Hệ thống pháp luật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 970/1997/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 1997

 

QUYẾT ĐỊNH

THÁNG 11 NĂM 1997 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP XI MĂNG ĐẾN NĂM 2010

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị định 42/CP ngày 16 tháng 7 năm 1996 của Chính phủ ban hành kèm theo Điều lệ Quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định 92/CP ngày 23 tháng 8 năm 1997 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Quản lý đầu tư và xây dựng;
Xét đề nghị của Bộ Xây dựng tại các tờ trình Thủ tướng Chính phủ số 626 BXD-VLXD ngày 26 tháng 5 năm 1997 và số 1311 BXD/VLXD ngày 04 tháng 10 năm 1997;
Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 7017 BKH/CN-VPTĐ ngày 05 tháng 11 năm 1997,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.- Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xi măng đến năm 2010 do Bộ Xây dựng biên soạn với mục tiêu, quan điểm chủ yếu và những chỉ tiêu chính sau đây:

1. Mục tiêu của ngành xi măng đến năm 2010.

Mục tiêu để phát triển ngành công nghiệp xi măng đến năm 2010 là: Thoả mãn nhu cầu tiêu dùng xi măng (cả về số lượng, chủng loại và chất lượng) cho xây dựng trong nước đồng thời giành một phần để xuất khẩu nhằm cân đối ngoại tệ cho trả nợ và tái sản xuất mở rộng trong các năm sau; từng bước đưa ngành xi măng Việt Nam trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn, có công nghệ hiện đại ngang bằng với các nước trong khu vực, góp phần tăng trưởng kinh tế và thực hiện thắng lợi đường lối công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

2. Về quan điểm quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng đến năm 2010.

Về công nghệ: Đảm bảo công nghệ tiên tiến và hiện đại, tự động hoá ở mức cao nhằm tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, điện năng và các vật tư sản xuất; bảo đảm các chỉ tiêu bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế. Công nghệ áp dụng cho phép sản xuất xi măng chất lượng cao, tiến tới phổ cập mác xi măng PC40 theo phương pháp thử và tiêu chuẩn ISO 679-1989.

Về quy mô và công suất: Kết hợp quy mô lớn, vừa và nhỏ, trong đó khai thác hết năng lực của các cơ sở xi măng lò đứng hiện có, đồng bộ hoá để tận dụng những thế mạnh tại chỗ như nguyên vật liệu, thị trường, nhân lực... nhất là đối với các tỉnh miền núi, Tây Nguyên...

Về bố trí quy hoạch: Việc xây dựng các cơ sở sản xuất xi măng dựa trên sự đánh giá kỹ về nhu cầu thị trường trong nước, thị trường khu vực, đặc điểm tài nguyên, điều kiện hạ tầng, khả năng huy động vốn đầu tư, trình độ quản lý để có thể xác định một cách hợp lý quy mô, địa điểm và thời hạn thực hiện đầu tư của các cơ sở này.

Về huy động các nguồn vốn, cần tranh thủ vốn đầu tư nước ngoài một cách hợp lý đồng thời đảm bảo vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp trong nước đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước. Tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng dự án, từng địa phương, từng giai đoạn cụ thể để quyết định phương thức đầu tư (đầu tư trong nước, liên doanh) để thực hiện phương châm trên.

Kết hợp một cách hài hoà đồng bộ giữa các khâu sản xuất và tiêu thụ, giữa các ngành, lĩnh vực liên quan như cơ khí, vận tải, cung ứng vật tư kỹ thuật, xây dựng hạ tầng để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu xi măng cho các ngành kinh tế và nhu cầu của nhân dân. Khai thác, tận dụng được sự hỗ trợ của các ngành liên quan, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các ngành phát triển.

Phát triển công nghiệp xi măng trong mối liên kết chặt chẽ với bảo vệ an ninh quốc phòng, bảo vệ được các di tích văn hoá lịch sử, các danh lam thắng cảnh của đất nước và môi trường, cảnh quan.

3. Các chỉ tiêu của quy hoạch.

a. Các chỉ tiêu về công nghệ sản xuất xi măng: các dự án đầu tư phát triển công nghiệp xi măng thực hiện từ nay đến năm 2010 phải đạt các chỉ tiêu tiên tiến về tiêu hao nguyên vật liệu, nhiệt năng, nồng độ bụi của khí thải, cường độ tiếng ồn, tỷ lệ tự động hoá, năng suất lao động... đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt, giá thành hạ, đủ sức cạnh tranh với xi măng của các nước trong khu vực.

b. Các chỉ tiêu công suất thiết kế công nghiệp xi măng thời kỳ 2000 - 2010:

Năm

2000

2005

2010

Triệu tấn

24,35

34,55

54,55

c. Các chỉ tiêu sản lượng xi măng thời kỳ 2000 - 2010:

Năm

2000

2005

2010

Triệu tấn

18 - 20

27 - 30

41 - 45

Trong đó dự kiến xuất khẩu

1,5 - 2

2 - 4

3 - 5

d. Danh mục và tiến độ dự kiến xây dựng các cơ sở xi măng ghi trong phụ lục kèm theo.

Danh mục các cơ sở dự kiến xây dựng sau năm 2000 là định hướng, Bộ Xây dựng căn cứ định hướng này và tính đến điều kiện thực tế từng giai đoạn để có những hiệu chỉnh cần thiết và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

Điều 2.- Yêu cầu phát triển liên ngành và các biện pháp thực hiện quy hoạch.

1. Để phát triển được công nghiệp xi măng cần phải có các giải pháp đầu tư đồng bộ về giao thông vận tải, chế tạo phụ tùng thiết bị, sản xuất gạch chịu lửa...

- Giao Bộ Xây dựng, Tổng công ty Xi măng Việt Nam phối hợp với các Bộ Công nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập phương án chế tạo phụ tùng trong nước trên cơ sở tận dụng triệt để năng lực sẵn có của tất cả các Bộ, ngành để chủ động trong xây dựng và tiết kiệm vốn đầu tư.

- Giao Tổng công ty xi măng Việt Nam hoàn chỉnh phương án sản xuất gạch chịu lửa phục vụ công nghiệp xi măng. Trước mắt cần sử dụng gạch chịu lửa Cầu Đuống kể cả gạch chịu lửa kiềm tính đang triển khai xây dựng để thay thế nhập khẩu.

- Giao Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Xây dựng lập phương án đồng bộ phát triển giao thông vận tải phục vụ công nghiệp xi măng (bao gồm cả phương tiện vận tải, phương tiện bốc xếp, các trạm tiếp nhận và phân phối xi măng, cảng sông, cảng biển...).

- Giao Bộ Công nghiệp tiến hành điều tra, khảo sát, thăm dò đánh giá trữ lượng nguyên liệu sản xuất xi măng có độ tin cậy cao để phục vụ kịp thời cho việc lập kế hoạch 5 năm, các đề án đầu tư xây dựng hàng năm một cách chắc chắn.

- Giao Bộ Giáo dục và Đào tạo, phối hợp với Bộ Xây dựng lập chương trình đào tạo kỹ sư, công nhân lành nghề đáp ứng nhu cầu phát triển của công nghiệp xi măng.

- Giao Bộ Thương mại, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng công Xi măng Việt Nam chủ động tìm thị trường xuất khẩu nhằm cân đối ngoại tệ trả nợ vốn vay, nhập một số phụ tùng trong nước chưa sản xuất được, tìm nguồn vốn trong và ngoài nước kể cả một phần vốn vay ưu đãi để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư của các cơ sở sản xuất xi măng.

- Giao Bộ Tài chính nghiên cứu phương án tổng thể về thuế, các mức lãi suất và thời hạn cho vay để phù hợp với đặc điểm của ngành xi măng.

Điều 3.- Bộ Xây dựng và Tổng công ty Xi măng Việt Nam, căn cứ vào mục tiêu, quan điểm và những chỉ tiêu của bản quy hoạch này, xây dựng các kế hoạch 5 năm thực hiện đầu tư phát triển ngành cho phù hợp với bối cảnh kinh tế, xã hội cụ thể của cả nước trong từng giai đoạn 5 năm.

Điều 4.- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Công nghiệp, Giao thông vận tải, Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Quốc phòng, Văn hoá, Giáo dục và Đào tạo, Thương mại, Tài chính, Tổng cục Địa chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan và Tổng công ty Xi măng Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Ngô Xuân Lộc

(Đã ký)

 

PHỤ LỤC I

NHU CẦU CÁN BỘ, KỸ SƯ, CÔNG NHÂN KỸ THUẬT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 970/1997/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ)

T

Ngành, nghề,

Đơn

Nhu cầu các năm

T

kỹ sư, cán bộ

V/vị tính

1997

1998

1999

2000

2005

2010

I

Kỹ sư các loại

người

1000

1200

1420

1650

2270

3200

1

Kỹ sư công nghiệp và mỏ

-

350

400

450

500

700

1000

2

Kỹ sư cơ khí TB

-

350

400

450

500

700

1000

3

Kỹ sư điện, TĐH

-

100

120

150

200

300

400

4

Kỹ sư tin học

-

40

60

100

150

200

300

5

Kỹ sư kinh tế

-

150

200

240

250

300

400

6

Luật sư

-

10

20

30

50

70

100

II

Công nhân kỹ thuật

-

7000

8000

12000

15000

17000

20000

1

Công nhân kỹ thuật bậc cao

-

3000

3500

6000

7500

8500

10000

2

Công nhân kỹ thuật khác

-

4000

4500

6000

7500

8500

10000

PHỤ LỤC II

NHU CẦU V/vẬT TƯ KỸ THUẬT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 970/1997/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên vật tư

Đơn

Nhu cầu các năm

 

 

vị tính

1996

1997

1998

1999

2000

2005

2010

 

1

Sản lượng XM

Tr.tấn

8,0

9,5-9,8

12

15

18 - 20

27 - 30

41 - 45

 

2

Đá vôi

Tr.tấn

10

12,5

16

20

24

40

60

 

3

Đất sét

nt

2,5

3

3,6

4,5

5,5

9

13,5

 

4

Quặng sắt

nt

0,25

0,28

0,36

0,45

0,54

1,0

1,35

 

5

Thạch cao

nt

0,40

0,48

0,60

0,7

1,0

1,5

2,25

 

6

Phụ gia (bazan)

nt

1,0

1,5

1,8

2,0

2,5

4,5

6,7

 

7

Than cám

Tr.tấn

1,16

1,36

1,7

2,2

2,8

4,2

6,3

 

8

Dầu FO

1000 T

116,8

120,6

128,3

137,9

163,2

176

194,7

 

9

Thuốc nổ

1000 T

1,8

2,6

3,0

5,0

6,6

7,2

9,0

 

10

Vật liệu nghiền

1000 T

4,0

6,02

6,25

9,15

14,5

16,5

20,75

 

11

Thiết bị phụ trợ

1000 T

12

14,3

20

43

95

100

130

 

12

Sắt thép xây dựng

1000 T

24

40

60

90

120

150

180

 

13

Gạch chịu lửa

1000 T

9,95

11,5

14

20

32

36

47

 

13,1

Gạch sa mốt

1000 T

2,15

3,0

4,0

6,0

8,5

10

12

 

13,2

Gạch cao nhôm và kiểm tính

1000 T

7,8

8,5

10

14

23,5

26

35

 

14

Điện năng

Tr.Kwh

900

1300

1500

1600

2000

3000

4500

 

 

PHỤ LỤC III

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 1996 - 2000

(Ban hành kèm theo Quyết định số 970/1997/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ)

Số TT


Tên công trình dự án

Hình thức

C.S.th.kế đầu tư

Tổng vốn đầu tư

Sản lượng dự kiến khai thác (Tr.T/n)


Mức độ thực hiện

 

 

 

Tr.T/n

(tr.USD)

1996

1997

1998

1999

2000

 

1

Hoàng Thạch 2

Tự làm

1,2

165

0,6

1,0

1,2

1,2

1,2

Đã hoàn thành

2

Chinh phong 1

LD

1,4

288

0

1,4

1,5

1,5

1,5

"

3

Văn xá Huế

LD

0,5

50

0

0,3

0,4

0,5

0,5

"

4

Bút Sơn 1

Tự làm

1,4

205

0

0

0,6

1,0

1,4

Đang thực hiện đầu tư

5

Sao Mai

LD

1,75

270

0

0

1,2

1,5

1,7

"

6

Nghi Sơn

LD

2,27

350

0

0

0

0,6

1,8

"

7

Xi măng lò đứng

Tự làm

3,02

150

1,3

2,0

2,5

3,0

3,0

"

8

Cải tạo Bỉm Sơn

Tự làm

1,2

120

0

0

0

0

0,6

Đang chuẩn bị thực hiện

9

Hoàng Mai Nghệ An

Tự làm

1,4

240

0

0

0

0

0,4

"

10

Phúc Sơn Hải Dương

LD

1,8

275

0

0

0

0

0,6

"

11

Hoàn Cầu Quảng Ninh

LD

1,4

260

0

0

0

0

0,4

"

12

Làng Bang B

Tự làm

2,0

300

0

0

0

0

0,4

Đang chuẩn bị đầu tư

13

Hải Phòng T.kênh

Tự làm

1,0

167

0

0

0

0

0,2

''

14

Hải Long Quảng Ninh

LD

1,5

260

0

0

0

0

0,3

 

15

Các nhà máy cũ

Tự làm

4

 

4,1

4,1

4,1

4,1

4,0

Đã có

 

Tổng cộng

 

25,85

3.100

6,0

8,80

11,5

13,4

18

 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 

PHỤ LỤC IV

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2001 - 2005

(Ban hành kèm theo Quyết định số 970/1997/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 1997
của Thủ tướng Chính phủ)


TT


Tên dự án và công trình

Phương thức đầu tư

Công suất thiết kế (tr.t/n)

Vốn thực hiện (tr.USD)

Thời gian dự kiến thực hiện

Tính chất thực hiện

1

Bút Sơn 2

Tự làm

1,40

175

1999 - 2001

Các

2

Cảng và trạm trung chuyển cho XM Bỉm Sơn và Bút Sơn

"

 

25

2000 - 2003

công trình

3

Cảng và trạm trung chuyển cho XM Hoàng Thạch và Phúc Sơn

Tự làm và LD

 

30

2000 - 2003

chuyển tiếp

4

Tam Điệp Ninh Bình

Tự làm

1,40

252

2001 - 2003

Các dự

5

Thanh Hà Quảng Bình

LD

2,50

350

2001 - 2003

án đầu

6

Quang Hanh Quảng Ninh

LD

1,40

250

2000 - 2003

tư trong

7 T

hạch Mỹ Quảng Nam

LD

1,40

250

2001 - 2003

kế

8

Tà Thiết hoặc Dầu Tiếng

LD, TL

1,40

250

2002 - 2004

hoạch

9

Cam Lộ Quảng Trị

Tự làm

1,20

216

2003 - 2004

2001-

10

Chinh Phong 2

LD

1,40

180

2004 - 2005

2005

11

Hát Lót Sơn La

Tự Làm

0,60

102

2004 - 2005

 

12

Thanh lý các cơ sở cũ và nâng cấp môi trường cho XM lò đứng mới (1993 - 1997).

Tự làm

 

20

2004 - 2005

 

 

Tổng số

 

12,7

2100

 

 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

PHỤ LỤC V

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

(Ban hành kèm theo Quyết định số 970/1997/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 1997
của Thủ tướng Chính phủ)

Tính chất đầu tư

Số TT


Tên dự án

Phương thức đầu tư

C.suất thiết kế (Tr.T/n)

Dự kiến vốn (Tr.USD)


Ghi chú

Đầu tư mở rộng

1

- Làng Bang B mở rộng

Tự làm

2,0

242

Đã có chủ trương

 

2

- Nghi Sơn 2 Thanh Hoá

LD

2,0

260

-nt-

 

3

- Hải Long 2 Quảng Ninh

LD

1,4

180

Đã có chủ trương

 

4

- Hoàn cầu 2 Quảng Ninh

LD

1,4

180

-nt-

 

5

- Lương Sơn Hoà Bình

Tự làm, LD

1,4

250

Đã có TKT

Đầu

6

- Yến Mao Phú Thọ

TL, LD

1,4

250

-nt-

7

- La Hiên Bắc Thái

Tự làm, LD

1,2

218

-nt-

mới

8

- Đồng Lâm Huế

Tự làm, LD

1,4

250

-nt-

 

9

- Đồng Bành Lạng Sơn

Tự làm, LD

1,4

250

-nt-

 

10

- Mỹ Đức Hà Tây

Tự làm, LD

1,4

250

-nt-

 

11

- Tuyên Quang

Tự làm, LD

1,4

250

-nt-

 

 

Tổng cộng:

 

16,4

2.580

 

 

KT. THỦ TƯỚNG  

PHÓ THỦ TƯỚNG  

(Đã ký)

 

 

 

 

 

Ngô Xuân Lộc  

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 970/1997/QĐ-TTg năm 1997 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

  • Số hiệu: 970/1997/QĐ-TTg
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 14/11/1997
  • Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
  • Người ký: Ngô Xuân Lộc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 24
  • Ngày hiệu lực: 29/11/1997
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản