Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 948 /QĐ-UBND | Thanh Hoá, ngày 01 tháng 4 năm 2009 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020
CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HOÁ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 192/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ quy định về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ;
Căn cứ Quyết định số 55/2008/QĐ- BCT ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc Ban hành quy định, nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển lĩnh vực công nghiệp;
Căn cứ Chương trình công tác năm 2009 ban hành kèm theo Quyết định số 287/QĐ-UBND ngày 23 tháng 01 năm 2009 của UBND tỉnh;
Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020;
Xét tờ trình số 366/TTr-CT ngày 11/3/2009 của Sở Công Thương trình duyệt đề cương Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và thương mại tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1 . Phê duyệt đề cương Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và thương mại tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 với những nội dung chính như sau:
I. Nhiệm vụ nghiên cứu:
1. Tên dự án: Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và thương mại tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020.
2. Cấp quyết định đầu tư: UBND tỉnh Thanh Hoá.
3. Chủ đầu tư dự án: Sở Công Thương Thanh Hoá.
4. Mục tiêu dự án:
- Đánh giá đúng thực tế, khách quan, chính xác tình hình thực hiện; xây dựng có căn cứ khoa học hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu cho thời kỳ tới;
- Xem xét Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và thương mại trong tổng thể Quy hoạch kinh tế – xã hội cả nước và của tỉnh. Đồng thời phù hợp với những quy hoạch ngành, vùng đã có, có tác dụng hỗ trợ các ngành kinh tế khác cùng phát triển;
- Lập Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và thương mại tỉnh Thanh Hoá làm cơ sở cho việc phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu phát triển công nghiệp, thương mại trên địa bàn toàn tỉnh; phục vụ cho việc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế – xã hội toàn tỉnh trong thời kỳ mới;
- Huy động được nhiều nguồn lực đầu tư của các thành phần kinh tế tham gia phát triển công nghiệp và thương mại góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn toàn tỉnh.
5. Phạm vi nghiên cứu: Ngành Công nghiệp và Thương mại trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hoá bao gồm tất cả các lĩnh vực SXCN-TTCN, hoạt động thương mại của tất cả các thành phần kinh tế tại các địa phương trong Tỉnh.
6. Phạm vi quy hoạch: Là quy hoạch tổng thể đối với ngành Công nghiệp, và Thương mại tỉnh Thanh Hoá.
7. Nội dung chủ yếu của quy hoạch: Gồm 5 phần:
A. Phần thứ nhất: Đánh giá các nguồn lực phát triển Công nghiệp, Thương mại tỉnh Thanh Hoá, bao gồm:
1. Nội lực:
1.1. Nguồn lực tự nhiên;
1.2. Nguồn lực xã hội.
2. Các yếu tố tác động bên ngoài:
2.1. Yếu tố trong nước;
2.2. Yếu tố ngoài nước.
3. So sánh, đánh giá tổng hợp các yếu tố nguồn lực tác động đến phát triển Công nghiệp, Thương mại Thanh Hoá.
4. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong kỳ quy hoạch:
4.1. Kịch bản phát triển kinh tế – xã hội kỳ quy hoạch;
4.2. Triển vọng hợp tác kinh tế với các địa phương lân cận và cả nước.
B. Phần thứ hai: Hiện trạng phát triển Công nghiệp, Thương mại và tình hình thực hiện quy hoạch phát triển Công nghiệp, Thương mại giai đoạn trước
1. Hiện trạng phát triển Công nghiệp và Thương mại trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2005-2008, ước 2010.
1.1. Về Công nghiệp:
- Phân tích cơ cấu ngành, sản phẩm chủ lực, đầu tư, khoa học công nghệ, lao động... của ngành công nghiệp;
- Phân tích, đánh giá quy mô, năng lực sản xuất, tình hình và hiệu quả đầu tư, nguồn nguyên liệu, tình hình thị trường... của một số ngành công nghiệp chủ yếu;
- Hiện trạng về thị trường sản xuất nguyên, phụ liệu (Công nghiệp phụ trợ);
- Hiện trạng phát triển các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp, Cụm làng nghề;
- Đánh giá chung về hiện trạng phát triển công nghiệp.
I.2. Về Thương mại:
- Thực trạng hoạt động thương mại và thị trường;
- Thực trạng hạ tầng cơ sở kinh doanh thương mại trên địa bàn;
- Đánh giá chung về hiện trạng phát triển thương mại.
2. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch ở giai đoạn trước
2.1. Đánh giá các chỉ tiêu giữa quy hoạch và thực tế;
2.2. Đánh giá nguyên nhân trong và ngoài nước ảnh hưởng đến quy hoạch của địa phương.
C. Phần thứ ba: Đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành trong thời kỳ quy hoạch và Dự báo nhu cầu sản phẩm:
1. Xác định vị trí, vai trò của địa phương.
2. Phân tích cung, cầu và tình hình cạnh tranh trên thế giới và khu vực; Tác động của hội nhập kinh tế.
3. Tác động của môi trường; dự báo biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến quy hoạch.
4. Đánh giá thế mạnh và tính liên kết của công nghiệp, thương mại của địa phương với cả nước và với các địa phương lân cận.
5. Dự báo khả năng sản xuất và nhu cầu tiêu thụ một số sản phẩm chủ yếu.
6. Dự báo về khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
7. Dự báo nhu cầu về trao đổi, lưu thông hàng hoá trong địa bàn và với bên ngoài.
D. Phần thứ tư: Quy hoạch phát triển
1. Quan điểm phát triển
1.1. Phát triển bền vững, kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và tái tạo môi trường sinh thái;
1.2. Phát huy tối đa và hài hòa các nguồn nội lực và ngoại lực, tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức;
1.3. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả cao nhất;
1.4. Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội, chất lượng cuộc sống và phát triển nguồn nhân lực làm tiêu chuẩn lựa chọn các phương án phát triển;
1.5. Phát triển kinh tế nhiều thành phần trong tổng thể nền kinh tế;
1.6. Kết hợp ngay từ đầu phát triển kinh tế với quốc phòng an ninh.
2. Mục tiêu phát triển và định hướng phát triển
2.1. Mục tiêu tổng quát: Góp phần tích cực trong sự nghiệp CNH-HĐH, thực hiện vai trò động lực trong việc thực hiện mục tiêu chung về phát triển kinh tế – xã hội bền vững của tỉnh, đến năm 2010 thoát khỏi tỉnh nghèo, năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp;
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Về kinh tế:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế từng thời kỳ, Cơ cấu GDP, GDP bình quân đầu người/năm;
+ Phát triển công nghiệp;
+ Phát triển thương mại.
- Về xã hội.
3. Các phương án phát triển:
3.1. Các phương án phát triển công nghiệp:
- Luận chứng các phương án và lựa chọn phương án phát triển công nghiệp;
- Quy hoạch phát triển các chuyên ngành công nghiệp;
- Quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp, cụm Làng nghề.
- Quy hoạch các dự án trọng điểm thu hút đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Quy hoạch các sản phẩm chủ lực về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
3.2. Các phương án phát triển thương mại:
- Luận chứng các phương án và lựa chọn phương án phát triển thương mại;
- Quy hoạch phát triển các chuyên ngành thương mại;
- Quy hoạch vùng sản xuất hàng hoá tập trung và sản xuất chế biến xuất khẩu.
5. Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực cho ngành công thương:
5.1. Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp;
5.2. Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành thương mại.
6. Dự báo và xây dựng nhu cầu vốn đầu tư theo các kỳ kế hoạch
6.1. Nhu cầu vốn đầu tư cho các chuyên ngành công nghiệp, thương mại;
6.2. Tổng hợp vốn đầu tư theo thời kỳ quy hoạch;
6.3. Các giải pháp huy động vốn.
7. Đánh giá hiệu qủa kinh tế xã hội
7.1. Tác động đến phân bố dân cư;
7.2. Hiệu quả kinh tế xã hội: Đóng góp GTSX, tăng kim ngạch xuất khẩu, thay đổi cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, ổn định chính trị xã hội...
E. Phần thứ năm: Các giải pháp và cơ chế chính sách
1. Các giải pháp chủ yếu(trong đó có giải pháp đối phó do biến đổi khí hậu).
2. Các cơ chế chính sách.
3. Tổ chức thực hiện.
4. Phần kết luận và kiến nghị.
II. Sản phẩm của dự án: Tài liệu minh hoạ, khối lượng giao nộp 07 bộ.
1. Báo cáo thuyết minh đầy đủ và Báo cáo tóm tắt;
2. Bản đồ (Cỡ A4 và A3) kèm theo thuyết minh;
Điều 2 . Nguồn kinh phí và thời gian thực hiện dự án:
- Nguồn kinh phí: Vốn ngân sách (sử dụng tư liệu, số liệu hiện có và kế thừa các quy hoạch cũ để giảm chi phí).
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 4/2009 đến tháng 12/2009.
-Sở Công Thương xây dựng dự toán kinh phí; Sở Tài chính căn cứ các quy định pháp luật hiện hành để thẩm định dự toán, trình Chủ tịch UBND tỉnh.
Điều 3. Các Ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; các ngành, các huyện, thị xã, thành phố có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 76/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 78/2009/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020
- 2Quyết định 95/QĐ-UBND năm 2015 bổ sung cục bộ Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011-2020 định hướng đến năm 2025, các dự án chế biến tinh bột sắn
- 3Quyết định 177/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và thương mại tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 4Quyết định 58/2017/QĐ-UBND về phê duyệt Quy hoạch phát triển Công nghiệp - Thương mại tỉnh Hà Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035
- 5Quyết định 1889/QĐ-UBND năm 2021 về Chương trình hành động phát triển công nghiệp và thương mại tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021-2025
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 4Quyết định 55/2008/QĐ-BCT về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển lĩnh vực công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 5Quyết định 287/QĐ-UBND năm 2009 về chương trình công tác năm 2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá
- 6Quyết định 76/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 78/2009/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020
- 7Quyết định 95/QĐ-UBND năm 2015 bổ sung cục bộ Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011-2020 định hướng đến năm 2025, các dự án chế biến tinh bột sắn
- 8Quyết định 177/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và thương mại tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 9Quyết định 58/2017/QĐ-UBND về phê duyệt Quy hoạch phát triển Công nghiệp - Thương mại tỉnh Hà Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035
- 10Quyết định 1889/QĐ-UBND năm 2021 về Chương trình hành động phát triển công nghiệp và thương mại tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021-2025
Quyết định 948/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt đề cương Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và thương mại tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
- Số hiệu: 948/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 01/04/2009
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Mai Văn Ninh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra