Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 919/2005/QĐ-UB | Bến Tre, ngày 30 tháng 3 năm 2005 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26-11- 2003;
- Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03-12-2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Căn cứ Thông tư số 116/TT-BTC ngày 07-12-2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP;
- Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 592/TT-TC ngày 21-3-2005,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Qui định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Điều 2. Quy định ban hành kèm theo Quyết định này được áp dụng trên địa bàn tỉnh Bến Tre và không tách rời Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03-12-2004 của Chính phủ và Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 06-12-2004 của Bộ Tài chính.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế cho Quyết định số 1379/QĐ-UB ngày 28-6-1999 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 4. Các Ông (Bà) Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên - Môi trường, Tư pháp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và Thủ trưởng các đơn vị hữu quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
(Ban hành kèm theo Quyết định số 919/2005/QĐ-UB ngày 30-3-2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre)
Để việc thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03-12-2004 của Chính phủ và Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07-12-2004 của Bộ Tài chính về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được thuận lợi và thống nhất trên toàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh quy định một số nội dung cụ thể như sau:
- Giá đất thực hiện bồi thường căn cứ giá đất theo Quyết định số 5125/2004/QĐ-UB ngày 30-12-2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành bảng quy định giá các loại đất thực hiện thống nhất trong toàn tỉnh. Đối với đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư, đất vườn ao liền kề với đất trong khu dân cư, ngoài việc bồi thường theo giá đất nông nghiệp cùng mục đích sử dụng còn được hỗ trợ bằng tiền; giá tính hỗ trợ từ 20% đến 50% giá đất ở liền kề; mức cụ thể do Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng các huyện, thị xã đề nghị cho từng dự án cụ thể phù hợp với thực tế tại địa phương.
a) Nguyên tắc bồi thường tài sản
- Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà bị thiệt hại thì được bồi thường, bao gồm: nhà, công trình xây dựng đơn chiếc, công trình xây dựng theo hệ thống trong khuôn viên đất và cây trồng trên đất.
- Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà đất đó thuộc đối tượng không được bồi thường thì tuỳ từng trường hợp cụ thể được bồi thường hoặc hỗ trợ tài sản.
- Nhà, công trình khác gắn liền với đất được xây dựng sau khi có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất công bố mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép xây dựng thì không được bồi thường.
- Nhà, công trình khác gắn với đất được xây dựng sau ngày 01-7-2004 mà tại thời điểm xây dựng đã trái với mục đích sử dụng đất đã được xác định trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xét duyệt thì không đựơc bồi thường.
- Tài sản gắn liền với đất được tạo lập sau khi có quyết định thu hồi đất được công bố thì không được bồi thường, bao gồm cả cây trồng trên đất.
- Hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất có thể tháo rời và di chuyển được thì chỉ bồi thường các chi phí tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt và thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt. Mức bồi thường tối đa không quá 30% giá trị còn lại của tài sản.
b) Bồi thường nhà, công trình xây dựng trên đất
- Đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân, được bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương. Giá trị xây dựng mới của nhà, công trình được tính theo diện tích xây dựng mới của nhà, công trình nhân với đơn giá xây dựng mới của nhà, công trình do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tại Quyết định số 2915/QĐ-UB ngày 20-10-2003 về việc ban hành bảng giá nhà ở xây dựng mới.
- Đối với nhà, công trình xây dựng khác không thuộc đối tượng trên được bồi thường như sau: Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại được xác định bằng tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của nhà, công trình đó nhân với giá trị xây dựng mới của nhà, công trình theo quyết định giá nhà đang áp dụng hiện hành.
- Đối với nhà, công trình xây dựng trên đất bị phá dỡ trên 50% mà phần còn lại không còn sử dụng được thì bồi thường cho toàn bộ nhà, công trình, trường hợp nhà, công trình xây dựng khác bị phá dỡ một phần, nhưng vẫn tồn tại và sử dụng phần còn lại thì được bồi thường tới bước cột gần nhất và cộng thêm chi phí để sửa chữa, hoàn thiện phần còn lại theo tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương của nhà, công trình trước khi bị phá dỡ. Mức chi phí này được tính tối đa không quá 20% phần giá trị được bồi thường và không vượt quá 7.500.000 đồng/bộ.
- Đối với đan bê tông đổ rời từng tấm, nền sân gạch tàu không trét kẽ hoàn chỉnh tính chi phí hỗ trợ di dời tối đa không quá 15% đơn giá xây dựng mới.
c) Bồi thường nhà, công trình đối với người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước.
- Người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước (nhà thuê hoặc nhà do tổ chức tự quản) nằm trong phạm vi thu hồi đất phải phá dỡ, thì người đang thuê nhà không được bồi thường đối với diện tích nhà và diện tích cơi nới trái phép, nhưng được bồi thường chi phí cải tạo, sửa chữa nâng cấp hợp pháp được cơ quan quản lý nhà đất thuộc sỡ hữu Nhà nước cho phép.
- Người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước bị phá dỡ được thuê nhà ở tại nơi tái định cư; diện tích thuê mới tại nơi tái định cư tương đương với diện tích thuê nhà cũ; giá thuê nhà là giá thuê nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước; nhà cho thuê tại nơi tái định cư được Nhà nước bán cho người đang thuê theo quy định của Chính phủ về bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê; trường hợp không có nhà tái định cư để bố trí thì được hỗ trợ bằng tiền để tự lo chỗ ở mới; mức hỗ trợ bằng 60% giá trị đất và 60% giá trị nhà đang thuê. Trường hợp có nhà tái định cư để bố trí nhưng người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước không thuê thì không được hỗ trợ bằng tiền.
d) Bồi thường về di chuyển mô tả:
- Mộ xây gạch (ốp gạch men, đá mài, đá rửa…): 4.500.000 đồng/mộ.
- Mộ xây gạch có kim tỉnh, quét vôi 3.500.000 đồng/mộ.
- Mộ xây gạch không có kim tỉnh, quét vôi 2.500.000đồng/mộ.
- Mộ đất: 1.000.000 đồng/mộ.
- Trường hợp có khuôn viên, nhà mồ hay các kiến trúc đặc biệt thì tính theo thực tế tại thời điểm bồi thường.
3) Bồi thường đối với cây trồng:
STT | LOẠI CÂY | ĐVT | ĐƠN GIÁ | GHI CHÚ | |||
1 | Dừa (Mật độ không quá 200 cây/ha) | ||||||
| Loại 1 | đ/cây | 220.000-300.000 | Từ 6 năm tuổi trở lên, có trái ổn định | |||
| Loại 2 | ” | 120.000-200.000 | Từ 3 năm đến dưới 6 năm | |||
| Loại 3 | ” | 40.000-80.000 | Từ 1 năm đến dưới 3 năm | |||
| Mới trồng | ” | 10.000 | Dưới 1 năm | |||
2 | Sầu riêng (Mật độ không quá 200 cây/ha) | ||||||
| Loại 1 | đ/cây | 400.000-500.000 | Từ 8 năm tuổi trở lên, có trái ổn định | |||
| Loại 2 | ” | 220.000-380.000 | Từ 4 năm đến dưới 8 năm | |||
| Loại 3 | ” | 40.000-150.000 | Từ 1 năm đến dưới 4 năm | |||
| Mới trồng | ” | 30.000 | Dưới 1 năm | |||
3 | Măng cụt (Mật độ không quá 200 cây/ha) | ||||||
| Loại 1 | đ/cây | 400.000-800.000 | Từ 8 năm tuổi trở lên, có trái ổn định | |||
| Loại 2 | ” | 220.000-380.000 | Từ 4 năm đến dưới 8 năm | |||
| Loại 3 | ” | 80.000-200.000 | Từ 1 năm đến dưới 4 năm | |||
| Mới trồng | ” | 20.000 | Dưới 1 năm | |||
4 | Bòn bon (Mật độ không quá 200 cây/ha) | ||||||
| Loại 1 | đ/cây | 200.000-400.000 | Từ 10 năm tuổi trở lên, có trái ổn định | |||
| Loại 2 | ” | 120.000-180.000 | Từ 5 năm đến dưới 10 năm | |||
| Loại 3 | ” | 30.000-100.000 | Từ 1 năm đến dưới 5 năm | |||
| Mới trồng | ” | 10.000 | Dưới 1 năm | |||
5 | Xoài (Mật độ không quá 280 cây/ha) | ||||||
| Loại 1 | đ/cây | 200.000-300.000 | Từ 4 năm tuổi trở lên, có trái ổn định | |||
| Loại 2 | ” | 120.000-180.000 | Từ 2 năm đến dưới 4 năm | |||
| Loại 3 | ” | 50.000-100.000 | Từ 1 năm đến dưới 2 năm | |||
| Mới trồng | ” | 30.000 | Dưới 1 năm | |||
6 | Chôm chôm (Mật độ không quá 240 cây/ha) | ||||||
| Loại 1 | đ/cây | 200.000-300.000 | Từ 5 năm tuổi trở lên, có trái ổn định | |||
| Loại 2 | ” | 120.000-180.000 | Từ 3 năm đến dưới 5 năm | |||
| Loại 3 | ” | 50.000-100.000 | Từ 1 năm đến dưới 3 năm | |||
| Mới trồng | ” | 30.000 | Dưới 1 năm | |||
7 | Sabôchê (Mật độ không quá 240 cây/ha) | ||||||
| Loại 1 | đ/cây | 150.000-200.000 | Từ 5 năm tuổi trở lên, có trái ổn định | |||
| Loại 2 | ” | 100.000-150.000 | Từ 3 năm đến dưới 5 năm | |||
| Loại 3 | ” | 40.000-60.000 | Từ 1 năm đến dưới 3 năm | |||
| Mới trồng | ” | 10.000 | Dưới 1 năm | |||
8 | Nhãn (Mật độ không quá 400 cây/ha) | ||||||
| Loại 1 | đ/cây | 100.000-150.000 | Từ 4 năm tuổi trở lên, có trái ổn định | |||
| Loại 2 | ” | 70.000-100.000 | Từ 2 năm đến dưới 4 năm | |||
| Loại 3 | ” | 40.000-70.000 | Từ 1 năm đến dưới 2 năm | |||
| Mới trồng | ” | 20.000 | Dưới 1 năm | |||
9 | Cam (Mật độ không quá 2.500 cây/ha) | ||||||
| Loại 1 | đ/cây | 70.000-100.000 | Từ 3 năm tuổi trở lên, có trái ổn định | |||
| Loại 2 | ” | 40.000-70.000 | Từ 1 năm đến dưới 3 năm | |||
| Mới trồng | ” | 10.000 | Dưới 1 năm | |||
10 | Quýt (Mật độ không quá 800 cây/ha) | ||||||
| Loại 1 | đ/cây | 70.000-100.000 | Từ 3 năm tuổi trở lên, có trái ổn định | |||
| Loại 2 | ” | 40.000-70.000 | Từ 1 năm đến dưới 3 năm | |||
| Mới trồng | ” | 10.000 | Dưới 1 năm | |||
11 | Chanh (Mật độ không quá 800 cây/ha) | ||||||
| Loại 1 | đ/cây | 50.000-70.000 | Từ 3 năm tuổi trở lên, có trái ổn định | |||
| Loại 2 | ” | 20.000-40.000 | Từ 1 năm đến dưới 3 năm | |||
| Mới trồng | ” | 10.000 | Dưới 1 năm | |||
12 | Bưởi da xanh (Mật độ không quá 280 cây/ha) | ||||||
| Loại 1 | đ/cây | 250.000-350.000 | Từ 4 năm tuổi trở lên, có trái ổn định | |||
| Loại 2 | ” | 150.000-220.000 | Từ 2 năm đến dưới 4 năm | |||
| Loại 3 | ” | 80.000-120.000 | Từ 1 năm đến dưới 2 năm | |||
| Mới trồng | ” | 30.000 | Dưới 1 năm | |||
13 | Các loại bưởi khác (Mật độ không quá 280 cây/ha) | ||||||
| Loại 1 | đ/cây | 150.000-200.000 | Từ 4 năm tuổi trở lên, có trái ổn định | |||
| Loại 2 | ” | 80.000-120.000 | Từ 2 năm đến dưới 4 năm | |||
| Loại 3 | ” | 40.000-70.000 | Từ 1 năm đến dưới 2 năm | |||
| Mới trồng | ” | 20.000 | Dưới 1 năm | |||
14 | Cốc (Mật độ không quá 200 cây/ha) | ||||||
| Loại 1 | đ/cây | 140.000-200.000 | Từ 5 năm tuổi trở lên, có trái ổn định | |||
| Loại 2 | ” | 80.000-120.000 | Từ 3 năm đến dưới 5 năm | |||
| Loại 3 | ” | 20.000-60.000 | Từ 1 năm đến dưới 3 năm | |||
| Mới trồng | ” | 10.000 | Dưới 1 năm | |||
15 | Seri, mận, táo (Mật độ không quá 630 cây/ha) | ||||||
| Loại 1 | đ/cây | 60.000-100.000 | Từ 4 năm tuổi trở lên, có trái ổn định | |||
| Loại 2 | ” | 20.000-50.000 | Từ 1 năm đến dưới 4 năm | |||
| Mới trồng | ” | 10.000 | Dưới 1 năm | |||
16 | Ổi (Mật độ không quá 2.500 cây/ha) | ||||||
| Loại 1 | đ/cây | 10.000-25.000 | Từ 1 năm tuổi trở lên, có trái ổn định | |||
| Mới trồng | ” | 5.000 | Dưới 1 năm | |||
17 | Mít, dâu, me | ||||||
| Loại 1 | đ/cây | 80.000-150.000 | Từ 6 năm tuổi trở lên, có trái ổn định | |||
| Loại 2 | ” | 50.000-70.000 | Từ 4 năm đến dưới 6 năm | |||
| Loại 3 | ” | 20.000-40.000 | Từ 1 năm đến dưới 4 năm | |||
| Mới trồng | ” | 10.000 | Dưới 1 năm | |||
18 | Vú sữa | ||||||
| Loại 1 | đ/cây | 150.000-250.000 | Từ 6 năm tuổi trở lên, có trái ổn định | |||
| Loại 2 | ” | 80.000-120.000 | Từ 3 năm đến dưới 6 năm | |||
| Loại 3 | ” | 20.000-60.000 | Từ 1 năm đến dưới 3 năm | |||
| Mới trồng | ” | 10.000 | Dưới 1 năm | |||
19 | Chùm ruột, khế, ô môi, lựu lê, sakê, ca cao, mãng cầu, điều | ||||||
| Loại 1 | đ/cây | 60.000-80.000 | Từ 5 năm tuổi trở lên, có trái ổn định | |||
| Loại 2 | ” | 40.000-50.000 | Từ 3 năm đến dưới 5 năm | |||
| Loại 3 | ” | 5.000-20.000 | Dưới 3 năm | |||
20 | Đu đủ |
|
|
| |||
| - Có trái | ” | 20.000-40.000 |
| |||
| - Chưa trái | ” | 5.000-15.000 |
| |||
21 | Dây tiêu, thanh long | ||||||
| Loại 1 | đ/nộc | 50.000-80.000 | Từ 2 năm tuổi trở lên, có trái ổn định | |||
| Loại 2 | ” | 30.000-40.000 | Từ 1 năm đến dưới 2 năm | |||
| Mới trồng | ” | 10.000 | Dưới 1 năm | |||
22 | Chuối | đ/bụi | 10.000-20.000 | Từ 3 cây trở lên | |||
| - Mới trồng | ” | 2.000 – 5.000 |
| |||
23 | Thơm | ” | 3.000-5.000 |
| |||
24 | Khóm | ” | 1.000-2.000 |
| |||
25 | Tre, tầm vông |
|
|
| |||
| Loại 1 | ” | 90.000-150.000 | 20 cây trở lên. | |||
| Loại 2 | ” | 60.000-80.000 | Từ 10 cây đến 20 cây | |||
| Loại 3 | ” | 30.000-50.000 | Dưới 10 cây | |||
26 | Trúc, mun, nứa |
|
|
| |||
| Loại 1 | ” | 70.000-100.000 | 20 cây trở lên | |||
| Loại 2 | ” | 40.000-60.000 | Từ 10 cây đến 20 cây | |||
| Loại 3 | ” | 20.000-30.000 | Dưới 10 cây | |||
27 | Bạch đàn | đ/cây | 1.000-20.000 | Phi gốc 2 cm trở lên | |||
28 | So đũa | ” | 1.000-10.000 | Phi gốc 2 cm trở lên | |||
29 | Dừa nước | đ/m2 | 750-900 |
| |||
30 | Cau |
|
|
| |||
| - Có trái | đ/cây | 15.000-30.000 |
| |||
| - Chưa trái | ” | 2.000-10.000 |
| |||
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
Bảng giá trên được áp dụng cho vườn cây chuyên canh. Trường hợp vườn cây xen canh đơn giá chỉ tính bằng 50-70%.
- Các vườn cây mật độ nhiều hơn quy định, số lượng được tính bằng với mật độ tối đa quy định tại biểu giá này. Nếu tính hết số lượng cây ngoài mật độ quy định thì tính bình quân tối đa bằng 70% bảng giá trên.
- Các loại cây khác không có trong phụ lục trên, Hội đồng bồi thường quy vào nhóm cây tương đương để bồi thường cụ thể cho từng hộ.
- Đối với các vườn cây có đầu tư thâm canh đạt năng suất cao, được nhân với hệ số ưu đãi nhưng tối đa không quá 1,3 lần so với mức giá trên cho từng loại cây.
- Đối với các vườn cây đã bị lão hoá thì bồi thường theo giá trị còn lại của vườn cây.
- Mức bồi thường đối với cây hàng năm được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch đó. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong ba năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất.
4) Đối với vật nuôi (nuôi trồng thuỷ sản) được bồi thường theo quy định sau:
- Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch thì không bồi thường.
- Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm; trường hợp có thể di chuyển được thì phải bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra; mức bồi thường tối đa không quá 20% giá trị vật nuôi phải di chuyển.
5) Trách nhiệm di chuyển tài sản, hoa màu, vật kiến trúc:
Hộ gia đình, tổ chức, cá nhân bị thu hồi đất có trách nhiệm thu dọn tài sản hoa màu, vật kiến trúc trên đất để bàn giao mặt bằng đúng kế hoạch theo đúng quy định của cơ quan có thẩm quyền và được thu hồi sử dụng phần hoa màu, nhà cửa vật kiến trúc bị giải toả. Trường hợp hộ gia định, tổ chức, cá nhân không có điều kiện để giải toả thì trao đổi với chủ đầu tư bàn giao toàn bộ số tài sản, hoa màu, vật kiến trúc để chủ đầu tư giải toả và chủ đầu tư được sử dụng phần hoa màu, nhà cửa, vật kiến trúc thu hồi.
a) Hộ gia đình khi Nhà nước thu hồi đất (giải toả trắng không còn đất) phải di chuyển chỗ ở trong phạm vi tỉnh thì được hỗ trợ như sau:
- Đối với nhà có diện tích xây dựng dưới 30m2: 1.000.000 đồng/hộ.
- Đối với nhà có diện tích xây dưng từ 30m2 đến dưới 50m2: 2.000.000 đồng/hộ.
- Đối với nhà có diện tích xây dựng từ 50m2 trở lên: 3.000.000 đồng/hộ.
Nếu di chuyển sang tỉnh khác thì được hỗ trợ thêm 2.000.000đồng/hộ.
b) Tổ chức có đủ điều kiện bồi thường thiệt hại về đất và tài sản khi bị thu hồi mà phải di chuyển cơ sở, được hỗ trợ toàn bộ chi phí thực tế về di chuyển, tháo dỡ và lắp đặt. Mức hỗ trợ cụ thể do Hội đồng bồi thường huyện, thị xã đề nghị nhưng mức cao nhất không quá 30% giá trị còn lại của tài sản.
c) Người bị thu hồi đất ở, không còn chỗ ở khác; trong thời gian chờ tạo lập lại chỗ ở mới (bố trí tái định cư), được bố trí vào nhà ở tạm hoặc hỗ trợ cho thuê nhà ở; mức hỗ trợ do Hội đồng bồi thường huyện, thị xã đề nghị, nhưng mức tối đa 100.000 đồng.nhân khẩu/tháng và không vượt quá 600.000đ/hộ/tháng, thời gian hỗ trợ không quá 6 tháng.
d) Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất:
- Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp được giao, được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 3 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 6 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở sang địa phương khác; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 12 tháng. Số nhân khẩu được hỗ trợ thì tính theo tỷ lệ diện tích đất bị thu hồi. Mức hỗ trợ bằng tiền cho một nhân khẩu bằng/1tháng tương đương 30kg gạo tính theo thời giá trung bình tại địa phương.
e) Khi Nhà nước thu hồi đất của tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh, mà bị ngừng sản xuất kinh doanh do phải di chuyển đi nơi khác thì được hỗ trợ cao nhất bằng 30% một năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của 3 năm liền kề trước đó được cơ quan thuế xác nhận; mức hỗ trợ cụ thể do Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng đề nghị cho từng phương án bồi thường.
f) Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi trên 30% diện tích đất sản xuất nông nghiệp thì đựơc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp theo tỷ lệ tương ứng cho cho người có độ tuổi lao động. Mức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp được tính bằng 1.000.000đồng/1 lao động. Hình thức hỗ trợ một phần chi phí học nghề tại các cơ sở dạy nghề ở địa phương, không hỗ trợ trực tiếp bằng tiền cho người lao động.
g) Hỗ trợ người đang thuê nhà không thuộc sở hữu Nhà nước:
Hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại địa phương đang thuê nhà ở không phải là nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước khi Nhà nước thu hồi đất phải phá dỡ nhà ở, phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ chi phí di chuyển bằng mức quy định tại khoản 6 điểm a của quy định này, người được hỗ trợ phải có hợp đồng thuê nhà.
h) Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất công ích của xã, phường, thị trấn:
Trường hợp đất thu hồi thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn thì được hỗ trợ; mức hỗ trợ cao nhất là 50% mức bồi thường về đất đối với dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp phát và bằng 100% đối với nguồn vốn khác; tiền hỗ trợ được nộp vào ngân sách Nhà nước và được đưa vào dự toán ngân sách hàng năm của xã, phường, thị trấn; tiền hỗ trợ chỉ được sử dụng để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
7) Giao nhiệm vụ bồi thường và tái định cư:
a) Thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện, thị xã do lãnh đạo Ủy ban nhân dân làm cho Chủ tịch Hội đồng. Các thành viên gồm:
- Đại diện cơ quan Tài chính – Phó Chủ tịch hội đồng;
- Chủ đầu tư - ủy viên thường trực;
- Đại diện cơ quan Tài nguyên và Môi trường - ủy viên;
- Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã có đất bị thu hồi - ủy viên;
- Đại diện của hộ gia đình bị thu hồi đất từ một đến hai người;
- Một số thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quyết định cho phù hợp với thực tế ở địa phương.
- Trách nhiệm của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện theo Điều 40 Nghị định 197/2004/NĐ-CP.
b) Thành lập Hội đồng thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp tỉnh do Giám đốc Sở Tài chính làm Chủ tịch Hội đồng và các thành viên hội đồng gồm các ngành liên quan như: Sở Tài nguyên và Môi trường; Xây dựng; Tư pháp; Kế hoạch và Đầu tư; Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
- Thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các trường hợp:
+ Thu hồi đất có liên quan từ 2 huyện, thị xã trở lên;
+ Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
- Sau khi có ý kiến của Hội đồng thẩm định tỉnh (đối với dự án do tỉnh phê duyệt), chủ đầu tư giúp Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoàn thiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
c) Đối với các phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án do Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã phê duyệt dự án thì không qua Hội đồng thẩm định tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
8) Bảng quy định này thay thế bảng hướng dẫn thực hiện Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ban hành kèm theo Quyết định số 1397/QĐ-UB ngày 26-9-1999 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích Quốc gia, lợi ích công cộng.
- Đối với những dự án, hạng mục đã thực hiện xong việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; những dự án, hạng mục đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc đang thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo phương án đã được phê duyệt trước khi Quyết định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo phương án đã được phê duyệt, không áp dụng hoặc điều chỉnh theo quy định của Quyết định này.
- Các nội dung khác không được cụ thể hoá trong bảng quy định này được thực hiện theo Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07-12-2004 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP./.
- 1Quyết định 23/2008/QĐ-UBND về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bến Tre do Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành
- 2Quyết định 1795/2005/QĐ-UBND về Quy định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 3Quyết định 1184/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành từ năm 1976 đến ngày 31/12/2012 đã hết hiệu lực thi hành
- 1Quyết định 23/2008/QĐ-UBND về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bến Tre do Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành
- 2Quyết định 1184/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành từ năm 1976 đến ngày 31/12/2012 đã hết hiệu lực thi hành
- 1Nghị định 22/1998/NĐ-CP về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước nước thu hồi để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị định 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- 4Thông tư 116/2004/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất do Bộ Tài chính ban hành
- 5Quyết định 5125/2004/QĐ-UB về Quy định giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành
- 6Quyết định 2915/QĐ-UB năm 2003 về bảng giá nhà ở xây dựng mới do Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành
- 7Quyết định 1795/2005/QĐ-UBND về Quy định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Quyết định 919/2005/QĐ-UB về Quy định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- Số hiệu: 919/2005/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/03/2005
- Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
- Người ký: Nguyễn Thị Thanh Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra