- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 3Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 952/QĐ-UBND | Hà Nam, ngày 30 tháng 06 năm 2016 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân thành phố Phủ Lý (tại Tờ trình số 173/TTr-UBND ngày 03 tháng 6 năm 2016) và đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư (tại Tờ trình số 758/TTr-SKHĐT ngày 21 tháng 6 năm 2016),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Phủ Lý đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với những nội dung chủ yếu sau:
I. Quan điểm phát triển
1. Phát triển kinh tế - xã hội thành phố Phủ Lý phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, Đề án đổi mới định hướng đầu tư phát triển của tỉnh Hà Nam và Quy hoạch phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng, vùng thủ đô Hà Nội.
2. Xây dựng Thành phố Phủ Lý trở thành thành phố hiện đại, hội nhập quốc tế, tương xứng với vị trí trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa, kinh tế của tỉnh Hà Nam.
3. Phát triển kinh tế nhanh, bền vững trên cơ sở phát huy thế mạnh và sử dụng hiệu quả nguồn lực của địa phương gắn liền với khai thác tối đa tiềm năng từ mối liên kết với các huyện của tỉnh Hà Nam, các tỉnh, thành phố trong vùng Thủ đô Hà Nội và vùng đồng bằng sông Hồng; tập trung tạo bước đột phá trong phát triển lĩnh vực thương mại - dịch vụ.
4. Gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, giảm dần sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng an ninh, bảo vệ hệ thống chính trị và đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.
II. Mục tiêu phát triển
1. Mục tiêu chung:
Phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ chất lượng cao, công nghiệp - xây dựng công nghệ cao và nông nghiệp chất lượng cao, có giá trị gia tăng cao. Xây dựng Phủ Lý trở thành trung tâm dịch vụ cấp vùng về y tế, giáo dục đào tạo và du lịch; đô thị xanh, phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu; là một thành phố giàu đẹp, văn minh, hiện đại, có môi trường đầu tư và môi trường sống chất lượng cao; bảo đảm quốc phòng an ninh, giữ vững trật tự, an toàn xã hội.
Phấn đấu thành phố Phủ Lý là đô thị loại II trước năm 2020, đạt tiêu chí đô thị loại I, là đô thị vệ tinh quan trọng của thủ đô Hà Nội vào năm 2030, quận hạt nhân quan trọng nhất của đô thị Hà Nam trước năm 2050.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Mục tiêu đến năm 2025
TT | Tên chỉ tiêu | Mục tiêu | |
Giai đoạn 2016-2020 | Giai đoạn 2021-2025 | ||
1. | Tốc độ tăng trưởng (giá ss 2010) | 16,9%/năm | 16,3%/năm |
2. | Cơ cấu kinh tế năm cuối giai đoạn (Nông, lâm, thủy sản -CN&XD -DV) | 1,6% - 54,6% - 43,8% | 0,8% - 46,5% - 52,7% |
3. | GRDP bình quân đầu người - giá hiện hành (năm cuối giai đoạn) | 135,21 triệu đồng | 249,9 triệu đồng |
4. | Tăng trưởng GTSX công nghiệp (giá ss 2010) | 13,05%/năm | 12,6%/năm. |
5. | Tăng trưởng GTSX nông nghiệp (giá ss 2010) | 2,3%/năm | 2,5%/năm |
6 | Tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ | 19,5%/năm | 19,1%/năm |
7. | Tăng thu ngân sách | 15%/năm | 14,5%/năm |
8. | Tổng vốn đầu tư phát triển | 42.328 tỷ đồng | 82.588 tỷ đồng |
| Tốc độ tăng | 16,6%/năm | 14,4%/năm. |
9. | Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới | 100% | 100% |
10. | Phát triển hạ tầng | đồng bộ, hiện đại, kết nối với hạ tầng kinh tế tỉnh, vùng Thủ đô và cả nước. | |
11 | Giải quyết việc làm mới | 4.000 lao động/năm | 6.000 lao động/năm |
12. | Năng suất lao động (năm cuối giai đoạn) | 167,8 triệu đồng/người/năm | 320,9 triệu đồng/người/năm |
13. | Tỷ lệ hộ nghèo (năm cuối giai đoạn - theo chuẩn thời điểm) | <2% | < 1,5% |
14. | Tỷ lệ trường học được kiên cố hóa | 100% | 100% |
Tỷ lệ trường đạt chuẩn Quốc gia | Mầm non: 95,24% - | Mầm non: 100%- | |
15. | Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (năm cuối GĐ) | < 10% | < 7% |
16. | Tỷ lệ lao động qua đào tạo | 75% | 80% |
17. | Tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa | ≥ 90% | 95% |
Tỷ lệ thôn, làng, tổ dân phố được công nhận là đơn vị văn hóa | 90% | 95% | |
Thiết chế văn hóa | 100% thôn, làng có nhà văn hóa và nơi sinh hoạt cộng đồng, 100% tổ dân phố, liên tổ dân phố có nhà văn hóa; 60% các xã, phường có nhà văn hóa | 100% thôn, làng có nhà văn hóa và nơi sinh hoạt cộng đồng, 100% tổ dân phố, liên tổ dân phố có nhà văn hóa; 80% các xã, phường có nhà văn hóa | |
18 | Tỷ lệ tăng dân số hàng năm |
|
|
- Tự nhiên | <1% | 0.8% | |
- Cơ học | 1,62% | 2,7% | |
19. | Tỷ lệ dân số đô thị được sử dụng nước sạch (năm cuối giai đoạn) | 100% | 100% |
Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh (năm cuối giai đoạn) | 100% | 100% | |
20. | Tỷ lệ rác thải sinh hoạt được thu gom (xử lý) |
|
|
Đô thị: | 100% (95-97%) | 100% (100%) | |
Nông thôn | 97% (75-85%) | 100% (> 90%) | |
21 | Tỷ lệ chất thải rắn nguy hại được thu gom và xử lý | 100% | 100% |
22. | Tỷ lệ KCN, CCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung | 100% | 100% |
23. | Nhu cầu đất xây dựng đô thị | 2.220,6 ha | 2.815,6 |
24. | Dân số toàn đô thị | 160.000 | 190.000 |
Dân số nội thị | 93.000 | 112.000 | |
Tỷ lệ dân số nội thị | 58,1% | 58,95% | |
25. | Diện tích sàn nhà ở bình quân |
|
|
Khu vực nội thị | 29,3 m2/người | 34 m2/người | |
Khu vực nông thôn | 27,7 m2/người | 32,5 m2/người | |
26. | Tỷ lệ nhà ở kiên cố - bán kiên cố khu vực nội thị | 95,98%-3,81% | 96,5%-3,2% |
27. | Diện tích đất cây xanh- công viên- TDTT | 7,2 m2/người | 7 m2/người |
Diện tích đất giao thông/dân số nội thị | 18,8 m2/người | 18.8 m2/người | |
Diện tích đất xây dựng công trình dịch vụ công cộng | 5,8 m2/người | 5,4 m2/người | |
28. | Tỷ lệ tuyến phố văn minh đô thị | 38,9% | 40-45% |
2.2. Định hướng phát triển đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
TT | Tên chỉ tiêu | Mục tiêu | |
Giai đoạn 2026-2030 | Giai đoạn 2031-2050 | ||
1. | Tốc độ tăng trưởng (giá ss 2010) | 14,6% | 9,2% |
2. | Cơ cấu kinh tế - năm cuối giai đoạn (Nông, lâm, thủy sản - CN&XD - DV) | 0,5%-41,1 %-58,4% | 0,1%-31,3%-68,7% |
3. | GRDP bình quân đầu người - giá hiện hành (năm cuối giai đoạn) | 406,1 triệu đồng (14.816 USD) | 1.881 triệu đồng (51.592 USD) |
4. | Tổng vốn đầu tư | 124.349 tỷ đồng | 1.089.812 tỷ đồng |
5. | Nhu cầu đất xây dựng đô thị | 3.410,4 ha |
|
6. | Dân số toàn đô thị (năm cuối giai đoạn) | 227.000 | 380.000 |
Dân số nội thị (năm cuối giai đoạn) | 139.000 | 260.000 | |
Tỷ lệ dân số nội thị (năm cuối giai đoạn) | 61,5% | 68,4% | |
7 | Tỷ lệ tăng dân số hàng năm |
|
|
- Tự nhiên | 0,8% | 0,8% | |
- Cơ học | 2,76% | 1,81% |
III. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực
1. Định hướng phát triển thương mại - dịch vụ
1.1. Định hướng chung: Phát triển thương mại dịch vụ với tốc độ cao, là động lực chính cho phát triển kinh tế của thành phố.
Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội bình quân giai đoạn 2016-2020, 2021-2025, 2026-2030, 2031-2050 lần lượt là 19,5%, 19,1%, 15,7% và 10,9%.
Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng khu vực thương mại dịch vụ bình quân giai đoạn 2016-2020, 2021-2025, 2026-2030, 2031-2050 đạt lần lượt là 24,3%/năm, 20,3%/năm, 14,8%/năm và 9,8%/năm.
Tỷ trọng lao động trong khu vực dịch vụ đến năm 2020 đạt khoảng 51,5%, đến năm 2025 đạt khoảng 57,2%, đến năm 2030 đạt 59,2%, đến năm 2050 đạt 65,5%.
1.2. Định hướng phát triển các ngành dịch vụ chủ yếu
(1). Dịch vụ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực: Tăng số lượng sinh viên trên địa bàn thành phố thông qua thu hút các trường đại học công lập, các trường đại học nước ngoài vào Khu Đại học Nam Cao; đôn đốc triển khai nhanh các trường của Bộ Công an, các trường đã được giao đất tại Khu đại học; phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để các trường đại học (Sư phạm Hà Nội, Thương mại...), cơ sở đào tạo của Bệnh viện Bạch Mai triển khai và mở rộng phân ngành đào tạo tại tỉnh. Phấn đấu đến năm 2020 có thêm 5 trường Đại học, cao đẳng đi vào hoạt động với số sinh viên khoảng 3÷5 vạn; nâng lên 9÷12 vạn vào năm 2030 và đạt khoảng 14 vạn vào năm 2050.
(2). Dịch vụ y tế: Hỗ trợ, đôn đốc triển khai nhanh 2 bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức để đến hết 2017 hoàn thành đầu tư 2 bệnh viện. Tạo điều kiện thuận lợi cho Bệnh viện Bạch Mai đầu tư cơ sở khám bệnh chất lượng cao. Tiếp tục đầu tư hạ tầng để kêu gọi, thu hút các Bệnh viện tuyến TW, các Bệnh viện, cơ sở chữa bệnh từ các nguồn vốn khác (FDI, PPP...). Đến 2020, có 3000 ÷ 3500 giường bệnh ở khu Trung tâm y tế chất lượng cao, đến 2025 có khoảng 5.000 giường. Đến 2030 hoàn thành cơ bản Khu trung tâm y tế chất lượng cao với trên 6.000 giường bệnh.
(3). Thương mại: Phát triển Phủ Lý thành trung tâm thương mại cấp vùng. Xây dựng Tổ hợp Trung tâm thương mại và dịch vụ tổng hợp tại Trường chuyên Biên Hòa cũ và Phòng Văn hóa Thông tin thành phố, chuỗi dịch vụ thương mại - khách sạn - nhà hàng tại nút giao Liêm Tuyền, các Trung tâm thương mại dọc các tuyến đường chính trên địa bàn thành phố theo quy hoạch. Nâng cấp chợ Bầu thành chợ cấp I, kết hợp chức năng chợ đầu mối và chợ dân sinh. Xây dựng chợ đầu mối tại khu vực xã Liêm Tiết, gắn với khu vực ga đầu mối tổng hợp. Phát triển đa dạng các loại hình và phương thức kinh doanh thương mại hiện đại như: Sàn giao dịch hàng hóa, trung tâm đấu giá, nhượng quyền kinh doanh, thương mại điện tử,...
(4). Định hướng phát triển du lịch: Đầu tư nâng tầm Phủ Lý thành trung tâm dịch vụ du lịch cấp vùng, điểm trung chuyển phân phối khách đến các điểm du lịch quan trọng trong tỉnh và kết nối với các điểm du lịch nổi tiếng trong vùng. Mở rộng qui mô đi đôi với nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch, phát triển các doanh nghiệp du lịch có tính chuyên nghiệp cao đồng thời tăng cường các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch.
- Phát triển các sản phẩm du lịch: Du lịch văn hóa, tâm linh, sinh thái; Du lịch vui chơi giải trí; Du lịch mua sắm, ẩm thực; Du lịch hội thảo, hội chợ, sự kiện; Du lịch y tế, nghỉ dưỡng, chăm sóc sắc đẹp, dưỡng lão; Du lịch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em.
- Phát triển hạ tầng cơ sở du lịch: Xây dựng khu du lịch sinh thái Phù Vân. Hình thành khu vực du lịch tâm linh Đài tưởng niệm liệt sỹ tỉnh và đền thờ 10 cô gái Lam Hạ. Xây dựng các điểm nhấn kiến trúc đô thị làm biểu tượng cho thành phố và là điểm nhấn cho phát triển du lịch thành phố trong tương lai, các cơ sở phục vụ du lịch dọc hai bên trục 68m, khách sạn cung cấp dịch vụ chất lượng cao (khách sạn 5 sao tại vị trí phía Bắc cầu Hồng Phú...), hạ tầng du lịch tuyến sông Châu, sông Đáy. Kêu gọi đầu tư xây dựng và khai thác công viên, dự án vui chơi giải trí ven sông...
(5). Định hướng phát triển dịch vụ tài chính - ngân hàng - bảo hiểm: Mở rộng quy mô hoạt động, mạng lưới chi nhánh các ngân hàng thương mại đáp ứng yêu cầu phát triển của đô thị. Xây dựng khu trung tâm tài chính, dịch vụ ngân hàng tại xã Liêm Tiết. Đẩy mạnh phát triển các quỹ tín dụng, các loại hình bảo hiểm, tiền gửi linh hoạt khác.
(6). Định hướng phát triển ngành bưu chính viễn thông: Duy trì và nâng cấp hệ thống bưu chính; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hóa trong tổ chức, quản lý hoạt động của hệ thống bưu chính, viễn thông nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động và phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân. Từng bước ngầm hóa mạng cáp ngoại vi theo quy hoạch.
(7). Định hướng phát triển dịch vụ vận tải: Phát triển đa dạng, đồng bộ hóa các loại hình dịch vụ vận tải. Tập trung xây dựng các dịch vụ liên quan đến vận tải đường bộ (lưu trú, ăn uống, bãi xe,...) trên địa bàn thành phố. Lựa chọn nhà đầu tư tiếp nhận, quản lý và đầu tư nâng cấp, mở rộng bến xe Trung tâm tỉnh.
2. Định hướng phát triển công nghiệp và xây dựng
2.1. Về công nghiệp:
- Định hướng chung: Chuyển đổi mô hình tăng trưởng và cơ cấu ngành công nghiệp từ chỗ dựa chủ yếu vào các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, công nghiệp lắp ráp, gia công sang tập trung phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng, sử dụng lao động kỹ thuật và đảm bảo môi trường. Các ngành ưu tiên phát triển: Công nghiệp dược liệu, mỹ phẩm, hóa dược, tiết kiệm năng lượng, sản xuất thiết bị y tế, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp điện, điện tử. Về địa bàn: Tập trung phát triển trong khu, cụm công nghiệp.
Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) tăng bình quân 13,05%/năm trong giai đoạn 2016-2020, 12,6% trong giai đoạn 2021-2025, 11%/năm giai đoạn 2026-2030 và 8,2%/năm giai đoạn 2031-2050.
- Định hướng phát triển các ngành cụ thể:
(1). Công nghiệp hóa sinh, hóa dược, dược phẩm, sản xuất thiết bị y tế: Đến năm 2025, thu hút đầu tư nhà máy sản xuất chế phẩm vi sinh vật dùng trong nông nghiệp và xử lý môi trường; nhà máy hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho các hệ thống xét nghiệm tự động và đồng bộ; nhà máy sản xuất thiết bị y tế, bộ KIT chẩn đoán các loại bệnh, kiểm soát an toàn thực phẩm cho người; nhà máy sản xuất vật liệu và sản phẩm cấy ghép can thiệp vào cơ thể con người. Đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050, thu hút đầu tư thêm nhà máy sản xuất protein, enzyme tái tổ hợp dùng trong dược phẩm, thực phẩm, công nghệ và xử lý môi trường; bộ sinh phẩm chẩn đoán bệnh, kiểm soát an toàn thực phẩm
(2). Công nghiệp chế biến nông sản - thực phẩm, đồ uống: Tạo điều kiện thuận lợi nâng công suất nhà máy Bia Sài Gòn - Phủ Lý từ 60 triệu lít/năm lên 100 triệu lít/năm; phát huy hết công suất nhà máy sữa Dutch Lady Hà Nam (200 nghìn tấn sữa quy đổi/năm) và nâng công suất lên 250 nghìn tấn/năm vào năm 2020. Phát triển các cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm trên địa bàn, sử dụng nguyên liệu sẵn có của thành phố và tỉnh Hà Nam.
(3). Ngành dệt, may mặc: Duy trì ngành dệt, may mặc tại các KCN, CCN trên địa bàn, không mở rộng qui mô và tập trung vào phân khúc hàng dệt và trang phục cao cấp, chuyển từ gia công xuất khẩu sang sản xuất hoàn chỉnh dần các khâu từ thiết kế mẫu mã, sản xuất nguyên phụ liệu đến thành phẩm để tăng hàm lượng giá trị gia tăng của sản phẩm.
(4). Công nghiệp điện tử, thông tin, tiết kiệm năng lượng: Ưu tiên thu hút phát triển công nghiệp phần mềm, các dự án đầu tư sản xuất các sản phẩm công nghệ cao trong nước có nhu cầu lớn.
(5). Công nghiệp cơ khí, chế tạo: Nâng cao chất lượng sản phẩm của các cơ sở sản xuất hiện có; thu hút đầu tư các dự án thuộc lĩnh vực chế tạo xe có động cơ, chế tạo mới như: Máy gia công chính xác, thiết bị nano, thiết bị môi trường, thiết bị tái tạo năng lượng.
(6). Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Duy trì các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng đang hoạt động gắn với đổi mới công nghệ, chuyển dần sang vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường.
- Định hướng phát triển khu, cụm công nghiệp và làng nghề:
Mở rộng KCN Châu Sơn. Đầu tư xây dựng, nâng cấp đồng bộ hạ tầng các KCN và CCN hiện có và xúc tiến, thu hút chọn lọc dự án đầu tư lấp đầy diện tích đất cho thuê. Tăng cường công tác quản lý để nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong Khu, cụm công nghiệp. Từng bước chấm dứt hoạt động các ngành sản xuất gây ô nhiễm môi trường trong khu, cụm công nghiệp.
Củng cố và phát triển các làng nghề truyền thống theo hướng bền vững, xây dựng thương hiệu và đẩy mạnh xúc tiến thương mại, gắn với bảo vệ môi trường và phát triển du lịch làng nghề. Lập quy hoạch, di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trong làng nghề ra khỏi khu dân cư.
- Thu hút, hình thành và phát triển Trung tâm nghiên cứu sáng chế, đào tạo và chuyển giao công nghệ phía Bắc thành phố.
2.2. Về xây dựng: Phát triển các dự án xây dựng đại học, bệnh viện, đô thị đi trước làm tiền đề. Huy động các nguồn lực cho xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng đô thị. Tăng cường công tác quản lý xây dựng đô thị, nâng cao chất lượng quy hoạch. Giá trị sản xuất ngành xây dựng (giá so sánh 2010) tăng bình quân trong các giai đoạn 2016-2020, 2021-2025, 2026-2030 và 2031-2050 lần lượt đạt 15%/năm; 14,1%/năm; 13,1%/năm và 7,7%/năm.
3. Định hướng phát triển nông, lâm, thủy sản
3.1. Nông nghiệp
- Định hướng chung: Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao gắn với đô thị hóa, phát triển du lịch, xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu đến năm 2020, mỗi xã có ít nhất 1 mô hình cánh đồng lớn sản xuất hàng hóa giá trị kinh tế cao, hình thành khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Liêm Tiết. Giai đoạn 2020-2030 và 2031- 2050, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn. Chuyển đổi những diện tích trồng lúa hiệu quả thấp sang các cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn như hoa, rau, củ, quả chất lượng cao.
Giá trị sản xuất nông nghiệp (giá so sánh 2010) tăng bình quân 2,3%/năm trong giai đoạn 2016-2020, 2,5%/năm trong giai đoạn 2021-2015, 2026-2030 và 1,6%/năm giai đoạn 2031-2050.
Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng đạt 2,3%/năm trong giai đoạn 2016-2020 và 2021-2025, 2,4%/năm trong giai đoạn 2026-2030 và 0,7%/năm trong giai đoạn 2031-2050.
- Định hướng phát triển các ngành
(1). Ngành trồng trọt:
+ Sản xuất rau, củ, quả: Đến 2020 có khoảng 600 ha canh tác rau (tương đương 1.800 ha gieo trồng), sản lượng khoảng 13 ngàn tấn rau các loại. Những năm sau tiếp tục chuyển diện tích trồng lúa hiệu quả thấp sang trồng rau, củ, quả để tăng sản lượng rau trong những năm tiếp theo. Quy hoạch và phát triển vùng chuyên canh rau an toàn chất lượng cao và các khu trồng rau ứng dụng công nghệ cao. Vùng trồng rau tập trung tại các xã: Kim Bình, Đinh Xá, Phù Vân, Liêm Tiết, Trịnh Xá. Rau an toàn là sản phẩm mũi nhọn của địa phương.
+ Cây lúa: Đến năm 2020 duy trì khoảng 1.200 - 1.500 ha lúa nước (sản lượng khoảng 17 nghìn tấn lúa hàng hóa) tại các xã: Trịnh Xá, Đinh Xá, Kim Bình, Liêm Tiết, Tiên Hiệp. Đến năm 2030 giảm còn 700 - 1.000 ha, sản lượng lúa 8 ngàn tấn, tập trung tại các xã Trịnh Xá, Đinh Xá, Kim Bình. Nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu sản xuất 3 vụ có sự liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, mỗi vùng tập trung từ 30 ha trở lên.
+ Sản xuất hoa, cây cảnh: Vùng quy hoạch trồng hoa ở Phù Vân, Kim Bình, kết hợp với du lịch sinh thái. Đến 2020 có khoảng 100 ha chuyên trồng các loại hoa, đến 2025 nâng lên khoảng 150-170 ha, đến 2030 nâng lên khoảng 200 -250 ha, trong đó có ít nhất 2 vùng có diện tích trên 10 ha trồng hoa sử dụng công nghệ cao. Đến năm 2050, duy trì diện tích trồng hoa hiện có, thực hiện chuyển đổi hầu hết diện tích sang trồng hoa sử dụng công nghệ cao.
(2). Ngành chăn nuôi: Nâng cao hiệu quả chăn nuôi hộ gia đình tại các xã ven đô và ngoại thị. Không phát triển khu chăn nuôi tập trung trên địa bàn thành phố.
(3). Dịch vụ nông nghiệp: Phát triển dịch vụ nông nghiệp là mũi nhọn trong phát triển nông nghiệp của Phủ Lý. Mở rộng dịch vụ tiêu thụ, vận chuyển và thu gom nông sản nhằm tạo điều kiện thuật lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng thị trường. Nâng cao chất lượng dịch vụ thú y, dịch vụ bảo vệ thực vật.
3.2. Ngành thủy sản:
Diện tích nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 đạt khoảng 440 ha, duy trì ổn định đến năm 2030. Đến năm 2050, diện tích nuôi trồng giảm xuống còn khoảng 350 ha. Nuôi trồng thủy sản tập trung chủ yếu ở các xã: Đinh Xá, Trịnh Xá, Phù Vân.
Sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản duy trì ổn định trong giai đoạn từ 2020-2025 (1.135 tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng tăng từ 960 tấn lên 1.050 tấn, sản lượng đánh bắt giảm từ 175 tấn xuống còn 85 tấn) và giảm còn 1.100 tấn vào năm 2030, 1.000 tấn vào năm 2050.
4. Định hướng phát triển văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh
4.1. Phát triển giáo dục, đào tạo
- Giáo dục: Tập trung giải phóng mặt bằng, đảm bảo tốt các điều kiện để các trường đại học, cao đẳng triển khai, đẩy nhanh tiến độ đầu tư cơ sở vật chất, tuyển sinh và đào tạo trên địa bàn thành phố. Di chuyển một số trường cao đẳng, dạy nghề đến khu tập trung.
Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo toàn diện, là đơn vị dẫn đầu toàn tỉnh. Đến năm 2020, có 100% trường học được kiên cố hóa, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia cao hơn bình quân chung cả tỉnh; có 01 trường THCS chất lượng cao trên cơ sở trường THCS Trần Phú. Đến năm 2025, 100% trường mầm non, trường tiểu học và trường THCS đạt chuẩn quốc gia.
- Đào tạo: Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo lao động để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, yêu cầu làm việc tại các KCN, CCN và các ngành dịch vụ đòi hỏi chất lượng nhân lực cao như tài chính, ngân hàng... Đặc biệt quan tâm đào tạo nghề cho lao động nông thôn để thực hiện chủ trương công nghiệp hóa nông nghiệp và chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
4.2. Phát triển y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân
Tập trung hình thành Khu trung tâm y tế chất lượng cao trên địa bàn thành phố.
Thực hiện Đề án xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh và các Bệnh viện chuyên khoa thành Bệnh viện vệ tinh; thành lập Bệnh viện Sản - Nhi; Trung tâm kiểm soát bệnh tật của tỉnh.
Đổi mới hệ thống y tế từ thành phố đến tận xã, phường. Rà soát, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ và biên chế các trạm y tế xã, phường trên địa bàn thành phố. Phát triển, quản lý mạng lưới lưu thông, phân phối và cung ứng thuốc.
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn dưới 10% năm 2020, dưới 7% năm 2025, dưới 4% năm 2030 và dưới 0,5% vào năm 2050.
Phấn đấu đến năm 2030, tuổi thọ trung bình người dân thành phố đạt trên 77 tuổi và đạt trên 80 tuổi vào năm 2050.
4.3. Văn hóa - thông tin - truyền thông
- Văn hóa: Nâng cao số lượng và chất lượng các danh hiệu văn hóa. Xây dựng nếp sống văn minh đô thị, đến năm 2020, trên 60% phường đạt tiêu chuẩn phường văn minh đô thị; tỷ lệ này là trên 80% vào năm 2025, trên 90% vào năm 2030 và 100% vào năm 2050.
- Thông tin: Phát triển bưu chính viễn thông. Nâng cao chất lượng hệ thống phát thanh của phường, xã, cung cấp nhanh thông tin trung thực cho người dân. 100% đơn vị, cơ quan, trường học, phường, xã và các đơn vị đóng trên địa bàn sử dụng phần mềm hệ thống trong hoạt động quản lý nhà nước và cung ứng dịch vụ công.
- Thể thao: Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng. Đến năm 2020, 35% dân số tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, 25% gia đình thường xuyên luyện tập thể dục thể thao. Tỷ lệ này nâng lên tương ứng trên 40% và 30% vào năm 2025.
4.4. Lao động, việc làm và chính sách xã hội
Đến năm 2020, lực lượng lao động của thành phố khoảng 95.500 người; đến năm 2025 đạt khoảng 121.700 người; đến năm 2030 khoảng 149.000 người; và đến năm 2050 đạt khoảng 266.000 người.
Giai đoạn 2016-2020, giải quyết việc làm cho khoảng 8.000 người/năm (trong đó, tạo khoảng 4.000 việc làm mới/năm), giai đoạn 2021-2025, giải quyết việc làm cho khoảng 10.000 người/năm (trong đó tạo khoảng 6.000 việc làm mới/năm); giai đoạn 2026-2030, giải quyết việc làm cho khoảng 10.000 người/năm (trong đó tạo việc làm mới cho khoảng 5.000 người/năm); giai đoạn 2031-2050, giải quyết việc làm cho khoảng 7.000 người/năm (trong đó tạo khoảng 5.800 việc làm mới/năm).
Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 2% vào năm 2020 và dưới 1,5% vào năm 2025, dưới 1% vào năm 2030 (theo chuẩn thời điểm).
Thực hiện các giải pháp để tăng dân số cơ học cho thành phố, tập trung thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, lực lượng lao động có tay nghề. Đến năm 2020, dân số thành phố khoảng 160.000 người, đến năm 2025 khoảng 190.000 người, đến năm 2030 khoảng 227.000 người và đến năm 2050 khoảng 380.000 người.
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức về dinh dưỡng, đảm bảo cân bằng tỷ lệ giới tính khi sinh.
Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có chứng chỉ, bằng cấp đạt từ 60% trở lên. Tỷ lệ này tương ứng là 80% và ≥ 65% vào năm 2025; trên 85% và trên 75% vào năm 2030.
4.5. Quốc phòng an ninh
Đảm bảo vững chắc quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Kiên quyết đấu tranh tội phạm ma túy, không để tái phát trở lại trên địa bàn phường Thanh Châu.
5. Quản lý và bảo vệ môi trường
Thực hiện hiệu quả quy định về quản lý quy hoạch, xây dựng và sử dụng nghĩa trang trên địa bàn thành phố. Thực hiện tư nhân hóa dịch vụ môi trường đô thị. Đến năm 2020, tỷ lệ thu gom rác thải ở thành thị đạt 100% (95-97% được xử lý), nông thôn đạt 97% (75-85% được xử lý). Đến năm 2025, tỷ lệ thu gom rác thải ở thành thị đạt 100% (100% được xử lý), nông thôn đạt 100% (trên 90% được xử lý). Tỷ lệ rác thải nông thôn được xử lý tăng lên 95-97% vào năm 2030 và 100% vào năm 2050.
6. Phát triển kết cấu hạ tầng
Phát triển kết cấu hạ tầng đảm bảo tuân thủ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các đồ án thiết kế đô thị, thiết kế phân khu chức năng..
Tổ chức 2 nút giao thông khác mức hoàn chỉnh (Phú Thứ, Liêm Tuyền) để kết nối Phủ Lý với các trục cao tốc, làm tiền đề để xây dựng hệ thống hạ tầng cửa ngõ tại 2 khu vực này. Xây mới các tuyến giao thông chính đô thị để kết nối hệ thống giao thông diện rộng với các khu chức năng mới và đô thị lịch sử. Sơ đồ mạng lưới giao thông đô thị trên địa bàn thành phố trong giai đoạn tới sẽ triển khai theo mô hình mạng lưới hỗn hợp.
Nạo vét, kiên cố hóa kè, đê sông Châu kết hợp với việc cải tạo hệ thống cầu trên sông để bổ sung tuyến đường thủy này vào hệ thống giao thông thủy trên địa bàn tỉnh và vùng thủ đô. Xây dựng 2 bến thuyền trên sông Đáy, sông Châu để khai thác du lịch trên sông. Mở rộng cảng Bút Sơn, xây dựng cảng Lại Xá đảm bảo khai thác hiệu quả hình thức vận tải bằng đường thủy.
Củng cố, phát triển hệ thống cung cấp điện, nước, viễn thông và các công trình hạ tầng đô thị theo quy hoạch.
7. Định hướng phát triển đô thị
- Định hướng phát triển mở rộng đô thị: Đến năm 2020, thành lập các phường mới từ 04 xã ngoại thị cũ bao gồm: xã Tiên Hiệp, Liêm Chung và Liêm Tiết, Liêm Tuyền. Bố trí diện tích đất xây dựng đô thị đến năm 2020 khoảng 2.220,6 ha. Giai đoạn 2021-2030, tiếp tục thành lập 02 phường mới từ các xã có mức độ đô thị hóa mạnh gồm: xã Tiên Tân, Tiên Hải.
- Định hướng phát triển các phân khu chức năng và sử dụng đất: Hình thành 7 phân khu chức năng (trung tâm lịch sử hiện hữu; khu Đại học - giáo dục đào tạo nguồn nhân lực; khu Hành chính, chính trị phức hợp mới của tỉnh; khu Y tế - Thương mại dịch vụ chất lượng cao; khu Du lịch sinh thái Phù Vân gắn với nông nghiệp chất lượng cao; Công nghiệp xanh; Dự trữ phát triển và nông nghiệp đô thị) phù hợp điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quy hoạch sử dụng đất của Phủ Lý phân thành 2 loại đất: đất khu vực nội thành và đất ngoại. Đến năm 2020, đất khu vực nội thành có diện tích 3.436,5 ha, chiếm 39,2% tổng diện tích đất tự nhiên trên địa bàn; đến năm 2030 đạt 5.179,6 ha, chiếm 59,1%.
IV. Các giải pháp thực hiện quy hoạch
1. Giải pháp về đầu tư và huy động vốn đầu tư:
Giai đoạn 2016-2020, tổng vốn đầu tư cần huy động khoảng 42.328 tỷ đồng (trong đó, đầu tư nhà nước khoảng 12.233 tỷ đồng, chiếm 28,9%; đầu tư ngoài nhà nước khoảng 18.413 tỷ đồng, chiếm 43,5%; đầu tư của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài khoảng 11.683 tỷ đồng, chiếm 27,6%). Giai đoạn 2021- 2025, tổng vốn đầu tư cần huy động khoảng 82.588 tỷ đồng (trong đó, đầu tư nhà nước khoảng 16.848 tỷ đồng, chiếm 20,4%; đầu tư ngoài nhà nước khoảng 37.660 tỷ đồng, chiếm 45,6%; đầu tư của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài khoảng 28.080 tỷ đồng, chiếm 34%).
Đa dạng hóa các kênh, các hình thức huy động vốn đầu tư, tăng cường thu hút đầu tư từ các nguồn ngoài ngân sách. Thực hiện đồng bộ các giải pháp (đặc biệt là làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, đổi mới tư duy về chính quyền phục vụ, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ công) để cải thiện môi trường đầu tư. Điều chỉnh, bổ sung cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư. Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư. Thực hiện xã hội hóa, tư nhân hóa trong đầu tư xây dựng, chỉnh trang đô thị và cung cấp dịch vụ công. Đặc biệt chú trọng hình thức nhà nước đầu tư giao tư nhân quản lý, khai thác (các công trình xử lý nước thải, sân vận động, trung tâm thể thao....), tư nhân đầu tư, nhà nước thuê sử dụng (hạ tầng công nghệ thông tin, các dự án tại Khu hành chính mới của tỉnh...). Kêu gọi các nhà đầu tư cung cấp các dịch vụ (điện, nước sạch, viễn thông...) đầu tư hạ tầng trong các khu nhà ở, khu đô thị mới. Khai thác hiệu quả quỹ đất trên địa bàn thành phố, đối với khu đất ở vị trí có lợi thế, kêu gọi nhà đầu tư chiến lược đầu tư dự án lớn, hiện đại, cung cấp dịch vụ chất lượng cao. Điều chỉnh các cơ chế tạo nguồn lực, sự chủ động trong đầu tư của thành phố (điều tiết cho thành phố 100% tiền sử dụng đất thu của các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố; hỗ trợ đầu tư các trường học, thiết chế văn hóa của các phường như các xã; hỗ trợ vốn vay, vốn đối ứng các dự án ODA...). Phát triển mạng lưới ngân hàng, quỹ tín dụng, tăng năng lực huy động vốn trong và ngoài địa bàn, huy động tiền nhàn rỗi trong dân cư cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng đô thị.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Điều chỉnh, bổ sung các quy định về quản lý dự án đầu tư, xây dựng cơ bản. Ưu tiên dành nguồn lực cho công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, các công trình tạo điểm nhấn kiến trúc đô thị, các dự án đáp ứng tiêu chí đô thị loại II trước năm 2020, đô thị loại I vào năm 2030.
2. Giải pháp về phát huy vai trò của hệ thống chính trị, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của các cấp, các ngành: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực, hiệu quản lý nhà nước của các cơ quan, đơn vị, nhất là quản lý đất đai, quy hoạch và trật tự xây dựng đô thị, kiến trúc, cảnh quan đô thị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, môi trường đô thị. Thực hiện tốt các chính sách điều hành phát triển KT-XH của Trung ương, tỉnh trên địa bàn.
3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực: Xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực thành phố giai đoạn 2016 - 2020. Đẩy mạnh công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình nhằm đạt quy mô và cơ cấu dân số hợp lí. Đào tạo và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của người lao động, liên kết, hợp tác với nước ngoài trong công tác đào tạo nghề, đào tạo theo địa chỉ, đào tạo gắn với nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp. Đổi mới cơ cấu nguồn nhân lực, từng bước hình thành cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý phù hợp cơ cấu ngành đã được định ra trong thời quy hoạch. Xây dựng và lồng ghép các chương trình phát triển liên quan đến phát triển thể lực, trí lực của con người. Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, lao động có kỹ năng (thông qua thu hút các bệnh viện, các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, công nghiệp công nghệ cao...về đầu tư), coi trọng giáo dục cho thế hệ tương lai. Xã hội hóa hoạt động đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo. Điều chỉnh, bổ sung quy định tuyển dụng, chính sách thu hút nhân tài. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thông qua luân chuyển, giao việc. Đổi mới tư duy theo hướng phát triển thành phố bền vững, tạo môi trường sống và làm việc thuận lợi để thu hút các chuyên gia, cán bộ quản lý và người lao động định cư trên địa bàn thành phố.
4. Giải pháp về phát triển khoa học công nghệ: Tăng cường công tác tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ từ thành phố đến cơ sở. Chú trọng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, một số ngành công nghiệp mũi nhọn. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để cải cách hành chính, hiện đại hóa nền hành chính, ứng dụng công nghệ sạch trong bảo vệ và cải tạo môi trường; xử lý rác thải, nước thải, sản xuất phân vi sinh, hữu cơ, công nghệ tái chế các chất thải.
5. Giải pháp về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững: Quan tâm thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường, phát triển bền vững ngay từ khâu lập quy hoạch, thẩm định dự án. Bổ sung các chính sách khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp địa phương áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất. Khuyến khích đầu tư các dự án bảo vệ môi trường trên địa bàn. Xây dựng và thực hiện nghiêm các biện pháp xử lý đối với đối tượng gây tác hại đến môi trường.
6. Giải pháp về sử dụng đất: Giám sát chặt chẽ việc lập, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Quy định về chế độ thông tin, công bố quy hoạch theo tính chất của từng loại quy hoạch. Tăng cường việc kiểm tra tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới, kiểm tra tình hình sử dụng đất công.
7. Giải pháp hợp tác, liên kết với các địa phương trong và ngoài tỉnh, phối hợp, tranh thủ sự ủng hộ của cơ quan Trung ương và địa phương: Tăng cường liên kết, hợp tác với các địa phương trong và ngoài tỉnh, nhất là trong xử lý những vấn đề có tính chất liên huyện, liên vùng (phát triển du lịch, bảo vệ môi trường...); tranh thủ sự ủng hộ của cơ quan Trung ương và Sở, ngành về thu hút, triển khai các dự án đầu tư, các cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho thành phố phát triển...
V. Các chương trình, dự án ưu tiên thực hiện:
1. Chương trình xây dựng Phủ Lý thành đô thị loại II trước năm 2020
2. Các dự án hạ tầng khung Khu đại học, Trung tâm y tế chất lượng cao, các trục chính đô thị (đường 68 m, đường 42 m và một số tuyến đường khu vực...)
3. Các dự án hạ tầng thương mại - dịch vụ: Khách sạn Mường Thanh, Tổ hợp thương mại - dịch vụ Vincom, các công trình khu y tế chất lượng cao, dọc tuyến N1.
4. Các dự án chỉnh trang đô thị, củng cố, nâng cấp các thiết chế văn hóa, cơ sở giáo dục - đào tạo, công viên, cây xanh
VI. Tổ chức thực hiện và giám sát quy hoạch
1. Tổ chức công bố, phổ biến Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Phủ Lý đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp và nhân dân trong thành phố ngay sau khi Quy hoạch được phê duyệt; tiến hành xây dựng chương trình hành động cụ thể để từng bước thực hiện Quy hoạch.
2. Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ của Quy hoạch bằng các kế hoạch 5 năm, hàng năm. Hàng năm đánh giá việc thực hiện Quy hoạch, trên cơ sở đó tiến hành rà soát, kiến nghị theo thẩm quyền việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong từng thời kỳ.
3. Các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch.
Điều 2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Phủ Lý đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác có liên quan, các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố.
Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân thành phố Phủ Lý căn cứ Quy hoạch được duyệt, chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan chỉ đạo việc lập, trình duyệt theo quy định các nội dung sau:
1. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chương trình phát triển đô thị Phủ Lý và các quy hoạch khác có liên quan, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
2. Lập kế hoạch 5 năm, hàng năm gắn với các dự án cụ thể để có kế hoạch bố trí vốn đầu tư phù hợp.
3. Nghiên cứu xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành (nếu vượt thẩm quyền) một số cơ chế, chính sách nhằm thu hút đầu tư, huy động tốt các nguồn lực thực hiện Quy hoạch.
Điều 4. Các sở, ngành có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
1. Hướng dẫn và giúp Ủy ban nhân dân thành phố trong quá trình thực hiện Quy hoạch.
2. Trong quá trình rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch ngành, lĩnh vực cần phối hợp với UBND thành phố để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của Quy hoạch; xem xét, hỗ trợ thành phố trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài để thực hiện Quy hoạch.
Điều 5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Phủ Lý, Giám đốc các sở, ngành, Thủ trưởng các, cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 2384/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An đến năm 2020
- 2Quyết định 2874/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An đến năm 2020
- 3Quyết định 2105/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 4Quyết định 4672/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đến năm 2020
- 5Quyết định 34/2016/QĐ-UBND Quy định nội dung về công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 3Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Quyết định 2384/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An đến năm 2020
- 6Quyết định 2874/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An đến năm 2020
- 7Quyết định 2105/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 8Quyết định 4672/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đến năm 2020
- 9Quyết định 34/2016/QĐ-UBND Quy định nội dung về công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Quyết định 952/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Số hiệu: 952/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/06/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam
- Người ký: Phạm Sỹ Lợi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/06/2016
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực