- 1Sắc lệnh số 121 về việc trưng dụng, trưng thu và trưng tập do Chủ tịch Chính phủ ban hành, đẻ sửa đổi câu thứ 4 ở Điều thứ 3, Sắc lệnh số 68 ngày 30 tháng 11 năm 1945 ấn định thể lệ
- 2Sắc lệnh số 100/SL về việc trưng thu, trưng dụng và trưng tập trong thời kỳ kháng chiến do Chủ tịch nước Việt nam Dân chủ cộng hoà ban hành, để sửa đổi các Điều 3, 8 và 12 Sắc lệnh số 68-SL ngày 30-11-1945 quy định việc trưng thu, trưng dụng và trưng tập trong thời kỳ kháng chiến
SẮC LỆNH
CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LÂM THỜI SỐ 68 NGÀY 30 THÁNG 11 NĂM 1945
CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Sau khi Hội đồng Chính phủ đã thoả thuận;
1- Trưng dụng bất động sản;
2- Trưng thu hoặc trưng dụng động sản;
3- Trưng tập người, để dùng vào việc cần thiết cho quốc gia. Khi trưng thu, trưng dụng hoặc trưng tập, Chính phủ sẽ bồi thường cho tư nhân theo những điều kiện định trong sắc lệnh này.
Khi Nhà nước trưng dụng vật gì, nghĩa là sung công quyền sử dụng của nó thôi, thì tư nhân vẫn là chủ của cải bị trưng dụng duy phải để cho Nhà nước dùng của cải ấy trong một thời hạn định rõ trước hoặc không định rõ trước. Dùng xong, Nhà nước lại hoàn lại của cải ấy cho người chủ.
Về bất động sản Nhà nước chỉ trưng dụng thôi chứ không trưng thu.
Trưng dụng các xưởng hoặc các sở tư là bắt những xưởng và sở ấy sản xuất, chế tạo, vận tải, chuyên chở hoặc làm những việc khác cho Chính phủ.
Trưng tập người là bắt những người ấy phải làm cho Nhà nước trong một thời hạn định trước hoặc không định trước những việc thuộc về quân sự hoặc về một công vụ nào khác.
Các Bộ trưởng có quyền phát lệnh trưng tập. Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông có thêm quyền phát lệnh trưng thu, trưng dụng để dùng vào những việc có liên can đến mỗi Bộ. Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thể uỷ quyền phát lệnh trưng thu, trưng dụng cho các Uỷ ban nhân dân mỗi kỳ hoặc các Uỷ ban nhân dân hàng tỉnh.
Lệnh trưng thu hoặc trưng dụng phải báo cho người chủ tài sản biết trước khi chiếm giữ đồ vật, của cải trừ những trường hợp khẩn bách không kể.
Về những của cải bị trưng dụng thì tiền bồi thường sẽ căn cứ vào sự thiệt hại do sự không được hưởng dụng của cải ấy mà tính. Tính thiệt hại thì căn cứ vào lợi tức trung bình trong năm năm cuối cùng trước ngày sung công.
Ở trường hợp nhà chức trách trưng dụng nếu về sau lại đổi ra trưng thu, hoặc nếu tới lúc phải hoàn lại của cải cho người chủ, mà của đó không còn nữa vì đã bị mất, hoặc bị hoại, bị hư hỏng thì số tiền bồi thường cho chủ có của sẽ tính theo giá của tài sản ấy lúc thi hành sự trưng dụng đầu tiên. Nếu chủ có của đã nhận ít nhiều tiền bồi thường về sự trưng dụng rồi thì số tiền đó sẽ phải tính sổ trừ đi.
Người nào tái phạm có thể bị phạt tiền từ ba nghìn đồng (3.000đ) đến hai vạn đồng (20.000 đ) và phạt tù từ hai tháng đến hai năm.
Ngoài những trừng phạt nói trong hai đoạn trên, toà án còn có thể bắt niêm yết bản án về các việc này ở những nơi định trong bản án. Tiền phí tổn về sự niêm yết này phạm nhân sẽ phải chịu.
Nhà chức trách ra lệnh trưng tập sẽ định công giả cho người làm căn cứ vào mức giá ở trong miền.
| Hồ Chí Minh (Đã ký)
|
- 1Sắc lệnh số 09 về việc cho phép Chính phủ trưng thu những hiện vật do Chủ tịch Chính phủ ban hành
- 2Sắc lệnh số 121 về việc trưng dụng, trưng thu và trưng tập do Chủ tịch Chính phủ ban hành, đẻ sửa đổi câu thứ 4 ở Điều thứ 3, Sắc lệnh số 68 ngày 30 tháng 11 năm 1945 ấn định thể lệ
- 3Sắc lệnh số 100/SL về việc trưng thu, trưng dụng và trưng tập trong thời kỳ kháng chiến do Chủ tịch nước Việt nam Dân chủ cộng hoà ban hành, để sửa đổi các Điều 3, 8 và 12 Sắc lệnh số 68-SL ngày 30-11-1945 quy định việc trưng thu, trưng dụng và trưng tập trong thời kỳ kháng chiến
Sắc lệnh 68 năm 1945 về việc ấn định thể lệ về việc trưng dụng, trưng thu và trưng tập do Chủ tịch Chính phủ lâm thời ban hành
- Số hiệu: 68
- Loại văn bản: Sắc lệnh
- Ngày ban hành: 30/11/1945
- Nơi ban hành: Chủ tịch nước
- Người ký: Hồ Chí Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 13
- Ngày hiệu lực: 15/12/1945
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định