Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 92/2005/QĐ–UBND

Nha Trang, ngày 25 tháng 10 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ BẢO ĐẢM AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15/6/2004;

Căn cứ Nghị định số 21/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa;

Căn cứ Nghị định số 09/2005/NĐ-CP ngày 27/01/2005 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ nội địa;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giám đốc công an tỉnh, Giám đốc sở Thủy sản, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp hoạt động quản lý bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Ông, ( Bà ) Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố; Giám đốc các Sở: Giao thông - Vận tải, Thủy sản; Giám đốc công an tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Trọng Hòa

 

QUY CHẾ

PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ BẢO ĐẢM AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 92 /2005/QĐ-UBND ngày 25 tháng 10 năm 2005 của UBND tỉnh Khánh Hòa)

Chương 1

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định việc phối hợp hoạt động quản lý bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa giữa lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng, Sở Giao thông Vận tải, Sở Thủy sản và ủy ban nhân dân các huyện, thi, thành phố trong tỉnh.

2. Nội dung phối hợp, gồm: trao đổi thông tin liên lạc, tuyên truyền phổ biến pháp luật về Giao thông đường thuỷ nội địa; chỉ đạo thực hiện việc quản lý và tố chức phối hợp kiểm tra của các cơ quan, chính quyền địa phương các cấp trong hoạt động bảo đảm an toàn giao thông đường thuỷ nội ra trên địa bàn tỉnh.

3. Các cơ quan ban, ngành, chính quyền địa phương các cấp chỉ đạo các đơn vị chuyên ngành thực hiện công tác phối hợp hoạt động quản lý bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa bao gồm:

a) Sở Giao thông chỉ đạo Cơ quan đăng kiểm, Thanh tra giao thông;

b) Sở Thủy sản chỉ đạo Chi Cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Trung tâm quản lý và khai thác các công trình thuỷ sản;

c) Công an tỉnh chỉ đạo phòng Cảnh sát giao thông, Công an các huyện, thị , thành phố;

d) Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh chỉ đạo các Đồn, các Trạm, Hải đội Biên phòng đóng quân trên địa bàn;

e) Chính quyền địa phương các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo phòng Công - Thương, phòng Quản lý đô thị, các Ban quản lý cảng - bến thuỷ nội địa, các doanh nghiệp chủ phương tiện, chính quyền các xã, phường có phương tiện, bến tàu thuỷ nội địa.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Hoạt động giao thông đường thủy nội địa là hoạt động của người, phương tiện tham gia giao thông, vận tải đường thủy nội địa; hoạt động khai thác, báo về kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa và quản lý nhà nước về giao thông đường thủy nội địa.

2. Đường thủy nội địa là luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo; nối các đảo thuộc nội thuỷ của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức, quản lý và khai thác giao thông vận tải đường thuỷ nội địa.

3. Bảo đảm an toàn giao thông dường thuỷ nội địa là bảo đảm an toàn cho hoạt động của các tàu, thuyền vận tải hàng hóa, chở khách du lịch, tàu thuyền hoạt động dân sinh, tàu thuyền đánh bắt thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá hoạt động tại cảng - bến thuỷ nội địa, cảng - bến cá, các tuyến giao thông trên sông, ven biến, ra đảo trong vùng nội thuỷ tỉnh Khánh Hòa.

4. Các tuyến có chạy tàu cố định gồm: các tuyến từ các bến dân sinh, du lịch lên bờ ra các bến đảo, các bãi nuôi trồng thủy sản trên biển trong quy hoạch và ngược lại.

5. Các tuyến chạy tàu không cố định là các tuyến chạy tàu khác ngoài tuyến chạy tàu cố định gồm: các tuyến chạy tàu du lịch giữa các đảo, các tuyến sông theo yêu cầu của khách du lịch; các tuyến đánh bắt thủy sản di chuyển theo luồng cá cắt ngang các tuyến chạy tàu thuyền thủy nội địa, tuyến hàng hải, khu neo đậu xếp dỡ, chuyển tải hàng hóa, khu vui chơi thể thao giải trí dưới nước.

6. Phối hợp về tuần tra, kiểm soát là hình thức tổ chức Đoàn kiểm tra liên ngành, gồm thành viên của các ngành: Giao thông Vận Tải, Thuỷ sản, Công an, Bộ đội Biên phòng và chính quyền địa phương các cấp trong việc tuần tra, kiểm soát các hoạt động quản lý bảo đảm an toàn giao thông đường thuỷ nội địa theo các hình thức tổ chức như sau:

a) Phối hợp kiểm tra hoạt động quản lý tổng hợp chuyên ngành: Do các Cục chuyên ngành Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công an phối hợp tổ chức trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

b) Phối hợp kiểm tra hoạt động quản lý tổng hợp cấp tỉnh: Do Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức thực hiện gồm toàn bộ các thành viên Ban An toàn giao thông tỉnh. Nội dung kiểm tra toàn diện các hoạt động quản lý, công tác phối hợp tổ chức ứng cứu sự cố. . .

c) Phối hợp kiểm tra hoạt động quản lý cấp cơ sở theo các hình thức chuyên ngành: Do các Sở, ngành, địa phương thực hiện.

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ BẢO ĐẢM AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA

Điều 3. Trách nhiệm hoạt động quản lý bảo đảm an toàn giao thông đường thuỷ nội địa

1. Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm chỉ đạo:

a) Cơ quan đăng kiểm (Chi cục đăng kiểm 5) chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện kiếm tra kỹ thuật phương tiện bao gồm: kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật cho phương tiện trong thời hạn hiệu lực cụ thể; xử lý các vi phạm theo thẩm quyền và các cảnh báo có liên quan tới điều kiện hoạt động của phương tiện (điều kiện thời tiết, vùng hoạt động, hạn chế trọng tải).

b) Thanh tra giao thông thuộc Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm về thông tin, tuyên truyền, tuần tra, kiểm soát; xử lý theo thẩm quyền các vi phạm trật tự an toàn giao thông của chủ bến, chủ phương tiện thủy nội địa, người điều khiển phương tiện tham gia lưu thông tại các cảng - bến trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

c) Các phòng, ban nghiệp vụ Sở Giao thông Vận tải chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong công tác đăng ký phương tiện; công bố và cấp phép hoạt động cảng - bến thủy nội địa; đào tạo, cấp, đổi bằng thuyền trưởng, máy trưởng, chứng chỉ chuyên môn.

2. Sở Thuỷ sản chịu trách nhiệm:

a) Chỉ đạo:

- Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản triển khai công tác đăng ký, đăng kiểm phương tiện nghề cá; tuần tra, kiểm soát, quản lý hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá; xử lý các vi phạm và quản lý các hoạt động khác theo thẩm quyền.

- Trung tâm quản lý và khai thác các công trình thủy sản tổ chức quản lý và khai thác các cảng cá, bến cá bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa tại phạm vi thuộc đơn vị quản lý.

b) Tổ chức quản lý hoạt động đánh bắt, quản lý vùng nuôi trồng thuỷ hải sản, quản lý đầu tư xây dựng công trình nghề cá đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

c) Phối hợp với các cơ quan chức năng đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên tàu cá.

3. Công an tỉnh chỉ đạo:

a) Phòng cảnh sát giao thông chịu trách nhiệm thông tin, tuyên truyền, tuần tra, kiểm soát, xử lý theo thẩm quyền đối với các vi phạm trật tự an toàn giao thông trên đường thuỷ nội địa tại các cảng bến, tuyến hoạt động trên địa bàn toàn tỉnh.

b) Công an các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nhiệm vụ và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn giao thông đường thuỷ nội địa trên địa bàn theo phân công.

4. Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh:

a) Chi đạo các Đồn, Trạm, Hải đội Biên phòng trên địa bàn tổ chức tuần tra, kiểm soát ngăn chặn hoạt động bất hợp pháp của các phương tiện thủy nội địa, phương tiện đánh bắt thủy hải sản và các vi phạm về điều kiện hoạt động, bảo đảm an toàn hàng hải; xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành.

b) Không cho các phương tiện xuất bến hoạt động khi điều kiện thời tiết bất thường có gió cấp 7 trở lên.

5. UBND các huyện, thị, thành phố, các xã, phường ven biển:

a) Quản lý quy hoạch giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn gồm: mở đường, mở bến, thành lập Ban quản lý bến phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân trong vùng.

b) Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về hệ thống mạng lưới giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn và trong khu vực.

c) Tố chức đăng ký, thống kê các phương tiện nhỏ, đò dân sinh có sức chở dưới một tấn hoặc dưới 5 người hoạt động trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

d) Quản lý địa bàn, không cho lập bến trái phép và xử lý các vi phạm của phương tiện tham gia giao thông đường thuỷ theo thẩm quyền.

e) Đình chỉ hoạt động và không cấp phép đăng ký kinh doanh đối với phương tiện chưa đủ điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật; thông báo rộng rãi cho nhân dân trong vùng biết tình trạng không bảo đảm hoạt động của phương tiện.

f) Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia học tập các lớp đào tạo nghề, phổ biến pháp luật giao thông đường thuỷ nội địa; phát huy quyền làm chủ của nhân dân tại các tổ, khóm, ấp, đội tàu tự quản để chủ động phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa; huy động nguồn lực trong dân trong công tác phòng chống thiên lai, cứu trợ cứu nạn theo nguyên tắc “4 tại chỗ”.

Chương III

QUY ĐỊNH VỀ NỘI DUNG PHỐI HỢP

Điều 4. Phối hợp về thông tin liên lạc, báo cáo, hội họp

1. Thành lập bộ phận giúp việc (tư vấn) cho Ban An toàn giao thông tỉnh dễ trao đổi thông tin, tình hình quản lý của từng ngành, từng lĩnh vực trong quá trình thực hiện phối hợp hoạt động quản lý bảo đảm an toàn giao thông đường thuỷ nội địa; tìm giải pháp xử lý những vướng mắc phát sinh trong quá trình phối hợp; tổng hợp và báo cáo tình hình hoạt động đường thuỷ nội địa qua các đợt tuần tra, kiểm soát cho Ban An toàn giao thông tỉnh để Ban báo cáo hàng quý, năm cho các cấp có thẩm quyền.

2. Hàng năm lãnh đạo các cơ quan, chính quyền địa phương họp và Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh - Sở Giao thông Vận tải để tổng hợp tình hình an toàn giao thông đương thuỷ nội địa, đề ra kế hoạch hành động và đề xuất Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia, bộ Giao thông vận tải, các cục chuyên ngành.

Điều 5. Phối hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành:

1. Bộ phận tuyên truyền phòng Cảnh sát Giao thông và Thanh tra Giao thông vận tải qua rà soát tình hình thực tế của địa phương (trình độ dân trí, đối tượng, thành phần, phong tục tập quán dân cư) để cùng phối hợp biên soạn chương trình, bố trí thời gian, sắp xếp giảng viên, phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức mở các lớp tuyên truyền pháp luật, hỗ trợ đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành.

2. Sở Giao thông vận tải và Sở Thủy sản phối hợp tổ chức đào tạo bổ túc cấp bằng thuyền trưởng, máy trưởng, chứng chỉ chuyên môn hai chuyên ngành điều khiển phương tiện thuỷ nội địa và kỹ năng đánh bắt cá - bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, cụ thể như sau:

a) Sở Thủy sản phối hợp với UBND huyện, xã: Thống kê đối tượng, vận động tham gia lớp học; tổ chức mở lớp, giảng dạy kỹ năng chuyên ngành đánh bắt cá, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

b) Sở Giao thông Vận tải: tổ chức giảng dạy bổ túc chuyên ngành điều khiển phương tiện thúy nội địa, cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với đối tượng điều khiển phương tiện hoạt động trên vùng nước thủy nội địa, ven biển tỉnh theo quy định hiện hành.

Điều 6. Phối hợp kiểm tra và xử lý vi phạm

1. Thành lập các Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra theo các chuyên đề đã xây dựng hoặc theo yêu cầu thực tế của địa phương do đại diện Cơ quan, đơn vị quản lý chuyên ngành làm trưởng đoàn và các thành viên là Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh (Sở Giao thông Vận tải) và các cơ quan phối hợp. Cụ thể như sau:

a) Kiểm tra an toàn kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa: Chi cục Đăng kiểm 5 làm trưởng đoàn và các thành viên.

b) Kiểm tra an toàn kỹ thuật phương tiện tàu cá: Chi cục Bảo về nguồn lợi Thuỷ sản làm trưởng đoàn và các thành viên.

c) Kiểm tra an toàn kỹ thuật và hoạt động của phương tiện tại bến thuỷ nội địa, bến cá; hoạt động cảng - bến: Thanh tra Giao thông làm trưởng đoàn và các thành viên.

d) Kiểm tra hoạt động phương tiện đang hành trình: Cảnh sát Giao thông làm trưởng đoàn và các thành viên.

e) Kiểm tra đột xuất trong trường hợp cần thiết để bảo đảm an ninh quốc phòng, phòng chống dịch bệnh, trật tự và an toàn xã hội: Cơ quan chuyên ngành Bộ đội Biên phòng, Công an, Cảng vụ Nha Trang, Thường trực Ban An toàn giao thông (Sở Giao thông Vận tải) . . .

Trưởng đoàn kiểm tra chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra; thường xuyên báo cáo kết quả thực hiện và chịu sự chỉ đạo của trưởng Ban an toàn giao thông tỉnh và Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp.

2. Quá trình kiểm tra các tổ chức, cá nhân, các phương tiện tham gia giao thông đường thuỷ trong quá trình chấp hành các quy định của pháp luật do bất kỳ thành viên nào trong Đoàn kiểm tra liên ngành phát hiện ra các hành vi vi phạm đều có giá trị như nhau; giao cho Trưởng Đoàn kiểm tra hoặc thành viên có thẩm quyền trong đoàn kiểm tra chịu trách nhiệm đình chỉ hành vi vi phạm và hoàn tất hồ sơ để xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể như sau:

a) Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa .

b) Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản xử lý các hành vi vi phạm Luật thủy sản.

c) Bộ đội biên phòng xử lý các hành vi vi phạm an ninh quốc gia.

3. Các sai phạm ngoài thẩm quyền, vượt quá mức, khung quy định hoặc chưa có sự thống nhất xử lý của các thành viên trong đoàn thì Trưởng đoàn kiểm tra liên ngành hoặc Thành viên tham gia đoàn kiểm tra có thẩm quyền tạm giữ phương tiện, tang vật vi phạm (xét thấy cần thiết) và báo cáo ngay các cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định hiện hành.

Điều 7. Thường trực phối hợp liên ngành

1. Tổ giúp việc (tư vấn) theo dõi về phối hợp hoạt động quản lý bảo đảm an toàn giao thông đường thuỷ nội địa, giúp lãnh đạo về thông tin liên lạc, xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch hoạt động của từng ngành để đề ra các biện pháp phối hợp và tổ chức thực hiện giữa các ngành, đơn vị liên quan trong hoạt động kiểm tra liên ngành.

2. Sở Giao thông Vận tải (thường trực phối hợp kiểm tra liên ngành) phối hợp với tố tư vấn xây dựng kế hoạch công tác tuyên truyền pháp luật, tuần tra, kiểm tra theo nội dung, thời gian, địa điểm, đối tượng, dự toán kinh phí hoạt động và thành phần của Đoàn kiểm tra... cụ thể để phục vụ quá trình kiểm tra của Đoàn.

Điều 8. Kinh phí phục vụ hoạt động phối hợp liên ngành

1. Thỏa thuận đóng góp giữa các địa phương, đơn vị, ngành:

2. Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia hoặc Ban An toàn giao thông tỉnh cấp theo chương trình;

3. Các nguồn khác theo yêu cầu phối hợp của chính quyền địa phương, các chủ đầu tư để tăng cường công tác quản lý trên địa bàn.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Giám đốc Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với giám đốc các Sở, ngành liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị, thành phố tổ chức thực hiện phối hợp theo quy định của quy chế này.

Điều 10. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh cần điều chỉnh, bổ sung thì các thành viên đề xuất, thống nhất với Thường trực Ban An toàn giao thông - Sở Giao thông Vận tải, báo cáo UBND tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 92/2005/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp hoạt động quản lý bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

  • Số hiệu: 92/2005/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 25/10/2005
  • Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
  • Người ký: Nguyễn Trọng Hòa
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 04/11/2005
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản