Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 979/QĐ-UBND

Điện Biên, ngày 14 tháng 10 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU GIÁO DỤC VÙNG NÚI, VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ, VÙNG KHÓ KHĂN GIAI ĐOẠN 2016-2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 775/QĐ-TTg ngày 27/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Thông tư số 86/2018/BTC ngày 18/9/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn giai đoạn 2016 - 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 2105/TTr-SGDĐT ngày 07/10/2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn giai đoạn 2016-2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Bộ: GDĐT, KHĐT, Tài chính;
- Lưu: VT, KGVX(VVĐ).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Văn Quý

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU GIÁO DỤC VÙNG NÚI, VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ, VÙNG KHÓ KHĂN GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 979/QĐ-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tổ chức, triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đã xác định trong Quyết định số 775/QĐ-TTg ngày 27/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn giai đoạn 2016-2020 đối với các cấp, các ngành, các địa phương.

2. Yêu cầu

Cụ thể hóa Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn giai đoạn 2016 - 2020 của Chính phủ; xác định các nhiệm vụ trọng tâm, đảm bảo thực hiện hiệu quả Chương trình, đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển giáo dục và đào tạo, kinh tế - xã hội của tỉnh.

II. NHIỆM VỤ

1. Các nhiệm vụ thuộc Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn giai đoạn 2016 - 2020

- Bổ sung thiết bị dạy học tối thiểu, bàn ghế cho 99 trường;

- Bổ sung trang thiết bị, đồ dùng cho 97 nhà ăn, nhà bếp;

- Bổ sung trang thiết bị, đồ dùng cho 97 khu nội trú;

- Sửa chữa, cải tạo 75 nhà ăn, nhà bếp;

- Sửa chữa, cải tạo 75 khu nội trú.

TT

Năm

Mua sắm bổ sung thiết bị

Duy tu cải tạo, sửa chữa

TBDH tối thiểu, bàn ghế HS (trường)

Thiết bị, đồ dùng nhà ăn, nhà bếp HS (trường)

Thiết bị, đồ dùng khu nội trú HS (trường)

Nhà ăn, nhà bếp (nhà)

Khu nội trú HS (khu)

1

Năm 2016

10

34

32

5

5

2

Năm 2017

23

18

18

15

12

3

Năm 2018

28

10

13

10

13

4

Năm 2019

19

20

20

10

10

5

Năm 2020

19

15

14

35

35

Tổng

99

97

97

75

75

2. Kinh phí thực hiện Kế hoạch

- Tổng vốn dự kiến thực hiện Kế hoạch là 323.754 triệu đồng. Trong đó:

+ Vốn sự nghiệp ngân sách trung ương: 236.243 triệu đồng;

+ Vốn ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác: 87.511 triệu đồng.

- Dự toán kinh phí giai đoạn 2016-2020:

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

Năm

Tổng số

Chia ra theo nguồn vốn

Chia ra theo nhiệm vụ

Vốn NSTW

Vốn NSĐP

Mua sắm thiết bị và đồ dùng

Duy tu sửa chữa cải tạo phòng ở, nhà bếp

1

Năm 2016

33.593

30.543

3.050

30.293

3.300

2

Năm 2017

98.000

73.500

24.500

94.236

3.764

3

Năm 2018

42.000

31.500

10.500

30.500

11.500

4

Năm 2019

62.900

47.200

15.700

47.900

15.000

5

Năm 2020

87.261

53.500

33.761

72.261

15.000

Tổng

323.754

236.243

87.511

275.190

48.564

III. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

1. Năm 2016

a) Kinh phí: 33.593 triệu đồng

- Vốn ngân sách nhà nước: 30.543 triệu đồng;

- Vốn ngân sách địa phương: 3.050 triệu đồng.

b) Mua sắm trang thiết bị và đồ dùng 30.293 triệu đồng, trong đó:

- Số trường được trang bị bổ sung thiết bị tối thiểu và bàn ghế học sinh: 10 trường (10 trường phổ thông Dân tộc bán trú);

- Số nhà ăn, nhà bếp học sinh được trang bị thiết bị và đồ dùng: 34 nhà;

- Số khu nội trú học sinh được trang bị thiết bị và đồ dùng: 32 khu.

c) Duy tu sửa chữa cải tạo khu nội trú 3.300 triệu đồng. Trong đó:

- Số nhà ăn, nhà bếp học sinh được duy tu, sửa chữa, cải tạo: 05 nhà;

- Số khu nội trú học sinh được duy tu, sửa chữa, cải tạo: 05 khu.

2. Năm 2017

a) Kinh phí: 98.000 triệu đồng

- Vốn ngân sách nhà nước: 73.500 triệu đồng;

- Vốn ngân sách địa phương: 24.500 triệu đồng.

b) Mua sắm trang thiết bị và đồ dùng: 94.236 triệu đồng, trong đó:

- Số trường được trang bị thiết bị tối thiểu và bàn ghế học sinh: 23 trường;

- Số nhà ăn, nhà bếp học sinh được trang bị thiết bị và đồ dùng: 18 nhà;

- Số khu nội trú học sinh được trang bị thiết bị và đồ dùng: 18 khu.

c) Duy tu sửa chữa cải tạo: 3.764 triệu đồng

Thực hiện duy tu, sửa chữa, cải tạo 15 nhà ăn, nhà bếp học sinh và 12 khu nội trú học sinh.

3. Năm 2018

a) Kinh phí: 42.000 triệu đồng

- Vốn ngân sách nhà nước: 31.500 triệu đồng;

- Vốn ngân sách địa phương: 10.500 triệu đồng.

b) Mua sắm trang thiết bị và đồ dùng: 30.500 triệu đồng. Trong đó:

- Số trường được trang bị thiết bị tối thiểu và bàn ghế học sinh: 28 trường;

- Số nhà ăn, nhà bếp học sinh được trang bị thiết bị và đồ dùng: 10 nhà;

- Số khu nội trú học sinh được trang bị thiết bị và đồ dùng: 13 khu.

c) Duy tu, sửa chữa, cải tạo nhà ăn, nhà bếp học sinh và duy tu, sửa chữa, cải tạo khu nội trú học sinh: 11.500 triệu đồng

Thực hiện duy tu, sửa chữa, cải tạo 10 nhà ăn, nhà bếp học sinh và 13 khu nội trú học sinh.

4. Năm 2019

a) Kinh phí: 62.900 triệu đồng

- Vốn ngân sách nhà nước: 47.200 triệu đồng;

- Vốn ngân sách địa phương: 15.700 triệu đồng.

b) Mua sắm trang thiết bị và đồ dùng: 47.900 triệu đồng, trong đó:

- Số trường được trang bị thiết bị tối thiểu và bàn ghế học sinh: 19 trường;

- Số nhà ăn, nhà bếp học sinh được trang bị thiết bị và đồ dùng: 20 nhà;

- Số khu nội trú học sinh được trang bị thiết bị và đồ dùng: 20 khu.

c) Duy tu sửa chữa cải tạo: 15.000 triệu đồng

Thực hiện duy tu, sửa chữa, cải tạo 10 nhà ăn, nhà bếp học sinh và 10 khu nội trú học sinh.

5. Năm 2020

a) Kinh phí: 87.261 triệu đồng

- Vốn ngân sách nhà nước: 53.500 triệu đồng;

- Vốn ngân sách địa phương: 33.761 triệu đồng.

b) Mua sắm trang thiết bị và đồ dùng: 72.261 triệu đồng, trong đó:

- Số trường được trang bị thiết bị tối thiểu và bàn ghế học sinh: 19 trường;

- Số nhà ăn, nhà bếp học sinh được trang bị thiết bị và đồ dùng: 15 nhà;

- Số khu nội trú học sinh được trang bị thiết bị và đồ dùng: 14 khu.

c) Duy tu sửa chữa cải tạo: 15.000 triệu đồng

Thực hiện duy tu, sửa chữa, cải tạo 35 nhà ăn, nhà bếp học sinh và 35 khu nội trú học sinh.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Là cơ quan thường trực, tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch tổng thể và kế hoạch hàng năm; là chủ đầu tư, tổ chức đấu thầu, mua sắm trang thiết bị dạy học, bàn ghế học sinh, bàn ghế giáo viên; trang thiết bị nhà bếp trang bị cho các nhà trường theo các quy định hiện hành; tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch, định kỳ 06 tháng và hàng năm báo cáo UBND tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo kết quả thực hiện.

- Hàng năm, chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt phương án phân bổ dự toán kinh phí thực hiện Chương trình từ nguồn ngân sách Trung ương, nguồn ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

2. Sở Tài chính

- Phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp trình UBND tỉnh giao vốn sự nghiệp theo kế hoạch hằng năm để thực hiện Chương trình;

- Căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương, tham mưu cho UBND tỉnh bố trí nguồn vốn sự nghiệp đối ứng cho Chương trình;

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Chương trình.

4. UBND các huyện, thị xã, thành phố

UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, đề xuất nhu cầu đầu tư theo kế hoạch trung hạn và hàng năm để thực hiện Chương trình. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Chương trình.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn giai đoạn 2016-2020, các sở: Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo nội dung, yêu cầu./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 979/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Điện Biên ban hành

  • Số hiệu: 979/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 14/10/2019
  • Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên
  • Người ký: Lê Văn Quý
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 14/10/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản