Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 977/QĐ-UBND | Quảng Ninh, ngày 30 tháng 3 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 2366/QĐ-UBND ngày 21/6/2017 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Đề án Chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017-2020;
Căn cứ Quyết định số 3479/QĐ-UBND ngày 05/11/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh “Về việc ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá và phân hạng sản phẩm Chương trình tỉnh Quảng Ninh Mỗi xã, phường một sản phẩm”;
Căn cứ Quyết định số 90/QĐ-OCOP ngày 20/11/2017 của Ban Chỉ đạo OCOP Quảng Ninh “Về việc Ban hành Quy định quản lý, sử dụng nhãn hiệu OCOP vào tem, nhãn các sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm tỉnh Quảng Ninh”;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 830/TTr- NN&PTNT ngày 22/3/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ Tiêu chí tạm thời xác định các sản phẩm OCOP chủ lực cấp tỉnh và sản phẩm OCOP định hướng cấp Quốc gia giai đoạn 2018-2020.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các sở, ngành liên quan hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện Quyết định này.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc UBND cấp xã, các tổ chức cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh các sản phẩm OCOP thực hiện.
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc, các địa phương chủ động báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
XÁC ĐỊNH CÁC SẢN PHẨM, CHUỖI SẢN PHẨM OCOP CHỦ LỰC CẤP TỈNH VÀ SẢN PHẨM OCOP ĐỊNH HƯỚNG CẤP QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2018-2020
(Kèm theo Quyết định số: 977/QĐ-UBND ngày 30/3/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
I. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ÁP DỤNG, MỤC ĐÍCH.
1. Đối tượng, phạm vi áp dụng: Bộ tiêu chí áp dụng cho chuỗi giá trị các sản phẩm và tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tham gia chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2018-2020 được xếp hạng từ 3 sao (***) trở lên theo tiêu chí của UBND tỉnh Quảng Ninh.
2. Mục đích: Là bộ công cụ quản lý, đánh giá các sản phẩm, chuỗi giá trị sản phẩm OCOP để tập trung chỉ đạo, nguồn lực và có kế hoạch phát triển các sản phẩm OCOP có thế mạnh cấp tỉnh (sản phẩm OCOP cấp tỉnh) và sản phẩm OCOP định hướng cấp quốc gia (sản phẩm OCOP cấp Quốc gia).
1- Nguyên tắc chung:
1.1- Có tính độc đáo, có khả năng trở thành sản phẩm hàng hóa mang đặc trưng riêng của tỉnh Quảng Ninh, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu;
1.2- Sản phẩm có quy mô sản xuất lớn với chất lượng đồng nhất, có khả năng tạo giá trị gia tăng cao, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp, du lịch, dịch vụ, là trung tâm lan tỏa, là động lực thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế - xã hội của tỉnh;
1.3- Có khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất để tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng cao;
1.4- Có tiềm năng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; khả năng cung ứng cho thị trường với sản lượng lớn, ổn định, lâu dài; có khả năng gắn kết giữa sản xuất với các cơ sở chế biến;
1.5- Khả năng kết nối với sản phẩm cùng loại của các tỉnh trong vùng và trong nước để tham gia xuất khẩu.
2- Nguyên tắc cụ thể:
2.1- Sản phẩm hàng hóa OCOP đáp ứng tiêu chí chung, phải đạt các tiêu chí bắt buộc và đạt số điểm từ 65 điểm trở lên (theo Bộ tiêu chí tại Quy định này) được công nhận là sản phẩm hàng hóa OCOP cấp tỉnh;
2.2- Sản phẩm hàng hóa OCOP đáp ứng tiêu chí chung, phải đạt các tiêu chí bắt buộc và đạt số điểm từ 80 điểm trở lên (theo Bộ tiêu chí tại Quy định này) được công nhận là sản phẩm hàng hóa OCOP định hướng cấp Quốc gia.
1- Sản phẩm cấp tỉnh.
Là chuỗi giá trị các sản phẩm OCOP đã được xếp hạng từ 3 sao (***) trở lên (Theo Quyết định số 3479/QĐ-UBND ngày 05/11/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá và phân hạng sản phẩm Chương trình tỉnh Quảng Ninh Mỗi xã, phường một sản phẩm) hoặc văn bản quy định khác (nếu có).
Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương hoặc được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
1.1- Tổ chức sản xuất.
- Quy hoạch: Có quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu sản xuất sản phẩm phù hợp với quy hoạch vùng sản xuất tập trung, quy hoạch ngành và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Sản xuất tập trung: Có doanh nghiệp, hợp tác xã tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
1.2- Chất lượng, thương hiệu sản phẩm:
- Sản phẩm phải được công bố tiêu chuẩn áp dụng: Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS), Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN), Công bố hợp quy và khuyến khích công bố hợp chuẩn.
- Sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm: Có giấy chứng nhận liên quan đến chất lượng, an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền.
- Sản phẩm được đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ: Sản phẩm đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của Cục Sở hữu trí tuệ.
- Bao bì, nhãn hàng hóa: Sản phẩm đưa ra tiêu thụ trên thị trường có bao bì, hình thức đẹp, hấp dẫn, ghi nhãn hàng hóa theo đúng quy định của pháp luật.
- Sản phẩm có truy xuất nguồn gốc: Nhãn sản phẩm có mã vạch quốc gia hoặc có gắn tem truy xuất nguồn gốc để chống gian lận, chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu.
- Đối với các sản phẩm dịch vụ, du lịch: Phải phù hợp tuyến, điểm trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch chuyên ngành hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.
1.3- Thị trường tiêu thụ: Sản phẩm được tiêu thụ tối thiểu trên thị trường của 5 tỉnh, thành phố trong cả nước.
1.4- Doanh thu: Tổng doanh thu của chuỗi giá trị sản phẩm OCOP đạt tối thiểu 50 tỷ đồng/năm.
1.5- Về môi trường: Thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh.
1.6- Về chấp hành chính sách, pháp luật: Đơn vị sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương.
2- Đối với sản phẩm định hướng cấp Quốc gia: Đạt các tiêu chí bắt buộc của sản phẩm cấp tỉnh và phải đạt các tiêu chí sau:
2.1- Doanh thu: Tổng doanh thu của chuỗi giá trị sản phẩm OCOP đạt tối thiểu 100 tỷ đồng/năm.
2.2- Khả năng xuất khẩu: Có sản phẩm xuất khẩu ra ít nhất 02 Quốc gia hoặc sản phẩm dịch vụ thu hút được khách Quốc tế đến thăm quan.
2.3- Sử dụng nguyên liệu đầu vào:
- Đối với sản phẩm nông nghiệp chế biến: 90% nguyên liệu chính đầu vào là nguyên liệu sản xuất trong tỉnh phù hợp với công bố tiêu chuẩn cơ sở, có hợp đồng ký kết thu mua nguyên liệu, rõ nguồn gốc; có hồ sơ truy xuất và áp dụng công nghệ thông tin trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
- Đối với sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp và các sản phẩm khác: Sử dụng nguyên liệu đầu vào được sản xuất trong nước theo công nghệ tiên tiến, sạch và tiết kiệm đảm bảo an toàn chất lượng theo quy định của pháp luật; phát triển sản phẩm dựa trên nền tảng tài nguyên, văn hóa của địa phương.
- Đối với nhóm sản phẩm dịch vụ, du lịch: Sử dụng tài nguyên du lịch mang bản sắc của địa phương có sức hấp dẫn và thu hút đối với khách du lịch trong nước và quốc tế.
2.4- Tạo việc làm ổn định:
- Tối thiểu 500 lao động địa phương tham gia của chuỗi giá trị sản phẩm OCOP (sản xuất, chế biến, kinh doanh).
- Đối với các chuỗi sản phẩm ứng dụng công nghệ cao hoặc sử dụng lao động có trình độ từ đại học trở lên tối thiểu là 50 lao động.
STT | Tiêu chí đánh giá và phương pháp tính điểm | Điểm tối đa | Ghi chú |
1 | Tiêu chí 1: Tổ chức sản xuất | 36 |
|
1.1 | Quy mô sản xuất: | 16 | |
a. Đối với nhóm thực phẩm. | 8 | ||
- Đối với sản phẩm trồng trọt đạt diện tích 700 ha đối với cây có múi; đạt diện tích 500 ha các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao (được 5 điểm), cứ tăng 20% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 8 điểm. | 8 |
| |
- Đối với sản phẩm chăn nuôi tổng đàn 1,2 triệu con đối với gia cầm; 0,2 triệu con đối với gia súc (được 5 điểm), cứ tăng 20% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 8 điểm. | 8 | ||
- Đối với sản phẩm thủy sản sản lượng đạt 4.000 tấn làm chuẩn (được 5 điểm), cứ tăng 20% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 8 điểm. | 8 | ||
b. Đối với các nhóm thảo dược, thủ công mỹ nghệ, trang trí, dịch vụ du lịch. Tổng sản lượng (giá trị) chiếm 20% tỷ trọng của các sản phẩm cùng nhóm ngành trên địa bàn cấp huyện (được 5 điểm), cứ tăng 5% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 8 điểm. | 8 | ||
- Đối với sản phẩm chế biến, lấy tổng vốn đầu tư ban đầu 10 tỷ đồng làm chuẩn (được 5 điểm), cứ tăng 20% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 8 điểm. | 8 | ||
- Doanh thu đạt 30 tỷ đồng/năm được 5 điểm, cứ tăng 20% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 8 điểm. | 8 | ||
1.2 | Khả năng áp dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất để tạo ra sản phẩm với số lượng lớn, chất lượng cao: | 10 |
|
a. Đối với nhóm thực phẩm. |
| ||
- Đối với sản phẩm trồng trọt: Nếu áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGap, hữu cơ...) cho tối thiểu 50% diện tích (được 6 điểm), cứ tăng 10% diện tích theo quy trình trên thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 10 điểm; không áp dụng quy trình nào, không có điểm. | 10 | ||
- Đối với sản phẩm chăn nuôi: Nếu áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAHP, hữu cơ...) cho tối thiểu 50% tổng đàn (được 6 điểm), cứ tăng 10% tổng đàn theo quy trình trên thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 10 điểm; không áp dụng quy trình nào, không có điểm. | 10 |
| |
- Đối với sản phẩm thủy sản: Nếu áp dụng các quy phạm sản xuất, khai thác tốt được công nhận, thân thiện với môi trường cho tối thiểu 50% tổng sản lượng (được 6 điểm), cứ tăng 10% sản lượng theo quy trình trên thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 10 điểm; không áp dụng quy trình nào, không có điểm. | 10 | ||
- Đối với sản phẩm nông nghiệp chế biến: Nếu áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng được công nhận (HACCP, GMP, ISO…) được tính 10 điểm; không áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, không có điểm. | 10 | ||
b. Đối với các nhóm thảo dược, thủ công mỹ nghệ, trang trí, dịch vụ du lịch. | 10 |
| |
Nếu áp dụng quy trình sản xuất, quản lý tiên tiến được công nhận tối thiểu 50% tổng sản lượng (được 6 điểm), cứ tăng 10% sản lượng theo quy trình trên thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 10 điểm; không áp dụng quy trình nào, không có điểm. | 10 |
| |
1.3 | Tham gia chuỗi liên kết giá trị sản phẩm: Giá trị sản phẩm tham gia chuỗi liên kết (thông qua hợp đồng liên kết sản xuất, kinh doanh sản phẩm) chiếm tỷ lệ 20% trong tổng giá trị sản phẩm đó (được 6 điểm); cứ tăng 10% được cộng thêm 1, nhưng tối đa không quá 10 điểm. | 10 |
|
2 | Tiêu chí 2: Sản phẩm có tính truyền thống, dịch vụ du lịch | 5 |
|
2.1 | Sản phẩm ứng dụng công nghệ cao gắn với các tuyến điểm du lịch được 5 điểm; không đạt không có điểm. | 5 |
|
2.2 | Sản phẩm truyền thống gắn với du lịch sinh thái, mang bản sắc đặc trưng của địa phương được 5 điểm; không đạt không có điểm | 5 |
|
3 | Tiêu chí 3: Thị trường tiêu thụ | 22 |
|
3.1 | Sản phẩm được tiêu thụ tốt ở thị trường trong nước: | 8 |
|
- Sản phẩm được tiêu thụ ở thị trường trong nước chiếm tỷ trọng từ 50% tổng sản lượng/năm trở lên, với mức giá đảm bảo người sản xuất có lãi (được 3 điểm); người sản xuất không có lãi hoặc bị lỗ, không có điểm. | 3 | ||
- Sản phẩm được tiêu thụ trong hệ thống phân phối hiện đại (Trung tâm thương mại, siêu thị…) đạt 20% tổng sản lượng trở lên, được 5 điểm; không đạt không có điểm. | 5 | ||
3.2 | Về khả năng xuất khẩu: Sản lượng xuất khẩu đạt 20% tổng sản lượng/năm (được 6 điểm), cứ tăng 20% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 8 điểm. | 8 |
|
3.3 | Khả năng cạnh tranh trên thị trường: Sản phẩm có tính độc đáo, riêng có của địa phương, có lợi thế cạnh tranh, có khả năng tiêu thụ tốt trên thị trường trong nước và quốc tế (được 6 điểm); có khả năng cạnh tranh và tiêu thụ tốt trên thị trường trong nước (được 3 điểm); có khả năng cạnh tranh và tiêu thụ tốt trên thị trường trong tỉnh (được 2 điểm); khả năng cạnh tranh trên thị trường yếu, chỉ đáp ứng nhu cầu nhỏ lẻ ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh, không có điểm. | 6 |
|
4 | Tiêu chí 4: Hiệu quả kinh tế, xã hội | 31 |
|
4.1 | Khả năng thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển: | 14 |
|
- Nếu sử dụng 100% nguyên liệu chính đầu vào là nguyên liệu sản xuất trong tỉnh (được 6 điểm), nếu sử dụng cả nguyên liệu sản xuất trong tỉnh và ngoài tỉnh được 2 điểm; sử dụng nguyên liệu nhập khẩu không có điểm. | 6 |
| |
- Sản phẩm sau thu hoạch nếu sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến với sản lượng đạt 2 nghìn tấn/năm trở lên (được 5 điểm), cứ tăng 20% được cộng thêm 1 điểm, giảm 20% thì trừ 1 điểm, nhưng tối đa không quá 8 điểm. | 8 | ||
4.2 | Hiệu quả xã hội, được thể hiện qua việc làm cho người lao động và các khoản đóng góp xã hội, từ thiện: | 17 |
|
- Tạo công ăn việc làm ổn định cho tối thiểu 300 lao động địa phương (đối với sản xuất chế biến tối thiểu 100 lao động địa phương) được 4 điểm; cứ tăng thêm lên 100 lao động được cộng 1 điểm; nhưng tối đa không quá 6 điểm; không đạt mức tối thiểu không có điểm. | 6 | ||
- Đóng thuế đúng thời hạn và đóng 100% bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động | 2 | ||
- Mức thu nhập bình quân cho người lao động đạt 5 triệu đồng/người/ tháng trở lên được 2 điểm; không đạt không có điểm. | 2 | ||
- Mức đóng thuế hàng năm: (Thuế thu nhập DN) đạt 1 tỷ đồng/năm/ cơ sở đạt 2 điểm, cứ tăng thêm 500 triệu đồng/năm được cộng thêm 1 điểm, tối đa không quá 5 điểm. | 5 | ||
- Đóng góp cho các chương trình xã hội, từ thiện đạt 50 triệu đồng/ năm trở lên được 2 điểm; không đạt không có điểm. | 2 | ||
5 | Tiêu chí 5: Các hình thức được vinh danh | 6 |
|
| Sản phẩm được tặng Cúp thương hiệu vàng, Chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao, sản phẩm tiêu biểu cấp Quốc gia (được 6 điểm), sản phẩm được tặng Cúp thương hiệu vàng sản phẩm tiêu biểu cấp tỉnh (được 3 điểm), chưa được xét tặng không có điểm. | 6 |
|
| Tổng cộng | 100 |
|
- 1Kế hoạch 5199/KH-UBND tổ chức Tuần kết nối tiêu dùng sản phẩm OCOP Quảng Ninh năm 2017
- 2Quyết định 331/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” tỉnh Bắc Kạn (OCOP-BK) năm 2018
- 3Quyết định 978/QĐ-UBND năm 2018 về Bộ Tiêu chí đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP thuộc Chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2017-2020
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Quyết định 3479/QĐ-UBND năm 2015 về Bộ Tiêu chí đánh giá và phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm Tỉnh Quảng Ninh
- 3Quyết định 2366/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án Chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2017-2020
- 4Kế hoạch 5199/KH-UBND tổ chức Tuần kết nối tiêu dùng sản phẩm OCOP Quảng Ninh năm 2017
- 5Quyết định 331/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” tỉnh Bắc Kạn (OCOP-BK) năm 2018
- 6Quyết định 978/QĐ-UBND năm 2018 về Bộ Tiêu chí đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP thuộc Chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2017-2020
Quyết định 977/QĐ-UBND năm 2018 về Bộ Tiêu chí tạm thời xác định sản phẩm OCOP chủ lực cấp tỉnh và sản phẩm OCOP định hướng cấp Quốc gia giai đoạn 2018-2020 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- Số hiệu: 977/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/03/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh
- Người ký: Đặng Huy Hậu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra