Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
SẮC LỆNH
CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ SỐ 100/SL NGÀY 30 THÁNG 5 NĂM 1950
CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Chiểu Sắc lệnh số 68 ngày 30-11-1945 quy định việc trưng thu, trưng dụng và trưng tập, sửa đổi do sắc lệnh số 121 ngày 12-7-1946;
Chiểu Sắc lệnh số 254-SL ngày 19-11-1948 tổ chức chính quyền nhân dân trong thời kỳ kháng chiến;
Chiểu Sắc lệnh 21-SL ngày 14-12-1946 thành lập các Toà án quân sự;
Chiểu Sắc lệnh số 20-SL ngày 12-2- 1950 quyết định việc tổng động viên nhân lực, vật lực và tài lực của toàn thể nhân dân để chuyển mạnh sang tổng phản công;
Chiểu quyết nghị của Hội đồng quốc phòng tối cao;
Theo quyết nghị của Hội đồng Chính phủ sau khi Ban thường trực Quốc hội thoả thuận;
RA SẮC LỆNH:
Điều 1
Các điều 3, 8 và 12 Sắc lệnh số 68 ngày 30 tháng 11 năm 1945 sửa đổi do sắc lệnh số 121 ngày 12 tháng 7 năm 1946 nay bãi bỏ và thay bằng những điều mới sau đây:
"Điều 3 mới: Các Bộ trưởng có quyền trưng tập.
Gặp những trường hợp cần kíp, Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính liên khu được quyền trưng tập, nhưng phải báo cáo ngay lên Chính phủ.
Có quyền trưng dụng: các Bộ trưởng, ông Tổng tư lệnh Quân đội quốc gia và Dân quân Việt Nam, Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính liên khu và Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh.
Có quyền trưng thu: các Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng, Bộ Kinh tế, Bộ Giao thông công chính, ông Tổng tư lệnh Quân đội quốc gia và Dân quan Việt Nam, Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính liên khu và Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh."
"Điều 8 mới: Tiền bồi thường sẽ do cơ quan ra lệnh trưng thu, trưng dụng và chủ có của cùng nhau thoả thuận ấn định.
Nếu không có sự thoả thuận thì tiền bồi thường sẽ do một Hội đồng ước giá thành lập tại mỗi tỉnh ấn định.
Thành phần Hội đồng ước giá ấn định như sau:
- Một uỷ viên UBKCHC tỉnh.................... Chủ tịch
- Trưởng ty Kinh tế................................... Hội viên
- Một đại biểu các đoàn thể nhân dân do UBKCHC tỉnh cử................... Hội viên"
"Điều 12 mới:
1- Người nào nhận được lệnh trưng tập mà không thi hành sẽ bị truy tố trước toà án thường và bị phạt tù từ 6 ngày đến 3 tháng và phạt tiền từ 100đ đến 2.000đ, hoặc một trong hai hình phạt ấy.
Nếu tái phạm thì sẽ phạt tù từ 2 tháng đến 2 năm, và phạt tiền từ 3.000đ đến 20.000đ.
Cơ quan đã ra lệnh trưng tập được quyền định đoạt về việc truy tố trước toà án.
2- Người nào nhận được lệnh trưng thu, trưng dụng mà không tuân hành sẽ bị truy tố trước toà án thường và bị phạt tù từ 1 tháng đến 1 năm, và một số tiền ít nhất là bằng giá trị vật sản bị trưng thu hay trưng dụng.
Nếu tái phạm thì sẽ bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm và một số tiền ít nhất là bằng hai giá trị vật sản bị trung thu hay trưng dụng. Ngoài ra động sản hay bất động sản ghi trong lệnh trung thu hay trưng dụng còn có thể bị tịch thu.
Trong trường hợp đặc biệt, người không tuân lệnh trung thu, trưng dụng dù là sơ phạm hay tái phạm có thể bị truy tố trước toà án quân sự.
Quyền định đoạt về việc truy tố trước toà án thường hay toà án quân sự thuộc cơ quan đã ra lệnh trưng thu, trưng dụng.
Những người lạm dụng quyền trưng thu và trưng dụng sẽ bị trừng trị theo những hình phạt về tiền và tù đã định đối với những người không tuân lệnh trưng thu hay trưng dụng."
Điều 2:
Những điều khoản trái với Sắc lệnh này đều bãi bỏ.
Điều 3:
Thủ tướng Chính phủ và các vị Bộ trưởng chiểu Sắc lệnh thi hành.
| Hồ Chí Minh (Đã ký)
|
- 1Thông tư 10-LĐ/TT-1972 giải thích và hướng dẫn thi hành Điều lệnh về nghĩa vụ lao động trong thời chiến kèm theo Nghi định 117-CP năm 1972 do Bộ Lao động ban hành
- 2Nghị định 03-NV-NĐ năm 1946 về ủy quyền phát lệnh trưng dụng và trưng thu do Bộ trưởng Bộ Nội Vụ ban hành.
- 3Nghị định 261-NV/NĐ năm 1946 về trưng thu, trưng dụng nhà cửa để dùng vào việc công ích do Bộ trưởng Bộ Nội Vụ ban hành.
- 4Nghị định 484-NV/NĐ năm 1946 về việc trưng thu, trưng dụng và trưng tập do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 5Công văn 2287/TC/HCSN của Bộ Tài chính về việc thanh toán tài sản trưng mua, đền bù trong cải cách ruộng đất
- 1Thông tư 10-LĐ/TT-1972 giải thích và hướng dẫn thi hành Điều lệnh về nghĩa vụ lao động trong thời chiến kèm theo Nghi định 117-CP năm 1972 do Bộ Lao động ban hành
- 2Nghị định 03-NV-NĐ năm 1946 về ủy quyền phát lệnh trưng dụng và trưng thu do Bộ trưởng Bộ Nội Vụ ban hành.
- 3Nghị định 261-NV/NĐ năm 1946 về trưng thu, trưng dụng nhà cửa để dùng vào việc công ích do Bộ trưởng Bộ Nội Vụ ban hành.
- 4Nghị định 484-NV/NĐ năm 1946 về việc trưng thu, trưng dụng và trưng tập do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 5Sắc lệnh số 254/SL về việc tổ chức lại chính quyền nhân dân trong thời kỳ kháng chiến do Chủ tịch Chính phủ Việt nam dân chủ cộng hoà ban hành
- 6Sắc lệnh số 20/SL về việc quyết định tổng động viên nhân lực, vật lực và tài lực để tiến tới Tổng phản công do Chủ tịch nước ban hành
- 7Công văn 2287/TC/HCSN của Bộ Tài chính về việc thanh toán tài sản trưng mua, đền bù trong cải cách ruộng đất
Sắc lệnh số 100/SL về việc trưng thu, trưng dụng và trưng tập trong thời kỳ kháng chiến do Chủ tịch nước Việt nam Dân chủ cộng hoà ban hành, để sửa đổi các Điều 3, 8 và 12 Sắc lệnh số 68-SL ngày 30-11-1945 quy định việc trưng thu, trưng dụng và trưng tập trong thời kỳ kháng chiến
- Số hiệu: 100/SL
- Loại văn bản: Sắc lệnh
- Ngày ban hành: 30/05/1950
- Nơi ban hành: Chủ tịch nước
- Người ký: Hồ Chí Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/06/1950
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra