Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 943/2008/QĐ-UBND | Việt Trì, ngày 08 tháng 04 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỘT SỐ ĐIỂM VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG TRONG KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Khu rừng quốc gia Đền Hùng và xây dựng dự án đầu tư Khu rừng quốc gia Đền Hùng; Quyết định số 48/2004/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển Khu di tích lịch sử Đền Hùng đến năm 2015;
Theo đề nghị của Khu di tích lịch sử Đền Hùng tại Tờ trình số 82/TTr-ĐH ngày 20 tháng 3 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định một số điểm về quản lý hoạt động xây dựng trong Khu di tích lịch sử Đền Hùng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng; Thủ trưởng các cơ quan: Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải, Sở Công nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Văn hóa - Thông tin, Sở Thương mại và Du lịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện: Phù Ninh, Lâm Thao và thành phố Việt Trì; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã có địa giới nằm trong phạm vi Khu di tích lịch sử Đền Hùng; và các ngành, các đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thực hiện./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
MỘT SỐ ĐIỂM VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG TRONG KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 943/2008/QĐ-UBND ngày 28 tháng 4 năm 2008 của UBND tỉnh Phú Thọ)
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Khu di tích lịch sử Đền Hùng là nơi thờ tự các vua Hùng có công dựng nước; là di tích lịch sử đặc biệt của Quốc gia - là tâm điểm du lịch của tỉnh Phú Thọ và khu vực. Việc xây dựng các công trình trong Khu di tích lịch sử Đền Hùng phải tuân theo quy hoạch và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 2. Quy định này quy định một số điểm về hoạt động xây dựng trong phạm vi Khu di tích, bao gồm các hoạt động: quy hoạch, quản lý quy hoạch, lập dự án, tổ chức thực hiện dự án; xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo và nâng cấp các công trình của cơ quan, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình; khai thác, sử dụng đất trong phạm vi Khu di tích lịch sử Đền Hùng.
Điều 3. Các cơ quan quản lý, tổ chức, các hộ gia đình, cá nhân xây dựng, cải tạo các công trình kiến trúc, cơ sở hạ tầng và nhà ở dân sinh trong Khu di tích lịch sử Đền Hùng phải chấp hành nghiêm túc các điều khoản của Luật đất đai, Luật xây dựng, Luật Di sản văn hóa, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, các quy định có liên quan và những nội dung của Quy định này. Nếu vi phạm, tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Chương 2.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Phạm vi áp dụng:
Diện tích, ranh giới Khu di tích lịch sử Đền Hùng là 1.030 héc ta, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 48/2004/QĐ-TTg ngày 30/3/2004 bao gồm: Di tích lịch sử Đền Hùng và Rừng quốc gia nằm trong địa bàn các xã: Hy Cương, Chu Hóa, Vân Phú, Kim Đức và Thanh Đình (thành phố Việt Trì); xã Tiên Kiên (huyện Lâm Thao); xã Phù Ninh (huyện Phù Ninh). Phạm vi ranh giới quản lý quy hoạch căn cứ theo Quyết định số 425/QĐ-CT ngày 02/02/2005 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ về việc duyệt hồ sơ và bản đồ ranh giới Khu di tích lịch sử Đền Hùng, đã được các ngành, địa phương liên quan xác nhận và bàn giao mốc giới quản lý.
Khu I: diện tích 32 héc ta, bao gồm: đền Thượng, lăng Hùng Vương, cột đá thề, đền Trung, đền Hạ, chùa Thiên Quang, Bảo Tháp, gác Chuông, đền Giếng và rừng nguyên sinh, rừng trồng trong địa giới trên.
Khu II: vùng cảnh quan bảo vệ di tích và các công trình phục vụ lễ hội có diện tích 998 héc ta, trong đó Rừng Quốc gia Đền Hùng diện tích 538 héc ta.
Điều 5. Lập quy hoạch, dự án và quản lý dự án:
Các dự án đầu tư xây dựng trong phạm vi Khu di tích lịch sử Đền Hùng phải tuân theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 48/2004/QĐ-TTg ngày 30/3/2004 và quy hoạch chi tiết sau khi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Khu di tích lịch sử Đền Hùng và UBND các xã: Hy Cương, Chu Hóa, Vân Phú, Kim Đức và Thanh Đình (thành phố Việt Trì); xã Tiên Kiên (huyện Lâm Thao); xã Phù Ninh (huyện Phù Ninh) theo dõi việc thực hiện quy hoạch, lập dự án và triển khai xây dựng các công trình của cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà ở dân sinh trong phạm vi Khu di tích.
Đối với dự án của các cơ quan, tổ chức và cá nhân xây dựng mới trong phạm vi Khu di tích lịch sử Đền Hùng phải phù hợp với quy hoạch và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Khi trình các cấp thẩm định phê duyệt dự án phải có ý kiến của Khu di tích lịch sử Đền Hùng và các cơ quan quản lý chuyên ngành liên quan.
Điều 6. Quản lý về xây dựng:
1. Đối với khu I:
Là khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt, chỉ được phép xây dựng mới các công trình đặc biệt quan trọng và tu bổ, tôn tạo các công trình hiện có khi được sự đồng ý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Các hộ dân hiện đang sinh sống trong khu I, phải giữ nguyên hiện trạng đất và nhà ở. Khi Nhà nước chưa có quyết định thu hồi đất, nhà ở dân sinh chỉ được phép sửa chữa, không làm thay đổi về kiến trúc, quy mô; không được xây dựng mới, mở rộng hoặc thay đổi tính chất sử dụng các công trình hiện có.
2. Đối với khu II: Là khu vực xây dựng các công trình theo quy hoạch phát triển Khu di tích lịch sử Đền Hùng.
Việc xây dựng mới, sửa chữa và nâng cấp các công trình của các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải báo cáo và được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền về quy mô, các giải pháp về bảo vệ cảnh quan môi trường, phòng chống cháy Rừng Quốc gia Đền Hùng và phải thực hiện đúng quy định trong Giấy phép xây dựng.
Nhà ở dân sinh khi sửa chữa, cải tạo nâng cấp phải được sự đồng ý của UBND cấp huyện, thành phố trực tiếp quản lý và phải thực hiện đúng quy định trong giấy phép xây dựng.
Các hộ gia định hiện đang sinh sống trong diện tích Rừng quốc gia Đền Hùng, phải giữ nguyên hiện trạng đất và các công trình hiện có. Khi Nhà nước chưa thu hồi đất để bảo tồn Rừng quốc gia Đền Hùng, nhà ở của các hộ gia đình chỉ được phép sửa chữa, không làm thay đổi về kiến trúc, quy mô; không được xây dựng mới, mở rộng hoặc thay đổi tính chất sử dụng các công trình hiện có.
Điều 7. Về việc cấp giấy phép xây dựng:
1. Đối với khu I:
Các hộ dân hiện đang sinh sống trong khu I, khi cần sửa chữa, chống xuống cấp các công trình hiện có (không làm thay đổi kiến trúc, tính chất công trình, không mở rộng về quy mô), phải có ý kiến của UBND xã Hy Cương và Khu di tích lịch sử Đền Hùng và được Sở Xây dựng cấp giấy phép.
2. Đối với khu II.
- Xây dựng mới các công trình trong quy hoạch; xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp làm thay đổi quy mô công trình của các cơ quan, tổ chức và cá nhân do Sở Xây dựng cấp giấy phép.
- Nhà ở của các hộ gia đình nằm trong phạm vi quy hoạch phát triển Khu di tích lịch sử Đền Hùng, khi cải tạo, sửa chữa nâng cấp phải có ý kiến của UBND xã sở tại, Khu di tích lịch sử Đền Hùng và do Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố trực tiếp quản lý cấp giấy phép.
Điều 8. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý và tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng:
Không được chuyển đổi mục đích sử dụng đất dưới mọi hình thức, khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép không được xây mới, sửa chữa, nâng cấp và mở rộng các công trình, nhà ở hoặc đầu tư bất động sản trong diện tích đã được quy hoạch.
Khi sử dụng đất để xây dựng các công trình, phải hạn chế việc đào đất trong khu vực xây dựng. Trường hợp đào, đắp đất để xây dựng công trình phải quy hoạch khu vực khai thác và có biện pháp bảo vệ cảnh quan môi trường trong khu vực đào, đắp đất …
Khi thực hiện xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo và nâng cấp các công trình, nhà ở, các chủ đầu tư, hộ gia đình phải gửi thông báo ngày khởi công xây dựng bằng văn bản trước 07 ngày cho Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Ủy ban nhân dân xã nơi xây dựng công trình biết và thực hiện đúng nội dung quy định trong giấy phép xây dựng. Khi có sự thay đổi, điều chỉnh thiết kế của công trình phải được sự chấp thuận của cơ quan cấp giấy phép xây dựng và ý kiến của Khi di tích lịch sử Đền Hùng.
Các hoạt động xây dựng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và nhà ở dân sinh trong Khu di tích lịch sử Đền Hùng phải đảm bảo vệ sinh môi trường trong khu vực, không làm ảnh hưởng đến các hoạt động lễ hội và đồng bào về thăm viếng Di tích lịch sử Đền Hùng.
Chương 3.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Các cấp chính quyền và các Sở, Ngành liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Khu di tích lịch sử Đền Hùng thực hiện công tác quản lý hoạt động xây dựng trong Khu di tích lịch sử Đền Hùng.
1. Ủy ban nhân dân các xã Hy Cương, Chu Hóa, Thanh Đình, Vân Phú, Kim Đức (thành phố Việt Trì), xã Tiên Kiên (huyện Lâm Thao), xã Phù Ninh (huyện Phù Ninh) có trách nhiệm hướng dẫn các thủ tục xin cấp phép xây dựng; thường xuyên kiểm tra, giám sát và báo cáo kịp thời với các cơ quan chức năng về những hoạt động xây dựng trong địa bàn để có biện pháp ngăn chặn và xử lý những trường hợp vi phạm.
Giao Ủy ban nhân dân xã Hy Cương phối hợp với Khu di tích lịch sử Đền Hùng thống nhất về các nội dung đơn xin phép sửa chữa nhà ở của các hộ dân trong khu I.
2. Ủy ban nhân dân thành phố Việt Trì, Ủy ban nhân dân các huyện: Lâm Thao và Phù Ninh thẩm định và cấp giấy phép đối với các trường hợp cải tạo, sửa chữa nâng cấp nhà ở của các hộ gia đình nằm trong phạm vi quy hoạch phát triển Khu di tích lịch sử Đền Hùng (quy định tại mục 2, Điều 7 trong quy định này); chỉ đạo các xã có địa giới hành chính nằm trong phạm vi Khu di tích lịch sử Đền Hùng quản lý hoạt động xây dựng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và nhà ở dân sinh. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra và có biện pháp ngăn chặn, xử lý theo quy định những trường hợp vi phạm trong lĩnh vực xây dựng.
3. Sở Xây dựng có trách nhiệm quản lý quy hoạch phát triển Khu di tích lịch sử Đền Hùng; chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan xây dựng quy định về quy mô, kiểu dáng kiến trúc các công trình xây dựng trong Khu di tích lịch sử Đền Hùng.
Thẩm định và cấp giấy phép đối với các công trình xây dựng quy định tại Điều 7, quy định này (trừ các công trình cải tạo, sửa chữa nâng cấp đã phân cấp cho cấp huyện tại mục 2 Điều này); kiểm tra, giám sát các công trình xây dựng trong Khu di tích lịch sử Đền Hùng do cấp huyện, thành phố cấp giấy phép.
4. Khu di tích lịch sử Đền Hùng phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý hoạt động xây dựng trong Khu di tích; kiểm tra và có ý kiến đối với tất cả các công trình xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp trụ sở, nhà làm việc, các cơ sở hạ tầng khác và nhà ở hộ gia đình trong phạm vi Khu di tích, để căn cứ giúp các cơ quan có thẩm quyền quyết định.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn Ủy ban nhân dân thành phố Việt Trì, Ủy ban nhân dân các huyện: Lâm Thao, Phù Ninh và Khu di tích lịch sử Đền Hùng về quản lý đất đai và có ý kiến về các giải pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường khi lập dự án và xây dựng công trình trong phạm vi di tích. Thường xuyên kiểm tra và phối hợp với các ngành liên quan có biện pháp ngăn chặn, xử lý theo quy định hiện hành những trường hợp vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất trong Khu di tích lịch sử Đền Hùng.
6. Sở Văn hóa - Thông tin có trách nhiệm tham gia ý kiến khi lập quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư xây dựng các công trình trong Di tích lịch sử Đền Hùng theo Luật Di sản văn hóa và các quy định của pháp luật.
7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về Rừng quốc gia Đền Hùng theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan bảo tồn, phát triển hệ sinh thái rừng; thường xuyên thanh tra, kiểm tra và phối hợp với các ngành liên quan có biện pháp ngăn chặn, xử lý theo pháp luật những trường hợp vi phạm đến hệ sinh thái và sự phát triển của Rừng quốc gia Đền Hùng.
Điều 10. Các cơ quan quản lý Nhà nước có trách nhiệm theo dõi, giám sát các hoạt động xây dựng trong phạm vi Khu di tích lịch sử Đền Hùng.
Định kỳ 06 tháng, 01 năm Ủy ban nhân dân thành phố Việt Trì, huyện Lâm Thao và Phù Ninh báo cáo Sở Xây dựng về công tác quản lý hoạt động xây dựng trong phạm vi Khu di tích lịch sử Đền Hùng để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 11. Các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh; Ủy ban nhân dân thành phố Việt trì và các huyện: Lâm Thao, Phù Ninh phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể tuyên truyền, phổ biến Quy định này đến các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong phạm vi Khu di tích. Ủy ban nhân dân các xã: Hy Cương, Chu Hóa, Thanh Đình, Vân Phú, Kim Đức (thành phố Việt Trì), xã Tiên Kiên (huyện Lâm Thao), xã Phù Ninh (huyện Phù Ninh) phải thường xuyên tuyên truyền các quy định của Nhà nước về quản lý đất đai, quản lý đô thị và quy định này tới từng hộ dân biết và thực hiện.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phản ánh với Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Khu di tích lịch sử Đền Hùng), để xem xét, giải quyết và sửa đổi cho phù hợp./.
- 1Quyết định 84/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 2Quyết định 46/2006/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 18/2006/QĐ-UB về phân cấp và ủy quyền quản lý hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 3Nghị quyết 20/2007/NQ-HĐND vận động đóng góp xây dựng một số hạng mục công trình trong Khu Di tích lịch sử cấp Quốc gia Đền thờ Bác Hồ xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi do tỉnh Bạc Liêu ban hành
- 4Quyết định 28/2013/QĐ-UBND về Quy định quản lý hoạt động tại khu di tích văn hoá – lịch sử và du lịch Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
- 5Quyết định 01/2014/QĐ-UBND Quy định tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn công đức tu bổ, xây dựng Khu di tích lịch sử Đền Hùng do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 6Quyết định 1522/2005/QĐ-UBND về chức năng, quyền hạn và bộ máy của Khu Di tích lịch sử Đền Hùng do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 7Quyết định 02/2017/QĐ-UBND về quy định giá dịch vụ tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 8Quyết định 308/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Quyết định 48/2004/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đến năm 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 89/2002/QĐ-TTg thành lập Khu rừng quốc gia Đền Hùng và xây dựng Dự án đầu tư Khu rừng quốc gia Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật di sản văn hóa 2001
- 4Luật Đất đai 2003
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Luật xây dựng 2003
- 7Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 8Quyết định 84/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 9Quyết định 46/2006/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 18/2006/QĐ-UB về phân cấp và ủy quyền quản lý hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 10Nghị quyết 20/2007/NQ-HĐND vận động đóng góp xây dựng một số hạng mục công trình trong Khu Di tích lịch sử cấp Quốc gia Đền thờ Bác Hồ xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi do tỉnh Bạc Liêu ban hành
- 11Quyết định 28/2013/QĐ-UBND về Quy định quản lý hoạt động tại khu di tích văn hoá – lịch sử và du lịch Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
- 12Quyết định 01/2014/QĐ-UBND Quy định tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn công đức tu bổ, xây dựng Khu di tích lịch sử Đền Hùng do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 13Quyết định 1522/2005/QĐ-UBND về chức năng, quyền hạn và bộ máy của Khu Di tích lịch sử Đền Hùng do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 14Quyết định 02/2017/QĐ-UBND về quy định giá dịch vụ tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng do tỉnh Phú Thọ ban hành
Quyết định 943/2008/QĐ-UBND về Quy định quản lý hoạt động xây dựng trong Khu di tích lịch sử Đền Hùng do tỉnh Phú Thọ ban hành
- Số hiệu: 943/2008/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 08/04/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Phú Thọ
- Người ký: Nguyễn Doãn Khánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra