/TB-VPCP về ý kiến của Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2009 và triển khai nhiệm vụ năm 2010 của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Thông báo 16/TB-VPCP năm 2014 ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2013 và triển khai kế hoạch năm 2014 của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Công văn 12618/VPCP-NN về tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết ngành Nông nghiệp năm 2018, triển khai kế hoạch năm 2019 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Thông báo số 09/TB-VPCP về việc ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị tổng kết công tác năm 2007 và triển khai nhiệm vụ năm 2008 của Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Thông báo số 03/TB-VPCP về việc ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị tổng kết công tác năm 2008 và triển khai nhiệm vụ năm 2009 của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Thông báo 34/TB-VPCP về ý kiến của Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2009 và triển khai nhiệm vụ năm 2010 của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 5Thông báo 16/TB-VPCP năm 2014 ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2013 và triển khai kế hoạch năm 2014 của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Nghị quyết 74/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2014
- 7Thông báo 410/TB-VPCP năm 2014 kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Hội nghị trực tuyến về ứng phó với bão mạnh, siêu bão do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 8Công văn 10065/VPCP-KTN năm 2014 về trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích khác do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 9Công văn 12618/VPCP-NN về tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết ngành Nông nghiệp năm 2018, triển khai kế hoạch năm 2019 do Văn phòng Chính phủ ban hành
Thông báo 05/TB-VPCP năm 2015 ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Hội nghị tổng kết ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2014 và triển khai kế hoạch năm 2015 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 05/TB-VPCP
- Loại văn bản: Thông báo
- Ngày ban hành: 07/01/2015
- Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Cao Lục
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/01/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra