Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
MỠ VÀ DẦU ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHUẨN ĐỘ
Animal and vegetable fats and oil - Determination of titre
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp chuẩn bị axit béo không tan trong nước của mỡ và dầu động vật và thực vật, và xác định nhiệt độ làm đông đặc của chúng, thông thường được gọi là chuẩn độ của mỡ hoặc dầu.
Phương pháp này không áp dụng cho dầu và mỡ có chuẩn độ thấp hơn 300C.
ISO 661, Dầu và mỡ động vật và thực vật - Chuẩn bị mẫu thử.
ISO 5555, Dầu và mỡ động vật và thực vật - Lấy mẫu.
Áp dụng định nghĩa sau cho mục đích của tiêu chuẩn này.
Chuẩn độ nhiệt độ không đổi quan sát khi tạm dừng hạ nhiệt độ hoặc, nếu có sự tăng nhiệt độ, nhiệt độ tối đa đạt được trong quá trình làm nguội axit béo ở dạng lỏng khi vẫn tiếp tục khuấy.
Xà phòng hóa của mẫu thử nghiệm với dung dịch kali hydroxit trong glyxerol, hòa tan xà phòng trong nước và trung hòa. Rửa axit béo không hòa tan với dung dịch NaCl nóng, sấy khô và lọc.
Axit béo đã hòa tan, làm nguội và khuấy liên tục và quan sát nhiệt độ đông đặc bằng biểu hiện sự ngừng hạ nhiệt độ, có thể kèm theo sự tăng nhiệt độ.
Tất cả các thuốc thử được công nhận chất lượng phân tích và nước sử dụng phải là nước cất hoặc nước có độ tinh khiết tương đương.
5.1. Kali hydroxit, hòa tan trong glyxerol, chuẩn bị bằng cách hòa tan 100 g KOH trong 500 g glyxerol đun nóng ở nhiệt độ không lớn hơn 1300C. Bọt có thể xuất hiện ở nhiệt độ cao.
5.2. Axit sunfuric, dung dịch được chuẩn bị bằng cách cho một thể tích axit sunfuric đậm đặc ( e = 1,84g/ml) vào 4 thể tích nước vừa cho vừa khuấy.
5.3. Natri clorua 100 g/l dung dịch.
5.4. Natri sunfat, muối khan.
5.5. Metyl da cam, 5 g/l dung dịch chỉ thị.
Các thiết bị thông thường của phòng thí nghiệm và thiết bị đặc biệt.
6.1. Bình nón hoặc bình tam giác bằng thủy tinh bosilicat có dung tích 1 lít.
6.2. Bếp điện, có khả năng điều chỉnh nhiệt độ xấp xỉ 130 và 140 ± 100C, tốt nhất nên có bộ phận khuấy từ.
6.3. Phễu chiết có dung tích 500 ml.
6.4. Thiết bị làm nguội, được gắn với thiết bị khuấy liên tục
(Xem hình vẽ).
6.4.1. Bình cổ rộng, cao 130 mm, đường kính trong 100 mm.
6.4.2. Ống thử nghiệm, 100 mm x 25 mm, gắn với thiết bị khuấy sao cho nó có thể hoạt động liên tục và chuyển động qua khoảng thẳng đứng khoảng 40mm, ống thử nghiệm được đánh dấu ở độ cao 55mm. Bộ phận khuấy được làm từ thủy tinh hoặc kim loại trơ có đường kính từ 2 đến 3 mm, có đáy hình thành một vòng tròn có đường kính 19mm theo mặt nằm ngang.
6.4.3. Nút bần dẹt, để đậy lọ (6.4.1) và có lỗ ở giữa để nâng giữ ống nghiệm (6.4.2).
6.4.4. Nhiệt kế, có độ chia 0,10C, kiểm định thang chia độ trong khoảng chuẩn độ hạ và treo thích hợp sao cho bầu nhiệt kế ở khoảng 10 mm từ đáy của ống nghiệm (6.4.2).
6.5. Nồi cách thủy (hoặc chất lỏng khác), có thể được giữ ở nhiệt độ từ 20 đến 250C dưới độ chuẩn.
Xem ISO 5555.
Chuẩn bị mẫu thử theo ISO 661.
9.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2628:1993 về dầu thực vật - phương pháp xác định chỉ số Reichert-Meisol và Polenske do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2640:1999 về dầu mỡ động vật và thực vật - xác định chỉ số khúc xạ do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2627:1993 về dầu thực vật - phương pháp xác định màu sắc, mùi và độ trong do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7597:2007 (CODEX STAN 210 - 1999, AMD 2003, AMD 2005) về dầu thực vật
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3792:1983 về Mỡ đặc - Phương pháp xác định giới hạn bền do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2628:1993 về dầu thực vật - phương pháp xác định chỉ số Reichert-Meisol và Polenske do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2640:1999 về dầu mỡ động vật và thực vật - xác định chỉ số khúc xạ do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2627:1993 về dầu thực vật - phương pháp xác định màu sắc, mùi và độ trong do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7597:2007 (CODEX STAN 210 - 1999, AMD 2003, AMD 2005) về dầu thực vật
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3792:1983 về Mỡ đặc - Phương pháp xác định giới hạn bền do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
TCVN 6032:1995 (ISO 935 : 1988) về mỡ và dầu động vật và thực vật - phương pháp xác định chuẩn độ do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng ban hành
- Số hiệu: TCVN6032:1995
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 23/09/1995
- Nơi ban hành: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra