- 1Nghị định 130/2005/NĐ-CP quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước
- 2Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
- 3Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 930/QĐ-UBND | An Giang, ngày 15 tháng 06 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 13 tháng 7 năm 2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang về ban hành 6 chương trình trọng điểm thực hiện Nghị quvết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX;
Căn cứ Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ ban hành Chương trình Tổng thể Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số: 1001/TTr-SNV ngày 05 tháng 6 năm 2012.
QUYẾT ĐỊNH:
Nơi nhận:
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 930/QĐ-UBND ngày 15 tháng 6 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)
Qua 5 năm triển khai thực hiện, Chương trình Cải cách hành chính nhà nước tỉnh An Giang giai đoạn 2006 - 2010 đã đạt được nhiều kết quả tốt. Nhận thức của các cấp, các ngành và đội ngũ cán bộ, công chức về yêu cầu, ý nghĩa và tầm quan trọng của cải cách hành chính nhà nước được nâng lên. Kết quả cải cách hành chính trên tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước đã góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội tỉnh nhà.
Trước yêu cầu phát triển và những bất cập, hạn chế của nền hành chính nhà nước hiện tại đòi hỏi phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong thời gian tới. Do đó, cải cách hành chính là một trong các khâu đột phá nhằm thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.
Chương trình Cải cách hành chính giai đoạn 2011 - 2015 được xây dựng trên cơ sở chỉ đạo của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần IX, phát huy kết quả làm được và rút kinh nghiệm những tồn tại của Chương trình Cải cách hành chính giai đoạn 2006-2010, tiếp tục thực hiện Chương trình hành động số 14-CTr/TU ngày 10/10/2007 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa VIII về đẩy mạnh cải cách hành chính và Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình Tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020. Công tác cải cách hành chính của tỉnh trong giai đoạn tới được triển khai thực hiện theo các quan điểm như sau:
1. Cải cách hành chính phải được tiến hành đồng bộ trong tổng thể đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, cải cách lập pháp và cải cách tư pháp.
2. Cải cách hành chính phải đáp ứng yêu cầu hoàn thiện nhanh và đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu phát triển, đổi mới và hội nhập quốc tế, bảo đảm tạo thuận lợi nhất cho cá nhân tổ chức và góp phần tích cực phòng chống quan liêu, tham nhũng.
3. Nền hành chính phải được tổ chức thành một hệ thống thống nhất, thông suốt, bảo đảm tính công khai minh bạch, chế độ trách nhiệm rành mạch, cơ quan hành chính và cán bộ, công chức, viên chức chịu sự giám sát chặt chẽ của nhân dân.
4. Thông qua cải cách hành chính, tiếp tục làm rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cơ quan hành chính, thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng và phù hợp, phân định rõ trách nhiệm giữa các cấp chính quyền, giữa chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn, giữa tập thể và người đứng đầu cơ quan hành chính. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nền hành chính và phát triển của đất nước.
5. Cải cách phải hướng tới xây dựng một nền hành chính hiện đại, ứng dụng có hiệu quả những thành tựu phát triển của khoa học - công nghệ, nhất là công nghẹ thông tin.
II. NHỮNG NỘI DUNG QUAN TRỌNG CẦN TẬP TRUNG CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN TRONG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015:
1. Xác định cán bộ là khâu then chốt trong việc thực hiện thắng lợi công tác cải cách hành chính để có chính sách, chế độ và chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.
2. Xác định cải cách thủ tục hành chính tiếp tục là khâu đột phá; cải cách thủ tục hành chính phải theo tiêu chí thật sự minh bạch, đơn giản, thông suốt giảm phiền hà cho tổ chức và cá nhân trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
3. Tiếp tục áp dụng mô hình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
4. Đẩy mạnh chương trình ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý nhà nước, ưu tiên bố trí kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, dự án, kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc theo hướng xây dựng một nền hành chính điện tử hiện đại, phục vụ nhân dân.
1. Mục tiêu chung:
Đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm tiếp tục xây dựng nền hành chính trong sạch, minh bạch, thông suốt, vững mạnh, từng bước chuyên nghiệp và hiện đại; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đủ phẩm chất và năng lực; hệ thống các cơ quan nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển nhanh và bền vững. Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính theo phương châm “Trách nhiệm một cửa, thân thiện”.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Đến năm 2013, 100% cơ quan hành chính các cấp đều giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông. Phát huy các phần mềm một cửa, cơ sở dữ liệu tra cứu tình trạng hồ sơ qua cổng thông tin điên tử và tin nhắn SMS.
b) Phấn đấu đến năm 2015, giảm 30% chi phí mà cá nhân, tổ chức phải bỏ ra khi giải quyết các thủ tục hành chính với cơ quan hành chính nhà nước giảm 1/3 thời gian giải quyết các công việc của cá nhân, tổ chức tại cơ quan hành chính nhà nước.
c) Đến năm 2015, 70% số tổ chức và cá nhân được khảo sát hài lòng với các thủ tục hành chính và sự phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh.
d) Đến năm 2015, 70% số tổ chức và cá nhân được khảo sát hài lòng với dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công cung cấp trên các lĩnh vực giáo dục y tế.
đ) Đến năm 2015, 100% các cơ quan hành chính thực hiện cơ cấu công chức theo vị trí việc làm, khắc phục xong về cơ bản tình trạng công chức cấp xã không đạt tiêu chuẩn theo chức danh. Đội ngũ cán bộ, công chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ.
e) Đến năm 2015, hầu hết các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan hành chính được thực hiện hoàn toàn dưới dạng điện tử; 90% cán bộ, công chức thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc; 100% sở, ban ngành và cấp huyện sử dụng chữ ký số trong công việc; tỷ lệ trung bình máy vi tính trên cán bộ, công chức là trên 90%, bảo đảm dữ liệu điện tử phục vụ hầu hết các hoạt động trong các cơ quan.
g) Đến năm 2015, 100% cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở lên có cổng thông tin điện tử cung cấp thông tin rộng rãi ra xã hội, cung cấp các dịch vụ công trực tiếp ở mức độ 2 và hầu hết các dịch vụ công cơ bản trực tiếp tối thiểu mức độ 3 tới người dân và doanh nghiệp.
h) Đến năm 2015, 70% các cuộc họp giữa cấp tỉnh với cấp huyện được thực hiện bằng hình thức họp trực tuyến.
i) Từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh trên cơ sở các quy định của Trung ương và thực tiễn quản lý kinh tế - xã hội; rà soát và đơn giản hóa các thủ tục gây phiền hà, tốn kém cho tổ chức và cá nhân.
k) Sắp xếp tổ chức bộ máy gọn nhẹ, khoa học, phân cấp quản lý, phân định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và tổ chức bộ máy chính quyền ở đô thị và nông thôn theo lộ trình cải cách tổ chức bộ máy của Chính phủ.
l) Cải cách tiền lương và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức theo lộ trình cải cách tiền lương của Chính phủ. Đến năm 2015, tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức cơ bản trở thành động lực của nền công vụ để cán bộ, công chức, viên chức yên tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ.
m) Phấn đấu thực hiện việc trả kết quả thủ tục hành chính đến tận nhà người dân qua đường bưu điện.
1. Cải cách thể chế:
a) Xây dựng kế hoạch thực hiện các văn bản của Chính phủ về tổ chức và hoạt động các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
b) Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định rành mạch tổ chức, bộ máy của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện.
c) Xây dựng, ban hành chương trình công tác hàng năm của UBND tỉnh làm cơ sở chỉ đạo các ngành, các cấp xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện, có phân công kiểm tra và phối hợp với Hội đồng nhân dân, các cơ quan trong hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân thực hiện việc giám sát hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.
d) Xây dựng chương trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của UBND ở từng cấp.
đ) Tổ chức triển khai chương trình kiểm tra việc thi hành các văn bản, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
e) Nâng cao chất lượng công tác sơ, tổng kết và báo cáo rút kinh nghiệm, bảo đảm thông tin chỉ đạo, điều hành và thỉnh thị, báo cáo luôn luôn thông suốt; nâng cao chất lượng hội họp, giảm bớt các cuộc hội họp không mang lại kết quả, không thật sự cần thiết.
g) Đẩy mạnh các cơ chế giám sát, kiểm tra, thanh tra công vụ nhằm nâng cao trách nhiệm của tổ chức và cá nhân; đảm bảo hiệu lực, trật tự, kỷ cương trong quản lý nhà nước.
2. Cải cách thủ tục hành chính:
a) Rà soát, cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục hành chính theo quy định mới của pháp luật trên tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, nhất là thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp.
b) Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính nhằm khuyến khích môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, tạo điều kiện cho kinh tế tỉnh phát triển nhanh, bền vững ngang tầm với các tỉnh lân cận và khu vực khác trên cả nước.
c) Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật.
d) Công khai tất cả thủ tục hành chính bằng mọi hình thức thiết thực và thích hợp. Thực hiện thống nhất cách tính thời gian và chi phí mà cá nhân, tổ chức phải bỏ ra khi giải quyết các thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước.
đ) Không chỉ cải cách thủ tục hành chính đối với người dân, doanh nghiệp mà trong quan hệ công tác giữa các cơ quan hành chính, giữa các ngành, các cấp và trong nội bộ từng cơ quan hành chính nhà nước cũng phải thực hiện nhanh công tác cải cách để làm gương, tạo thuận lợi cùng nhau hoàn thành tốt mục tiêu cải cách hành chính của tỉnh.
e) Cải cách thủ tục hành chính ngay trong quá trình xây dựng, ban hành thể chế; mở rộng dân chủ, phát huy vai trò của nhân dân, doanh nghiệp tham gia góp ý khi xây dựng thể chế, giảm các thủ tục hành chính hiện hành; công khai các chuẩn mực, các quy định hành chính để nhân dân giám sát việc thực hiện.
g) Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức liên quan đến thủ tục hành chính bất hợp lý để sửa đổi nhằm nâng cao chất lượng các quy định hành chính và giám sát việc thực hiện các thủ tục hành chính của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong tỉnh.
3. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước:
a) Rà soát các quy định về tổ chức, bộ máy để xóa bỏ những chồng chéo, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan hành chính nhà nước; chuyển giao những công việc cơ quan hành chính nhà nước không nên làm hoặc làm hiệu quả thấp cho các tổ chức xã hội đảm nhận.
b) Thực hiện phân cấp hợp lý giữa tỉnh - huyện - xã, bảo đảm các điều kiện cần thiết để chính quyền cấp huyện, cấp xã thực hiện thẩm quyền được phân cấp và bảo đảm sự kiểm tra của cấp tỉnh đối với huyện, xã trong triển khai phân cấp để khi cần thiết có những chỉ đạo, điều chỉnh phù hợp.
c) Xây dựng cơ cấu tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo hướng quản lý nhà nước đa ngành, đa lĩnh vực theo chỉ đạo của Chính phủ, đảm bảo tinh gọn, hợp lý với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
d) Tiếp tục đổi mới cơ chế hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, nâng cao chất lượng cơ chế một cửa, một cửa liên thông, bảo đảm trang thiết bị phục vụ hoạt động của cán bộ, công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở cơ quan hành chính các cấp. Thực hiện việc đánh giá mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với các dịch vụ do cơ quan hành chính cung cấp.
đ) Tiếp tục đổi mới cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công. Thực hiện đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với các dịch vụ công về y tế, giáo dục.
e) Xây dựng tinh thần trách nhiệm và quan hệ thân thiện giữa các cơ quan hành chính nhà nước và tổ chức, công dân. Ban hành nội quy, quy chế làm việc của các cơ quan hành chính, đẩy mạnh phong trào xây dựng cơ quan đạt chuẩn văn hóa.
4. Xây dựng và nâng cao chất lưọng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức:
a) Thực hiện tốt các quy định về chế độ phụ cấp ngoài lương cho cán bộ, công chức, viên chức; các quy định của pháp luật về khen thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ và có chế độ tiền thưởng hợp lý đối với cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
b) Từng bước xây dựng và bổ sung hệ thống chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ cán bộ, công chức, viên chức, kể cả cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý.
c) Xây dựng hợp lý cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức gắn với vị trí việc làm và chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị.
d) Thực hiện chế độ tuyển dụng, thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh như quy định của Chính phủ.
đ) Tổ chức quản lý, thực hiện nghiêm túc việc kê khai tài sản và tham gia hoạt động, sinh hoạt tại địa phương của cán bộ, công chức đúng quy định của Đảng và Nhà nước.
e) Thường xuyên rà soát trình độ năng lực cán bộ, công chức đảm bảo tiêu chuẩn hóa và thực hiện việc tinh giản biên chế nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức.
g) Đổi mới công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức trên cơ sở kết quả công việc.
h) Đổi mới nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Đào tạo, bồi dưỡng theo các hình thức: bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức; đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; bồi dưỡng bắt buộc kiến thức, kỹ năng chuyên ngành hàng năm.
i) Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức nhất là công chức hành chính; có chính sách ưu đãi và tạo điều kiện sinh sống, việc làm cho cán bộ, công chức được tinh giản biên chế.
k) Xây dựng và thực hiện tốt các chính sách khuyến khích cả về tài chính và điều kiện công tác cho cán bộ, công chức có trình độ đại học tình nguyện đến công tác tại các khu vực khó khăn trong tỉnh.
l) Thực hiện tốt lộ trình cải cách tiền lương của Chính phủ, thể hiện tiền tệ hóa đầy đủ tiền lương, điều chỉnh tiền lương tương ứng với nhịp độ tăng thu nhập trong xã hội nhằm bảo đảm cán bộ, công chức, viên chức và gia đình sống được bằng lương, yên tâm thực thi công vụ.
m) Nâng cao trách nhiệm và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, khuyến khích khen thưởng sáng kiến cải cách hoạt động của cơ quan, đơn vị.
5. Cải cách tài chính công:
a) Phân phối và sử dụng hợp lý các nguồn lực kinh tế, xã hội của tỉnh; cân đối giữa nguồn thu và chi sao cho đảm bảo còn tích lũy để đầu tư cho phát triển; thực hiện tốt lộ trình cải cách tiền lương của Chính phủ; đẩy mạnh thực hiện hiệu quả chính sách về an sinh xã hội.
b) Tiếp tục thực hiện hiệu quả chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế, kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ và Nghị định 43/2006/NĐ-CP, ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Từng bước hướng tới thực hiện cơ chế cấp kinh phí dựa trên kết quả công việc, chất lượng hoạt động, mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của các cơ quan hành chính.
c) Từng bước đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập, điều chỉnh giá dịch vụ công phù hợp, thực hiện công khai, minh bạch theo quy định của Chính phủ, nhất là tại các cơ sở giáo dục, đào tạo, y tế.
6. Hiện đại hóa nền hành chính:
a) Ứng dụng công nghệ thông tin:
- Xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Trong đó chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa; phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành; dịch vụ công trực tuyến và ứng dụng chữ ký số trong công tác quản lý.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nội bộ cơ quan hành chính, trong giao dịch với các cơ quan hành chính khác và trong giao dịch với tổ chức, cá nhân, đặc biệt là trong hoạt động cung cấp dịch vụ hành chính công.
- Công bố danh mục các dịch vụ hành chính công trên môi trường mạng do các cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở lên cung cấp.
- Xây dựng và sử dụng thống nhất biểu mẫu điện tử trong giao dịch giữa các cơ quan hành chính, tổ chức và cá nhân đáp ứng yêu cầu đơn giản, dễ hiểu dễ thực hiện.
- Bảo đảm các điều kiện và xây dựng lộ trình thích hợp để cung cấp các dịch vụ hành chính công trực tuyến trên môi trường mạng. Tích hợp cơ sở dữ liệu phục vụ chia sẽ và dùng chung dữ liệu trong cơ quan nhà nước; cơ sở hạ tầng đảm bảo an toàn và an ninh thông tin trong hệ thống mạng của tỉnh.
b) Thực hiện có hiệu quả việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vào hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong tỉnh.
c) Thực hiện tốt các chủ trương của Trung ương, của tỉnh về đầu tư trụ sở UBND cấp xã, trang thiết bị làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo yêu cầu cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước.
V. KINH PHÍ VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1. Kinh phí:
Ngân sách tỉnh bảo đảm kinh phí thực hiện các chương trình, dự án, đề án, nhiệm vụ cải cách hành chính của tỉnh từ dự toán chi ngân sách hàng năm được cấp có thẩm quyền giao và từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác. Tùy tình hình thực tế, UBND tỉnh quyết định cấp kinh phí hoặc đề nghị hỗ trợ từ ngân sách Trung ương để triển khai thực hiện. Các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm tiếp nhận kinh phí hỗ trợ triển khai thực hiện các chương trình, dự án cải cách hành chính của Bộ ngành Trung ương. Khuyến khích huy động các nguồn kinh phí ngoài ngân sách để triển khai thực hiện Chương trình cải cách hành chính.
2. Giải pháp thực hiện:
a) Tăng cường công tác chỉ đạo triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính từ Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đến các sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân các cấp. Người đứng đầu cơ quan hành chính các ngành, các cấp chịu trách nhiệm về kết quả triển khai, thực hiện cải cách hành chính trong phạm vi mình phụ trách.
b) Nâng cao năng lực và trình độ đội ngũ cán bộ, công chức quản lý hành chính các cấp, có chế độ, chính sách hợp lý đối với đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chuyên trách về cải cách hành chính các cấp.
c) Tăng cường công tác tuyên truyền tạo nhận thức cho đội ngũ cán bộ, công chức,viên chức thông suốt về ý nghĩa, tầm quan trọng của cải cách nền hành chính đối với sự ổn định và phát triển của đất nước, từ đó tạo sự nhất quán và tâm huyết hơn đối với công cuộc cải cách hành chính. Đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về ý nghĩa, mục đích của cải cách hành chính là nhằm phục vụ nhân dân ngày càng tốt hon, làm cho nhân dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, đồng thời tích cực ủng hộ, tham gia vào công cuộc cải cách hành chính.
d) Chính quyền và cơ quan hành chính nhà nước các cấp phối hợp chặt chẽ công tác cải cách hành chính và công tác dân vận để nâng cao trách nhiệm, phong cách giao tiếp của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong việc phục vụ nhân dân theo tinh thần Quy chế số 06-QC/TU ngày 30/7/2010 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về công tác dân vận trong hệ thống chính trị.
đ) Kết hợp cải cách hành chính với học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để cán bộ, công chức, viên chức luôn rèn luyện phẩm chất, thay đổi lề lối làm việc chuyên nghiệp, giản dị và gần gũi nhân dân.
e) Thực hiện tốt Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá cải cách hành chính của Bộ Nội vụ, đưa tiêu chí kết quả thực hiện cải cách hành chính vào đánh giá thi đua, khen thưởng và bổ nhiệm cán bộ, công chức.
g) Thực hiện thường xuyên và hiệu quả cơ chế kiểm tra, giám sát thông qua việc kiểm tra thực tế, thanh tra định kỳ và đột xuất của các cơ quan cấp trên đối với cấp dưới, giám sát bên ngoài của các tổ chức chính trị - xã hội và của nhân dân. Một mặt kịp thời phát hiện, điều chỉnh những bất cập, thiếu sót của hoạt động quản lý nhà nước, xử lý nghiêm những cá nhân, đơn vị có hành vi gây trở ngại cho việc thực hiện cải cách hành chính; mặt khác động viên đúng lúc các nhân tố tích cực các điển hình tốt để nhân rộng.
1. Thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Chưong trình:
a) Ban Chỉ đạo:
Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập Ban Chỉ đạo để điều hành và tổ chức thực hiện chương trình đạt mục tiêu đề ra gồm các thành viên:
- Trưởng Ban Chỉ đạo: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo: Giám đốc Sở Nội vụ.
- Thành viên: lãnh đạo các cơ quan liên quan.
b) Tổ giúp việc:
Bao gồm các cán bộ chuyên môn trực thuộc các cơ quan có liên quan.
2. Lập kế hoạch triển khai thực hiện:
a) Theo chức năng nhiệm vụ được phân công, Ban Chỉ đạo và các Sở ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể hàng năm và cả giai đoạn để triển khai thực hiện tốt Chương trình.
b) Sở Nội vụ - Chủ nhiệm Chương trình chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm và cả giai đoạn thực hiện Chương trình Cải cách hành chính trình UBND tỉnh phê duyệt.
3. Phân công trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương:
a) Các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm:
- Căn cứ Chương trình này xây dựng kế hoạch cải cách hành chính hàng năm và dự toán ngân sách thực hiện kế hoạch cải cách hành chính gửi Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối ngân sách tỉnh cho triển khai cải cách hành chính trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chung trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của cơ quan. Thời gian gửi dự toán ngân sách hàng năm cho triển khai cải cách hành chính cùng thời gian gửi báo cáo dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan tới Sở Tài chính.
- Báo cáo định kỳ 3 tháng và đột xuất tình hình thực hiện Chương trình này theo hướng dẫn của Sở Nội vụ để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nội vụ.
- Dự trù kinh phí để thực hiện các dự án, đề án, kế hoạch, nhiệm vụ cải cách hành chính theo kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
b) Các cơ quan chủ trì: Các đề án, dự án, kế hoạch, nhiệm vụ nêu trong Chương trình này có trách nhiệm soạn thảo, lấy ý kiến, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện.
c) Sở Nội vụ có trách nhiệm:
- Trình Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình cải cách hành chính tỉnh để điều hành và triển khai thực hiện.
- Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định các giải pháp tăng cường tổ chức tham mưu về cải cách hành chính.
- Chủ trì việc triển khai các nội dung cải cách tổ chức bộ máy hành chính và cải cách công chức, công vụ.
- Hướng dẫn các sở ban, ngành và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch cải cách hành chính và dự toán ngân sách hàng năm.
- Hướng dẫn các sở ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố xây dựng báo cáo cải cách hành chính quý, 6 tháng và hàng năm về tình hình thực hiện cải cách hành chính theo Chương trình này.
- Kiểm tra và tổng hợp thực hiện Chương trình này; xây dựng báo cáo quý, 6 tháng và hàng năm gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nội vụ theo quy định.
- Triển khai thực hiện Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá cải cách hành chính của Chính phủ để làm cơ sở đánh giá chung cải cách hành chính của tỉnh.
- Nghiên cứu và hướng dẫn phương pháp đánh giá mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với dịch vụ hành chính do cơ quan hành chính nhà nước cung cấp.
- Phối hợp với các Vụ, Cục, Ban quản lý Dự án ADB, UNDP của Bộ Nội vụ để tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công chức quản lý cải cách hành chính ở cấp tỉnh, huyện, xã.
- Chủ trì và phối hợp thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về cải cách hành chính.
d) Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm:
- Chủ trì việc xây dựng và triển khai nội dung cải cách hành chính trong chương trình làm việc hàng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền ban hành theo đúng trình tự quy định của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính.
- Hướng dẫn thực hiện việc xây dựng phương pháp tính thời gian, chi phí của cá nhân, tổ chức phải bỏ ra khi đến cơ quan hành chính nhà nước giải quyết các thủ tục hành chính.
- Hướng dẫn các Sở Ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính, báo cáo kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính quý, 6 tháng và hàng năm.
đ) Sở Tư pháp có trách nhiệm:
- Chủ trì việc triển khai nội dung xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.
- Theo dõi, kiểm tra lĩnh vực cải cách thể chế, bao gồm cả việc đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền, thẩm định dự thảo văn bản pháp luật có chứa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền ban hành của UBND, HĐND tỉnh; thực hiện công tác kiểm tra theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND huyện ban hành.
e) Sở Tài chính có trách nhiệm:
- Chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ thực hiện đúng lộ trình cải cách tài chính công của Chính phủ về: đổi mới cơ chế phấn bổ ngân sách cho cơ quan hành chính dựa trên kết quả hoạt động của cơ quan hành chính, và đổi mới cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công.”
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ thẩm định dự toán và trình cấp có thẩm quyền quyết định giao dự toán chi từ ngân sách tỉnh hàng năm đối với các đề án, dự án, kế hoạch, nhiệm vụ về cải cách hành chính của cơ quan nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Chủ trì hướng dẫn các Sở, Ban ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố lập dự toán, quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí thực hiện chương trình cải cách hành chính tỉnh, các nhiệm vụ cải cách hành chính của cơ quan, địa phương.
g) Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:
- Tham mưu UBND tỉnh tiếp nhận kinh phí từ ngân sách Trung ương cấp cho tỉnh thực hiện các Đề án, dự án về cải cách hành chính trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trình cấp có thẩm quyền quyết định việc phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách địa phương và quy định hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách tỉnh.
h) Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm:
- Chủ trì việc triển khai nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước theo Chương trình.
- Phối hợp với Sở Nội vụ, văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh nhằm kết hợp chặt chẽ trong việc triển khai thực hiện Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015 của Chính phủ, Bộ Thông tin và truyền thông.
- Phối hợp cùng các cấp, các ngành liên quan đẩy mạnh thực hiện Chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính; sớm thực hiện đề án khôi phục đài truyền thanh cấp huyện, củng cố đài truyền thanh cơ sở để đảm bảo công tác tuyên truyền.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về cải cách hành chính của các cơ quan thông tin đại chúng như Báo, đài, cổng thông điện tử tỉnh.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về cải cách hành chính và kiểm soát thủ tục hành chính, đăng tải kịp thời các Bộ thủ tục hành chính được Chủ tịch UBND tình công bố, các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cải cách hành chính trên các phương tiện thông tin, truyền thông.
i) Sở Y tế có trách nhiệm:
Tăng cường chất lượng cung ứng dịch vụ y tế công trên địa bàn tỉnh, chủ trì thực hiện việc xây dựng phương pháp đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với các dịch vụ y tế công.
k) Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm:
Tăng cường chất lượng cung ứng dịch vụ giáo dục, đào tạo công trên địa bàn tỉnh, chủ trì thực hiện việc xây dựng phương pháp đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với các dịch vụ giáo dục, đào tạo công.
l) Sở Lao động, Thương binh và Xã hội:
- Thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với người lao động trong các doanh nghiệp, thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm xã hội, chính sách ưu đãi người có công.
- Phối hợp với Sở Nội vụ triển khai cải cách chính sách tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức theo lộ trình cải cách chính sách tiền lương của Chính phủ.
m) Sở Khoa học và Công nghệ:
- Tham mưu UBND tỉnh quản lý, triển khai thực hiện có hiệu quả việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước trong tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính đổi mới cơ chế tài chính và cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
n) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính thực hiện hiệu quả cơ chế, chính sách xã hội hóa trong các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trên địa bàn tỉnh.
o) Báo An Giang, Đài PTTH An Giang, Cổng thông tin điện tử tỉnh xây dựng các chuyên trang, chuyên mục để tuyên truyền về các nội dung cải cách hành chính đến được với mọi người dân, doanh nghiệp; đồng thời tiếp nhận các ý kiến của người dân, doanh nghệp liên quan đến thủ tục hành chính, thái độ phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình thực thi công vụ chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết và phản hồi cho tổ chức, công dân được rõ./.
- 1Quyết định 11/2011/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động Quận ủy Quận 9 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận 9 lần thứ IV về chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2011-2015 do Ủy ban nhân dân quận 9 ban hành
- 2Quyết định 1570/QĐ-UBND năm 2011 về Chương trình Cải cách hành chính nhà nước tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015
- 3Quyết định số 772/QĐ-UBND năm 2013 Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2013-2020 trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 4Chỉ thị 20/CT-UBND năm 2013 đẩy mạnh Chương trình cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 5Quyết định 3183/QĐ-UBND năm 2021 về Chương trình cải cách hành chính tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2030
- 1Nghị định 130/2005/NĐ-CP quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước
- 2Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 5Quyết định 11/2011/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động Quận ủy Quận 9 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận 9 lần thứ IV về chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2011-2015 do Ủy ban nhân dân quận 9 ban hành
- 6Nghị quyết 30c/NQ-CP năm 2011 về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 do Chính phủ ban hành
- 7Quyết định số 772/QĐ-UBND năm 2013 Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2013-2020 trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 8Chỉ thị 20/CT-UBND năm 2013 đẩy mạnh Chương trình cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 9Quyết định 3183/QĐ-UBND năm 2021 về Chương trình cải cách hành chính tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2030
Quyết định 930/QĐ-UBND năm 2012 về Chương trình Cải cách hành chính tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015
- Số hiệu: 930/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/06/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
- Người ký: Vương Bình Thạnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/06/2012
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực