Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 932/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 15 tháng 03 năm 2018 |
CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về Thương mại điện tử;
Căn cứ Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 11/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014 - 2020; Quyết định số 07/2015/QĐ-TTg ngày 02/3/2015 về việc ban hành Quy chế quản lý và thực hiện chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia; Quyết định số 1563/QĐ-TTg ngày 8/8/2016 phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Thông tư số 47/2014/TT-BCT ngày 05/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương Quy định về việc quản lý website thương mại điện tử;
Căn cứ Quyết định số 371/QĐ-UBND ngày 06/02/2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 172/TTr-SCT ngày 13/02/2018 về việc phê duyệt Đề án Phát triển thương mại điện tử hỗ trợ kết nối cung cầu hàng hóa tỉnh Thanh Hóa,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Tên Đề án: Phát triển thương mại điện tử hỗ trợ kết nối cung cầu hàng hóa tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025.
2. Cơ quan chỉ đạo: UBND tỉnh Thanh Hóa.
3. Cơ quan chủ trì xây dựng Đề án: Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa.
1. Sự cần thiết lập Đề án
2. Căn cứ pháp lý xây dựng Đề án
3. Mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án
3.1. Mục tiêu của Đề án
- Xác định quy mô, tốc độ hình thành và phát triển các mô hình TMĐT; các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả của TMĐT.
- Thông qua phát triển TMĐT để kết nối trực tiếp các đơn vị sản xuất với các đơn vị thu mua, phân phối và các đơn vị tiêu thụ sản phẩm; đưa các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao của tỉnh Thanh Hóa đến đông đảo người tiêu dùng trong cả nước và quốc tế.
3.2. Yêu cầu của Đề án
- Đánh giá được hiện trạng phát triển thương mại điện tử và sử dụng thương mại điện tử hỗ trợ kết nối cung cầu hàng hóa tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2012-2017.
- Xác định được mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể phát triển TMĐT hỗ trợ kết nối cung cầu hàng hóa trong từng giai đoạn (đến năm 2025); nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện mục tiêu của Đề án.
- Xây dựng được các hoạt động, chương trình, kế hoạch, dự án để hoàn thành nhiệm vụ, giải pháp.
- Dự báo kết quả và tác động của Đề án.
- Xây dựng phương án tổ chức thực hiện.
- Đề án được xây dựng dựa trên các phương pháp, căn cứ khoa học; trình bày tính logic, có tính định lượng và phân tích; bảo đảm tính khả thi, tính bền vững, tính phát triển và có khả năng nhân rộng.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động TMĐT và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến các hàng hóa, sản phẩm thuộc phạm vi phát triển TMĐT; các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh; các ngân hàng, tổ chức tín dụng cung cấp dịch thanh toán trực tuyến; các sàn giao dịch thương mại trong nước và quốc tế; các hệ thống hạ tầng và ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có liên quan đến nội dung phát triển TMĐT.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng giai đoạn 2012- 2017; nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn đến năm 2025.
- Không gian nghiên cứu: Đề án được nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam và quốc tế.
5. Phương pháp xây dựng Đề án
- Phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích hệ thống
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp chuyên gia
TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ HỖ TRỢ KẾT NỐI CUNG CẦU HÀNG HÓA TỈNH THANH HÓA
I. KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1. Khái niệm thương mại điện tử
- Sự hình thành và phát triển của TMĐT
- Các khái niệm về TMĐT
- Đặc điểm của TMĐT
- Lợi ích và hạn chế của TMĐT
2. Các yếu tố tác động đến việc phát triển TMĐT
- Cơ sở hạ tầng TMĐT
- Số lượng người dùng Internet, chi phí truy nhập Internet
- Nhân lực chuyên môn
- Kiến thức TMĐT về phương diện kinh doanh, chiến lược, và nhận thức của nhà đầu tư
- Nhận thức của cộng đồng về TMĐT
- Vai trò lãnh đạo của nhà nước
- Luật, chính sách
3. Tình hình phát triển TMĐT trong nước và quốc tế
II. CÁC CÁCH THỨC TMĐT TÁC ĐỘNG, HỖ TRỢ KẾT NỐI CUNG CẦU HÀNG HÓA
- Quảng bá, giới thiệu hàng hóa, sản phẩm, kết nối người mua - người bán thông qua phương tiện điện tử.
- Kết nối giữa cơ quan quản lý nhà nước với người tiêu dùng, với tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ TMĐT và các tổ chức, cá nhân cung cấp sản phẩm, hàng hóa nhằm cung cấp sản phẩm, hàng hóa có chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ thông qua sàn giao dịch TMĐT được kết nối với các hệ thống thông tin dữ liệu của cơ quan nhà nước có liên quan.
- Cung cấp dịch vụ kinh doanh trực tuyến bằng phương tiện điện tử (quản lý đơn hàng, đặt hàng, giao hàng, thanh toán,... bằng hình thức trực tuyến thông qua mạng internet).
III. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ HỖ TRỢ KẾT NỐI CUNG CẦU HÀNG HÓA TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2012-2017
1. Thực trạng
- Thực trạng công tác quản lý nhà nước về TMĐT (các chính sách, pháp luật về TMĐT, cơ quan, đơn vị quản lý NN về TMĐT,...)
- Thực trạng ứng dụng TMĐT trong cộng đồng (thói quen mua sắm trên internet,...)
- Thực trạng hoạt động ứng dụng TMĐT nói chung và TMĐT hỗ trợ kết nối cung cầu sản phẩm của doanh nghiệp (đối với các hoạt động XNK, mua bán, giới thiệu sản phẩm,...)
2. Tồn tại, hạn chế
3. Nguyên nhân
I. DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TMĐT TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ
1. Xu hướng phát triển TMĐT quốc tế
2. Xu hướng phát triển TMĐT trong nước
II. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN TMĐT HỖ TRỢ KẾT NỐI CUNG CẦU HÀNG HÓA TỈNH THANH HÓA
1. Cơ sở hạ tầng TMĐT
2. Số lượng người dùng Internet, chi phí truy nhập Internet
3. Nhân lực chuyên môn về TMĐT
4. Kiến thức TMĐT về phương diện kinh doanh, chiến lược, và nhận thức của nhà đầu tư
5. Nhận thức của cộng đồng về TMĐT
6. Các quy hoạch, kế hoạch của tỉnh Thanh Hóa
- Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, các Quy hoạch ngành kinh tế
- Kế hoạch triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tỉnh Thanh Hóa.
- Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Thanh Hóa.
7. Chính sách hỗ trợ phát triển TMĐT
8. Xu thế phát triển TMĐT trong nước và trên thế giới
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU
1. Quan điểm phát triển
- Hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong tỉnh đẩy mạnh ứng dụng TMĐT kết nối cung cầu sản phẩm, hàng hóa nông, lâm, thủy, hải sản... có thế mạnh của tỉnh gắn với các chương trình phát triển một số thương hiệu sản phẩm chủ lực của tỉnh, gắn với các hoạt động truyền thông và xúc tiến thương mại, công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý truy xuất nguồn gốc thực phẩm...
- Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo sự phát triển đột phá về hoạt động thương mại của tỉnh, thúc đẩy phát triển các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng bền vững.
2. Mục tiêu phát triển
2.1. Mục tiêu chung
- Phát triển TMĐT góp phần thúc đẩy thương mại và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
- Người tiêu dùng và doanh nghiệp trong tỉnh đều được tiếp cận với TMĐT một cách tối đa, đưa TMĐT trở thành động lực và từng bước trở thành lĩnh vực phát triển mũi nhọn phát triển của nền kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa.
- Phát triển TMĐT để tạo môi trường giao thương, giao lưu, trao đổi và giao dịch của tổ chức, doanh nghiệp và người tiêu dùng tỉnh Thanh Hóa với nhau và với các tổ chức, doanh nghiệp, người tiêu dùng trong và ngoài nước.
2.2. Mục tiêu cụ thể
a) Đến năm 2020
- 100% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cung cấp sản phẩm, hàng hóa nông, lâm, thủy, hải sản và một số hàng hóa có thế mạnh của tỉnh được đào tạo, cung cấp thông tin và tiếp cận các hình thức TMĐT hỗ trợ kết nối cung cầu.
- 35% các doanh nghiệp trong tỉnh đảm bảo các điều kiện sẵn sàng về hạ tầng giao dịch TMĐT hỗ trợ kết nối cung cầu (kết nối internet, tham gia các website giới thiệu sản phẩm, sàn giao dịch TMĐT...).
- 15% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cung cấp sản phẩm, hàng hóa nông, lâm, thủy, hải sản, hàng hóa có thế mạnh của tỉnh sử dụng thường xuyên các hình thức TMĐT để hỗ trợ kết nối cung cầu.
- Có ít nhất 20 sản phẩm, hàng hóa nông, lâm, thủy, hải sản, hàng hóa có thế mạnh của tỉnh được giao dịch thường xuyên trên các hệ thống sàn giao dịch TMĐT trực tuyến.
- Xây dựng và tổ chức vận hành sàn giao dịch TMĐT kết nối cung cầu các hàng hóa nông, lâm, thủy hải sản và một số hàng hóa có thế mạnh của tỉnh, có kết nối đến hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, hệ thống kết nối hỗ trợ cung cầu hàng hóa khác trong và ngoài tỉnh.
b) Đến năm 2025
- 50% các doanh nghiệp trong tỉnh đảm bảo các điều kiện sẵn sàng về hạ tầng giao dịch TMĐT hỗ trợ kết nối cung cầu (kết nối internet, tham gia các website giới thiệu sản phẩm, sàn giao dịch TMĐT...).
- 30% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cung cấp sản phẩm, hàng hóa nông, lâm, thủy, hải sản, hàng hóa có thế mạnh của tỉnh sử dụng thường xuyên các hình thức TMĐT để hỗ trợ kết nối cung cầu.
- Có ít nhất 50 sản phẩm, hàng hóa nông, lâm, thủy, hải sản, hàng hóa khác có thế mạnh của tỉnh được giao dịch thường xuyên trên các hệ thống sàn giao dịch TMĐT trực tuyến.
- Kiện toàn mô hình quản lý, tổ chức vận hành sàn giao dịch TMĐT kết nối cung cầu các hàng hóa nông, lâm, thủy hải sản có thế mạnh của tỉnh Thanh Hóa thành Công ty Cổ phần hoặc Công ty một thành viên được hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
- Doanh thu của sàn giao dịch TMĐT đạt từ 50 tỷ đồng/ 1 năm trở lên.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Nâng cao năng lực quản lý, tổ chức hoạt động phát triển TMĐT hỗ trợ kết nối cung cầu hàng hóa
2. Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về phát triển và ứng dụng TMĐT hỗ trợ kết nối cung cầu hàng hóa
3. Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật TMĐT hỗ trợ kết nối cung cầu hàng hóa
3.1. Đề xuất hoạt động để hoàn thiện, mở rộng, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật TMĐT.
3.2. Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật TMĐT hỗ trợ kết nối cung cầu hàng hóa.
4. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực ứng dụng TMĐT hỗ trợ kết nối cung cầu hàng hóa
5. Phát triển các sản phẩm ứng dụng TMĐT hỗ trợ kết nối cung cầu hàng hóa
5.1. Xây dựng các dự án phát triển các sản phẩm, giải pháp ứng dụng TMĐT hỗ trợ kết nối cung.
5.2. Việc phát triển sản phẩm, giải pháp, ứng dụng TMĐT hỗ trợ kết nối cung cầu trước tiên phải nhằm xây dựng thương hiệu trực tuyến cho các hàng hóa, dịch vụ chủ lực của tỉnh, để đưa các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao của tỉnh đến được với đông đảo người tiêu dùng, nhà kinh doanh trong nước và quốc tế.
6. Tư vấn kế hoạch phát triển, ứng dụng TMĐT hỗ trợ kết nối cung cầu hàng hóa.
7. Hợp tác quốc tế về ứng dụng TMĐT hỗ trợ kết nối cung cầu hàng hóa.
8. Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển, ứng dụng TMĐT tỉnh Thanh Hóa tổ chức thực hiện.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Dự kiến kinh phí thực hiện
2. Nguồn kinh phí thực hiện
3. Danh mục các nhiệm vụ, dự án triển khai Đề án
1. BCĐ kết nối sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tỉnh
2. Sở Công Thương
3. Sở Thông tin và Truyền thông
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
6. Sở Ngoại vụ
7. Văn phòng Điều phối VSATTP tỉnh
8. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh
9. Đề nghị Ủy ban MTTQ tỉnh
10. Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh; VCCI tỉnh Thanh Hóa; Liên minh HTXT tỉnh Thanh Hóa
III. Sản phẩm của Đề án
1. Báo cáo thuyết minh, Báo cáo tóm tắt Đề án “Phát triển thương mại điện tử hỗ trợ kết nối cung cầu hàng hóa tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025”.
2. Các Phụ lục kèm theo.
IV. Thời gian thực hiện: Hoàn thành, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh trước 02/5/2018.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Công Thương cùng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 41/KH-UBND năm 2017 phát triển thương mại điện tử tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016-2020
- 2Kế hoạch 36/KH-UBND năm 2010 về phát triển thương mại điện tử tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-2015
- 3Quyết định 1087/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016-2020
- 4Quyết định 1062/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011–2015
- 5Kế hoạch 44/KH-UBND năm 2017 về phát triển thương mại điện tử tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2017-2020
- 6Quyết định 159/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Đề án Phát triển thương mại tỉnh Bắc Ninh theo hướng văn minh, hiện đại đến năm 2025
- 7Kế hoạch 180/KH-UBND năm 2017 về phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 8Kế hoạch 71/KH-UBND về phát triển thương mại điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2020
- 9Kế hoạch 84/KH-UBND về tổ chức hoạt động liên kết vùng và hỗ trợ quảng bá, kết nối cung cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong lĩnh vực Công Thương năm 2020
- 10Kế hoạch 194/KH-UBND năm 2020 về tổ chức hoạt động liên kết vùng và hỗ trợ quảng bá, kết nối cung - cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong lĩnh vực Công Thương giai đoạn 2021-2025
- 11Kế hoạch 102/KH-UBND về tổ chức hoạt động liên kết vùng và hỗ trợ quảng bá, kết nối cung - cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong lĩnh vực Công Thương năm 2021
- 12Quyết định 2361/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 1Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử
- 2Quyết định 689/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 47/2014/TT-BCT về quản lý website thương mại điện tử do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 4Luật Doanh nghiệp 2014
- 5Quyết định 07/2015/QĐ-TTg về Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Quyết định 1563/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 371/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
- 9Kế hoạch 41/KH-UBND năm 2017 phát triển thương mại điện tử tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016-2020
- 10Kế hoạch 36/KH-UBND năm 2010 về phát triển thương mại điện tử tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-2015
- 11Quyết định 1087/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016-2020
- 12Quyết định 1062/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011–2015
- 13Kế hoạch 44/KH-UBND năm 2017 về phát triển thương mại điện tử tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2017-2020
- 14Quyết định 159/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Đề án Phát triển thương mại tỉnh Bắc Ninh theo hướng văn minh, hiện đại đến năm 2025
- 15Kế hoạch 180/KH-UBND năm 2017 về phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 16Kế hoạch 71/KH-UBND về phát triển thương mại điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2020
- 17Kế hoạch 84/KH-UBND về tổ chức hoạt động liên kết vùng và hỗ trợ quảng bá, kết nối cung cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong lĩnh vực Công Thương năm 2020
- 18Kế hoạch 194/KH-UBND năm 2020 về tổ chức hoạt động liên kết vùng và hỗ trợ quảng bá, kết nối cung - cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong lĩnh vực Công Thương giai đoạn 2021-2025
- 19Kế hoạch 102/KH-UBND về tổ chức hoạt động liên kết vùng và hỗ trợ quảng bá, kết nối cung - cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong lĩnh vực Công Thương năm 2021
- 20Quyết định 2361/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
Quyết định 932/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt đề cương Đề án Phát triển thương mại điện tử hỗ trợ kết nối cung cầu hàng hóa tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025
- Số hiệu: 932/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/03/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Lê Thị Thìn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/03/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra